'Tống khứ' căng thẳng cho học trò cuối cấp

HuongNguyen_93

怠惰なエディタ
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/12/2011
Bài viết
3.333
Các bạn lớp 12 chắc chắn đang phải gồng mình chiến đấu với vô số áp lực, căng thẳng từ bài vở, thi cử...
Bắt mạch những ám ảnh kinh hoàng

Năm học lớp 12 đối với học sinh phổ thông luôn là những “ám ảnh kinh hoàng” khi phải đối phó với muôn vàn áp lực đến từ bài vở trên lớp, lớp ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học, áp lực từ phía gia đình. Đó là chưa kể đến những nỗi lo, băn khoăn có tính chất quyết định như làm hồ sơ, chọn khối thi, chọn trường, chọn ngành thi...

Việc tạo quá nhiều áp lực phải đỗ trường nọ, trường kia để “nở mày nở mặt” rõ ràng khiến nhiều teen bị stress nặng nề và luôn phải lo ngay ngáy rằng “nếu mình không đỗ thì ăn nói làm sao với bố mẹ đây”.

Nam Phương, một sinh viên Đại học Quốc gia chia sẻ những kí ức kinh hoàng khi biết tin mình trượt đại học năm đầu tiên: “Lúc biết điểm và chắc chắn mình đã trượt tớ như rơi vào khủng hoảng và thậm chí không dám nhìn mặt bố mẹ. Những ngày tháng đó tớ thực sự chán chường khi ngày nào cũng nghĩ mọi người đang phàn nàn về mình”.

Hay như Sơn Tùng, một sinh viên trường Cao đẳng Du Lịch: “Hồi học lớp 12, mình biết bố mẹ đang kì vọng rất nhiều. Đó là chưa kể đến chuyện áp lực phía thầy cô, nhà trường. Tất cả những điều đó khiến mình lo nghĩ đến mức suy nhược thần kinh“.

9e893479-c770-4b1e-96b0-5ef3f393d6bd.jpg


Học trò lớp 12 thường phải chịu "ma trận" áp lực
Áp lực dành cho học trò cuối cấp thật "ghê gớm". Tuy nhiên việc chồng chéo lịch học, lịch thi càng khiến nhiều các bạn trở nên bế tắc hơn khi không còn thời gian giải trí, vui chơi thậm chí là gặp gỡ bạn bè và duy trì các mối quan hệ xã hội.

Vậy đối với teen 12 làm sao để vừa học hiệu quả mà vẫn có thời gian chơi thả ga?

Đánh bay mọi áp lực bài vở

Thực tế đã chứng minh nhiều học sinh giỏi, thậm chí là xuất sắc, đạt được học bổng ngay từ thời phổ thông lại là những học trò khá năng động, ham chơi chứ ít người thuộc diện “mọt sách”.

Thủ khoa Học viện Tài chính năm 2012 Phạm Thành Công với số điểm 29,5 từng chia sẻ rằng cậu rất đam mê game online và thể thao. Điều đó đã chứng tỏ, học sinh cuối cấp vẫn có thể vừa chơi mà vừa học hiệu quả.

Kinh nghiệm của nhiều anh chị sinh viên đi trước cho thấy, việc xác định trường và khối thi ngay từ khi học lớp 10 và 11 là rất cấn thiết để khi lến lớp 12, các bạn có thể thoải mái tập trung vào ôn luyện cho mục tiêu đại học. Bên cạnh đó là việc lập thời gian biểu hợp lí là hết sức quan trọng. Cần phân bổ thời gian học môn nào trước, môn nào sau, học vào khung giờ nào là hợp lí. Việc chồng chéo các môn học cũng như ôn luyện sẽ khiến hiệu quả học tập không cao, thậm chí còn phản tác dụng và có ảnh hưởng đến sức khỏe của teen. Nếu như việc sắp thời thời gian biểu hợp lí, chắc chắn sẽ có thời gian cho bạn giải trí, chơi thể thao giúp việc học trở nên hiệu quả hơn.

Bạn Lã Quý Đông, sinh năm 1995, sinh viên năm nhất Học viện Báo chí Tuyên truyền chia sẻ về kinh nghiệm ôn luyện năm cuối cấp của mình: “Thực sự thì hồi lớp 12 mình không học ngày học đêm. May mắn cho mình là bố mẹ không tạo bất kì áp lực nào nên mình có thể tự do vừa chơi vừa học. Kinh nghiệm của mình là ở nhà không học quá 5 tiếng/ngày, không thức đêm để học vì như vậy rất hại cho sức khỏe và khiến bạn khó có thể minh mẫn vào ngày hôm sau.

9dd511ce-bb2f-445d-bf32-9acf2c6e0490.jpg


Kinh nghiệm của Lã Quý Đông không học ở nhà quá 5h/ngày​

Còn bạn Nguyễn Như Trang Ngọc học sinh trường lớp 12 THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội) chia sẻ: "Mình thường hay tụ tập bạn bè để học nhóm vừa hiệu quả những lúc rảnh vừa được tám với chúng nó. Rất chi là vui và hiệu quả".

Việc chơi thể thao, giải trí đúng lúc, hay tụ tập cùng bạn bè trong những khoảng thời gian nhất định sẽ giúp cơ thể sáng khoái, đầu óc được giải tỏa căng thẳng mệt mỏi để lại tràn đầy năng lượng "chiến đấu" với đống sách vở đang chờ bạn.

Hi vọng những lời chia sẻ trên có thể giúp cho các bạn lớp 12 biết cách để chơi mà học, học mà chơi hiệu quả nhất nhé.

Tiin.vn
 
em đang trong tình trạng này đây =)) cơ mà để giải quyết áp lực thì em thường ngồi chơi cả buổi và bỏ học những môn nào có thể bỏ, chỉ tập trung cho ĐH =)) mấy môn khác thì chỉ học kiểu cầm chừng thôi =))
 
thotuyet_lucky cầm chừng là được rồi :KSV@05: Hồi đó thấy thật có lỗi, nhưng cô giáo chủ nhiệm dạy Sử mà mình chẳng nhớ mặt mũi quyển SGK Lịch Sử của mình dư lào :KSV@08:Sao mà vẫn qua bài kiểm tra:KSV@08:
 
thotuyet_lucky cầm chừng là được rồi :KSV@05: Hồi đó thấy thật có lỗi, nhưng cô giáo chủ nhiệm dạy Sử mà mình chẳng nhớ mặt mũi quyển SGK Lịch Sử của mình dư lào :KSV@08:Sao mà vẫn qua bài kiểm tra:KSV@08:
Cô chủ nhiệm ta cũng dạy sử nhưng mặt mũi quyển vở ghi sử nó như thế nào ta còn ko biết nữa chứ đừng nói Sgk :'( giờ sử toàn học toán :v
 
Cô chủ nhiệm ta cũng dạy sử nhưng mặt mũi quyển vở ghi sử nó như thế nào ta còn ko biết nữa chứ đừng nói Sgk :'( giờ sử toàn học toán :v
Vâng, SGK chẳng có thì vở chị nghĩ nó có cài gì :v Chấm vở lấy điểm miệng, trang trại nhà em lại có thêm chú ngỗng :v
 
emyeuconan thế mà tui với cô cũng đủ đk đi thi TN được thì cũng thấy hơi lạ :v =))~
 
HuongNguyen_93 sử đc vừa đủ 6.5 ;)) Đủ đkiện học sinh giỏi nữa cơ =)) May là tốt nghiệp không thi sử :3
 
em thi khối C nên chép bài Sử, Văn là vô cùng chăm chỉ =))
cơ mà mỗi tội lần nào bị thầy kêu lên bảng làm bài Toán, Hoá thì lại nói "thầy ơi em học Văn Sử Địa" =))
thế nhưng ktra Toán thì vẫn làm ngon =))
 
×
Quay lại
Top