Trần Hoàng - Kinh doanh với cái tâm của một người thầy

09cb1

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/1/2012
Bài viết
40
Vô tình đọc được bài báo này hay quá, quăng lên cho mọi ngừoi cùng xem
https://hoidoanhnhan.vn/news_detail_hdn.php?id=1243

Trần Hoàng - Kinh doanh với cái tâm của một người thầy
Theo học 4 trường đại học trong nước, từng làm việc với những tập đoàn truyền thông tiếp thị lớn của nước ngoài, nhưng vì hiếu kỳ, thích dấn thân khám phá những sắc màu mới của cuộc sống, Trần Hoàng đã quyết định tìm hướng đi cho mình. Khi việc hợp tác làm ăn đầu tiên tan rã, lối rẽ cuộc đời đã dẫn anh bước chân vào mãnh đất Giáo dục – đào tạo. Chính từ hướng rẽ đó, Trần Hoàng đã xây dựng thành công Công ty Truyền thông Tiếp thị Việt Nam (Vietnam Marcom). Con đường đó không hề trải thảm. Những gì hôm nay như là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không mệt mỏi của anh, phần thưởng cho một người luôn kinh doanh bằng cái tâm của một người thầy.

Khởi đầu suôn sẻ


Không thuộc tuýp người học hành xuất sắc theo lối từ chương, ngay từ thời sinh viên Trần Hoàng đã là người thích sự năng động theo lối học không gò bó mà phải sáng tạo. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động đoàn đội của trường, của lớp đâu đâu anh cũng có mặt, thậm chí lặn lội trong các chiến dịch tình nguyện về vùng sâu vùng xa cũng không quản ngại. Bạn bè thường bắt gặp Trần Hoàng say sưa trong những “giờ học mở” do các giáo sư thỉnh giảng chủ trì. Những giờ học như thế “giúp tôi bay bổng hơn và tự do hơn trong những ý tưởng riêng của mình”. Và sau khi ra trường, cách nghĩ, cách học như thế đã theo anh trên những chặng đường lập nghiệp.


hinh7.jpg


Quảng cáo ở Việt Nam những năm 1990 vẫn còn là một “vùng đất hoang sơ”, giàu tiềm năng nhưng chưa được khai hóa. Và quả thật, Trần Hoàng là người may mắn khi có cơ hội khai phá miền đất này cùng những con người chuyên nghiệp đến từ đất nước mặt trời mọc, đó là Tập đoàn Kao và Hakyhodo – một tập đoàn truyền thông – tiếp thị hàng đầu của Nhật. Lúc đó, Trần Hoàng là một trong hai người được chọn vào nhóm phát triển sản phẩm mới của Kao. Vốn là người thích sự năng động và sáng tạo, lại được đặt trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, anh như cá tìm về được với biển khơi rộng lớn để thỏa chí vẫy vùng. Biến cơ hội thành hành động thực tiễn, lấy môi trường làm việc làm trường học, Trần Hoàng tiến bộ từng ngày và chiếm được niềm tin yêu của nhòm, cũng như những cấp cao hơn.


Sau một thời gian ngắn, với những gì đã học được và nhiệt huyết muốn khám phá những cung bậc mới của cuộc sống, Trần Hoàng cùng một nhóm bạn khác góp vốn tự tin thành lập công ty quảng cáo riêng. Không giáo trình tham khảo, không tài liệu tra cứu, không trường lớp đào tạo, tài sản của nhóm chính là nhiệt huyết sức trẻ muốn được khẳng định mình.

Bất chấp những khó khăn bước đầu về kinh nghiệm tổ chức, những ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính châu Á – Thái Bình Dương, và cả những khó khăn hạn chế về thủ tục hành chính khi chưa có luật doanh nghiệp, Trần Hoàng vẫn điều hành nhóm quyết đạt được mục đích. Nhắc đến đây, anh bồi hồi kể lại cái “thời oanh liệt” đã đi qua cho sự nghiệp đầu đời của mình: “Đề xuất của chúng tôi không thuyết phục được thành phố, vậy là cả nhóm phải chạy ngược ra Biên Hòa đăng ký, ra Bộ xin giấy phép hành nghề rồi lại ngược trở về mở chi nhánh ở Sài Gòn”. Nhưng đổi lại cho những giọt mồ hôi đã đổ xuống trên chặng đường truân chuyên ấy, Trần Hoàng và nhóm của anh đã thành công.

Mặc dù còn non trẻ, nhưng công ty của Trần Hoàng cùng các sáng lập viên đã có được những chữ ký và niềm tin của hãng điện tử hàng đầu Nhật Bãn – Sanyo Việt Nam. Tuy phải cạnh tranh vô cùng vất vả trước các tập đoàn chuyên quảng cáo của nước ngoài, nhưng với sự sáng tạo không ngừng và những ý tưởng độc đáo đã đưa Trần Hoàng cùng nhóm lọt vào mắt xanh của những thương hiệu lớn. Anh đã buộc các đối thủ nước ngoài ờ vào thế phải thương lượng với anh trong các thương vụ truyền thông quảng cáo.

Lối rẽ chông gai


Khi công việc kinh doanh đang tiến triển tốt đẹp thì nhóm của anh lại tan đàn xẻ nghé, một sự cố đáng tiếc nhưng trần Hoàn lại cho rằng: “Có lẽ đó lại là một điều may mắn, nó giúp mình có thời gian để chiêm nghiệm sự đời và ấp ủ những dự án mới”. Một bản nhạc dù hoành tráng và trường kỳ đến đâu thì hẳn cũng sẽ có một dấu lặng trước khi bắt đầu một cao trào mới, vậy là anh đã quyết định dành dấu lặng ấy cho mình sau khi chia taynhóm.

Nhận thấy kinh tế đất nước ngày càng phát triển, các ngành sản xuất - dịch vụ cũng gia tăng không ngừng, tất yếu đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực phục vụ cho công tác truyền thông tiếp thị ở các doanh nghiệp, Trần Hoàng dấn thân chọn giáo dục làm bước đi tiếp theo. Đây là một thách thức rất lớn đối với anh vào thời điểm đó, vì có thể nói rằng Trần Hoàng là người đi tiên phong đào tạo ngành nghề thuộc lĩnh vực này.

Nhận thức được hành trình sẽ rất dài và đầy thử thách khi mà: “Các tài liệu về lĩnh vực tiếp thị hầu như không có mặt tại nước ta, công nghệ thông tin chưa phát triển như bây giờ”, anh kể lại. Trong cái khó lại ló cái khôn, Trần Hoàng nảy ra ý tưởng bằng mọi cách phải xây dựng được một cơ sở dữ liệu chuyên về truyền thông tiếp thị cho một thư viện. Đó là công việc đầu tiên, phải đãi cát tìm ra những hạt cát cần thiết cho ngôi nhà sắp xây.

Một mình Trần Hoàng lo tất cả mọi việc từ hậu đài cho đến ngoại giao. Hằng ngày, anh phải đến đăng ký truy cập mạng để tìm tài liệu, “phải đăng ký trước 3 ngày mới được truy cập, giá là 50 nghìn đồng một giờ, mà tốc độ thì chờ đến xót cả ruột”, anh nhớ lại. Mặt khác, anh tìm đường kết nối với các hiệp hội về truyền thông quảng cáo bên ngoài để tìm nguồn hỗ trợ tư liệu và sự giúp đỡ kinh nghiệm từ các tổ chức này.

Giống như kiến tha lâu đầy tổ, nguồn tư liệu cũng dần đầy đủ và được anh tuyển chọn sắp xếp một cách hệ thống. Với quan điểm quản lý trọng về chất, hệ thống dữ liệu tại thư viện này luôn được gạn lọc lại qua thời gian. Giá trị của nó là tính hệ thống của thông tin, người đọc có thể biệt được trong 10 năm qua ngành thiết kế bao bì của Nhật đã phát triển như thế nào, đặc biệt hệ thống lý luận và thông tin khảo cứu về vấn đề thương hiệu rất cần cho Việt Nam.

Tính đến nay, thư viện Chuyên khản Công nghệ Quảng cáo của Trần Hoàng đã đi vào hoạt động được gần 5 năm. Có thể nói rằng công việc của anh mang ý nghĩa cống hiến hơn là kinh doanh. Trần Hoàng tự đề ra cho mình một mục đích rõ rang đó là “gắn bó lâu dài và đóng góp tích cực cho quá trình xã hội hóa giáo dục của đất nước trong giai đoạn mới”. Chúng ta đều biết, nếu muốn kiếm lợi nhuận từ lĩnh vực này. Nhưng cái giá trị cao hơn so với giá trị lợi nhuận mà Trần Hoàng muốn hướng tới đó là những giá trị tri thức vô cùng lớn, cái đó cần cho một xã hội tri thức. Anh vẫn còn thấy tiếc khi kho tư liệu quý giá ấy chỉ mới khai thác chưa đến 10% tiềm năng của nó. Nhưng trên thực tế bấy nhiêu đó cũng đủ tạo dựng nên những thành quả tốt đẹp trong lĩnh vực đào tạo của Vietnam Marcom.



Từ niềm vui đầu tiên


new-york.jpg
Tháng 4 – 2002, Chương trình đào tạo 500 chuyên viên quảng cáo chính thức ra đời. Đây là chương trình đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Nay năm đầu tiên, Vietnam marcom đã đạt được con số 500 học viên. Học là sinh viên, nhân viên quảng cáo ở các công ty và cả những người chủ của rất nhiều doanh nghiệp lớn. Đến nay, số học viên đã lên đến 1.200 học viên chỉ sau hơn 3 năm triển khai. Điều khiến Trần Hoàng vui nhất đó là chương trình này đã được thị trường lao động thừa nhận hiệu quả. Hầu hết các học viên sau khi tốt nghiệp đã được các doanh nghiệp tuyển dụng và nắm giữ những vị trí quan trọng trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo- tiếp thị các doanh nghiệp.

Nhớ lại những ngày đầu thử nghiệm chương trình, anh kể: “Tôi nhớ mãi hình ảnh 170 sinh viên ngồi chen chúc nhau trong một giảng đường chật chội dưới tiết trời nóng bức, họ đã nghe say sưa và hào hứng, dù đó chỉ là chương trình chạy thử nghiệm, quả là một hình ảnh đẹp”.



… Đến vinh quang lịch sử


Tháng 9 – 2004, tại Đại hội Quảng cáo Thế giới của Hiệp hội Quảng cáo Quốc tế lần thứ 39 tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), một niềm vui lớn đã đến với Trần Hoàng và Vietnam Marcom, niềm vui ấy lớn đến độ anh cho rằng “nó sẽ rất khó lặp lại trong lịch sử ngành truyền thông tiếp thị của nước ta một lần nữa”. Chương trình Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành Quảng cáo Việt Nam do Vietnam Marcom khởi xướng cùng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được bình chọn là dự án xuất sắc nhất (Best Practices). Lần đầu tiên sau 39 kỳ đại học của Hiệp hội Quảng cáo quốc tế (IAA),một dự án của Việt Nam được bình chọn và mời báo cáo tại đại hội. Đây là điều mà 5 năm trước đây, khi dự đại hội tại London, Trần Hoàng chưa từng dám mơ tới. Các chuyên gia quảng cáo hàng đầu của thế giới đánh giá cao những nỗ lực và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của dự án đối với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển.

Đâu là một mô hình thật sự giá trị, khi các đội ngũ trực tiếp giảng dạy chính là các chuyên gia trong ngành công nghiệp tiếp thị, quảng cáo, kết hợp với các giáo sư đầu ngành trong nước. “Sự kết hợp trong mô hình đào tạo này thật là điều trong mơ, nó đạp ứng được đặc thù của ngành học là pháthuy khả năng sáng tạo trong điều kiện nền công nghiệp truyền thông tiếp thị cuả ta còn quá non trẻ”, Trần Hoàng nói thêm.



Tiền chưa phải là thước đo thành công


Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực rất ít người quan tâm, bởi khả năng sinh lợi của nó thấp và chậm. Trần Hoàng khẳng định: “Đây không phải là lĩnh vực để người ta kỳ vọng nhiều về tài chính”. Nhưng anh đã làm và làm hơn những gì anh mong đợi. Chương trình này đã mang đến những giá trị lớn khẳng định một hướng đi mở cho vấn đề xã hội hóa giáo dục trong chiều sâu của nó.

Vi-tri-3-500.jpg
Điểm nổi trội của mô hình đào tạo này nằm ở chỗ đưa ra một phương pháp tiếp cận mới đối với từng vấn đề, kết hợp được lý luận khoa học và thực tiễn đời sống, điều mà các chương trình giáo dục của ta hiện nay chưa giải quyết được. Trong đó, tuy suy về sự đổi mới liên tục luôn được giữ vững trong suốt các chương trình. Một đặc tính dễ dàng nhận ra trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị là đòi hỏi tính sáng tạo cao, thay đổi không ngừng và gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, gắm với thị trường. Tham gia giảng dạy trong các chương trình không chỉ là những người giỏi về lý luận mà còn giỏi cả về thực tiễn, họ là những chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực liên quan, do đó họ hiểu được đâu là những vấn đề cần giải quyết mà các học viên của mình muốn nắm bắt.

Thành công của Trần Hoàng không chỉ thể hiện ở số người theo học các chương trình của anh ngày càng tăng, mà còn thể hiện ở thành quả đối ngoại. Anh đã kết nối được không chỉ lực lượng tri thức giỏi của Việt Nam mà còn liên hệ được với nhiều vị đầu ngành trên thế giới. Có nhìn lại bối cảnh hơn 4 năm về trước trong điều kiện còn nhiều khó khăn về vật chất mà tỉ lệ các giảng viên thỉnh giảng từ ngành công nghiệp và nước ngoài đã lên đến trên 80%, mới thấy hết được khả năng thật sự thế nào. Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, Trần Hoàng vẫn nắm vững và phát huy vị thế tiên phong của Vietnam Marcom trong lĩnh vực này.

Các giá trị lớn nhất của mô hình này là góp phần cùng nền giáo dục cả nước hình thành một thế hệ mới cho ngành Quảng cáo Việt Nam. Đó là những con người mà theo anh “họ sẽ được đào tạo, chuẩn bị tốt để nắm giữ vai trò quan trọng trong bộ phận truyền thông tiếp thị của các doanh nghiệp”.

Trong xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về truyền thông tiếp thị cũng theo đó phát triển. Đây sẽ là một hướng đi đầy triển vọng. Thể hiện quyết tâm hoàn thiện hơn và phát triển không ngừng để đồng hành cùng sự phát triển đó, Trần Hoàng cho biết: “Trong tương lai, Vietnam Marcom sẽ trở thành một học viện về truyền thông quảng cáo lớn, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đào tạo nhân lực của đất nước”.



Con người là lợi nhuận lớn nhất


Trần Hoàng chi rằng, mỗi doanh nhân hội tụ khá đầy đủ các tố chất của con người trong mọi lĩnh vực ngành nghề. Họ có niềm đam mê kinh doanh cháy bỏng, như người nghệ sĩ đam mê sáng tạo những kiệt tác bất hủ; sự dũng cảm dấn thân củ những chiến binh nơi sa trường; nhưng đôi khi họ lại trở thành những nhà hiền triết với biết bao hoài bão và sự chiêm nghiệm. Anh tự hào khi nói về sự lựa chọn đường đi của mình: “Nếu không dấn thân, nếu không có ước mơ về sự thay đổi thì có lẽ tôi không được như bây giờ”.

Những suy nghĩ mạnh mẽ, không một khó khăn nào có thể cản bước anh tiến tới mục tiêu đã chọn. “Tôi đã sẵn sàng tinh thần cho việc bán đi căn hộ của mình để lấy tiền đầu tư cho thư viện nếu điều đó là cần thiết vào thời điểm khó khăn đó”, anh tâm sự. Người ta có thể nghĩ anh làm liều, nhưng có lẽ đúng hơn đó là sự dấn thân vì những lý tưởng sâu xa hơn, mà không phải ai cũng hiểu được. Tài sản lớn nhất theo anh chưa chắc đã là lợi nhuận, nó quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cái lớn hơn đó chính là những con người mà sức sáng tạo của nó có thể thay đổi cách nhìn về một thương hiệu.

Làm giáo dục cần có một cái tâm, “bởi vì đó là một sự cam kết đầu tư, mà nếu đơn thuần chỉ nghĩ đến tiền thì không thể toàn tâm toàn ý đầu tư, thậm chí là thoái chí rút lui trong những lúc khó khăn”, Trần Hoàng khẳng định. Không biết có phải vì thế mà trong 4 chương trình do Vietnam Marcom đưa ra thì đã có 3 lọt vào hàng top, khẳng định uy tín của mình. Thế mới biết cái triết lý “cho và nhận” ở đời nghe có vẻ giản đơn nhưng không phải mấy ai cũng làm được, nhất là trong môi trường kinh tế. “Giá trị của một con người, một doanh nghiệp là ở khả năng cho được nhiều hay ít, chứ không phải là nhận bao nhiêu”, Trần Hoàng chia sẻ.

Tuy đã thành công bước đầu, nhưng đối với Trần Hoàng đó chưa phải là tất cả. Hàng loạt các liên kết với các đối tác đến từ Ấn Độ, Malaysia, Singapore,… đang được xúc tiến; những chương trình đào tạo liên tục được hoàn thiện, những hoài bão mới đang được ấp ủ. Với tấm lòng tận tụy phấn đấu, bầu nhiệt huyết sôi sục như ngày nào, và một cái tâm cho nền giáo dục nước nhà, Trần Hoàng đang sẵn sàng đón nhận một tương lai mới, thành công mới rực rỡ hơn.


Ngọc Minh – Nguyên Oanh (theo chuyendoanhnhan.com)

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
ôi, bác này giỏi quá, thật là khâm phục, bao giờ mình mới được như thế đây
 
Viêt nam mình cũng nhiều nhân tài đấy chứ. thế mà ko hiểu sao cứ lẹt đẹt mãi
 
bác này giỏi thế mà giờ mình mới biết, trước đến nay chưa nghe tên bao giờ
 
bác này giỏi thế mà giờ mình mới biết, trước đến nay chưa nghe tên bao giờ


thường thì dân marketing mới biết bác này, bác này được coi như micheal potter của việt nam đấy
 
Marcom nổi lên cũng nhờ 1 tay bác Trần Hoàng này
 
ước gì được đàm đạo với những người như thế này nhỉ, chắc level sẽ lên nhanh lắm
 
Hình như bác này có tham gia làm ban giám khảo đánh giá ý tưởng của chương trình hub culture thì phải
 
Hình như bác này có tham gia làm ban giám khảo đánh giá ý tưởng của chương trình hub culture thì phải

Sao đánh giá ý tưởng kinh doanh lại mời 1 người chuyên quảng cáo tham gia làm ban giám khảo nhỉ ?
 
ôi, người giỏi thế này thì xứng đáng quá còn gì, còn phải thắc mắc nữa
 
Sao đánh giá ý tưởng kinh doanh lại mời 1 người chuyên quảng cáo tham gia làm ban giám khảo nhỉ ?

nghe bác Lý Quí Trung nói 1 ý tưởng muốn thành công phải có yếu tố quảng cáo tốt nữa, chắc đó là lý do để mời bác giám đốc Marcom vào
 
khi 1 ý tưởng đc chọn thì phải pro cho nó để nó tiếp cận dc với mọi người chứ nhỉ:KSV@05:
 
khi 1 ý tưởng đc chọn thì phải pro cho nó để nó tiếp cận dc với mọi người chứ nhỉ:KSV@05:

tui thích cái ý tưởng này nè bro :KSV@07:
https://www.hanhtrinhkhongngungbuoctoi.com/y-tuong-tham-du.html?view=idea&id=6
 
Không bik có đc mấy bác như Trần Hoaàng hay Lý Quý Trung tư ấn trực tiếp không ta
 
Hình như là cứ gửi câu hỏi , chắc sẽ được trả lời thôi
 
vào trang www.hanhtrinhkhongngungbuoctoi.com đọc các ý tưởng hấp dẫn quá luôn ấy chứ :-?
 
×
Quay lại
Top