Trò chuyện với ông “vua mắm” đất bắc.

thumien123

Thành viên
Tham gia
8/9/2015
Bài viết
2
Cát Hải là một trong 4 vựa mắm nổi tiếng cả nước: Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc, Cát Hải. Nếu như ba vựa mắm trên sản xuất nước mắm từ nguồn nguyên liệu chính là cá cơm thì Cát Hải lấy cá quẩn, cá nhâm, cá nục… làm nguyên liệu. Nước mắm Cát Hải có hương thơm đượm, giàu chất dinh dưỡng. Sản phẩm mắm Cát Hải đã có mặt trên thị trường cả nước và được người tiêu dùng mến mộ. Chúng tôi đã về thăm công ty cổ phần chế biến thủy sản Cát Hải và gặp gỡ ông Vũ Văn Cao – Giám đốc Công ty để hiểu thêm về thứ gia vị hảo hạng này và trò chuyện sâu hơn với ông “vua mắm đất bắc”.

Cát Hải là thương hiệu nước mắm truyền thống; điều này có ý nghĩa như thế nào với ông trong quá trình điều hành Công ty?
09084206_1.jpg

Về Cát Hải, trò chuyện với ông “vua mắm” đất bắc.

Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Cát Hải là đơn vị sở hữu thương hiệu mắm Cát Hải, được thành lập từ năm 1959. Đặc biệt, nước mắm Cát Hải có nguồn gốc là nước mắm Vạn Vân tiến vua xưa kia. Mới đây, nước mắm Cát Hải được xếp vào top 10 đặc sản nước chấm và gia vị nổi tiếng Việt Nam. Thương hiệu mắm Cát Hải có được là do sự đóng góp, lao động, cống hiến của nhiều thế hệ. Là thế hệ đi sau và đang tiếp quản thương hiệu Cát Hải chúng tôi rất tự hào nhưng cũng ý thức được trách nhiệm gìn giữ, phát huy hết sức nặng nề. Bởi gìn giữ thương hiệu này là giữ lại một sản vật của quê hương đát cảng nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Ông đến với Cát Hải như thế nào?
09084210_2.jpg

Về Cát Hải, trò chuyện với ông “vua mắm” đất bắc.

Sau khi tốt nghiệp trường thủy sản là tôi làm việc ở Cát Hải luôn. Ban đầu, có nhiều người ngay cả tôi cũng cho rằng sản xuất nước mắm là lọai hình sản xuất nhỏ và đơn giản nhưng khi làm và gắn bó với nó mới thấy có nhiều điểm thú vị lắm. Chẳng thế mà tôi gắn bó được với Cát Hải hơn 30 năm nay.
Thời gian nào nước mắm Cát hải gặp khó khăn nhất?
Trong quá trình xây dựng và phát triển, doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Riêng với Cát hải, những năm 1983 -1984, xảy ra “sự kiện người Hoa”, ngành đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng dẫn tới nguồn nguyên liệu sản xuất bị thiếu nghiêm trọng. Để có đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất Công ty đã phải xuống tận nhà dân tìm mua từng ang cá một. Sự việc này đã để lại cho Công ty một bài học lớn về chuẩn bị nguồn nguyên liệu. Tiếp đó năm 1986, mở cửa, Đảng và nhà nước chủ chương xóa bao cấp, chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Trước đây công ty chỉ lo duy nhất một khâu là sản xuất còn bán hàng, phân phối đã có các đại lý của nhà nước lo thì giờ đây Công ty phải làm hết: từ chuẩn bị nguồn nguyên liệu đến sản xuất, bán hàng, chưa kể áp lực cạnh tranh trên thị trường…Nhưng ban lãnh đạo công ty cũng đã nhanh chóng bắt nhịp thị trường, đổi mới đẩy mạnh sản xuất, phân phối sản phẩm, tiếp thị bán hàng. Giờ đây, hệ thống bán hàng của công ty đã trải dài khắp cả nước với hơn 700 đại lý và Cát Hải đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng tin tưởng.
09084212_3.jpg

Về Cát Hải, trò chuyện với ông “vua mắm” đất bắc.
Ông Vũ Văn Cao - Giám đốc Công ty CP chế biến Thủy sản Cát Hải


Được biết trong thời gian qua, Công ty đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất nhằm tăng năng xuất. Vậy làm thế nào để cân đối được việc tăng năng xuất mà vẫn giữ được hương vị truyền thống?
Giữ hương vị đặc trưng của mắm Cát hải là mục tiêu lâu dài và chiến lược của Công ty. Cho nên, Công ty chỉ lựa chon đầu tư công nghệ vào khâu đóng gói. Hương vị đặc trưng của nước mắm Cát hải có được, quan trọng nhất là khâu chế biến chượp. Khâu này phải làm bằng thủ công và tuân thủ đúng nguyên tắc sản xuất truyền thống: chượp phải ủ chín từ 12 tháng trở lên, chượp được ủ hoàn toàn tự nhiên, không xử dụng các chất phụ gia để kích thích chượp nhanh chín. Việc đầu tư dây chuyền công nghệ chỉ tập trung tăng năng xuất đóng gói và tăng khả năng chống hàng giả, hàng nhái của sản phẩm mắm Cát Hải, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
09084214_4.jpg

Về Cát Hải, trò chuyện với ông “vua mắm” đất bắc.
Cát Hải đang trên đà đi lên sản xuất chuyên nghiệp, nguồn nguyên liệu có vai trò như thế nào?

Như đã nói ở trên, vào những năm 1983 -1984, Cát hải đã có được bài học lớn về chuẩn bị nguồn nguyên liệu. Kể từ đó cho đến nay Công ty luôn coi đây là một khâu cực kỳ quan trọng. Quy trình sản xuất Cát hải tối thiểu 12 tháng thì công ty bao giờ cũng chuẩn bị nguồn nguyên liệu trước một năm. Việc chủ động nguồn nguyên liệu đặc biệt là nguyên liệu chất lượng tốt đảm bảo hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, hiện nay công ty đã mở rộng thị trường thu mua; vừa coi trọng ngư trường bắc bộ vừa chú ý đến ngư trường phía nam, miền trung kể cả những ngư trường xa xôi như Phú quốc…
Đảng, Nhà nước đang phát động phong trào người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt nam. Ông đánh giá như thế nào về nội dung chương trình này? Cát hải đã tham gia hưởng ứng như thế nào?
Chúng tôi đánh giá cao nội dung, mục đích của chương trình này. Hiện nay, điều kiện sản xuất trong nước còn nhiều khó khăn. Cuộc vận động sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần phát huy vai trò chủ động sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thời gian cuộc vận động có thể dài, có thể ngắn, nếu doanh nghiệp cứ dựa vào nguồn lực xã hội, dựa vào sự ủng hộ của người tiêu dùng mà không đổi mới, hoàn thiện thì đến một lúc nào đó người tiêu dùng sẽ quay lưng với hàng Việt nam. Chúng ta cần tận dụng tốt nhất nguồn lực xã hội nhưng cũng phải đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Có như thế doanh nghiệp sản xuất trong nước mới chiếm được niềm tin của người tiêu dùng và đẩy mạnh phát triển sản xuất, gia tăng giá trị doanh nghiệp. Cát hải cũng đã có những thay đổi để hưởng ứng cuộc vận động này: Doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, cải tiến mẫu mã(hiện tại, 90% sản phẩm Cát hải được đóng chai, với mẫu mã đẹp, bắt mắt) đồng thời duy trì phương thức sản xuất truyền thống ở các khâu quan trọng đảm bảo cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện chính sách bán hàng đồng giá trên toàn quốc. Đảm bảo người tiêu dùng trên cả nước sử dụng sản phẩm Cát hải với giá cả hợp lý, không chênh lệch.
Hiện nay, nạn sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng đang là áp lực không nhỏ đè lên vai các doanh nghiệp. Xin cho biết đánh giá của ông? Cát Hải đã làm gì để hạn chế vấn nạn này và bảo vệ thương hiệu của mình?
Bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp. Bởi việc này có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến lợi ích và sự phát triển của doanh nghiệp. Bảo vệ thương hiệu là định hướng chiến lược lâu dài để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp đã có thương hiệu như nước mắm Cát Hải thì sản phẩm rất rễ bị làm giả. Doanh nghiệp càng lớn, một khi bị làm giả thì tổn hại càng nhiều. Trong những năm qua, sản phẩm nước mắm Cát Hải đã bị sản xuất, làm giả nhiều lần nhưng với mức độ còn nhỏ. Tuy nhiên, đã có những trường hợp phải ra tòa xử lý. Các đối tượng sản xuất hàng giả thường thu gom vỏ chai, vỏ hộp của Cát Hải sau đó về tẩy rửa, đóng chai lại. Cũng có trường hợp chà trộn sản phẩm giả vào thùng sản phẩm của Cát Hải…Để khắc phục tình trạng trên Công ty đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau và luôn giữ vai trò chủ động chống lại các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả nhãn hiệu công ty:
Triển khai nhiều biện pháp quản lý nội bộ hiệu quả; Ví dụ như quản lý tem nhãn, bao bì sản phẩm, kể cả bao bì sai hỏng. Phân công riêng một người làm kho trông coi phần việc này. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện thấy sai xót ở đâu, khâu nào là phải xử lý, khắc phục ngay. Đối với công tác này đòi hỏi phải hết sức tỷ mỉ và cẩn thận.
Đăng ký bảo hộ cho nhãn hàng, sản phẩm ở trong nước. Ngay từ năm 1986, Công ty đã đăng ký bảo hộ cho sản phẩm nước mắm Cát Hải.
Giữ vững và phát huy chất lượng của sản phẩm: Chất lượng sản phẩm liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng và nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và lâu dài. Công ty không những phải duy trì chất lượng sản phẩm mà con phải thường xuyên cải tiến mẫu mã, bao bì. Bao bì đẹp, hấp dẫn nhưng cần phải đảm bảo an toàn. Sự đồng bộ nhãn hàng thương hiệu trên từng sản phẩm giúp cho người tiêu dùng phân biệt, nhận biết được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra thị trường. Sản phẩm đi đến đâu phải bám sát ngay đến đó. Kiểm tra xem trong quá trình phân phối hàng giả, hàng kém chất lượng có lách được vào không. Từng khu vực phải có đánh giá định kỳ. Nếu xảy ra vi phạm là phải xử lý ngay. Công ty Cát Hải đã thành lập riêng mội đội chống hàng giả do một đồng chí phó giám đốc phụ trách.
Bên cạnh đó, không có con đường nào khác là phải phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đặc biệt là lực lượng QLTT…Công ty đánh giá rất cao vai trò của các lực lượng chức năng. Có nhiều trường hợp khi công ty đặt vấn đề thì họ đã phối hợp ngay: Lực lượng chức năng ở Quảng Ninh, Hải Phòng…Có nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu Cát Hải đã phải viện tòa án giải quyết…Công ty rất phân minh trong việc xử lý các hoạt động sản xuất kinh doanh giả mắm Cát Hải; sai đến đâu cơ quan chức năng xử lý đến đó. Trung bình cứ khoảng 2 năm Cát Hải gặp phải một sự vụ như vậy. Phối hợp với cơ quan chức năng là tất yếu bởi bản thân doanh nghiệp không có chức năng xử lý nên đương nhiên phải phối hợp với các lực lượng để xử lý các vụ việc.
Một vấn đề khác; nước ta đã gia nhập WTO, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại nước ngoài hết sức quan trọng. Doanh nghiệp không cẩn thận là mất thương hiệu ngay. Cho đến nay, Cát hải đã đăng ký bảo hộ tại 6 nước Châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á: Trung Quốc, Lào, Indonesia, Philipin, Thái Lan…
Cát Hải đã trở thành thương hiệu mắm nổi tiếng cả nước và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Ông nghĩ như thế nào về vị thế vua mắm trong nay mai?

Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều nay. Nhưng xét trên cả nước thì không nói nhưng ở miền bắc hệ thống đại lý của công ty đã phủ khắp các tỉnh thành, nước mắm Cát hải đã có mặt trong bữa cơm của nhiều gia đình. Xét về thương hiệu hay năng lực sản xuất kinh doanh thì có lẽ ở miền bắc chưa có đơn vị sản xuất nước mắm truyền thống nào vượt qua được Cát Hải. Đó là tín hiệu mừng nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề mà tập thể cán bộ, nhân viên công ty phải nỗ lực không ngừng để giữ và phát huy truyền thống, thành quả đã đạt được.
 
Những người dám nghĩ dám làm là đây
 
×
Quay lại
Top