Tôi thành triệu phú ở Mỹ thế nào?

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
Từ 10.000 USD ban đầu, tôi mua một căn nhà để cho thuê và sau đó đầu tư bất động sản. Đến năm 2004, vốn của tôi đã lên tới hơn 2 triệu USD.Gần đây tôi vào VnExpress đọc những tâm sự của người Việt trên đất Mỹ và cảm nhận được rất nhiều ý nghĩ khác nhau về cuộc sống trên đất Mỹ.
Từ lâu tôi vẫn luôn mong làm thế nào góp một phần khả năng cho cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đựợc thành công, để quê hương Việt Nam được giàu mạnh. Tôi lấy hết can đảm để viết lên đây những gì đã trải qua trên đất Mỹ, giúp tôi có được ngày hôm nay.
Tôi sang Mỹ năm 22 tuổi và đã sống ở Mỹ hơn 22 năm. 10 năm đầu không biết có phải là khó khăn không, nhưng tôi thường dậy vào lúc 3h sáng và tối thì khoảng 7h mới về nhà. Sáng sớm tôi đi thả báo, rồi đi học và làm những việc khác suốt 10 năm. Không phải cuộc sống ở Mỹ quá khó khăn nên tôi phải làm vậy. Ở đây đi học được lĩnh tiền phụ cấp và làm thêm khoảng 15 tiếng mỗi tuần thì đã sống thoải mái. Nhưng vì không muốn xin tiền trường (Financial Aid) và ấp ủ tham vọng làm giàu quá lớn, tôi sẵn sàng chịu vất vả để hy vọng dư một ít tiền.
Thành công đầu tiên và niềm vui lớn nhất đầu tiên sau 10 năm trên đất Mỹ là tấm bằng kỹ sư điện toán. Ngày tôi ra trường mọi người trong gia đình ai cũng rất mừng. Nhưng niềm vui nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng. Tôi sớm nhận ra với mức lương 50.000 USD một năm chưa trừ thuế ở vùng Silicon Valley thì tôi chỉ làm công như vậy suốt đời và tham vọng làm giàu khó thành hiện thực. Tuy vậy tôi vẫn giữ việc làm vì vẫn chưa có cách nào khác. Một năm sau khi ra trường, tôi bắt đầu tìm nhà để mua. Sự thất vọng càng rõ ràng hơn vì tôi vẫn chưa dành được 10% để mua căn nhà khoảng 300.000 USD ở Silicon Valley. Dù có mua được đi nữa thì với mức lương đó cũng chỉ vừa đủ để trả tiền ngân hàng hàng tháng và một cuộc sống sẽ rất chật vật.
Suy nghĩ để tìm một hướng khác cho cuộc sống lớn dần lên trong tôi mỗi ngày. Trong một lần về thành phố Sacramemto chơi, thủ phủ của California cách Silicon Valley khoảng hai tiếng và cách thành phố San Francisco khoảng 1h30 phút lái xe, tôi thấy giá nhà ở đây quá chênh lệch và quá rẻ. Giá nhà khởi đầu từ 10.000 USD cho đến vài trăm nghìn đôla. Một hướng đi mới và một tia sáng mới cho những ý tưởng trong đầu đã đốt lên trong tôi. Khoảng vài tuần sau đó tôi đã nhanh chóng rút ra 10.000 USD từ thẻ tín dụng để mua một căn nhà gần như tệ nhất và ở khu xấu nhất tại đây.
Sau khi mua xong, từ thứ hai đến thứ sáu tôi đi làm ở San Jose, chiều thứ sáu tôi đi thẳng về đây để sửa nhà và đến tối chủ nhật thì về lại San Jose để chuẩn bị cho thứ hai đi làm. Tôi chưa bao giờ sửa nhà nên không biết gì cả, nhưng vì không có nhiều tiền nên tôi cố gắng tự làm lấy. Những chỗ nào hư nếu thấy khó khăn một chút thì tôi vẽ lại trước lúc tháo ra. Cứ như vậy sau hai tháng làm những ngày cuối tuần và tốn thêm khoảng 3.000 USD tiền mua vật liệu, căn nhà của tôi đã ở được. Vì đang làm ở San Jose nên tôi quyết định cho thuê.
Tôi đăng báo và cho thuê 500 USD mỗi tháng. Rất vui là người Mexico đến xem nhà đầu tiên thì đã thuê nó. Như vậy tôi mua căn nhà 10.000 USD, tiền sửa chữa 3.000 USD, tổng cộng là 13.000 USD. Tôi trả thẻ tín dụng 200 USD, những chi phí khác như thuế và bảo hiểm 100 USD mỗi tháng nữa là 300 USD. Tôi còn dư lại 200 USD để cộng thêm vào lương thu nhập hàng tháng của tôi. Niềm vui chưa dừng lại ở đó vì sau khi tôi gọi Bank of America đến định giá căn nhà của tôi sau khi sửa xong và cho mướn là 35.000 USD. Họ cho tôi rút ra 25.000 USD.
À, Bank of America họ cũng đâu khờ lắm đâu, vì căn nhà tôi mua 10.000 USD. Nếu gọi người thầu đến sửa thì cũng đã mất từ 15.000 - 25.000 USD. Cộng thêm công việc tôi đang làm là 50.000 USD một năm, số tiền họ cho tôi rút ra từ căn nhà là một sự đầu tư rất tốt đối với họ qua tôi. Tôi cảm thấy rất mừng vì số tiền tôi đem về sau hai tháng quá lớn so với số tiền dành dụm được sau 10 năm ở trường và một năm đi làm. Như vậy tiền nhà tôi cho mướn vừa đủ để trả tiền hàng tháng của thẻ tín dụng. Tiền Bank of America cho rút ra, tôi dùng để mua thêm hai căn nhà nữa và cứ cách đó thì sau hai năm tôi đã có 10 căn nhà như vậy.
Cuộc sống của tôi đã thay đổi từ đó. Sau khi tôi mua xong 10 căn thì giá nhà ở đây bắt đầu đi lên. Tôi mạnh dạn quyết định nghỉ làm ở công ty măc dù công ty tôi đang làm rất tốt và chúng tôi đang thực hiện hợp đồng cho quốc phòng. Ngày tôi viết giấy xin nghỉ, sếp của tôi nói công ty có thể cho tôi nghỉ ba tháng và nếu muốn thì quay lại nhưng tôi quyết tâm bỏ hẳn để phát triển công việc đầu tư nhà cửa. Tôi thầm nói rằng dù có thất bại thì tôi cũng chọn con đường khác chứ không thể làm công ty chật vật trong cuộc sống như vậy.
Sau đó, tôi bắt đầu bán bớt một vài căn nhà, mua đất tự xây và mướn thêm người xây nhà lớn hơn để bán từng cái một. Giai đoạn xây dựng ở đây tôi cũng chưa có kinh ngiệm nhưng cứ vừa làm vừa chạy đến ở những nơi họ đang làm nhà để hỏi và lấy kinh nghiệm. Cứ như vậy, mua đất xây và bán, vốn tôi lớn dần lên. Tôi bắt đầu đầu tư vào những trung tâm thương mại cỡ nhỏ. Sau năm năm từ 1999 đến cuối năm 2004 thì vốn tôi đã hơn 2 triệu USD. Vào năm 2004 khi giá nhà ở đây đang lên vùn vụt, tôi bắt đầu tính toán thấy được sư mạo hiểm và không đầu tư thêm ở đây nữa. Trong thời điểm đó không biết làm gì để phát triển thêm, và cũng rảnh rỗi nên tôi quyết định về Việt Nam chơi. Khi về Việt Nam, tôi phát hiện thị trường địa ốc ở đây đang có tiềm năng rất lớn nên tôi đã bán bớt ở Mỹ và đầu tư cùng với thân nhân của tôi ở Việt Nam.
Sau lần khủng hoảng kinh tế vừa qua, dù đã tính toán và chuẩn bị trước, nhưng tôi vẫn phải chia sẻ sự mất mát cùng với những người đầu tư địa ốc ở Mỹ. Tuy nhiên, những gì còn lại qua sự chuẩn bị đủ cho tôi cảm thấy vui, hạnh phúc và đầu tư lại với một chiến lược mới hơn, lớn hơn, tiềm năng hơn. Rất nhiều người ở đây đang vật lộn với cơn khủng hoảng vừa qua, nhưng tôi cám ơn nó đã cho tôi cơ hội để đầu tư vào những gì mà trước đó không thể làm.
Cuộc sống ở Mỹ là cơ hội và đúng ra không vất vả như tôi đã trải qua, nhưng tôi chấp nhận vất vả vì tham vọng làm giàu. Tôi không cảm thấy hối tiếc vì 10 năm ấy, vì đó là những kiến thức vô giá tôi đã học được, trở thành hành trang mãi cho tôi trong cuộc sống.
Các bạn cũng có thể bắt đầu như tôi 10 năm trước, mua những căn nhà rất nhỏ và rất rẻ. Hoặc bạn bắt đầu mua một miếng đất rất nhỏ hay một miếng đất rất lớn, nhưng xây một căn nhà rất nhỏ cỡ vài chục nghìn USD để vừa ở và vừa đầu tư, chứ không cần phải vay ngân hàng để mua một căn nhà đắt giá rồi quần quật đi làm trả tiền hàng tháng.
Trong bất cứ đầu tư nào, bạn luôn cần phải tỉnh táo để biết lúc nào nên dừng và giới hạn theo khả năng quản lý và dòng vốn của bạn. Bạn cần phải tính toán chi tiêu và đầu tư cho hợp lý. Nếu bạn mạo hiểm quá so với số vốn và số tiền bạn có thì dù có bao nhiêu tiền bạn cũng sẽ cảm thấy rất túng thiếu. Nếu mạo hiểm để vay mượn nhiều quá trong bất cứ đâu tư nào so với số vốn mình có, thì nó cũng không khác gì đang chơi cổ phiếu hay đánh bạc.
Thành công không thể có khi tiền bạc của bạn quá nhiều nhưng sức khỏe của bạn quá kém. Cân bằng giữa sức khỏe và tiền bạc sẽ cho bạn sự vui vẻ tự tin để tỉnh táo cho những quyết định trong công việc. Mỗi buổi sáng tôi chỉ cần 10 phút tắm hơi và buổi chiều 40 phút chạy máy, cộng với ăn uống cẩn thận đã cho tôi cân bằng được sức khỏe.
Có người thành công và người thất bại trên đất Mỹ, nhưng đối với tôi nó là một thiên đường. Khi đến đây, tôi không có gì ngoài hai bàn tay trắng và một ít kiến thức vì tôi đã bỏ học từ khi còn tiểu học ở Việt Nam. Tôi thầm cám ơn xã hội Mỹ đã tạo cơ hội cho tôi đạt được một kiến thức ở trường để làm một hành trang vô giá theo tôi mãi trong cuộc sống, dù nó là một cái giá mà tôi đã phải trả bằng sự vất vả suốt 10 năm. Cũng từ nơi này mà dù ít hay nhiều tôi đã góp phần giúp chị em tôi ở Việt Nam. Số tiền tôi có để cùng với thân nhân đầu tư ở Việt Nam, dù không phải là quá lớn, nhưng nó cũng là một phần trong số gần 3-4 tỷ USD khi đó người Việt ở nước ngoài đã cùng nhau gửi về Việt Nam hàng năm góp phần xây dựng quê hương.
Thành công của tôi trên đất Mỹ so với rất nhiều người Việt Nam ở đây thì quá nhỏ bé. Nhưng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm khởi đầu từ số vốn nhỏ bé cùng với việc tôi làm nhiều người Việt đều có thể làm theo trong thời điểm khủng hoảng này. Hãy thay đổi suy nghĩ và nhìn khủng hoảng kinh tế như là một sự điều chỉnh để tạo cơ hội làm giàu cho bạn. Mỗi lần khủng hoảng là một cơ hội để bạn làm giàu, nếu khủng hoảng tiếp lần hai thì bạn sẽ có đến hai cơ hội để làm giàu. Nhưng nếu bạn không thay đổi suy nghĩ và biết cách để tận dụng cơ hội này thì nếu khủng hoảng tiếp lần hai xảy đến, bạn sẽ đón nhận thêm nữa một sự khó khăn chồng chất lên khó khăn hiện tại của bạn.
Những dòng tâm sự này nếu không nghĩ đến góp phần xây dựng cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, và không nghĩ đến góp phần xây dựng quê hương Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn thì tôi đã không đủ can đảm để bỏ thời gian viết ra. Hy vọng những trải nghiệm của tôi có thể định hướng cho một vài người có tham vọng như tôi.

Chúc các bạn thành công.
Michael Nguyen từElk Grove, California
 
Vậy ta thử qua Mỹ nhàm ăn xem thía nèo ^^ triệu phú nước Mỹ là bằng tỉ phủ VN roài :D
 
VOV.VN - David Trần có độc chiêu kinh doanh là tận dụng tối đa quảng cáo miễn phí cho tên thương hiệu của mình.

>> Miệt vườn Nam bộ trên đất Mỹ

Từ 2 bàn tay trắng, sau gần 40 năm trên thương trường Mỹ, David Trần đã trở thành “ông hoàng tương ớt” nhờ những chiêu “độc” để biến thương hiệu tương ớt Sriracha thành biểu tượng văn hóa tại đất nước cờ hoa.

Tạp chí kinh doanh châu Á Asia Journal nhận định, nếu Steve Jobs có Apple, Jeff Bezos có hệ thống bán lẻ Amazon, thì David Trần chính là ông tổ của tương ớt Sriracha với biểu tượng gà trống nổi danh thế giới.

Lúc khởi nghiệp từ những năm 1980, David Trần đã phải xách từng xô tương ớt đến bán cho các nhà hàng ở khu phố Tàu của thành phố Los Angeles, Mỹ. Gần 35 năm sau, chai tương ớt nắp xanh lá cây mang tên Sriracha đã trở thành mặt hàng chủ chốt của Tập đoàn Huy Fong khuynh đảo giới thực phẩm toàn cầu.



David_Tran_ENFW.jpg
Ông David Trần, ông chủ gốc Việt nổi tiếng về tương ớt
“Đằng sau chai tương ớt đỏ tươi là một tâm hồn trẻ, tràn đầy năng lượng trong cơ thể của một người đàn ông luống tuổi.” Đó là miêu tả của Asia Journal khi nói về David Trần, nay đã gần 70 tuổi.


Tranh thủ quảng cáo miễn phí

David Trần có độc chiêu kinh doanh là tận dụng tối đa quảng cáo miễn phí cho tên thương hiệu của mình. Ông chưa bao giờ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm tương ớt Sriracha của mình, với ngụ ý để cho các công ty chế ra những loại nước sốt khác “chôm” cái tên Sriracha.

Thực tế, nhiều công ty có tên tuổi trong ngành thực phẩm như Heinz, Frito-Lay, Subway và Jack in the Box đã tranh thủ “mượn” tên Sriracha để gắn mác cho mình. Trái với quan điểm của một số lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, không đăng ký bảo hộ thương hiệu là một sai lầm lớn trong kinh doanh, David Trần lại coi đây là một “nước cờ” độc để tranh thủ quảng bá tên tuổi của Sriracha. Ông nhất quyết không chi tiền phục vụ tiếp thị.

“Rất nhiều luật sư tiếp cận chúng tôi, đề nghị đại diện cho Sriracha để kiện các công ty kia. Tôi chỉ nói “Không, cứ mặc kệ họ”, David Trần kể. Nhờ danh tiếng mà doanh số của Sriracha đã tăng từ 60 triệu USD lên tới 80 triệu USD chỉ trong vòng 2 năm. Doanh thu của hãng hiện vẫn tăng trưởng khoảng 20% kể cả khi vấp phải sự cạnh tranh.



Tuong_ot_ga_trong_UVXK.jpg
Đi dọc bất cứ kệ hàng siêu thị nào tại Mỹ, người mua dễ dàng bắt gặp nhãn hiệu tương ớt Sriracha
Sản phẩm tương ớt Sriracha của Tran có nguồn gốc từ tỉnh Si Racha, Thái Lan. Gia vị cay này nhanh chóng nổi tiếng khắp vịnh San Gabriel và sau đó là cả nước Mỹ. Loại tương ớt màu đỏ rực được đựng trong chiếc bình trong suốt, với chiếc nắp màu xanh dễ nhận thấy cùng logo hình gà trống đã nhanh chóng trở nên quen thuộc. Google từ khoá "Sriracha", hàng loạt tài liệu về sách dạy nấu ăn, chai đựng nước, vỏ iPhone,... sẽ được hiển thị.


Lấy sản phẩm của người giàu bán cho người nghèo

David Trần chia sẻ nguyên tắc kinh doanh của ông là: "Làm ra loại tương ớt cho người giàu với mức giá của người nghèo". Trong hơn 20 năm phát triển, ông luôn giữ giá bán buôn ở mức ổn định để duy trì mức bán lẻ trên thị trưởng ở mức người nghèo có thể tiếp cận được. Hiện giá một chai tương ớt Sriracha 28gr có giá bán lẻ khoảng 4 USD (hơn 80.000 đồng).

"Giấc mơ Mỹ của tôi chưa bao giờ là trở thành một tỷ phú. Tất cả xuất phát từ việc chế biến và được thưởng thức tương ớt sạch và cay", vị doanh nhân này chia sẻ.

David Trần cũng tâm sự rằng, có một số nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua lại toàn bộ công ty nhưng ông đều từ chối bởi ông cho rằng những người đó chẳng hề quan tâm đến sản phẩm, mà họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận.

Vì vậy, ông kiên quyết giữ lại công ty để cố gắng duy trì mức giá thấp cho sản phẩm tương ớt Sriracha. Doanh nhân này cũng dự định giữ mô hình kinh doanh gia đình, và liên tục từ chối gia nhập thị trường cổ phiếu bởi ông cho rằng, công ty của ông sẽ vẫn còn phát triển mạnh chừng nào người tiêu dùng còn chào đón./.

Trần Ngọc/VOV.VNLược dịch từ Asian Journal, Theatlantic
 
Triệu phú trứng vịt lộn trên đất Mỹ

Dám dấn thân vào cái nghề mà dân Mỹ nghe thôi đã chạy làng, thế nhưng ông Chín Đàm đã biến nước Mỹ từ chỗ "say no" với trứng vịt lộn thành một thị trường tiêu thụ nửa triệu trứng lộn của ông mỗi ngày với lợi tức hàng năm lên đến 3-4 triệu USD. Xin giới thiệu bài viết trên báo Người Việt, Mỹ.

Ngược về quá khứ

Thật khó mà nghĩ được đằng sau tấm bảng hiệu Hột Vịt Lộn Long An (Long An Farms) nằm trên con đường nhỏ Weststate cạnh chợ Bến Thành, Westminster, là cả một dàn 30 máy ấp trứng để mỗi tháng cho ra khoảng nửa triệu trứng vịt lộn gửi đi khắp các tiểu bang để bán.

Chưa tính đến trứng gà, trứng cút, trứng ấp riêng cho các hãng dược phẩm bào chế thuốc chích ngừa trái rạ (chicken-pox), là một dàn xe tải bảy chiếc lớn nhỏ chỉ dùng để đi giao trứng và mía cho các nơi. Hơn thế nữa, đàng sau tấm bảng hiệu đó còn không biết bao nhiêu nông trại nuôi gà, nuôi vịt, nuôi cút, nuôi ngỗng, nuôi thỏ, nuôi cả chuột bạch vừa lấy thịt, lấy trứng, hoặc cung cấp cho các phòng thí nghiệm tại các trường học trong vùng, được gầy dựng khắp nơi.

Thương hiệu Hột Vịt Lộn Long An ra đời từ một tình cờ được đưa đến cho ông Thomas Chín Đàm, người đang làm công việc bán máy may công nghiệp khi đó mới ngoài 30 tuổi.

“Đó là năm 1995, có một ông người Đức chuyên nghề ấp trứng gà cho các trường học, các phòng thí nghiệm, để làm thuốc chích ngừa trái rạ, chuẩn bị về hưu nên muốn bán lò ấp trứng của ông với giá 100.000 USD, chỉ cần trả trước 50.000 USD," ông Chín nhớ lại.

Khi thấy ông gốc Việt còn đắn đo chưa muốn mua, ông gốc Đức bèn giới thiệu một số khách hàng sẵn có của ông, dù không nhiều.


Ông Thomas Chín Đàm, chủ nhân Hột Vịt Lộn Long An, tại nông trại ở Ramona, San Diego. Ảnh: Người Việt

Nhìn những máy ấp trứng gà làm vaccine, trong đầu ông Chín lại nghĩ đến chuyện “liệu máy này có ấp được trứng vịt để cho nó thành trứng vịt lộn được không?” Ông Chín đưa cho ông người Đức vài trứng vịt nhờ ấp thử.

“Thay vì trứng gà làm vaccine chỉ ấp 3-4 ngày thì trứng vịt ông ấp chừng hai tuần, khi con vừa lớn mình mang ra ăn thì thấy giống y chang hột vịt lộn.” Một ý tưởng lóe lên.

“Họ chỉ mình cách làm nhưng cái khó là trứng ở đâu mà ấp? Thế là phải đi tìm nguồn trứng.”

Nông trại nuôi vịt mà ông Chín liên lạc được ở thời điểm đó chính là nông trại Ramona ở San Diego của một người Philippines (mà chỉ ít lâu sau ông Chín đã mua hẳn và làm chủ cho đến hôm nay).

“Khi đó họ ấp trứng vịt, mình ấp trứng gà trao đổi cho nhau. Nhưng mà họ không có trứng đều. Lúc mình cần thì họ không có, lúc họ dư thì mình không cần. Khi đó tôi thấy chỉ khi mình tự sản xuất thì mới điều tiết được sản phẩm.” Nghĩ là làm. Ông Chín quyết định mua luôn nông trại nuôi vịt Ramona để “tự cung tự cấp.”

Bằng giọng nói của người Nam Định đã “lai” giọng Nam khá nhiều, người đàn ông trong bộ đồng phục của Hột Vịt Lộn Long An kể lại chuyện ngày đầu lập nghiệp một cách tự tin, cởi mở: “Lỡ chơi rồi chơi luôn! Lúc đó tôi cầm hết hai cái nhà, vay thêm nợ để mua cả lò ấp trứng lẫn nông trại nuôi vịt.”

Chủ nhân Long An Farms nói bằng giọng tỉnh rụi, “Tôi cũng chết lên chết xuống với mấy con vịt nuôi. Nuôi, ấp, rồi nó chết, tùm lum hết, chứ không phải trôi chảy liền đâu. Chưa kể bán chịu cho người ta, người ta giựt không trả tiền nữa.”

Thời gian khốn khó, vật vã với gà với vịt của ông Chín kéo dài đến 6 năm. “Suốt thời gian đó, mỗi lần nhìn bà xã là bà hỏi 'cần tiền nữa rồi phải không.' Anh em cũng chạy trốn hết vì mình mượn nhiều quá rồi.”

Tuy nhiên, khi bờ vực phá sản cận kề thì sự kiện 9-11 của năm 2001 xảy ra. Trong đời, thảm họa của người này đôi khi lại trở thành sự cứu rỗi cho người khác. Ông Chín “sống” lại từ thời điểm ấy.



Lấy “trái rạ" nuôi hột vịt lộn

Vẫn bằng cách nói chân tình, ông Chín tiếp tục, “Năm 2001 tưởng đâu là phá sản rồi, đùng cái 9-11 xảy đến, chính phủ cần thuốc chích ngừa trái rạ. Trước đó tôi cũng làm loại vaccine này nhưng mà Mỹ không cần, không mua, nên làm ra chỉ để bán cho các nước nghèo thôi.”

Sẵn lò, sẵn trứng, ở thời điểm cả nước suy sụp vì khủng bố, ông Chín lại nhận được từ chính phủ hợp đồng trị giá $1 triệu để cung cấp cho họ vaccine ngừa trái rạ.

“Họ đưa trước cho mình 10%, tức 100.000 USD. Khi đó tự dưng mình sống lại,” ông Chín cười tươi tắn.

Ông "tiết lộ" thêm, “Làm nghề gì có liên quan đến thuốc men là có ăn, làm 1 đồng bán ba chục, còn làm chợ, làm ăn uống lời chỉ vài phần trăm thôi” và “Thời buổi khó khăn, chỉ có kinh doanh thực phẩm và thuốc men là vững chắc, vì ai cũng phải ăn, cũng phải cần thuốc men.”

Theo chủ nhân Hột Vịt Lộn Long An, “trứng gà để làm vaccine hay làm trứng lộn đều giống nhau, chỉ khác cách làm. Trứng để làm thuốc chỉ ấp 3 ngày rưỡi, xong bỏ vi khuẩn vô trong quả trứng, đóng lại giao đi để họ làm thuốc chích ngừa trái rạ. Trứng gà ấp tiếp khoảng 2 tuần thành trứng gà lộn, còn vịt thì khoảng 3 tuần, đến tuần thứ tư thì nở ra con.”

“Máy ấp trứng lộn hay trứng làm vaccine đều như nhau, chỉ khác dụng cụ đựng trứng. Mỗi máy ấp được khoảng 10.000 trứng. Ngay tại lò ở Little Saigon có 30 máy ấp, ở nông trại San Diego có thêm 20 cái chuyên ấp trứng nở thành con,” ông Chín giải thích.

Người đàn ông từng phải làm 14 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần trong suốt nhiều năm liền để thử nghiệm với trứng gà trứng vịt tâm sự, “Tôi khởi đầu nghề ấp trứng là để làm hột vịt lộn nhưng không thành công, trong khi làm thuốc chích ngừa lại thành công. Nhưng vì nhu cầu trứng lộn là có thật và rất vững chắc nên khi có được tiền rồi thì tôi quay trở lại với nghề mình muốn, là làm trứng lộn.”

Với số tiền ứng trước 100.000 của chính phủ, một năm sau, ông Chín kiếm được 1 triệu USD, đủ trả hết nợ, chuộc lại những căn nhà cầm cố, và quan trọng hơn là “có tiền mua gà vịt thoải mái luôn để nuôi để ấp.”

“Với hột vịt lộn, người Philippines chiếm đến 70% thị trường tiêu thụ, người Việt chỉ có 30%. Thế nên tôi thuê nông dân Philippines thứ thiệt nuôi vịt cho mình, làm quản lý nông trại cho mình. Còn gà thì người Mỹ có kinh nghiệm hơn nên tôi thuê Mỹ nuôi gà cho tôi,” ông nói tiếp.

Hiện tại, dù tên cơ sở được mọi người biết đến vẫn là Hột Vịt Lộn Long An, nhưng thực ra ông Chín làm cả hai thứ: ấp trứng làm thuốc và ấp trứng lộn.

“Làm thuốc thì đơn đặt hàng khá ổn định, cứ mỗi năm chính phủ cần bao nhiêu trứng họ báo cho mình biết, rồi năm tới cứ làm cái mới, lúc nào họ cũng để dành vaccine sẵn sàng, 'khi cần là có đạn mà bắn.' Còn trứng lộn thì chỉ để ăn chơi thôi.”

Ông cho biết, “Tỉ lệ trứng ấp làm thuốc ít hơn trứng lộn nhưng lời nhiều hơn. Làm trứng lộn chiếm 70% nhưng lời chỉ 30%.”

Trả lời câu hỏi “So với ngày đầu thành lập Hột Vịt Lộn Long An, đến nay lợi tức của công ty đã phát triển lên bao nhiêu lần?” Ông Chín nói tỉnh rụi, “Không biết. Chỉ biết hồi năm đầu mới làm, bán chỉ được chừng sáu, bảy chục ngàn, giờ khoảng 3-4 triệu một năm.”

Hiện tại, hột vịt lộn Long An được bán khắp 50 tiểu bang với số lượng khoảng nửa triệu trứng mỗi tháng.

Và đâu chỉ dừng lại ở hột vịt lộn, trứng gà lộn, trứng gà trái rạ, người đàn ông vừa bước qua tuổi 50 này còn biến “rác thành tiền” từ việc nuôi cút làm vaccine, nuôi thỏ làm thuốc ngừa thai, nuôi chuột cho phòng thí nghiệm, nuôi ngỗng làm thuốc cho những phụ nữ hiếm muộn, và đặc biệt, trồng mía không phải để ép thành nước mía mà chủ yếu lấy phấn mía làm thuốc giảm cân.

Ông Chín Đàm đã áp dụng bài học “biến rác thành tiền từ bó rau muống của mẹ” và học công thức làm giàu từ Samuel Brannan, triệu phú đầu tiên của California.

(Theo Motthegioi)
 
×
Quay lại
Top