Tổng hợp những kỹ năng hữu ích

kinmi

Thành viên
Tham gia
5/12/2014
Bài viết
12
Mình viết khá nhiều bài về kỹ năng tự học và kỹ năng phát triển bản thân tại Blog Giohoc.vn. Mình sẽ chia sẻ lại tại đây, hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn!

01. Kỹ năng đọc

Nhớ lại thời mẫu giáo và cấp I, tôi và các bạn đều được học môn Tập đọc. Thế mà lên Đại học, lại chẳng có trường nào đưa môn Tập đọc vào chương trình cả. Chính vì không được học môn này tới nơi tới chốn, cho nên tới lúc đi làm, nhiều người loay hoay với một “đống” báo cáo, với một “núi” thông tin, chẳng biết đọc ra răng để mà phân tích, đánh giá, tổng hợp phục vụ cho yêu cầu công việc.
reading.jpg


Vâng, nếu có môn Tập đọc tại trường đại học thì đỡ biết mấy. Chúng ta sẽ biết những kỹ thuật đọc lướt để nắm ý chính, đọc lướt để tìm thông tin quan trọng, đọc tốc độ cao mà vẫn lĩnh hội được vấn đề. Những kỹ thuật này đòi hỏi cả một quá trình luyện tập, chứ chẳng thể nào một sớm một chiều mà “pờ zồ” ngay được. Thôi thì không ai dạy mình, mình tự học vậy.

KỸ THUẬT ĐỌC LƯỚT ĐỂ NẮM Ý CHÍNH
Nếu bạn nào đã học luyện thi IELTS hay TOEIC, TOEFL thì hẳn là cũng biết về kỹ thuật đọc này, có tên gọi tiếng Anh là “skimming”. Ít ai có thể đạt điểm cao ở phần đọc hiểu nếu cứ “tà tà” đọc một đoạn văn từ đầu tới đuôi, không bỏ sót chữ nào, vì như vậy sẽ tốn thời gian. Thay vào đó, ta cần đọc lướt để nắm được ý chính, và xác định xem phần nào có nội dung quan trọng cần phải đọc kỹ, phần nào chỉ là thêm thắt, minh họa, không cần thiết lắm và có thể bỏ qua.

Trong công việc cũng vậy, mỗi ngày chỉ có 8 tiếng làm việc, trong khi khối lượng tài liệu, thông tin cần đọc thì nhiều vô kể. Cho nên chúng ta chỉ đủ thời gian đọc lướt, nhưng đọc sao cho hiệu quả thì các bạn có thể tham khảo các cách sau:




    • Đọc theo chiều dọc trước, rồi hẵng đọc theo chiều ngang. Đọc theo chiều dọc từ trên xuống dưới để nắm được tài liệu có độ dài bao nhiêu, chia thành mấy đoạn, kết cấu ra sao. Sau đó mới tiến hành đọc tiếp theo chiều ngang.
    • Đọc phần giới thiệu mở đầu và phần kết luận trước hết, vì hai phần này thường tóm gọn và bao quát nội dung chính yếu của tài liệu.
    • Trong mỗi đoạn hay chương mục, chỉ đọc vài dòng đầu tiên rồi lướt nhanh tới vài dòng cuối cùng. Thậm chí chúng ta không cần đọc trọn vẹn cả một câu, nếu thấy đó không phải là câu cung cấp thông tin quan trọng thì bỏ qua ngay.
KỸ THUẬT ĐỌC LƯỚT ĐỂ TÌM THÔNG TIN
Nếu như sếp giao cho bạn tìm một nhà cung cấp máy chiếu trên thị trường, hay đọc một báo cáo marketing để tìm xem sản phẩm được tung ra thị trường vào ngày mấy, thì lúc đó chúng ta cần sử dụng tới kỹ thuật đọc lướt này, còn gọi là “scanning”. Thực chất chúng ta chỉ đọc để xác định xem thông tin cần tìm nằm ở chỗ nào, chứ không cần quan tâm nội dung xung quanh nó. Sau đây là một số lưu ý của kỹ thuật “scanning” này:




    • Nếu bạn tìm thông tin trong một cuốn sách, thì hãy đọc phần mục lục trước để xác định xem thông tin cần tìm có thể nằm ở đâu.
    • Nếu bạn tìm thông tin trên internet, thì chỉ cần gõ từ khóa vào công cụ tìm kiếm, đọc lướt qua những tiêu đề trang web trong danh sách để xác định xem trang nào có chứa thông tin mà bạn quan tâm.
    • Hãy chú ý tới những dòng được bôi đậm, in nghiêng, những từ chuyển tiếp ý như là “Tiếp theo”, “cuối cùng”, “tóm lại” vì đó thường là vị trí của thông tin quan trọng cần tìm.
KỸ THUẬT ĐỌC NHANH
Đọc nhanh không phải là đọc từ dòng này qua dòng khác, mà là lướt từ trang này qua trang khác và vẫn nhanh chóng nắm nội dung một cách chính xác. Sau đây là một số quy tắc đọc nhanh:




    • Đọc không lùi lại, không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết.
    • Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm hay lẩm bẩm trong miệng bị cho là “kẻ thù” của việc đọc nhanh.
    • Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Mắt di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy, và phải tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi.
    • Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và nắm bắt vấn đề nhanh hơn.
    • Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc.
    • Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách.
Chúc các bạn đạt tới trình độ cao cấp ở môn tập đọc này nhé!
 
Hiệu chỉnh:
02. Kỹ năng thuyết trình

Bạn có thể chưa thật tự tin về khả năng thuyết trình trước đám đông của mình. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, chính chiếc điện thoại di động cũng có thể trở thành “trợ thủ đắc lực” giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình chưa? Hãy thử xem nhé!

1. Tự quay video và đánh giá
Điều đầu tiên bạn cần làm là tự đánh giá và “chấm điểm” kỹ năng thuyết trình của mình. Nếu chưa hiểu rõ những hạn chế của bản thân, bạn sẽ không thể biết đích xác cần phải cải thiện điều gì. Bạn nghĩ rằng mình thuyết trình còn thiếu cuốn hút ư? Hay giọng nói của mình chưa thật truyền cảm? Tuy nhiên, đó mới chỉ là những điều bạn NGHĨ mà thôi, đó đã phải là những điều bạn thực sự NHÌN THẤY chưa? Để có được những đánh giá chính xác nhất, hãy dùng chính chiếc điện thoại để tự quay phần thuyết trình của mình, chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra thêm nhiều điều “chưa ổn” khi ngồi xem lại đoạn video.

Sau đây là các bước mà bạn cần làm:

hinh-bai-thuyet-trinh-1.jpg


hinh-bai-thuyet-trinh-2.jpg


hinh-thuyet-trinh.jpg


hinh-bai-thuyet-trinh-4.jpg

2. Xem video và học hỏi
Như vậy là bạn đã hiểu mình cần phải cải thiện những điểm nào, vậy thì câu hỏi tiếp theo đặt ra là bạn cần cải thiện như thế nào. Cũng với chiếc điện thoại của mình, bạn hãy truy cập Youtube và xem các video mà người khác đang đứng trình bày hoặc diễn thuyết về một vấn đề nào đó. Điều gì ở họ khiến bạn cảm thấy thực sự cuốn hút? Phong cách trình bày của họ có điểm gì đặc biệt mà bạn có thể học hỏi và áp dụng cho mình được? Phải chăng đó là:

  • Những động tác tay uyển chuyển và đều đặn trong suốt bài nói?
  • Cách lên xuống giọng, ngừng nghỉ hợp lý, nhấn mạnh vào những điều quan trọng?
  • Biểu cảm gương mặt tương ứng với nội dung đang trình bày: nhướn mày tỏ vẻ ngạc nhiên khi đang đặt câu hỏi, nở nụ cười khi đang pha trò hay nói về những nội dung tích cực?
Và còn nhiều yếu tố khác nữa mà bạn sẽ tự khám phá ra!

3. Biến camera thành gương và luyện tập
Sau khi đã xem rất nhiều video và học hỏi được kha khá bí quyết từ phong cách thuyết trình của người khác, giờ là lúc bạn cần phải luyện tập. Hầu hết những chiếc smartphone đều hỗ trợ chức năng biến camera trước thành gương soi. Bạn hãy tập các động tác tay hoặc động tác biểu cảm nét mặt trước gương, để xem bạn thể hiện như thế nào sẽ lôi cuốn và thuyết phục nhất!

4. Tự quay video lần thứ hai và so sánh
Bạn tự tin hơn rất nhiều và cảm thấy mình đã cải thiện đáng kể phong cách thuyết trình? Vậy thì hãy tự quay video thứ hai để so sánh với video đầu tiên. Tất cả những điểm hạn chế mà bạn liệt kê lúc đầu đã được khắc phục hay chưa? Nếu vẫn chưa, hãy quay thêm những video thứ ba, thứ tư, đến bao giờ bạn thực sự cảm thấy hài lòng về mình. Và đừng quên lưu lại video chuẩn nhất của bạn để mỗi khi chuẩn bị cho bài thuyết trình thực tế nào đó, bạn có thể mở video này ra xem để tự nhắc nhở mình về cách thuyết trình lôi cuốn và ấn tượng.

(Đăng tại Giohoc.vn)​
 
03. Kỹ năng networking - Tạo dựng mối quan hệ

Đọc cuốn “Đừng bao giờ đi ăn một mình” – “Never eat alone”, bạn sẽ học được rất nhiều “công thức ngon” để thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. Tác giả Keith Ferrazzi đã đúc kết một chân lý rằng, tài năng xuất chúng không phải là điều làm nên khác biệt của những người thành công rực rỡ, mà họ khác biệt nhờ biết khai thác sức mạnh của những mối quan hệ, hay nói cách khác, họ có kỹ năng networking tuyệt vời.
dung-di-an-1-minh.jpg

Nếu chưa đọc, bạn có thể xem bài viết Tóm tắt nội dung để hiểu hơn về những giá trị mà cuốn sách này mang lại.
 
×
Quay lại
Top