Tranh cãi việc không mang theo Chứng minh thư phạt 200k

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Có teen tỏ ra đồng tình với quy định mới này, nhưng cũng không ít bạn lại phản ứng khá gay gắt.

Những ngày gần đây, teen đang xôn xao bàn luận về dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an quy định người dân không mang theo giấy chứng minh nhân dân (CMND) có thể sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-200.000 đồng. Quy định mới này đã tạo nên nhiều phản ứng trái chiều nhau.

Quy định nào cũng có hai mặt

Bạn Ánh Nguyệt, Học viện Tài chính Hà Nội chia sẻ: “Mình thấy quy định này cũng hợp lý đấy chứ. Mỗi công dân đến tuổi trưởng thành đều bắt buộc phải làm CMND nên việc mang theo chứng minh khi đi làm cũng là điều dễ dàng mà, có khó khăn gì đâu. Chẳng hạn, nếu bạn gặp bất trắc hay tai nạn trên đường thì còn biết bạn là ai và báo cho người nhà như thế nào”.

937566-2013-06-07-170027.jpg
Hiện tại quy định mới này cũng gây nhiều phản ứng từ dân mạng.Ảnh chụp từ màn hình.

Hoàng Anh, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu lại đứng ở trung lập: "Mình nghĩ cái gì cũng có hai mặt của nó. Với quy định này, mặt tốt là giúp mọi người đi vào quy củ nề nếp. Mặt xấu là khiến nhiều người không được thoải mái cho lắm. Nếu có thì quy định này chỉ cần áp dụng cho người trên 18 tuổi hoặc có điều khiển xe máy là được rồi, tuổi teen bọn mình không thích mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh đâu, vừa ít khi dùng đến lại vừa dễ mất CMND nên cũng khá bất tiện nếu đi đâu đó gần nhà".

Sẽ tồn tại nhiều bất cập

Bạn Vũ Nguyễn Thùy Dung, lớp 11 THPT Gia Định TP HCM không đồng tình: “Mình thấy những quy định mới như vậy rất là kì. Chẳng nhẽ đi từ nhà ra chợ, đi siêu thị, nhà sách cũng luôn phải mang theo những thứ đó sao”.

937566-429647-287103491343839-189123723-n.jpg
Bạn Thùy Dung cho rằng quy định như vậy thì không hợp lý và có nhiều bất cập.Ảnh NVCC.
Lý giải cho việc không nên có quy định phạt trường hợp không mang theo CMND, Dung đưa ra lý do như trong một số trường hợp không may công dân ra đường nhưng mất chứng minh chưa làm lại kịp thời thì làm thế nào. Hơn nữa việc làm lại chứng minh đâu phải có liền trong ngày một ngày hai được.

Cùng quan điểm với Dung, bạn Như Trang trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng nói: "Mình cũng không đồng tình với quy định mới này vì đâu phải ai khi ra đường cũng mang theo giấy tờ tùy thân. Chẳng hạn như như đi chợ, hoặc chạy thể dục, đi bộ ...những việc đó đâu nhất thiết phải mang theo CMND hay các giấy tờ tùy thân khác. Giấy tờ mang theo, chỉ tổ thêm gánh nặng bất an vì sợ bị móc túi thôi".

"Hơn thế mình là người Việt Nam, không thể cứ nhìn vào các nước châu Âu mà áp dụng cái này được. Người Âu khác người Á, ngay cả văn hóa, ăn uống, lẫn thói quen mỗi khi ra đường, nhất là thói quen đem theo mấy cái giấy tờ tùy thân trong túi", Trang nói thêm.

937566-nhu-trang-5.jpg
Như Trang cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với quy định mới này. Ảnh NVCC.
Bạn Nguyễn Thủy, du học sinh ở Nga cũng bình luận: “Việc đi ra đường không mang chứng minh thư mà bị phạt thì mình cũng không đồng ý lắm. Ở Nga hầu hết người dân đi ra ngoài đều kèm theo giấy tờ nhưng công an không bao giờ hỏi giấy tờ cả, chỉ hỏi những trường hợp là công dân nước ngoài hoặc công dân không có quốc tịch. Mình sống ở nước mình, là công dân nước mình, có nhất thiết là phải kiểm tra ngặt nghẽo như vậy”.

Thủy cũng nói thêm, pháp luật của mỗi nước cũng có những nét rất khác nhau. Ở Nga, về vấn đề ăn mặc, đi lại và lựa chọn cách sống đó là quyền của mỗi người không ai có thể đưa ra những biện pháp để hạn chế quyền này cả. Vì vậy, vấn đề phạt tiền như ở Việt Nam không hợp lý lắm. Có chăng đi nữa thì có biện pháp xuất phát từ giáo dục thì sẽ hay hơn nhiều.

Cần có những quy định mở

Trong khi đó, một số bạn lại đưa ra đề xuất, cần có những quy định mở để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Bạn Hải Lộc, ĐH Sư Phạm TP HCM chia sẻ quan điểm: “Theo mình, CMND chỉ cần thiết khi vi phạm hành chính hoặc hình sư. Nếu công dân không mang CMND đi thì có thể bổ sung sau. Nếu cứ bắt người dân mang CMND trong người, nếu bị mất cắp hoặc đánh rơi thì rất bất tiện trong các giao dịch dân sự. Những sinh viên ở tỉnh lên thành phố học tập, làm việc, sinh sống nếu lỡ bị mất cắp thì rất phiền toái cho việc làm CMND mới, phải mất công về quê và một thời gian sau mới có".

937566-img-0160.jpg
Hải Lộc lại cho rằng cần có những quy định thoáng hơn trong việc xử phạt như thế này. Ảnh NVCC.
Bên cạnh đó, Lộc cho rằng xã hội càng phát triển thì cần giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân. Thật ra CMND là giấy tờ nhất thiết phải mang theo bên minh, nhưng luật cần có qui định mở, những trường hợp ra khỏi tỉnh thì mới cần mang theo CMND thì hợp lý hơn. Luật cần thoáng và quy định cho hợp lý những trường hợp nào không mang thì sẽ bị phạt. Như thế không những nó thể hiện nhân cách của một người mà còn là phép lịch sự tối thiểu trong xã hội. Khi quy định bất kỳ điều gì cần xét đến yếu tố thuận lợi cho người dân. Đơn giản vì nếu thuận lợi và hợp lý thì người dân không chỉ thực hiện mà còn chấp hành nghiêm túc như việc đội mũ bảo hiểm.

Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Công an vừa quy định:

- Người dân không mang theo giấy chứng minh nhân dân có thể sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-200.000 đồng.

937566-chungminh.jpg
Việc phạt khi không mang theo CMND khi ra ngoài đang vấp phải rất nhiều phản ứng gay gắt. Ảnh minh họa.

- Phạt 100 - 200.000 đồng với các hành vi không xuất trình chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân; Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân.

- Bỏ lại chứng minh nhân dân sau khi bị kiểm tra, tạm giữ cũng sẽ bị phạt 200-300.000 đồng.

- Phạt 200.000 đồng đối với các hành vi như không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các điểm đang hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 - 200.000 đồng với các hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung như tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, lối đi chung; để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế nơi công cộng.

- Dự thảo này đang được Bộ Công an lấy ý kiến và dự kiến có hiệu lực từ 1/7.
Theo Ione
 
×
Quay lại
Top