Triết lý "âm dương" và công tác quản trị nhân sự

lannt276

Thành viên
Tham gia
2/7/2013
Bài viết
38
"Triết lý âm dương" và công tác nhân sự

Triết lý Âm Dương được xem như một học thuyết đặc trưng của văn hóa phương Đông, hình thành từ Trung Hoa vào thời nhà Hán (2825 – 2737 TCN), phát triển đến nay đã tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Học thuyết Âm Dương cho rằng mọi sự vật, hiện tượng tồn tại, phát triển đều có hai phần Âm Dương vận động, đan xen nhau mà tạo thành. Ví như gia đình có cha và mẹ, loài người có nam và nữ, vũ trụ có trời và đất. Âm Dương còn được hiểu:

“Dương” là phần biểu hiện ra bên ngoài, phần bề nổi, bộc lộ, bày tỏ, dễ dàng nhìn thấy được.
"Âm là phần bên trong, phần khuất, tiềm tàng, kín đáo, che dấu ở phía sau, khó thấy được.

Triết lý Âm Dương vận dụng trong công tác nhân sự

Công tác nhân sự có thể áp dụng những gì theo Triết lý Âm Dương cho công việc?

Hãy thử mời các nhân viên làm việc trong công ty chơi “trò tìm âm dương” với những gì đang hiện diện trong công ty. Ví dụ nhìn “chiếc quạt máy: thấy ngay cánh quạt đang xoay, công tắc, dây dẫn điện… là Dương, thì phần động cơ, trục quay, dòng điện,… bên trong sẽ là Âm.

Như vậy trong công việc, nếu “kết quả công việc” là Dương, thì “năng lực” sẽ là Âm. Nhiều công ty chỉ cần kết quả công việc, doanh số, lợi nhuận,… ít quan tâm thái độ, phẩm chất từng nhân viên. Do Âm là cái bên trong, khó nhìn thấy nên khi đánh giá khả năng, thái độ nhân viên, người lãnh đạo cần có cách nhìn nhận sâu sắc thái độ, phẩm chất từng con người.

Đối với nhân viên, “chức vụ” là Dương thì “uy lực, uy tín” là Âm. Nếu trình độ, kỹ năng chuyên môn là Dương, giúp sự nghiệp tiến triển, thăng hoa, thì “đạo đức, phẩm chất” là Âm sẽ quyết định một sự nghiệp tồn tại có bền vững hay không? Để phát triển nghề nghiệp, mỗi người phải luôn chú trọng củng cố nền tảng công việc (phần âm), như một thân cây muốn lớn lên phải phát triển bộ rễ sâu rộng và vững chắc trước. Muốn vậy, mỗi người phải luôn trao dồi đạo đức, rèn luyện thái độ làm việc đúng vừa học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, vừa phải luôn cập nhật quy định, chính sách công ty, mở rộng quan hệ đồng nghiệp, nắm bắt những thay đổi trong hệ thống quản trị, hòa nhập môi trường văn hóa công ty.

Nhiều nhân viên vào công ty làm việc, nhất là những người trẻ, ít kinh nghiệm thường chỉ để ý bề nổi (phần dương), phần bên ngoài của công việc như: chức vụ, quyền hạn, mức lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ… Những nhân viên này thường thích chức vụ, văn phòng tiện nghi, đòi hỏi mức lương phải cao…, không thấy được ý nghĩa, các giá trị, hạnh phúc trong công việc, trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng…, nên khi gặp khó khăn thường tránh né, ít kiên trì, chịu khó, nên không thể tiến xa được trong sự nghiệp.

Đọc đầy đủ bài viết tại đây: Triết lý "âm dương" và công tác nhân sự
 
×
Quay lại
Top