Trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường khác nhau như thế nào?

minhhuyen1011

Banned
Tham gia
22/3/2017
Bài viết
0
Cứ càng có nhiều trẻ em ra đời bằng phương pháp sinh mổ thì càng có lắm “huyền thoại” về chúng. Những trẻ sinh mổ khác biệt rất lớn với trẻ sinh đẻ thông thường, chúng thích nghi kém hơn với cuộc sống ngoài bào thai mẹ, thường bị ốm nhiều hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Những ai hay gieo rắc những huyền thoại đó thường nhầm lẫn giữa nguyên nhân và hậu quả – không phải chính ca sinh mổ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà những nguyên nhân bắt buộc phải sinh mổ.

Thường thường, các chỉ số dẫn đến quyết định mổ là do biến chứng của các bệnh lí nghiêm trọng trong thai kì như: chứng sản giật, tiền sản giật, nhau bị tách, thai nhi thiếu ô xy, nhiễm trùng nước ối…

Trong tình trạng đó, đứa trẻ nằm trong bào thai mẹ sẽ bị tổn thương và dĩ nhiên sinh ra sẽ yếu. Còn có cả trường hợp phải sinh mổ sớm trước thời hạn và bé sinh ra thường thiếu cân. Những em bé sinh non như vậy chắc chắn sẽ thích nghi với môi trường ngoài khó hơn và cần sự chăm sóc nhiều của bác sĩ.

Còn trẻ sinh mổ theo kế hoạch khi việc mang thai của người mẹ diễn biến bình thường (ví dụ, người mẹ có biến đổi ở đáy mắt và cần bỏ qua giai đoạn rặn đẻ) sẽ không khác gì những đứa trẻ được sinh bình thường.

Tại các bệnh viện hiện đại, sinh mổ được tiến hành bằng cách gây mê tủy sống, nhưng đôi khi người ta dùng gây mê tổng thể. Thuốc gây mê tổng thể cũng tác động một phần lên thai nhi.

Kết quả là những em bé như vậy sinh ra trong tình trạng được gọi là trầm cảm sơ sinh – lờ đờ, chậm chạp, đôi khi còn không thể bắt đầu tự thở được. Chúng cần sự chăm sóc đặc biệt của các bác sĩ, và thích nghi với những điều kiện bên ngoài kém hơn so với những em bé sinh mổ bằng cách gây mê tủy sống.

Trẻ em, không trải qua stress sinh đẻ tự nhiên, thích nghi với cuộc sống ngoài bào thai mẹ khó hơn.

Việc sinh tự nhiên hay sinh mổ không quyết định điều này, mà mấu chốt là việc mang bầu diễn biến như thế nào và do nguyên nhân gì sản phụ phải sinh mổ.

Nếu như trẻ sinh mổ gần đúng thời điểm dự sinh, việc mang bầu tiến triển tốt, bé sinh ra khỏe mạnh và đạt được điểm tốt theo thang điểm Apgar thì bé sẽ thích nghi tốt với môi trường bên ngoài. Nếu như bé sinh thiếu cân hoặc bị tổn thương do việc mang bầu của mẹ diễn biến không tốt, thì dĩ nhiên bé sẽ khó thích nghi hơn.

tre-sinh-thuong.jpg

Không qua đường sinh tự nhiên bé không nuốt những vi khuẩn có ích. Kết quả trẻ sinh mổ thường hay bị dị ứng và rối loạn đường tiêu hóa hơn.

Trẻ sinh mổ thực sự không được nhận những vi khuẩn có ích vì không qua đường sinh tự nhiên của người mẹ. Nhưng việc chúng hay bị dị ứng và rối loạn đường tiêu hóa hơn không được chứng minh lâm sàng. Để bù lại việc thiếu vi khuẩn có ích, nên cho những đứa trẻ như vậy bú mẹ thường xuyên hơn.

Bé như thế nào khi không ở bên mẹ?

Ngay sau khi sinh mổ, nếu gây mê tủy sống và người mẹ tỉnh táo, người ta đặt bé ngay lên bụng mẹ và áp sát vào ngực mẹ. Ca mổ kết thúc người mẹ được chuyển sang phòng hồi sức, nằm đó từ 6 tới 24 tiếng đồng hồ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai phụ.

Trong thời gian đó bé được khám, cân, sau đó được chuyển về khoa sơ sinh, và chẳng bao lâu thì ngủ thiếp đi. Những giờ đầu tiên sau khi sinh ra bé không cần ăn, bé chỉ bú nếu mẹ cho bú.

Còn nếu như mẹ không có bên cạnh bé sẽ ngủ vài tiếng. Nếu bé khóc người ta có thể cho bé uống chút nước từ bình. Các bác sĩ chỉ cho bé ăn thêm sữa bột từ 12 tiếng sau khi sinh. Họ có thể cho ăn sớm hơn, nếu bé sinh ra rất gầy, suy nhược, và theo quan điểm của họ cần được cho ăn thêm.

Trẻ sinh mổ thường không đủ hoóc môn giúp bình thường hóa việc hô hấp

Đó là chất surfactant – một chất đặc biệt đảm bảo việc thở bình thường. Surfactant được sản sinh ra với lượng cần thiết sau tuần mang bầu thứ 37.

Nếu như trẻ sinh non tháng, thiếu cân (không quan trọng bằng phương pháp sinh mổ hay sinh thường), surfactant trong phổi sẽ không đủ, vì thế mô phổi không thể phẳng ra, và rất dễ nảy sinh rối loạn hô hấp. Để hỗ trợ chính chức năng hô hấp đứa trẻ sinh thiếu cân có thể sẽ được tiêm chất surfactant và thở máy cho tới khi bé tự thở được.

Tất cả những em bé sinh mổ có đầu tròn và đẹp

Điều này đúng nếu nói về trẻ sinh mổ theo kế hoạch (có dự định trước). Nhưng nếu như việc mổ khẩn cấp và bé đã trong đường sinh thì sương hộp sọ đã kịp biến dạng. Khi đó thì đầu bé sẽ không có hình dạng lí tưởng mặc dù sinh mổ.

Trẻ em không sinh tự nhiên lớn lên thụ động và không cởi mở

Sự hiểu lầm này về trẻ sinh mổ liên quan tới quan điểm của Stanislav Grof – bác sĩ tâm lí người Mỹ gốc Séc, theo thuyết đó, cuộc sống của con người được định trước bằng những tình huống khi chào đời.

Theo quan điểm của Grof kịch bản chào đời của đứa trẻ sẽ trở thành kịch bản cuộc đời. Thật ra quan điểm này thiếu thuyết phục vì con người thay đổi suốt cuộc đời, không ngừng phát triển và có khả năng tạo những tính cách cần thiết trong mình. Và môi trường trẻ lớn lên đóng một vai trò quan trọng trong phát triển của trẻ.

tre-sinh-mo.jpg

Thực tế trẻ sinh mổ có thể yếu vì việc mổ là do bệnh lí mang thai nghiêm trọng của người mẹ. Và khi người mẹ tạo dựng cho đứa con yếu đuối của mình những điều kiện tốt nhất, luôn bảo vệ trước khó khăn nên có thể làm cản trở sự phát triển của con. Những đứa trẻ như thế lớn lên không có khả năng sống tự lập, không có cá tính mạnh mẽ vì đã được cha mẹ bao bọc quá nhiều.

Những đứa trẻ không cảm nhận được sự ấm áp của mẹ ngay lập tức, trong tương lai sẽ hình thành mối quan hệ căng thẳng với bố mẹ.

Quan hệ giữa mẹ và con không phụ thuộc vào việc họ bị tách rời mấy tiếng đầu tiên trong đời trẻ. Hàng triệu em bé chào đời nhờ sinh mổ có mối quan hệ tuyệt vời với bố mẹ.

Khi việc mang bầu diễn ra tốt đẹp và sinh mổ được lên kế hoạch trước chứ không phải mổ cấp cứu thì trẻ sinh mổ chẳng khác gì trẻ sinh tự nhiên. Việc trẻ sinh mổ hay sinh thường tùy thuộc vào thể trạng của thai phụ và chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, việc sinh mổ luôn tiềm ẩn rất nhiều khả năng biến chứng. Về sinh lí sinh tự nhiên đẻ thường vẫn tốt hơn đẻ mổ. Thiên nhiên đã tạo hóa như vậy. Hơn nữa việc sinh mổ giảm số lượng trẻ có thể có trong tương lai.

Việc mang bầu lại với vết sẹo trên dạ con đương nhiên liệt người phụ nữ vào nhóm nguy hiểm vì các bác sĩ luôn sợ khả năng rách dạ con. Vì thế, mang bầu đi lại sau sinh mổ cần sự theo dõi đặc biệt của bác sĩ.
 
×
Quay lại
Top