Trở nên kiên định

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Kiên định là một đức tính tốt mà chúng ta cần xây dựng và duy trì trong cuộc sống. Để xây dựng đức tính này thì điểm mấu chốt là bạn cần đặt ra và hoàn thành những mục tiêu cụ thể. Hãy bắt đầu bằng việc xác định bạn muốn sống kiên định như thế nào và hướng tới những mục tiêu đó. Dần dần, khi đã kiên định hơn, bạn hãy cố gắng duy trì động lực và sống thật trách nhiệm. Trong suốt quá trình xây dựng tính kiên định, bạn có thể sẽ cần phải thay đổi suy nghĩ để luôn luôn lạc quan và làm việc có hiệu quả.

Phần 1: Thực hành sự kiên định

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-1-Version-4.jpg

1. Đặt ra những mục tiêu cụ thể và thực tế

Sẽ rất khó để sống kiên định nếu bạn không có một ý niệm rõ ràng về những việc mình cần làm. Khi bắt tay vào làm một điều gì đó mới, hãy đặt ra những mục tiêu đơn giản, dễ thực hiện và dự kiến những kết quả nhất định mà bạn có thể đo đếm được.
Hãy bắt đầu bằng việc xác định rõ tính kiên định có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Bạn cần kiên định trong việc duy trì thói quen tập thể dục? Muốn đạt được chất lượng công việc cao hơn? Hay muốn trở thành một người đáng tin cậy hơn trong các mối quan hệ?
Một khi đã tìm được mục đích cuối cùng, hãy chia ra thực hiện những bước nhỏ hơn để đạt được nó. Ví dụ, nếu muốn có thân hình cân đối hơn, bạn có thể đặt mục tiêu tập thể dục 5 ngày trong một tuần hoặc đăng ký một khóa tập gym.
Suy nghĩ rõ ràng. Thay vì nghĩ rằng: “Mình nhất định sẽ luôn trân trọng cô ấy", bạn hãy nghĩ rằng: “Mình nhất định sẽ nói cảm ơn khi cô ấy rửa bát, nấu bữa tối hoặc giúp mình làm việc nhà".

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-2-Version-4.jpg

2. Lập thời gian biểu cho bản thân

Việc cần làm và những lời hứa sẽ rất dễ bị chồng đống ở một xó, tuy nhiên nếu lập ra một danh sách, một bản kế hoạch hoặc thời gian biểu thì bạn sẽ luôn kiểm soát được chúng. Thời gian biểu sẽ giúp bạn nắm được những việc cần làm trong một ngày để có thể hoàn thành chúng đúng giờ, đồng thời giúp bạn xác định được những việc nào bạn có thời gian và không có thời gian để làm.
Hãy dùng một quyển sổ ghi chép hoặc lịch để bàn, hoặc bạn cũng có thể tải ứng dụng lịch, chẳng hạn như Google Calendar hay Outlook về điện thoại,.
Quy định một khoảng thời gian nhất định và thực tế cho từng việc. Nếu không biết chắc việc đó cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành, bạn hãy đặt thời gian dư ra một chút.
Với những mục tiêu lớn hơn, chẳng hạn như viết một cuốn sách hay giảm cân, bạn hãy chia ra chúng ra thành các bước nhỏ hơn và thực hiện hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể quy định mỗi ngày phải cố gắng viết được bao nhiêu từ, hoặc thiết kế thực đơn cụ thể cho các bữa ăn của từng ngày.
Đừng quên đưa thời gian nghỉ ngơi vào thời gian biểu. Vào ngày đó hoặc thời gian đó, bạn hãy nghỉ ngơi và đừng lên kế hoạch làm gì khác.

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-3-Version-4.jpg

3. Dán giấy nhớ ở xung quanh nhà, nơi làm việc và trên đồ đạc

Đôi khi, chúng ta dễ dàng quên đi những mục tiêu, thói quen, cam kết hoặc lời hứa mới, nhất là khi tự đặt chúng ra cho mình. Để tự nhắc nhở bản thân, bạn hãy để lời nhắn cho chính mình ở những nơi dễ nhìn thấy.
Hãy viết các mục tiêu lên giấy nhớ và dán chúng lên gương, máy tính, tủ lạnh, bảng điều khiển xe ô tô và sổ ghi chép.
Cho một mảnh giấy viết các mục tiêu của bạn vào trong ví, ngăn kéo, hoặc túi xách.
Nếu muốn thực hành tính kiên định hàng ngày, bạn hãy dán giấy nhớ lên điện thoại, đặt báo thức hoặc dùng một ứng dụng nhắc nhở để thông báo khi bạn cần làm một việc nào đó.

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-4-Version-4.jpg

4. Chỉ hứa khi có thể thực hiện được

Sự kiên định đôi khi chính là việc hứa và giữ lời hứa. Tuy nhiên, khi hứa quá nhiều thì rất có khả năng bạn sẽ không thực hiện được. Hãy nói không với những yêu cầu quá khó với bản thân.
Ví dụ, nếu bạn nói với cô ấy rằng bạn sẽ làm một nửa việc nhà, hãy chắc chắn là sau khi đi làm về, bạn có đủ thời gian để thực sự làm được những việc như đã nói.
Đôi khi, bạn cũng có thể hứa và thương lượng trước để không bị cho là thất hứa. Ví dụ, nếu ai đó nhờ bạn giúp chuyển nhà, bạn có thể nói rằng, “Chà, khoảng 3 chiều tớ mới tới giúp cậu được, cũng có thể tớ sẽ tới muộn hơn một chút. Vậy có được không?”
Bạn cũng có thể tự thỏa thuận với chính mình. Nếu biết việc mỗi ngày viết 10 trang cho cuốn tiểu thuyết mới là không khả thi, bạn hãy tự hứa là ít nhất mỗi ngày sẽ viết một ít.

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-5-Version-4.jpg

5. Thưởng cho bản thân khi hoàn thành một việc nào đó

Nếu bạn hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra, hãy tự thưởng cho chính mình. Ngay cả những mục tiêu nhỏ cũng xứng đáng được những phần thưởng nhỏ, điều này sẽ giúp bạn luôn có động lực trong quá trình hình thành sự kiên định
Ví dụ, nếu trong vòng một tuần, ngày nào bạn cũng hoàn thành công việc trước 5 giờ chiều, hãy dành ra một buổi tối để nghỉ ngơi, đi xem phim hoặc thưởng cho mình một bữa tối đặc biệt.
Nếu đang tập luyện cho một cuộc thi marathon và đã đạt được mục tiêu tập luyện mỗi ngày, bạn có thể đăng ký tham gia một giải thi chạy cự ly 5km để cảm nhận là mình đã thành công.
Nếu các mối quan hệ của bạn đã được cải thiện vì bạn kiên định hơn thì đó cũng chính là phần thưởng rồi. Bạn có thể tự hào về bản thân, mời bạn bè ra ngoài ăn hoặc mời họ đến nhà dùng bữa tối.

Phần 2: Duy trì sự kiên định

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-6-Version-4.jpg.webp

1. Cố gắng bước tiếp dù mắc lỗi

Dù là người kiên định nhất và sống có kế hoạch nhất đôi khi cũng không thể chu toàn được mọi việc. Hãy biết rằng bạn có thể sẽ mắc lỗi và đừng tự trách móc mình vì điều đó.
Chỉ vì bạn phải hủy một cuộc hẹn, trót một lần thất hứa hay để công việc bị quá hạn không có nghĩa là bạn không kiên định. Đôi khi, dù có lập kế hoạch tốt đến đâu thì chúng ta cũng khó lòng kiểm soát được việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Dự tính cho các trì hoãn và thất bại. Nếu một nhà xuất bản từ chối bản thảo của bạn, hãy tìm nơi khác để gửi hoặc kiểm tra bản thảo và điều chỉnh lại.
Kiên định không có nghĩa là hoàn hảo. Nếu bạn lỡ một ngày không đến phòng gym hay quên không đọc truyện cho con trước khi đi ngủ, hãy tự động viên bản thân và bắt đầu lại vào ngày tiếp theo.

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-7-Version-4.jpg

2. Dành thời gian nghỉ ngơi để nạp năng lượng

Kiên định cũng không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải làm việc. Thực tế thì nếu dành thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ làm việc năng xuất hơn và không bị kiệt sức. Hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi và đừng để việc khác xen vào thời gian đó.
Ví dụ, bạn có thể dành một giờ mỗi tối để đọc sách, tắm hoặc xem TV. Đừng làm việc vào lúc này
Thiền cũng là một cách tuyệt vời để giúp bộ não nghỉ ngơi và bản thân được tĩnh lặng. Hãy ngồi thiền ít nhất 5 phút mỗi ngày và dần dần tăng lên 15 phút một lần.
Đừng hi sinh thời gian cá nhân để thực hiện những công việc khác. Ví dụ, nếu cần ngủ nướng vào sáng thứ bảy hàng tuần, bạn đừng hứa với cô ấy là sẽ dậy sớm và ra vườn cắt cỏ. Nói với cô ấy rằng bạn sẽ làm việc này vào hôm khác hoặc lúc khác (và nhớ là giữ lời hứa này nhé!).

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-8-Version-4.jpg

3. Dùng công cụ tạo động lực để tiếp tục ngay cả khi không muốn cố gắng

Khi cảm thấy mệt mỏi hay áp lực, bạn sẽ dễ muốn mặc kệ các mục tiêu một ngày, tuy nhiên, điều này sẽ nhanh chóng khiến bạn chệch ra khỏi quỹ đạo. Nếu cảm thấy lười hoặc mất tình thần, hãy thử tìm những nguồn động lực mới cho mình.
Chia nhỏ các phần thưởng trong ngày để tiếp tục cố gắng. Ví dụ, nếu đang viết một cuốn tiểu thuyết dài, bạn hãy cho mình nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau mỗi khi viết được một hoặc hai trang.
Nhắc nhở bản thân về những mục tiêu cuối cùng cần đạt được. Hãy tự nhủ rằng, nếu muốn đạt được mục tiêu đó thì bạn cần phải hoàn thành nhiệm vụ này. Ví dụ, thay vì nghĩ rằng: “Mình thật sự chẳng muốn viết mấy cái báo cáo này tẹo nào”, bạn hãy nghĩ rằng: “Một khi làm xong những báo cáo này, mình sẽ có thời gian để làm nhiều việc khác".
Nếu đã trải qua một ngày rất mệt mỏi, bạn có thể thoả hiệp với bản thân. Chẳng hạn, nếu muốn kiên định với một chế độ ăn lành mạnh nhưng không thể vào bếp nấu nướng, bạn hãy chọn một đĩa salad thay vì ăn đồ ăn nhanh.

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-9-Version-4.jpg

4. Chịu trách nhiệm với bản thân

Để sống kiên định, bạn cần học cách thừa nhận nếu bản thân không đạt được tiêu chuẩn hay mục tiêu đã đặt ra. Những lúc như vậy, hãy cân nhắc lại xem mục tiêu của bạn có thực tiễn không hay bạn cần làm gì để cải thiện điều này.
Gạch đi các công việc đã hoàn thành trên lịch hoặc thời gian biểu. Điều này sẽ giúp bạn có cảm giác hài lòng và biết được thực tế mình có thể hoàn thành bao nhiêu việc trong một ngày.
Nhờ một người bạn, thành viên trong gia đình, thầy hướng dẫn hoặc đồng nghiệp làm người đồng hành. Hãy nhờ họ kiểm tra mỗi tuần một lần xem tiến độ của bạn đến đâu và được quyền nhắc nhở nếu bạn chưa kiên định.
Đừng quá dày vò bản thân nếu chưa hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Điều quan trọng là bạn luôn cố gắng để hoàn thành nó và trở nên kiên định hơn.

Phần 3: Thay đổi suy nghĩ

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-10-Version-4.jpg

1. Cho bản thân thời gian để thay đổi

Mỗi khi cố gắng tạo cho mình một thói quen mới, bạn nên hiểu mình cần thời gian cho điều đó. Thay vì thay đổi cuộc sống một cách cục bộ bằng nhiều thói quen cùng lúc, hãy cho bản thân thời gian để hình thành từng thói quen phù hợp. Hãy suy nghĩ thực tế về kết quả mà bạn sẽ đạt được theo thời gian.
Thường sẽ mất khoảng 3 tuần kiên trì làm một việc để việc đó trở thành thói quen. Bạn đừng làm quá nhiều, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và phát triển từ từ

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-11-Version-4.jpg

2. Thiết lập ranh giới cho các lời hứa và mối quan hệ cá nhân

Ranh giới sẽ giúp bạn dễ dàng giữ lời hứa hơn vì nó xác định rõ bạn có thể làm những gì. Trước khi nhận một nhiệm vụ hãy hứa gì đó, hãy xác định bạn sẵn sàng và có thể làm được cũng như không thể làm được những gì.
Ví dụ, bạn có thể tự quy định là mình sẽ không nghe điện thoại khi ăn tối cùng gia đình. Hãy nói cho sếp, đồng nghiệp, bạn bè biết điều đó và để điện thoại ở một phòng khác khi ăn cơm.
Bạn cũng có thể thiết lập các tiêu chí để đảm bảo chất lượng công việc cho bản thân. Ví dụ, hãy tự nhủ rằng bạn sẽ kiểm tra lại báo cáo hai lần trước khi gửi cho sếp. Bạn cần phân bổ thêm thời gian cho nhiệm vụ này để công việc luôn luôn đạt chất lượng tốt.

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-12-Version-2.jpg

3. Xây dựng sức mạnh ý chí

Để hình thành tính kiên định thì bạn cần phải có ý chí kiên cường vì kiên định có nghĩa là bạn vẫn sẽ tiếp tục làm đến cùng dù không muốn chăng nữa. Để làm được như vậy, bạn cần phải thật sự kiên cường.
Tránh xa cám dỗ. Ví dụ, nếu muốn kiên định thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hãy đảm bảo bạn có sẵn thức ăn tốt cho sức khỏe để ăn khi đói, đừng để thức ăn nhanh ở quanh mình.
Kiệt sức sẽ khiến bạn dễ buông xuôi các công việc cần làm. Hãy ngủ ít nhất 7-9 giờ một đêm để cơ thể luôn khỏe khoắn.
Nhắc nhở bản thân về những lợi ích lâu dài mỗi khi nản chí. Bạn hãy đọc lại danh sách các mục tiêu đã đề ra để lấy lại cảm hứng cho mình.

aid793690-v4-728px-Be-Consistent-Step-13-Version-2.jpg

4. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực chính là liều thuốc độc đối với ý chí và sự kiên định. Khi giữ những suy nghĩ này trong đầu thì bạn sẽ không thể kiên định với mục tiêu của mình được
Chú ý đến những suy nghĩ có thể gây trở ngại cho bạn trong tương lai. Hãy tỉnh táo lại nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng: “Mình không thể làm được điều này" hay “Mình là một kẻ ngốc".
Khi thấy bản thân có những suy nghĩ tiêu cực như vậy, bạn hãy cố gắng thay đổi chúng, nghĩ một cách tích cực hoặc trung lập hơn. Chẳng hạn như khi nghĩ rằng “Mình không thể làm được điều này đâu”, hãy thử nghĩ rằng “Mình sẽ cố gắng luyện tập để có thể làm được dù mình không giỏi về lĩnh vực này cho lắm”.
Nếu cảm thấy sợ một việc hay mục tiêu nào đó, bạn hãy xem xét lại chúng hoặc kết quả dự kiến sẽ đạt được, sau đó chia chúng thành các bước nhỏ hơn hoặc tự hứa sẽ thưởng cho bản thân khi hoàn thành.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
×
Quay lại
Top