Triều Tiên doạ “xoá tên Mỹ” khỏi bản đồ thế giới

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
(CTG) Triều Tiên đã doạ xoá Mỹ khỏi bản đồ và tái thống nhất bán đảo Triều Tiên nếu Mỹ khai mào một cuộc chiến, giữa lúc có thêm những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng sẽ phóng một loạt tên lửa trong vài ngày tới.

Tàu khu trục Mỹ đang theo dõi một tàu của Triều Tiên tình nghi chở vũ khí – một động thái được coi là phép thử đầu tiên nghị quyết trừng phạt vừa được Liên Hợp Quốc thông qua. Triều Tiên hôm qua tuyên bố sẽ coi hành động đánh chặn tàu này là một tuyên bố chiến tranh và cáo buộc Mỹ đang mưu toan khiêu khích một cuộc Chiến tranh Triều Tiên nữa.
“Nếu đế quốc Mỹ bắt đầu một cuộc chiến tranh khác, quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ xoá sạch những tên ngoại xâm trên toàn cầu một lần nữa và mãi mãi”, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA tuyên bố.

Cảnh báo này được đưa ra ngay trước lễ kỷ niệm lần thứ 59 ngày bắt đầu cuộc Chiến tranh Triều Tiên kéo dài 3 năm mà kết thúc bằng một hiệp định đình chiến năm 1953, chứ không phải bằng một hiệp ước hoà bình, để bán đảo này luôn trong tình trạng chiến tranh.

Cùng ngày hôm qua, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin chính tiết lộ, Triều Tiên sẽ có thể thử tên lửa tầm ngắn tại khu vực ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này, sau khi lần thứ ba cấm tàu thuyền hoạt động. Tin cho biết Triều Tiên có thể sẽ bắn tên lửa Scud (có tầm bắn lên đến 500 km) hoặc tên lửa đất đối hạm (tầm bắn 1.600km) ở vùng Biển Nhật Bản.

Trong động thái liên quan, Nga cho biết nước này sẵn sàng mở thêm các cuộc thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên mặc dù Bình Nhưỡng đã rút khỏi các cuộc đàm phán 6 bên. Cho đến nay, Trung Quốc, nước chủ nhà của các cuộc đàm phán 6 bên, vẫn chưa cho thấy quan điểm về các cuộc đàm phán năm bên.

Dưới đây là danh sách những loại tên lửa quân sự được Triều Tiên nghiên cứu, cải tiến và phát triển trong hàng chục năm qua:

Tên lửa chống tàu KN-01

75213305-292437_1.jpg

Tên lửa chống tàu KN-01 (SS-N-1- Styx) có nguồn gốc từ Liên Xô.

Tên lửa chống tàu KN-01, một phiên bản mới của tên lửa SS-N-1- Styx với tầm bắn đã được nâng cấp lên hàng trăm km.
Bình Nhưỡng lần đầu tiên bắn thử KN-01 diễn ra chỉ một vài giờ trước lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun vào ngày 24/2/2003.
Vụ thử tên lửa đầu tiên của Triều Tiên đã được báo cáo thất bại vì tên lửa đã nổ ngoài dự kiến khi đang bay trên không trung.
Vào ngày 10/3/2003, Triều Tiên tiếp tục tiến hành vụ bắn tên lửa KN-01 thứ hai từ bãi bắn Sinsang, tên lửa đã bay được khoảng 110 km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản.

Tên lửa KN-02
75213305-292436_2.jpg

Tên lửa KN-02 được cải tiến từ tên lửa SS-21 Scarab của Liên Xô.

KN-02 là tên lửa được cải tiến từ 9K79 Tochka (SS-21 Scarab) có khả năng mang đầu đạn thông thường, hoá học và hạt nhân. Công nghệ chế tạo tên lửa KN-02 của Triều Tiên được cho là đã được Syria chuyển giao sau khi nước này được Liên Xô cung cấp trong những năm đầu của thập kỷ 80.
Lần đầu tiên Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa KN-02 do nước này sản xuất vào tháng 4/2004, nhưng không thành công.
Ngày 1/5/2005, Triều Tiên đã bắn thử tên lửa KN-02 từ một căn cứ trên bờ biển phía Đông của nước này.
KN-02 được Bình Nhưỡng đặt tên như vậy để cho khác với những tên lửa 9K79 Tochka do Syria cung cấp, nhưng thực chất công nghệ mà nước này áp dụng để sản xuất KN-02 chính là kỹ thuật chế tạo tên lửa SS-21 của Liên Xô trước đây.

Tên lửa Hwasong 5/Scud B

75213305-292438_3.jpg

Tên lửa Hwasong 5/Scud B được trưng bày tại một bảo tàng của Bình Nhưỡng.

Năm 1969, chính quyền Bình Nhưỡng nhận được viện trợ của Liên Xô các loại tên lửa chiến thuật Frog-5 và Fog-7 (Scud B) chỉ được trang bị đầu đạn thông thường có tầm bắn dưới 100 km.
Tuy nhiên, giới quân sự của Triều Tiên đã nghiên cứu và lắp đặt thành công các đầu đạn hoá học cho 2 loại tên lửa chiến thuật Frog-5 và Fog-7 và đặt tên là Hwasong 5.
Hwasong 5 có trọng lượng khoảng 1.000 kg với tầm bắn hiệu quả trong khoảng cách cỡ 300km.
Kho vũ khí của Triều Tiên hiện có ít nhất khoảng 400 phương tiện phóng tên lửa loại Scud–B và Scud-C, theo các báo cáo vũ khí của một số cơ quan tình báo quân sự năm 2006.
Liên tục trong các tháng 4, 9/1984 và tháng 5/1993 Triều Tiên đã tiến hành bắn thử và kiểm nghiệm các loại tên lửa Hwasong 5 do nước này tự sản xuất.

Tên lửa Hwasong 6 / Scud-C

75213305-292439_4.jpg

Tên lửa Hwasong 6 (Scud-C) trong một cuộc diễu binh quân sự của Triều Tiên.

Một chương trình nghiên cứu và cải tiến tên lửa Hwasong 5 được Triều Tiên bắt đầu vào năm 1988. Mục tiêu của kế hoạch phát triển vũ khí này là nâng cấp tầm bắn hiệu quả của tên lửa Hwasong 5 từ 300 lên 500 km, đồng thời giảm trọng lượng tên lửa từ 1.000 kg xuống còn 700 đến 800 kg và đặt tên là Hwasong 6 (Scud-C).
Tính đến tháng 6/1990, Triều Tiên đã bắn thử thành công 3 lần tên lửa Hwasong 6 (Scud-C). Cuối năm 1991, Triều Tiên bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt các tên lửa Hwasong 6 và giảm dần việc chế tạo tên lửa Hwasong 5.
Hiện tại, kho vũ khí của Triều Tiên có hàng trăm tên lửa các biến thể Hwasong 5 và Hwasong 6. Trung bình mỗi tháng Bình Nhưỡng có khả năng cho ra lò từ 4 đến 8 tên lửa Hwasong với nhiều mục đích khác nhau.
Năm 1990, Mỹ cho rằng Iran, Syria đã từng dàn xếp với Triều Tiên để có thể nhận được các loại tên lửa Hwasong 6 (Scud-C) của Triều Tiên.
Theo thông tin do Bộ chỉ huy lực lượng quân hỗn hợp của Liên Hợp Quốc, Lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc công bố vào đầu năm 2000, kho vũ khí của Bình Nhưỡng có khoảng 500 tên lửa thuộc hai biến thể Hwasong 6 và Hwasong 5

Tên lửa Scud-ER

75213305-292442_5.jpg

Bản vẽ kỹ thuật mô phòng tên lửa Scud-ER.

Scud –ER cũng là một phiên bản mới được cải tiến từ tên lửa Hwasong 6, sở dĩ được đặt tên Scud-ER là vì ký hiệu ER được viết tắt bởi hai từ Extended Ranger (tầm bắn được mở tăng cường).
Tầm bắn hiệu quả của tên lửa Scud – ER đã được nới rộng từ (tên lửa Hwasong 6) 500 km lên tối đa 800 km với trọng lượng toàn bộ tên lửa chỉ còn 450 kg.
Scud – ER được phát hiện có trong trang bị của lực lượng quân đội của Triều Tiên vào ngày 25/4/2007 trong khi quân đội nước này thực hiện một cuộc diễu binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập.
Sau này, các cơ quan tình báo nước ngoài mới phát hiện ra rằng Triều Tiên đã hoàn thành chương trình nâng cấp tên lửa của mình vào năm 2003 và đã đưa loại tên lửa Scud –ER trang bị cho quân đội ngay khi chế tạo thành công.

Tên lửa No-dong-A

75213305-292444_6.jpg

Tên lửa No-dong-A với nhiều tên gọi khác nhau (No-dong-1, Ro-dong-1; Scud-D).

Công nghệ sản xuất tên lửa No-dong-A, một phiên bản mới với nhiều tên gọi khác nhau (No-dong-1, Ro-dong-1; Scud-D) với trọng lượng đầu đạn nặng từ 700 đến 1.000 kg và tầm bắn hiệu quả từ 1.000 đến 1.300 km được phát triển từ kỹ thuật chế tạo tên lửa Scud của Liên Xô được Triều Tiên làm chủ trong những năm 1980.
Là loại tên lửa đạn đạo tầm trung có 1 tầng đẩy sử dụng nhiêu liệu lỏng.
Các vệ tinh do thám của quân đội Mỹ đã phát hiện được tên lửa No-dong-A vào tháng 5/1990. 3 năm sau đó, Triều Tiên cảnh báo Nhật Bản về việc nước này sẽ bắn thử tên lửa về hướng khu vực Honshu của Nhật.
Tên lửa thử nghiệm dài 17 mét với đường kính 1,3 mét này của Bình Nhưỡng đã rơi xuống vùng biển của Nhật và không gây ra thiệt hại nào đối với người Nhật.
No-dong-A lợi hại và nguy hiểm hơn khi nó được trang bị các đầu đạn phi thông thường như đầu đạn hạt nhân và đầu đạn sinh, hoá học vì tính tới thời điểm này Triều Tiên chưa tham gia bất kỳ một hiệp ước cấm phát triển và sử sụng các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt nào.
Các biến thể của tên lửa No-dong-A (Rodong-1) gồm có Rodong-2, Rodong-B và Rodong-X. Theo một số báo cáo, các chương trình chế tạo tên lửa No-dong A đã bị dừng lại do kinh tế Triều Tiên gặp khó khăn trong các năm 1996-1997.
Một số khác lại cho rằng, Bình Nhưỡng chuyển mục tiêu sang việc chế tạo tên lửa thế hệ mới có tên Taepodong-1 và Taepodong-X, những tên lửa được xem là nền tảng của các loại tên lửa đạn đạo Shahab-3 (Iran) và Ghauri (Pakistan).

Tên lửa tầm xa Taepodong-1

75213305-292446_7.jpg


Một tên lửa Taepodong-1 được bắn thử tại căn cứ ở phía Đông Triều Tiên. Taepodong-1 là là tên lửa đạn đạo tầm xa 3 tầng được Triều Tiên nghiên cứu chế tạo và đưa ra phóng thử vào năm 1998. Kỹ thuật chế tạo Taepodong-1 cũng dựa trên nền tảng của công nghệ chế tạo tên lửa SS-21 của Liên Xô trước đây. Taepodong có 2 biến thể 2 và 3 tầng bắn. Với loại Taepodong 2 tầng, tên lửa có thể bắn tới các mục tiêu trong khoảng cách từ 2.000 đến 2.200 km.

Tên lửa Taepodong 3 tầng bắn (Taepodong-X) có tầm bắn từ 2.200 đến 2.500 km. Ngày 31/8/1998, Triều Tiên tuyên bố đã phóng tên lửa Taepodong-1 chở theo một vệ tinh viễn thông có tên Kwangmyongsong từ căn cứ Musudan-ri nơi nước này vừa thực hiện một vụ phóng tương tự bằng tên lửa Taepodong-2.
Cũng giống như lần này, vào thời điểm đó Mỹ và các quốc gia phương Tây đã phủ nhận tuyên bố đã phóng vệ tinh lên quỹ đạo của Triều Tiên với những bằng chứng chứng minh rằng không có sự hiện diện của vệ tinh do Bình Nhưỡng phóng đi.

Các bình nhiêu liệu tên lửa được sử dụng trong vụ phóng tên lửa Taepodong 3 tầng bắn năm 1998 của Triều Tiên đã rơi tại các địa điểm trên vùng biển Nhật Bản, Thái Bình Dương ở các giây thứ 95, 144, 167 sau khi tên lửa được bắn lên.

Tên lửa tầm xa Taepodong-2

75213305-292448_8.jpg

Tên lửa Taepodong-2 được chụp từ vệ tinh dầu tháng 4/2009.

Taepodong-2 là loại tên lửa tầm xa do Triều Tiên chế tạo. Đây là loại tên lửa thế hệ thứ 2 của Taepodong-1. Tên lửa nặng tổng cộng 79.189 kg, có chiều dài khoảng 35,8m, đường kính từ 2,0 - 2,2m tốc độ là 7.927-8.980 m/s .
Taepodong-2 có thể mang đầu đạn thông thường, hạt nhân hay vệ tinh. Với tầm bắn từ 4.000-10.000 km và đầu đạn nặng không dưới 500 kg, Taepodong-2 đủ sức công phá các mục tiêu không chỉ ở khu vực Thái Bình Dương mà có thể vươn tới cả các thành phố Chicago, bang Illinois, bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ.
Theo ông Kim il Son, một công nhân kỹ thuật đã từng làm việc trong các trung tâm nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Bình Nhưỡng, Triều Tiên bắt đầu nghiên cứu và phát triển tên lửa Taepodong từ năm 1987.
Tên lửa Taepodong-2 được phóng thử lần đầu tiêu vào tháng 5/2006 từ căn cứ thử tên lửa Musudan nhưng tên lửa đã thất bại trong khi đang bay trên không trung ở các giây từ 35 đến 40 sau khi được phóng lên.
Cách đây 2 ngày, Triều Tiên cũng đã bắn thử một tên lửa Taepodong với kết quả thành công theo tuyên bố của nước này và thất bại theo đánh giá của Mỹ và Hàn Quốc.
Ngày 5/7/2006, tình báo Mỹ đã báo cáo rằng Triều Tiên đã phóng tất cả 7 tên lửa trong ngày 5/7, ít nhất trong số 7 tên lửa đó có 1 quả Taepodong-2. Qủa tên lửa này đã nổ tung sau 40 giây rời khỏi bệ phóng.

Bình Nguyên (Theo GS, Wikipedia)

Theo Dân trí​
 
Chỉnh phông lại Newsun ơi, không đẹp! chà thêm vụ VN dọa xóa tên TQ nữa thì hay!
 
×
Quay lại
Top