Tranh luận không phải là....

samurai

Not heartless
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/11/2010
Bài viết
75
Tranh luận trong văn học là thứ đáng khuyến khích, đáng trọng và rất cần thiết. Vấn đề ở chỗ thái độ tranh luận nó thế nào mà thôi. Nếu tranh luận với thái độ thẳng thắn, có học thuật, có văn hóa, lại cộng thêm sự lịch lãm điềm đạm thì hết ý rồi. Đáng bàn ở đây chính là một vài vị không tôn trọng cái "bản lề" đó mà cứ nhăm nhe vượt qua khỏi nó. Những vị này có vài ba cấp độ tranh luận: Sự không đồng tình, sự không bằng lòng, sự phản đối, sự tức giận và cấp độ cuối cùng sẽ là sự phỉ báng. Cái của nợ của trò tranh luận là thế. Khi đã nổi cơn thì máu bốc mờ cả mắt, chả nhìn thấy cái được của đối phương đâu, chỉ thấy toàn cái dở, cái hỏng, cái hớ hênh của đối phương. Và hiển nhiên đã thấy thế thì cứ nhè vào đấy mà nện thôi chứ bàn cãi gì nữa.

Tranh luận có ba giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là vạch lá tìm sâu, giai đoạn thứ hai là kết luận, giai đoạn thứ ba là vuốt ve đối phương mấy cái để tỏ mình cũng là người thế này thế nọ. Giai đoạn thứ nhất thì bám sát văn bản để mổ xẻ, xem ra cực kỳ khách quan, cực kỳ khoa học. Thế nhưng đến giai đoạn thứ hai, nghĩa là kết luận thì mới biết anh nào bình tĩnh, anh nào không, anh nào tâm lành anh nào tâm dữ. Anh tâm dữ, không kiềm chế nổi thì dùng những tư mạnh mẽ nhất, độc chiêu nhất để thi triển võ công. Lúc đó cái chiêu bài nói thẳng nói thật theo tinh thần khoa học được vận dụng triệt để. Lúc đó lời lẽ tuôn ra như mưa, mà không phải mưa nữa, một trận cuồng phong hãi hùng vì toàn những dao búa, đinh kìm sắc nhọn. Tóm lại sau trận cuồng phong đó thì đối phương bị tóm gọn, bị đóng gông trong một chữ tai ác, nặng nề. Đó là chữ ngu. Sau cơn thần hứng tràn trề máu lửa và súng đạn kia, có thể nhà tranh luận nghĩ lại, thấy mình cũng hơi quá, bạn hạ nhiệt đối phương xuống một tý, vuốt ve để giảm sự bất nhã bên trên của mình bằng vài ba chữ, "tuy nhiên", "rất tiếc", "xin thứ lỗi"... Xem ra lâm ly thống thiết, xem ra có văn hóa ghê gớm. Nhưng có điều này thì vị ấy chả chịu hiểu cho là lời đã ra khỏi miệng rồi thì khó thu lại. Các cụ bảo lời nói đọi máu. Đừng có hăng quá đến mức từ học thuật lại chém sả vào nhân cách đối phương. Đòn thù bao giờ cũng kinh hơn.

Biết kiềm chế chính là phẩm chất đầu tiên của người bước vào tranh luận, tranh luận cần ở trong cái khung của chính nó, không như sáng tác, là thứ có thể xểnh sang chân trời khác. Tranh luận mà xểnh sang chân trời khác thì toi luôn. Rất tiếc là hiện nay xem ra có vài ba vị khi tranh luận luôn luôn xểnh sang chân trời khác. Chân trời khác không có tranh luận mà chỉ thuần là chửi bới mạt sát và quy kết. Tóm lại chên trời ấy không có tý chút văn hóa nào mà chỉ toàn bản năng và bản năng.

Khi ta tranh luận thì điều đầu tiên phải hiểu rằng đấy là một người đối diện với một người trong không gian tri thức. Tranh luận là tiến đến chân lý bằng văn hóa.


AN (tổng hợp )
Kenhsinhvien.net
 
Mình cũng thích tranh luận theo kiểu dùng lý lẽ ấy:D Còn mấy con mụ lợi dụng/đội mác bảo vệ chính kiến gì gì đấy mà chửi nhau loạn xạ, ăn thua đủ là mình thấy ghét!
Mà không liên quan mình rất thích đọc giải đáp thắc mắc sức khỏe giới tính của B.S Đỗ Minh Tuấn, mặc dù nhiều khi chẳng có hiểu bác sĩ nói gì vì ẩn dụ quá, nhưng có thể cảm nhận được bác ấy rất văn vẻ và hóm hỉnh, chất giọng tư vấn rất riêng không lẫn vào đâu được:D
 
×
Quay lại
Top