Trị mụn nhọt hay tái phát

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Mụn nhọt là một vấn đề về da khá phổ biến khiến không ít người khổ sở. Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng trên da kèm theo mủ, với biểu hiện là các nốt sưng đỏ và có thể rất đau. Bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây phiền toái và khó chịu. May mắn thay, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để trị dứt mụn nhọt hay tái phát.

Phương pháp 1: Hiểu về mụn nhọt

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-1-Version-2.jpg

1. Chú ý đến các triệu chứng của mụn nhọt

Mụn nhọt có biểu hiện là những nốt sưng xuất hiện trên da. Khi tiến triển, mụn nhọt có thể tự biến mất hoặc sưng to hơn. Khi kích thước tăng lên, mụn nhọt trở thành những ổ áp-xe rất đáng lo ngại về mặt sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Khi phát triển lớn hơn, dần dần nốt nhọt sẽ hình thành đầu nhọt, nghĩa là bên dưới bề mặt da sẽ chứa đầy mủ. Nhọt có thể vỡ ra và chảy mủ, một hỗn hợp gồm các tế bào máu, vi khuẩn và dịch lỏng. Các triệu chứng bao gồm:
Một nốt sưng cứng nổi trên da, thường có màu đỏ
Đau ở nốt sưng, đôi khi rất dữ dội
Sưng to

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-2-Version-2.jpg

2. Nhận biết các dạng mụn nhọt

Khi nhận thấy các triệu chứng của mụn nhọt, có thể bạn cần xác định đó là loại mụn nhọt gì. Mụn nhọt là một dạng phổ biến của một tình trạng gọi là áp-xe, tức là một tập hợp mủ nằm bên dưới lớp hạ bì (lớp da dưới lớp biểu bì). Có một số dạng mụn nhọt khác nhau, trong đó bao gồm:

Đinh nhọt thường xảy ra ở nang lông. Dạng nhọt này thường kèm theo sốt và ớn lạnh, có thể trở thành mãn tính.

Hậu bối thường có kích thước lớn hơn đinh nhọt và cũng có thể trở thành mãn tính. Bệnh này cũng hình thành các nốt sưng cứng dưới da.

Mụn trứng cá nang là cả hai dạng mụn trứng cá và nhọt có liên quan đến các tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là tình trạng viêm nhiễm các tuyến mồ hôi. Bệnh xảy ra khi mụn nhọt mọc nhiều ở vùng nách và vùng bẹn. Dạng mụn nhọt này cũng kháng thuốc kháng sinh và có thể phải phẫu thuật để loại bỏ các tuyến mồ hôi viêm nhiễm.

U nang lông là hậu quả của sự viêm nhiễm các nang lông nằm trên khe mông. Bệnh u nang lông không phổ biến, có thể xuất hiện sau những khoảng thời gian ngồi lâu và xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-3-Version-2.jpg

3. Biết về nguyên nhân và vị trí của mụn nhọt

Mụn nhọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus, tuy nhiên các loại nấm và vi khuẩn khác cũng có thể được tìm thấy trong mụn nhọt. Mụn nhọt có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất vẫn là trên mặt, nách, cổ, mặt trong đùi và mông.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-4-Version-2.jpg

4. Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ

Mụn nhọt có thể xảy ra ở bất cứ ai vào bất cứ lúc nào. Vi khuẩn gây mụn nhọt rất phổ biến ở hầu hết mọi người, do đó gần như ai cũng có nguy cơ bị mụn nhọt. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển mụn nhọt. Những yếu tố này bao gồm:

Tiếp xúc gần với người có nhọt hoặc bị nhiễm trùng Staph. Bạn cần thật thận trọng khi ở bên cạnh người mang tụ cầu vàng kháng methicilline, vì loại vi khuẩn này có thể cư trú trên cơ thể bạn và tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

Tiểu đường, một bệnh lý có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng tình trạng viêm nhiễm. Vi trùng thường cư trú và gây viêm nhiễm cho người có bệnh tiểu đường do lượng đường huyết cao. Bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay nếu có mụn nhọt và bị tiểu đường.

Bất cứ bệnh lý nào dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như HIV hoặc ung thư.
Các bệnh về da khác làm suy yếu chức năng bảo vệ của da như bệnh vẩy nến, chàm, mụn trứng cá hoặc các bệnh lý khác gây khô da hoặc rách da.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-5-Version-2.jpg

5. Chữa mụn nhọt bằng phương pháp y khoa

Hầu hết các trường hợp mụn nhọt được chẩn đoán qua biểu hiện bên ngoài và có một số phương pháp điều trị khác nhau. Khi đã được bác sĩ chẩn đoán, bạn có thể được trích nhọt, tức là bác sĩ sẽ chọc một lỗ trên đầu nhọt hoặc đầu mủ của nhọt và dẫn lưu mủ.

Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh thoa ngoài da hoặc uống. Phương pháp này thường dành cho các mụn nhọt lớn hoặc kéo dài quá hai hoặc ba tuần.
Trường hợp mụn nhọt xuất hiện trên mặt hoặc sống lưng, đau nhiều và/hoặc kèm theo sốt có thể phải được điều trị thêm.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-6-Version-2.jpg

6. Tìm sự chăm sóc y tế

Trong một số hiếm trường hợp, tình trạng nhiễm trùng ở mụn nhọt có thể lan ra, gây nhiễm trùng não, tim, xương, máu, và tủy sống. Vì lẽ đó, mọi trường hợp nghi ngờ là nhọt đều không thể xem thường, đặc biệt là khi chúng tái phát. Bạn cần đến bác sĩ nếu mọi liệu pháp hoặc cách điều trị được khuyến nghị không đem lại kết quả khả quan trong vòng 2 tuần. Bạn cũng cần gọi bác sĩ nếu:
Bạn bị sốt
Nốt nhọt gây đau dữ dội hoặc hạn chế tầm vận động hoặc gây khó khăn khi ngồi
Nốt nhọt ở trên mặt
Cảm thấy kiệt sức
Có các tia đỏ tỏa ra từ nốt nhọt
Nốt nhọt tiến triển nặng hơn hoặc xuất hiện nốt nhọt mới

Phương pháp 2: Trị mụn nhọt tại nhà

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-7-Version-2.jpg

1. Che kín mụn nhọt

Trước khi xem xét hoặc chăm sóc mụn nhọt, bạn luôn phải rửa tay thật kỹ, tiếp đó che mụn nhọt lại bằng băng hoặc gạc. Điều này là để bảo vệ da khỏi các nhân tố gây kích ứng bên ngoài. Tuy nhiên bạn có thể để hở mụn nhọt nếu băng gạc không giữ cố định được hoặc thường rơi ra do vị trí băng, chẳng hạn như ở mặt trong đùi.

Khi xử lý mụn nhọt, bạn đừng bao giờ cố nặn hoặc chọc vỡ nhọt bằng các dụng cụ nhọn như kim hoặc đinh ghim. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan ổ nhiễm trùng.

Nếu nhọt có đầu mủ và tự rỉ ra, bạn có thể dùng khăn giấy lau nhẹ mủ chảy ra, sau đó băng lại để giúp chữa lành vết thương.

Bạn cần đến bác sĩ nếu nhọt không tự dẫn lưu và ngày càng sưng to hơn. Bác sĩ có thể tiến hành dẫn lưu mủ trong điều kiện vô trùng.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-8-Version-2.jpg

2. Sử dụng gạc ấm

Để giảm tình trạng nhọt tái phát, bạn hãy thử dùng gạc ấm. Nhúng khăn sạch vào nước thật ấm nhưng không quá nóng. Vắt bớt nước và đắp trực tiếp lên nốt nhọt. Bạn có thể sử dụng gạc ấm bao nhiêu lần tùy ý, nhưng phải đảm bảo mỗi lần đều sử dụng khăn sạch. Điều này sẽ hạn chế rủi ro nhiễm trùng.

Luôn giặt khăn và quần áo tiếp xúc với mụn nhọt trong nước thật nóng và sủi bọt để tiêu diệt vi khuẩn.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-9-Version-2.jpg

3. Bôi dầu tràm trà

Dầu tràm trà là một liệu pháp thảo mộc có thể sử dụng để trị tình trạng mụn nhọt tái phát nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Bạn có thể dùng bông gòn hoặc tăm bông bôi dầu tràm trà trực tiếp lên vùng da có mụn nhọt. Lặp lại liệu pháp này ít nhất mỗi ngày 2-3 lần.

Dầu tràm trà cũng hữu ích trong việc điều trị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicilline (MRSA), một bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc kháng sinh, và các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh khác. Dầu tràm trà cũng là một chất kháng viêm.

Dầu tràm trà chỉ nên dùng ngoài da.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-10-Version-2.jpg

4. Thử dùng thì là Ai Cập

Loại thảo mộc này có thể được dùng để trị mụn nhọt dưới cả hai dạng bột và tinh dầu. Thì là Ai Cập có cả hai tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Trộn ½ thìa cà phê bột thì là Ai Cập với 1-2 thìa canh dầu thầu dầu để tạo thành hỗn hợp bột nhão. Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên nốt nhọt, sau đó che kín bằng băng gạc. Thay băng và hỗn hợp bột 12 tiếng một lần.

Nếu sử dụng tinh dầu, bạn có thể dùng bông gòn hoặc tăm bông thoa tinh dầu trực tiếp lên nốt mụn nhọt.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-11-Version-2.jpg

5. Dùng dầu neem

Dầu neem được chiết xuất từ cây tử đinh hương Ấn Độ. Dầu neem nổi tiếng đã hơn 4000 năm qua nhờ đặc tính kháng khuẩn và có tác dụng chống vi khuẩn, virus và nấm. Để trị mụn nhọt hay tái phát, bạn hãy dùng bông gòn hoặc tăm bông thoa dầu trực tiếp lên nốt nhọt. Lặp lại mỗi 12 tiếng một lần.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-12-Version-2.jpg

6. Thử dùng dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp cũng là một loại tinh dầu khác có tác dụng trị mụn nhọt nhờ có tác dụng kháng khuẩn. Để điều trị nhọt hay tái phát, bạn hãy dùng bông gòn hoặc tăm bông thoa dầu khuynh diệp trực tiếp lên nốt nhọt cứ 12 tiếng một lần.

Dầu khuynh diệp cũng hữu ích trong việc điều trị MRSA và các trường hợp nhiễm khuẩn kháng thuốc kháng sinh khác

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-13-Version-2.jpg

7. Làm hỗn hợp bột nghệ

Nghệ, một nguyên liệu chính của món cà ri, có cả hai đặc tính chống vi trùng và kháng viêm.Nghệ có thể được sử dụng ở dạng bột hoặc dạng tinh dầu. Để làm hỗn hợp bột nghệ, bạn hãy trộn ½ thìa cà phê bột nghệ khô với 1 hoặc 2 thìa canh dầu thầu dầu để tạo thành hỗn hợp bột nhão. Dùng ngón tay hoặc bông gòn chấm trực tiếp hỗn hợp lên nốt nhọt, sau đó băng lại. Thay băng và hỗn hợp bột nghệ cách 12 tiếng một lần.

Nếu sử dụng tinh dầu nghệ, bạn có thể dùng bông gòn hoặc tăm bông bôi trực tiếp lên mụn nhọt.
Nghệ thường để lại màu vàng cam trên da, vì vậy tốt nhất là bạn nên sử dụng nghệ ở những vùng da khó nhìn thấy.

Phương pháp 3: Ngăn ngừa mụn nhọt

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-14-Version-2.jpg

1. Giữ cho những vùng da có nguy cơ mọc mụn nhọt được khô ráo

Mụn nhọt thường xuất hiện nhất ở nang lông tại các vị trí như mặt trong đùi, vùng da gần bẹn, nách và trên mông. Những vùng da này thường ẩm ướt và là nơi vi khuẩn gây mụn nhọt có thể sinh sôi. Bạn cần giữ những vùng da này càng khô càng tốt bằng cách lau thật khô bằng khăn cotton sau khi tắm và khi đổ mồ hôi.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-15-Version-2.jpg

2. Mặc trang phục thích hợp

Bạn cần mặc quần áo đúng cách để giữ cơ thể càng khô ráo càng tốt. Chọn chất liệu vải thoáng khí như cotton, lanh, lụa, vải sọc, và lyocell (vải làm từ bột gỗ). Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi để cho da được “thở” và ngăn ngừa kích ứng ở những nơi dễ mọc mụn nhọt.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-16-Version-2.jpg

3. Điều trị các vết cắt đúng cách

Mụn nhọt có thể xuất hiện tại các vết cắt nhiễm trùng. Khi bị đứt da, bạn cần điều trị ngay bằng thuốc kháng khuẩn không kê toa. Thử dùng thuốc kháng sinh triple-strength và băng lại bằng băng dính cá nhân. Bạn cũng có thể dùng nước cây phỉ, một loại thảo dược có các đặc tính kháng khuẩn và khử trùng.

Để sử dụng nước cây phỉ, bạn hãy rót một ít lên miếng gạc sạch và đắp lên vết cắt. Để cho nước cây phỉ ngấm vào nốt mụn nhọt khoảng 5 phút, sau đó thấm khô.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-17-Version-2.jpg

4. Kết hợp nhiều phương pháp

Nếu cảm thấy một nốt nhọt đang mọc lên, bạn hãy chườm gạc ấm lên vùng da đang mọc nhọt, sau đó thử dùng các liệu pháp tại nhà (bột nghệ, dầu tràm trà, v.v…) như hướng dẫn trên đây để trị mụn nhọt. Áp dụng phương pháp điều trị kết hợp này cách 12 tiếng một lần cho đến khi bạn chắc chắn là nốt nhọt không còn sưng hoặc đau.

aid4770384-v4-728px-Stop-Recurring-Boils-Step-18-Version-2.jpg

5. Tìm sự chăm sóc y tế

Bạn cần đến bác sĩ nếu đã thử áp dụng nhiều cách mà mụn nhọt vẫn tiếp tục tái phát. Bạn cũng nên đi khám nếu đã thử dùng các liệu pháp điều trị tại nhà nhưng không đỡ trong vòng hai tuần, hoặc nếu bạn có bệnh tiểu đường hay các bệnh lý khác có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi đó bạn nên hẹn gặp bác sĩ da liễu. Có thể bạn mắc các căn bệnh khác khiến bạn dễ bị mụn nhọt.
Nếu không biết bác sĩ da liễu nào, bạn có thể nhờ bác sĩ gia đình giới thiệu.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
Mình đã từng điều trị mụn mất 6 tháng trời. Thật khủng khiếp luôn.
 
×
Quay lại
Top