Trao đổi về cách ra đề thi tuyển sinh ĐH - CĐ

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
1) Trong các đề thi TS ĐH – CĐ, các bạn nhớ 3 cụm từ này: “thông hiểu, suy luận và vận dụng” là xu hướng đề thi tuyển sinh tất cả các môn (riêng các môn XHNV có xu hướng mở, đòi hỏi phải hiểu biết nữa).

2) Là đề thi trắc nghiệm nên tác giả sẽ tập trung khai thác kĩ năng tính nhanh, nhẩm, các công thức trắc nghiệm, phương pháp,….. để làm bài. Vì vậy họ yêu cầu thí sinh phải thường xuyên làm bài tập, nhận diện mấu chốt vấn đề trong thời gian ngắn nhất.

3) Có rất nhiều câu, nếu đọc kĩ chi tiết đề, tóm tắt là có thể loại trừ được đáp án (hoặc là trợ giúp một phần để giải toán), hoặc là nhìn vào đáp án có thể “hé lộ” một con đường nào đó. Đó là ưu điểm của trắc nghiệm.

4) Đề luôn luôn có “hố”, thí sinh không cẩn thận (đặc biệt là hệ số cân bằng, hiện tượng đặc trưng),… => “sụp hố”. Và khi giải đề, trong một câu có hết 2-3 đáp án sai là 2-3 cái bẫy mà tác giả “cài” sẵn để thí sinh “sập bẫy”.

5) Chiêu cuối cùng, bí quá làm sao? …. Lụi. Các bạn cần nhớ trực giác của mình khá chính xác, nếu tự nhiên bạn quyết định đáp án nào thì cứ chọn nó, thường sẽ đúng. Cách lụi mình sẽ post một bài viết sau (nghĩa là căn cứ để chọn đáp án).

Tâm lí người ra đề thi

1) Tác giả luôn làm mới "vấn đề" bằng cách đổi "giao diện" câu hỏi. Nhưng cốt lõi vẫn là cái cơ bản. Ăn thua ở chỗ mình có suy luận hay nhận diện đc vấn đề không. Dĩ nhiên đòi hỏi sự cẩn thận, đặc biệt là "cộng, trừ, nhân, chia"

2) Trong đề thi, đặc biệt là trắc nghiệm, có nhiều câu hỏi gài "bẫy" khá kĩ và nếu ko cẩn thận sẽ bị "dính chưởng".
Vd1: đề thi Lí "độc" đến mức thầy cũng bị "sập bẫy": https://thuvienvatly.com/home/content/view/3280/324/

Vd 2: câu BPT trong đề thi toán ĐH khối A 2010, nếu không chú ý dấu ở mẫu luôn âm thì coi như "mất" 1 điểm như chơi. Uổng công sức mình làm....=.= trong 20'.

3) Các câu hỏi sẽ bám sát nội dung SGK, như vậy nhiều thí sinh sẽ làm đc. Cho nên tác giả sẽ "biến hóa", thêm "mắm, muối" làm cho cái đề trở nên "lạ hoắc". Và đòi hỏi thí sinh phải SUY LUẬN (hơn 50% tổng số điểm).

4) Đối với môn trắc nghiệm (đôi khi tự luận), tác giả sẽ sắp xếp "kế hoạch" hoặc là một "công thức", "quy luật" ẩn giấu đâu đó, và nếu hs tìm ra đc thì việc giải bài toán trở nên đơn giản. Và tác giả sẽ ko cho đề quá phức tạp. Dĩ nhiên nó sẽ áp dụng với mấy câu hỏi khó, giải tự luận rất dài, nhưng chỉ biết "điểm yếu" câu đó, 1 chiêu là "xử đẹp" bài toán.

P/s: nếu đề cho 1 kim loại (hoặc một câu đơn giản) thì sẽ cố gắng tìm cách "cài bẫy" hay làm mình "mù quán" trước cái đề. Nếu cho nhiều kim loại (hay nhiều chi tiết)i thì tác giả sẽ canh cho đủ thời gian, vừa phải. Miễn là đủ thời gian cho mỗi câu.

5) Một điều dĩ nhiên tác giả sẽ "nương tay" biếu free 1-3đ cho thí sinh, vì vậy phải chắc chắc làm đúng những phần đó. Thấy câu dễ làm trước, những câu có khả năng làm đc thì cố gắng suy nghĩ, còn "bí quá" thì cũng cố gắng ghi chút chút cái gì đó (như điều kiện PT/ BPT), biết đâu cũng có chút điểm may mắn ^^.

6) Tác giả luôn sắp xếp, tính thời gian cho mỗi câu. Vì trình độ tác giả phải cao siêu, đôi khi tính sai thời gian nên thí sinh sẽ mất khá nhiều thời gian để giải, đặc biệt là trắc nghiệm

Bình luận về đề thi và xu hướng (ví dụ ở đây là đề Vật Lí)

Trong thời kì hội nhập với thế giới, đề thi không thể quá thấp so với mặt bằng chung của các nước tiên tiến. Có như vậy, các sinh viên trong tương lai mới có cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Đề thi quá dễ sẽ dẫn đến hậu quả dạy ít và học ít trong các trường phổ thông. Nền công nghiệp nước ta rất thấp so với các nước tiên tiến trên thế giới, nếu không nỗ lực học tập thì khoảng cách đó “mỗi ngày một cách xa

Có thể nói đây là lần đầu tiên trong các kì tuyển sinh đại học và cao đẳng, đề Vật lí được nhiều giáo viên, chuyên gia và học sinh quan tâm nhiều đến thế. Có lẽ đây là lần đầu tiên, tổ làm đề Vật lí được ăn ngon ngủ yên. Sự làm việc có trách nhiệm cao của tổ làm đề năm nay theo đánh giá chung của nhiều giáo viên, chuyên gia là có nhiều sáng tạo và thành công hơn so với các kì thi trước. Chẳng hạn, có lẽ đây là lần đầu tiên các đáp án đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhiều câu không chính xác hoặc dính bẫy. Đến “thầy” cũng dính bẫy đã phần nào cho thấy chất lượng của một đề thi trắc nghiệm tầm cỡ quốc gia. Nhưng có lẽ thành công lớn nhất dễ thấy là qua kết quả làm bài học sinh biết điều chỉnh cách học, giáo viên biết điều chỉnh cách dạy và các chuyên gia xây dựng chương trình vật lí của Bộ có cách nhìn sát thực hơn đối với hoạt động dạy và học vật lí ở phổ thông.

Trong bài viết này, tôi tổng hợp các ý kiến của các giáo viên, chuyên gia, phụ huynh và thí sinh trên các diễn đàn, đồng thời phân tích và bình luận các ý kiến đó nhằm giúp cho học sinh có cái nhìn đúng.

1) Đề thi tuyển sinh khác với đề thi tốt nghiệp.

Kì thi tốt nghiệp và kì thi tuyển sinh là hai kì thi có mục đích hoàn toàn khác nhau. Thi tốt nghiệp nhằm mục đích kiểm tra xem thí sinh có đạt được các yêu cầu tối thiểu đã đề ra hay không. Vì vậy đề thi tốt nghiệp ra theo “chuẩn tối thiểu”. Còn thi tuyển là nhằm chọn ra những người giỏi hơn những người khác về một mặt nào đó, nhằm một mục đích nào đó. Số người dự thi dù nhiều dù ít, nhưng số người sẽ được chọn thì đã được ấn định. Vì vậy, đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng yêu cầu tiên quyết là có tính phân hóa phân loại học sinh nên không thể ra theo “chuẩn tối thiểu”.

Có ý kiến cho rằng, với đề thi “hay” thì học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn sẽ “hơn thiệt” so với học sinh thành phố. Điều này là không đúng bởi vì các học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn đã được cộng điểm rồi!

Vậy đề ra theo mức nào là hợp lí? Trong thời kì hội nhập với thế giới, đề thi không thể quá thấp so với mặt bằng chung của các nước tiên tiến. Có như vậy, các sinh viên trong tương lai mới có cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Đề thi quá dễ sẽ dẫn đến hậu quả dạy ít và học ít trong các trường phổ thông. Nền công nghiệp nước ta rất thấp so với các nước tiên tiến trên thế giới, nếu không nỗ lực học tập thì khoảng cách đó “mỗi ngày một cách xa”.

2) Đề thi nằm trong chương trình phổ thông hiện hành chủ yếu là lớp 12.

BGD&ĐT đã thông báo từ trước: “Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12”. Nếu phân tích kĩ ta nhận thấy, đề ra theo chương trình THPT năm 2010 chứ không phải ra trong SGK 2010 và đề ra chủ yếu là chương trình lớp 12 chứ không phải hoàn toàn ở trong chương trình lớp 12.

Theo thói quen cũ thí sinh thường hiểu nhầm các cụm từ “học gì thi nấy”, “đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành” và “đề thi chủ yếu là ở chương trình lớp 12”. Thí sinh hiểu nhầm cụm từ “học gì thi nấy” có nghĩa là đề thi lấy từ các bài tập trong SGK và SBT nên chỉ cố gắng “nhồi nhét” một cách “máy móc” các bài toán trong các tài liệu đó. Đề thi trắc nghiệm có khả năng bao quát rộng thậm chí “đào sâu” kiến thức vật lí thuộc chương trình THPT hiện hành.
Một số học sinh vì chỉ đọc sách giáo khoa VL 12 mà không đọc kĩ VL10 và VL 11 nên “ngộ nhận” cho rằng một số câu không nằm trong cấu trúc đề thi!

3) Tại sao đề thi dài và không có hình vẽ?
Trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế ở nước ta, để tránh tình trạng các thí sinh ngồi gần nhau “quay cóp”, đề thi vật lí không được có hình vẽ. Tất cả các hình vẽ phải diễn đạt bằng lời để thí sinh có thể hình dung được. Hơn nữa, đề thi trắc nghiệm yêu cầu phải chặt chẽ nên phải giải thích để thí sinh hiểu đúng và dĩ nhiên đề sẽ dài. Nếu chú ý đề thi trắc nghiệm của các nước khác có câu còn dài hơn đề của ta!

4) Tại sao một số giáo viên cho rằng trong đề thi có một số câu quá khó?

Theo tôi, trong đề chỉ có khoảng 3-5 câu có thể xem là khó, nhưng lời giải rất ngắn gọn. Sở dĩ học sinh “kêu” quá khó, quá dài làm mất nhiều thời gian là vì những học sinh đó giải theo “phương pháp tự luận”. Ngay cả bài toán dễ nếu không đúng phương pháp thì lời giải cũng rất dài! Cần lưu ý rằng, những bài toán khó được tổ làm đề nghiên cứu rất kĩ và dĩ nhiên nó sẽ có lời giải rất “độc” rất ngắn gọn!

Qua đề thi năm nay sẽ góp phần thúc đẩy quá trình dạy và học vật lí theo hướng tích cực. Và có lẽ học sinh sẽ hiểu được đề thi không phải là những bài đã có sẵn trong các tài liệu hiện hành mà cái chính là “bản chất vật lí” nằm ẩn sau bài toán đó.

Tại sao đề thi những năm trước dễ mà năm nay khó? Có lẽ những năm trước Bộ có ý định nhập hai kì thi nên phải mềm hóa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều giáo viên phát hiện thấy trình độ vật lí của các sinh viên rất yếu. Qua tìm hiểu thì nhiều sinh viên cho biết khi học phổ thông các em vật lí rất ít và chỉ làm những bài dễ quen thuộc không quan tâm đến các bài khó có nhiều ý nghĩa vật lí. Có lẽ đó các lí do trả lời cho câu hỏi trên?

Một số giáo viên không đọc kĩ, hiểu kĩ thông báo của Bộ hoặc chưa nghiên cứu kĩ sách giáo khoa VL10, VL11 và VL12 nên cứ nghĩ đề ra không đúng Ban hoặc nằm ngoài chương trình. Nên lưu ý tất cả các thành viên trong tổ làm đề đều là những người có trình độ cao và rất am hiểu chương trình phổ thông, trong đó nhiều người đang trực tiếp giảng dạy phổ thông.

Mức độ khó hay dễ của đề thi được bàn bạc kĩ từ trước, được định hướng theo yêu cầu phát triển chung của đất nước và thế giới.

5. Người ra đề

Tiết lộ về “bộ máy” ra đề thi chung , TS Nguyễn An Ninh cho biết họ gồm khoảng 80 chuyên gia hàng đầu của ngành đến từ các trường ĐH và THPT. Người ra đề là giáo viên phổ thông là những người biết rất rõ thày dạy gì và trò học gì và giúp Hội đồng ra đề sát hơn với chương trình giảng dạy ở phổ thông. Đề của mỗi môn thi sẽ có “tác giả” là 5 đến 7 chuyên gia.

Cuối tháng 2 đầu tháng 3 hàng năm, các chuyên gia nào tham gia ra đề thi sẽ được lên danh sách.Trước khi kỳ thi chính thức diễn ra khoảng 30 ngày, 80 chuyên gia này sẽ bị “nhốt” lại có cách ly và đặt dưới sự giám sát của lực lượng an ninh. Ngay trong thời gian bị nhốt, các phương tiện thông tin liên lạc đều không được sửa dụng, thậm chí, ngay trong bữa ăn, các “tù nhân” cũng tránh bàn tán về công việc ra đề của mình!

Nhiệm vụ của các chuyên gia trong thời kỳ này là tập hợp các yêu cầu về đề thi và những đề thi đã đề xuất. Sau đó, tổng hợp thành 3 đề thi cho mỗi môn thi và giải thử để thẩm định đề thi. Sau thời gian làm thử bài đúng như thời gian thí sinh phải làm để có thể điều chỉnh đề thi cho thích hợp hơn.

Đích thân Bộ trưởng sẽ chọn một cách ngẫu nhiên một trong 3 đề đã được chuẩn bị sẵn và chọn đề đó làm đề chính thức cho kỳ thi ĐH.

Nhận xét về cách thức ra đề thi cho vài câu:

- Tâm lí ra đề của tác giả: VD như tác giả sẽ không cho một kim loại vì nó quá dễ. Và tác giả sẽ không cho một hỗn hợp quá nhiều kim loại vì đã gợi ý cách giải cho thí sinh (dùng công thức) => Tác giả chỉ cho ra hỗn hợp khoảng 2 - 3 kim loại.

+ Nếu ra 1 kim loại, tác giả sẽ làm “mù quán” thí sinh bằng cách thêm “mắm, muối”, tất nhiên có cả “ớt” nữa! Và ghép thí nghiệm (thường là 2 thí nghiệm). Đề hay cho 1 loạt PỨ, và yêu cầu hs phải tìm ra đc key của bài toán.
+ Nếu ra hỗn hợp kim loại (hơn 4 kim loại) thì đề cũng sẽ “hạ cấp” xuống.
+ Một điều dĩ nhiên: thí sinh không cẩn thận là bị “dính chưởng”. Phần lớn các câu trắc nghiệm toán, có 4 đáp án thì hết 2-3 đáp án là “bẫy” mà thí sinh thường gặp (cái này mình sẽ bình luận ở bài viết sau). Thỉnh thoảng có đáp án gây nhiễu (tráo đổi số.
VD tính ra được 1,572g muối. Nhưng có 4 đáp án: a-2,751 ; b-7,152; c- 1,257; d-1,572)

=> tác giả sẽ canh sao cho đủ thời gian: khoảng 1,8ph/ 1 câu.

- Qua các năm, một số giáo viên nhận thấy đề thi “rất hay”. Nếu thí sinh chưa có chuẩn bị trước thì sẽ khó lấy điểm. Theo xu hướng đề thi, tác giả sẽ tăng cường khai thác kĩ thuật tính nhanh, vận dụng các công thức trắc nghiệm để làm toán trắc nghiệm, và phải “vận dụng, thông hiểu và suy luận” chiếm hơn 50% tổng số điểm.

- Nhiều giáo viên nhận xét đề 2012 không đơn thuần như thế này (nếu ra đúng dạng thì phải “xử đẹp” câu đó) mà nó có sự kết hợp hay sự kết hợp giữa các công thức, tất nhiên sẽ có “ổ gà” hay “hố voi” ở đâu đó!

nguồn: vn-zoom.com
 
×
Quay lại
Top