Trò lừa đảo của não bộ khiến con người "ngớ ngẩn"

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Cùng xem những trường hợp não bộ và giác quan "đánh lừa" cảm giác của chúng ta...

Thông thường con người có 5 giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác. Việc phải phụ thuộc vào 5 giác quan trong cuộc sống hàng ngày đôi khi khiến chúng ta không nhận ra có những điều không hợp lý đang diễn ra, mà não bộ phải chịu trách nhiệm chính.

1. Não bộ thay đổi kích thước những vật xung quanh


Thậm chí ngay lúc này, não bộ vẫn đang đánh lừa chúng ta. Bằng chứng là những bức ảnh dưới đây:

938334-tro-lua-dao-cua-nao-bo-khien-con-nguoi-ngo-ngan.jpg



938334-tro-lua-dao-cua-nao-bo-khien-con-nguoi-ngo-ngan-1.jpg


Nếu bạn thấy những đường kẻ in đậm (trắng và đen) ở trong hình có độ dài khác nhau thì xin chúc mừng - bạn đã bị lừa. Những hình này có chiều dài bằng nhau. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường.

Cũng giống như khi nhìn một người bước đi, họ sẽ dần thu nhỏ lại, nó có liên quan đến luật phối cảnh. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “ảo giác Ponzo” - xảy ra khi một hình ảnh có thể đánh lừa não bộ về kích thước của nó, dù chúng ngang bằng nhau.

Ngoài ra, còn một dạng ảo giác khác có tên là “ ảo giác Muller-Lyer”, xảy ra khi hình ảnh có kích thước thực nhỏ hơn nhưng lại cho cảm giác lớn hơn sơ với vật khác.

938334-tro-lua-dao-cua-nao-bo-khien-con-nguoi-ngo-ngan-2.jpg


Trong thực tế, ảo giác này có thể thấy khi ngắm trăng trong thành phố. Mặt trăng khi nhú lên tại đường chân trời cho cảm giác lớn hơn rất nhiều khi đã lên cao. Nguyên nhân là do luật phối cảnh tạo nên từ cây cối, nhà cao tầng khiến Mặt trăng trông có vẻ lớn hơn.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, người dân ở nơi có nhiều nhà cao tầng dễ gặp phải ảo giác này, trong khi những người lớn lên tại nơi ít văn minh hơn thì không.

2. Bạn có thể quên tay mình ở đâu

Khi đặt một chiếc tay giả bằng cao su bên cạnh, bạn có thể dễ dàng phân biệt với cánh tay thật của mình (bằng cách cử động tay). Nhưng đã có một số thí nghiệm cho thấy, con người ta thực sự có thể quên tay mình đang ở đâu.


938334-tro-lua-dao-cua-nao-bo-khien-con-nguoi-ngo-ngan-3.jpg


Các nhà nghiên cứu thực hiện một thí nghiệm với một phụ nữ. Họ đặt một cánh tay giả bên cạnh cánh tay thật và che khuất cánh tay thật khỏi tầm nhìn, sau đó dùng cọ vẽ tiếp xúc đồng thời vào cả hai. Và kết quả nhận được là sau một thời gian nhìn vào cánh tay cao su, người phụ nữ cảm nhận thấy đó mới chính là tay của mình, thậm chí cảm thấy đau khi cánh tay cao su bị búa nện.

Tuy nhiên, não bộ không chỉ ảo giác cánh tay cao su là của mình, mà còn quên đi sự tồn tại của tay “xịn”, với việc máu lưu thông đến tay bị nghẽn lại, nhiệt độ tay giảm đáng kể. Nói cách khác, não bộ chối bỏ cánh tay “xịn” của mình trong tiềm thức.

938334-tro-lua-dao-cua-nao-bo-khien-con-nguoi-ngo-ngan-4.jpg


Các nhà khoa học gọi thí nghiệm trên là “ảo giác tay cao su” (rubber hand illusion). Kết quả thí nghiệm cho thấy, mắt người có vai trò rất lớn trong việc cảm nhận những bộ phận cơ thể, được gọi là proprioception - sự nhận cảm trong cơ thể. Đây là khả năng cho phép chúng ta lái xe ô tô mà không cần nhìn chân, đánh máy không cần nhìn tay gõ…

3. Thị giác có thể thay đổi từ ngữ nghe được

Quá trình để nghe được âm thanh thực sự rất đơn giản. Âm thanh phát ra từ miệng, truyền qua không khí, đi vào tai người đối diện. Nhưng bạn có biết, chưa chắc những gì bạn nghe được đã đúng? Và đôi mắt chính là thủ phạm trong chuyện này.

938334-tro-lua-dao-cua-nao-bo-khien-con-nguoi-ngo-ngan-5.jpg


Có thể nói, thị giác là giác quan gây ảnh hưởng nhất trong 5 giác quan của con người. Trên thực tế, những gì bạn nhìn được sẽ “ghi đè” lên những gì bạn thực sự nghe được. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng Mcgurk” (the McGurk effect).

Hiệu ứng McGurk chứng minh rằng, những từ ngữ nghe được bị ảnh hưởng và bóp méo bởi hình ảnh. Dù có biết được mình đang nghe nhầm, con người ta vẫn không thể bắt tai của mình nghe được từ ngữ đúng.

938334-tro-lua-dao-cua-nao-bo-khien-con-nguoi-ngo-ngan-6.jpg


Hiệu ứng này có xu hướng giảm khi tiếp xúc với những gương mặt quen thuộc, nhưng lại lớn hơn đối với người lạ. Một nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, trang phục và vật dụng người đối diện mang theo có thể gây “nhiễu” âm thanh.

Nhưng dù thính giác biết được sự nhầm lẫn của thị giác nhưng não bộ chúng ta không đủ dứt khoát để gạt bỏ chúng, từ đó, quyết định đi theo những hình ảnh đập vào mắt mình.

4. Thị giác khiến vị giác thay đổi

Hiện tượng này không giống như việc thức ăn “trông ngon miệng hơn” mà kỳ lạ hơn thế. Nghiên cứu đầu tiên đã được thực hiện tại một câu lạc bộ ở London. Họ được yêu cầu miêu tả lại vị của một số loại vang trắng, và họ trả lời đúng như: vị chuối, chanh leo, ớt chuông... Nhưng cũng loại rượu đó, khi được nhuộm đỏ, họ lại cho ra câu trả lời “có vị giống vang đỏ” - tức là vị nho.


938334-tro-lua-dao-cua-nao-bo-khien-con-nguoi-ngo-ngan-7.jpg


Nhiều thí nghiệm tương tự được thực hiện tại những nơi khác, với các đối tượng khác nhau, trong đó có cả các chuyên gia rượu, cùng nghiên cứu sinh rượu, tất cả đều bị thị giác đánh lừa và cho ra một kết quả khá hài hước.

Không chỉ có rượu, còn khá nhiều nghiên cứu chứng minh thị giác góp phần quyết định mùi vị. Người ta đánh giá một cốc chocolate nóng sẽ có “vị chocolate” hơn khi dùng trong cốc có màu cam hoặc màu kem.


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Cracked, Livescience, Telegraph, Discovery News...
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Sợ thật. Nhưng đúng là được mở rộng tầm mắt!
 
×
Quay lại
Top