Tình Trạng Bé Khóc Đêm Phải Làm Sao Đây Các Mẹ

botania

Thành viên
Tham gia
12/10/2016
Bài viết
1
Tình trạng bé khóc đêm có thể không đơn giản như chúng ta nghĩ là vì con đói bụng, con bị nóng quá hay lạnh quá, do khó chịu ẫm ách cơ thể trẻ, mà còn có thể ẩn chữa nguy cơ tiềm tàng các bệnh khác ở những bé khóc đêm.
be-khoc-dem-khoc-da-de-phai-lam-sao.jpg
Vậy nguyên nhân tình trạng bé khóc đêm phải làm sao để biết được? Trước tình trạng bé khóc dạ đề phải làm sao đây các mẹ? Bài viết này, cung cấp những kiến thức cơ bản về tình trạng bé khóc đêm phải làm sao cho các mẹ nhé.
Nguyên nhân bé khóc đêm.
khóc dạ đề không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé mà ảnh hưởng tới cả những người chăm sóc bé, tình trạng bé khóc đêm xảy ra hầu như sẽ làm đảo lộn cuộc sống trong gia đình, các thành viên sẽ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng.
Tuy nhiên, thường không có nguyên nhân rõ ràng cho tình trạng bé khóc dạ đề, có các hướng để giúp cha mẹ dự đoán được như do bé mắc phải một số triệu chứng không nguy hiểm hoặc do bé gặp phải vấn đề về hệ thần kinh.
nguyen-nhan-be-khoc-dem.jpg
Dưới đây là một số triệu chứng không nguy hiểm được cho là nguyên nhân khiến bé khóc đêm mà cha mẹ cần biết.
  • Bé khóc đêm do mọc răng gây ngứa ngáy khó chịu và bị sốt.
  • Bé khóc đêm do đầy bụng, đau bụng, chướng bụng gây khó chịu, đây là trường hợp liên quan tới hệ tiêu hóa của bé. Bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới chướng bụng, dễ đau bụng đầy hơi khó chịu khiến bé quấy khóc đêm.
  • Bé khóc đêm do đói hoặc khát, ở những bé dưới 1 tuổi các bé hay tỉnh dậy vào ban đêm, mẹ hãy cho con bú tí hoặc uống nước trẻ sẽ ngủ lại.
  • Be khoc dem do quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Be khoc dem do phòng ngủ quá bí và ẩm thấp.
  • Be khoc dem do thiếu vitamin hoặc canxi. Ở trẻ thiếu canxi, máu sẽ lấy canxi từ xương khiến cơ thể bé còi cọc và thường hay quấy khóc đêm.
  • Bé khóc đêm do nhiệt độ thời tiết thay đổi.
  • Bé khóc đêm do tiêm phòng gây đau hoặc sốt nhất thời.
  • Bé khóc đêm do ngủ mớ, trường hợp này là do trước khi ngủ bé hoạt động quá nhiều dẫn đến hệ thần kinh bị kích thích hưng phấn quá mức khiến bé tỉnh giấc quấy khóc đêm.
Bé khóc đêm phải làm sao đây các mẹ?
Trước tình trạng bé khóc đêm đã nêu trên. Chúng ta cần biết rằng tình trạng bé khóc đêm thường diễn ra từ 3-5 lần mỗi đêm. Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để tìm nguyên nhân bé khóc đêm là gì? Nếu bé khóc đêm do các triệu chứng không nguy hiểm nêu trên (như bé bị sốt, bé đói, quá nóng hay quá lạnh, đầy bụng, ngủ mớ...) thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần khắc phục được những triệu chứng đó là trẻ sẽ ngủ ngon giấc lại.
Nhưng, nếu nguyên nhân không phải do các triệu chứng trên. Cha mẹ cần cần xem bé ngủ có ngáy không, có hay bị co giật khi ngủ không, có bị mộng du không, bé có hoảng sợ gì không, bé khóc to hay khóc nhỏ. Qua những đánh giá cơ bản này, cha mẹ sẽ xác định được tình trạng bé khóc đêm và có thể cho bé làm các xét nghiệm các yếu tố vi lượn như magie, canxi, kẽm... Cha mẹ cũng nên cho con làm các siêu âm thóp hay điện não đồ để biết rõ kết quả và trao đổi kỹ với bác sĩ để có chế độ điều trị phù hợp nhất, điều này rất đặc biệt và quan trọng vì có thể tình trạng bé khóc đêm đang có vấn đề về hệ thần kinh.
Một số lời khuyên cho cha mẹ trước tình trạng bé khóc đêm.
nhung-luu-y-cha-me-khi-be-khoc-dem.jpg
  • Phòng ngủ cho bé cần phải thoáng đãng và sạch sẽ giúp giảm thiểu tình trạng be khoc dem.
  • Chế độ ăn khoa học, không cho bé ăn quá no trước khi ngủ, giúp giảm tình trạng be khoc dem
  • Hạn chế bé vận động, nô đùa quá mức vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Thường xuyên tắm rửa cho bé.
  • Tăng cường bổ xung vitamin D và Canxi.
  • Không để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, tập cho bé thức dậy sớm và vui chơi vào buổi sáng.
Kết: Chúc các mẹ có được những thông tin hữu ích giúp đối phó tình trạng bé khóc đêm xảy ra. Qua đây, trước câu hỏi bé khóc đêm phải làm sao? các mẹ sẽ có được kiến thức để chăm sóc con tốt hơn.
(Nguồn tham khảo Internet)
 
×
Quay lại
Top