Sinh Tin tức Sinh - Y học

thi55cnsh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/4/2011
Bài viết
835
:KSV@06::KSV@06::KSV@06:

Những bài báo, những câu chuyện, những tin tức nóng hổi, những điều thú vị liên quan đến Sinh - Y học, mọi người post tại đây nha . Tránh việc mở nhiều topic. :D

Thế kỉ 21 là thế kỉ của Công nghệ điện tử và Công nghệ sinh học! :KSV@10:
 
Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học vẫn đau đầu bởi một câu hỏi. Điều gì đã khiến cho tổ tiên của chúng ta thoát khỏi kiếp vượn người và tiến hóa mạnh đến như vậy?
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tin rằng, họ đã giải thích được mắt xích bị thiếu trong chuỗi tiến hóa đó: một gene nhân đôi có tên SRGAP2, xuất hiện ở “người vượn” cách đây khoảng 2,5 triệu năm. Gene này đã giúp tế bào não của chúng ta chuyển động nhanh hơn, kết nối rộng hơn, nhờ đó mà bộ não trở nên phức tạp và tiến hóa hơn.

SRGAP2-01.jpg

Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm thấy mắt xích bị thiếu trong chuỗi tiến hóa của tổ tiên loài người.

Trình bày trên tạp chí Cell, nhóm tác giả tin rằng quy trình này sẽ giúp giải thích vì sao loài người lại sớm hình thành nên tiếng nói, các hành vi phức tạp và làm chủ được công cụ, trong khi loài vượn thì không.
Gene gốc và bản sao của SRGAP2 đều sản sinh ra những loại protein phát triển não giống hệt nhau. Tuy nhiên, bản sao của SRGAP2 lại giúp cho các neuron thần kinh phát triển các tua gai thần kinh (dendrite) dài hơn, nhờ đó mà thu được xung điện từ các tế bào khác nhanh hơn, hiệu quả hơn.

SRGAP2.jpg


“Có vẻ như điểm đột biến này đã giúp cho người vượn Australopithecus chuyển biến thành người Homo Sapiens”, Giáo sư Franck Polleux thuộc Viện nghiên cứu Scripps, California cho biết trên DailyMail. “SRGAP2 là một trong khoảng 30 gene nhân đôi ở người sau khi chúng ta “tách” ra khỏi loài vượn”.
Đồng tình với quan điểm này, giáo sư môn di truyền học Evan Eichler của Đại học Washington tin rằng đây chính là tác nhân tạo ra những thay đổi đột phá ở não người và chức năng não.
Các tác giả cũng hy vọng rằng, ngoài việc giúp giải thích nguồn gốc của loài người, phát hiện trên còn cung cấp những manh mối để điều trị các bệnh rối loạn thần kinh như: tự kỷ, động kinh...
Theo Vietnamnet​
 
FAO trả lời về thực phẩm chuyển gen

NNVN giới thiệu một số giải đáp mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) liên quan đến thực phẩm chuyển gen.
1. Công nghệ sinh học nông nghiệp là gì?

Công nghệ sinh học (Biotechnology) là nói về kỹ thuật sử dụng các sinh vật sống hoặc các bộ phận của các sinh vật này. Các kỹ thuật nói trên được sử dụng để tạo ra hoặc tăng cường các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con người. Ví dụ như cho mục đích làm lương thực, cho chữa bệnh, tạo ra những loại cây trồng lai, sản xuất thuốc kháng sinh thay đổi các loại vật liệu của cây trồng kháng lại các loại sâu bệnh.

2. Công nghệ sinh học được áp dụng trong nông nghiệp như thế nào?

Các loại gen là các chi tiết của mã ADN dùng để điều chỉnh các quá trình sinh học trong sinh vật sống. Kỹ thuật di truyền cho phép người ta truyền các gen giữa các loại sinh vật sống mà không thể lai tạo cùng loài một cách bình thường. Ví dụ, có thể lấy một gen từ khuẩn cài vào cho tế bào cây trồng để giúp chúng kháng lại sâu bệnh. Quá trình này tạo ra các sinh vật sống được gọi là sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organisms - GMO), tức là bao gồm cả gia súc, gia cầm, còn nói riêng cây trồng biến đổi gen thì là GMC (Genetically Modified Crops).

3. Cây trồng chuyển đổi gen có an toàn khi tiêu thụ?

Thực phẩm GMO hiện đang sử dụng rất phổ biến như ngô, đậu tương, chuối, cá hồi chuyển gen... được xem là an toàn và đã được các tổ chức như Hội đồng khoa học quốc tế (ICSU) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thường xuyên giám sát, kiểm chứng. Tuy nhiên trong quá trình giám sát do thiếu bằng chứng nên người ta vẫn chưa hiểu hết mức độ rủi ro của nhóm sản phẩm này, nhất là chưa đủ thời gian để theo dõi và kiểm chứng. Vì vậy mà hiện nay khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, ví dụ như nghiên cứu về việc truyền các gen kháng kháng sinh vào các sản phẩm cây trồng và vật nuôi. Vì lý do trên mà khoa học khuyến cáo cần đánh giá mức độ rủi ro cho từng trường hợp cụ thể trước khi đưa ra thương phẩm.

4. Tác động của thực phẩm GMO đối với môi trường?

Theo số liệu nghiên cứu thì bất kỳ dạng canh tác nông nghiệp nào đều có tác động đến môi trường, kỹ thuật chuyển gen cũng không có ngoại lệ riêng, có tác động nhất định đến quá trình phát triển bền vững. Cả cây trồng quy ước lẫn cây trồng chuyển gen đều có ảnh hưởng lan truyền gen giữa cây trồng thuần hóa với cây trồng hoang dã. Ở cây trồng lai việc "chạy gen" này lại có những lợi thế nhất định. Tương lai cây trồng GMC sẽ được trang bị thêm cơ cấu để ngăn chặn quá trình "chạy gen" sang cho cây trồng khác. Ngoài ra, cây trồng GMC cũng có những hiệu ứng môi trường mang tính gián tiếp do tập quán canh tác.

5. Tác động công nghệ chuyển gen đối với vật nuôi

Theo nghiên cứu thì động vật sử dụng sản phẩm GMO đều được hệ thống tiêu hóa của cơ thể xử lý tốt. Đã có thực phẩm chuyển gen có tác dụng kháng bệnh và giảm mức sử dụng kháng sinh cho con người.

6. Các quy định quốc tế về sử dụng sản phẩm GMO

Năm 1994, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ban hành quy định cho phép các quốc gia quyền sử dụng thực phẩm, động vật, cây trồng nhập khẩu nếu thấy an toàn và yêu cầu các quốc gia thành viên không được đưa ra những quy chế mang tính “cấm chợ ngăn sông” thực phẩm GMO. Ngoài quy định trên, WTO còn có nhiều quy định khác có liên quan đến thực phẩm GMO như Quy ước đa dạng hóa sinh học (CBD), đề cập đến vấn đề về thực phẩm GMO, đến việc đa dạng hóa sinh học và quá trình phát triển bền vững.

Hiện có Quy ước bảo vệ cây trồng quốc tế (IPPC) đã được nhiều nước áp dụng trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tật gây ảnh hưởng đến cây trồng và sản phẩm cây trồng. Trong quy ước này có đề cập thực phẩm GMO và đề nghị khoa học cần có nghiên cứu cụ thể hơn nhằm giúp nông dân và người tiêu dùng yên tâm canh tác, sử dụng nhóm thực phẩm và cây trồng nói trên.
(Nguồn Báo NNVN ) - DUY HÙNG ( Theo FAO)​

images


images


images
 
1. thông tin hay ghê, chúng e đang học tiến hóa, trúc phóch mấy cái nè lun, hihi
2.công nghệ SH bây giờ tạo nhiều giống khủng khiếp thật, mấy loại này ko bit tiến hóa bao giờ cho thành:KSV@05:

----------

góp vui tí nè:

NƯỚC CHANH CÓ THỂ THAY THẾ CÀ PHÊ!

Nhà dinh dưỡng học Mỹ David Jokers tuyên bố ông tìm ra được một loại giải khát thay thế được cho cà phê sáng. Đó là nước limonad, chỉ gồm nước chanh quả vắt và nước trắng.
KenhSinhVien.Net-limonad.jpg


Những thử nghiệm chứng tỏ rằng thứ nước giải khát này có lợi ích giống như cà phê nhưng không có những phản ứng phụ khó chịu như: làm tăng lượng đường huyết, không làm mất nước và cảm giác mệt mỏi sau thời gian kích thích hết tác dụng.

Theo lời nhà dinh dưỡng, nước chanh quả vắt nạp năng lượng suốt ngày, giúp làm sạch gan khỏi các chất độc, ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Trong nước chanh chứa các vitamin quan trọng nhất cùng những nguyên tố vi lượng: Vitamin C và P, canxi, kali, magiê.

Trước đây các nhà khoa học cho rằng một số loại cà phê có lượng calo cao, nhất là khi thêm váng sữa và sôcôla.

Hội dinh dưỡng học khuyên những người lớn tuổi không nên dùng quá 60 gam đường mỗi ngày, nhưng lượng cà phê bạn dùng hàng ngày lại mang đến cho bạn một lượng đường vượt tiêu chuẩn đó 20%. Đó cũng là cái hại của cà phê so với nước chanh.


----------

dù thik uống cà phê hơn nhg phải công nhận dùng cà phê để chiến trong mùa thi là 1 quyết định sai lầm, nó làm mình ngủ mê man, giấc ngủ không sâu dẫn đến rất mệt mỏi vào sáng hôm sau, vậy là đến lớp ngủ bù, hix
 
Nấm biến kiến thành thây ma

Các chuyên gia vừa xác định 4 loài nấm mới có khả năng kiểm soát trí não của kiến, biến vật chủ thành những xác chết biết đi trước khi kết liễu cuộc đời của chúng.

nam1.jpg


Được thu thập tại 2 nơi khác nhau trong rừng nhiệt đới gần thành phố Ouro Preto của Brazil, mỗi loài nấm có thể khống chế những loài kiến đục gỗ khác nhau. Ophiocordyceps unilateralis là loài nấm ký sinh đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1865. Khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, nấm sử dụng hóa chất kỳ lạ để kiểm soát hành vi của kiến, theo nhà côn trùng học David Hughes của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ). Hiện giới khoa học vẫn chưa phân tích được hóa chất đặc biệt này.

Nấm sẽ ra lệnh buộc nạn nhân rời đàn và cắn thủng phần mặt dưới của một chiếc lá. Đến khi bị nấm kết thúc cuộc đời, xác kiến vẫn cắm chặt vào phần thân lá. Cuối cùng, nấm sát thủ sẽ sản sinh một cái cuống dài, đâm xuyên đầu kiến và nhô ra ngoài, bắt đầu phun bào tử để săn con mồi khác. 2 trong số 4 loài nấm vừa được phát hiện còn mọc thêm những cuống nhỏ hơn ở các phần cơ thể kiến, trong đó có bàn chân và khớp chân dưới của kiến (tương tự như khớp gối ở người).

nam2.jpg


nam3.jpg


nam4.jpg


nam5.jpg


nam6.jpg

Nấm ký sinh Ophiocordyceps unilateralis

Tuy nhiên, trước tình trạng ấm lên toàn cầu, những loài nấm đặc biệt này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì chúng không thích hợp với điều kiện khí hậu ngày càng khô hạn và nóng bức, theo chuyên gia Hughes trình bày trên chuyên san PLoS ONE.


Theo TNO

----------

Loại nấm nhiễm vào óc kiến, biến chúng thành thây ma, có thể bị một loại ký sinh khác tiêu diệt.

Theo báo cáo tháng 4/2012 trên chuyên san PLoS ONE, nấm Ophiocordyceps sau khi chui được vào não kiến, sẽ điều khiển vật chủ cho đến lúc cơ thể bị hủy hoại. Kiến bị nhiễm loại nấm này thường bị nấm chọc thủng đầu từ trong ra ngoài, gây nên cái chết tức tưởi.

Ophiocordyceps.jpg

Nấm Ophiocordyceps

Sau thời gian quan sát, các nhà khoa học biết được kiến đã cố gắng bảo vệ các thành viên trong bầy bằng cách chải chuốt cho nhau. Nghiên cứu mới của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã tìm thấy khắc tinh của nấm “thây ma”.

Trưởng nhóm David Hughes giải thích rằng nấm ký sinh tác động bằng cách “thiến” nấm Ophiocordyceps, khiến nó không thể sinh sôi thêm bào tử để hại thêm nhiều kiến khác. Đó cũng là lý do dù rất nguy hiểm nhưng nấm “thây ma” bị giới hạn khả năng lây lan và cộng đồng kiến được bảo toàn.

Kết quả cuộc nghiên cứu được dựa trên dữ liệu từ loài kiến Camponotus rufipes ở rừng mưa nhiệt đới Brazil và kiến thợ mộc ở Thái Lan.

Theo Thanh Niên​


----------

Các nhà sinh vật học Anh và Úc, nói rằng nếu như trước đây chỉ mới suy đoán rằng cây cối có thể nói chuyện tình yêu với nhau, thì nay họ đã chứng minh, đó là sự thực.

Các nhà sinh học Trường ĐH Bắc Australia, ở Perth dưới sự hướng dẫn của TS. Monica Gagliano và các đồng nghiệp tại ĐH Bristol, Vương quốc Anh đã nghiên cứu vấn đề này.

Họ sử dụng những máy đo có độ nhạy cao để nghiên cứu các tính chất âm học của những bộ sợi râu của côn trùng, từ đó các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ở những cây ngô mà gốc, rễ bị ngập nước phát ra lặp đi lặp lại những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220Hertz.

tree.jpg

Cây cối cũng có ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau.

Khi các nhà nghiên cứu gửi tín hiệu có cùng một tần số với gốc và rễ của các cây, thì chúng có sự thay đổi theo hướng tăng trưởng. Nghiên cứu này là xác nhận thử nghiệm khả năng khoa học về thực vật tạo ra tín hiệu âm thanh, đã được ghi lại và gửi lại cây xem phản ứng thế nào.

Mặc dù vậy, chính các nhà khoa học tự nhận thấy những kết quả mình thu được còn thô sơ và chưa hoàn toàn chính xác để coi chúng là chân lý khoa học. Cần có một số thí nghiệm kiểm chứng thêm của các nhóm độc lập.

“Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi cố gắng phân tích sự khác biệt giữa các thuộc tính để tạo ra và nhận các tín hiệu âm thanh của các loài thực vật. Tiếp theo chúng tôi sẽ khám phá các câc thông tin đã được mã hóa trong những âm thanh này”, bà Gagliano cho biết.

Suốt hai chục năm qua, các nhà khoa học đã chứng mình rằng, tất cả cây cối đều có khả năng “giao tiếp” với nhau bằng cách phản ứng với các tín hiệu hóa học cụ thể và tự mình phát ra các tín hiệu. Phụ thuộc vào các tín hiệu này chúng đã đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây. Thậm chí chúng có thể sản xuất các hợp chất dễ bay hơi đặc biệt, để có thể báo tin cho nhau biết những động vật ăn cỏ đang đến gần.

Theo Vietnamnet​
 
TS. Đinh Quang Diệp - Khoa Môi trường và Tài Nguyên - Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cho biết năm 2011 ông và một số cộng sự gồm TS. Trần Hợp, KS. Trần Giỏi (Chi cục Lâm nghiệp Khánh Hòa) và Tổ Đa dạng sinh học (Khu BTTN Hòn Bà) đã tìm thấy một cây lan Vani có hình dáng lạ trong một chuyến khảo sát ở Khu BTTN Hòn Bà. Qua theo dõi, nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm xác định đây có thể là một loài lan Vani mới ở Việt Nam.

Cá thể lan Vani được phát hiện ở độ cao trên 200m. Thân cây lan này có dạng dây leo, đường kính thân cỡ 7-8mm, dài khoảng 3-4m và phân nhánh, mang nhiều lá có phiến dày hình elip, mỗi lá có kích thước khoảng 15-20cm chiều dài và 6-9cm chiều rộng.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu chưa thể định danh loài lan này vì chưa tìm thấy hoa. Tiếp tục theo dõi, mới đây, ngày 12/04/2012, anh Hồ Ngọc Quỳnh cán bộ Khu BTTN Hòn Bà đã phát hiện cây lan Vani này đang trổ hoa.

lanvani.jpg


Theo quan sát, cây có phát hoa dài 4-6cm mang 4 hoa, đài và cánh hoa có màu vàng xanh, môi hoa màu tím đỏ rất duyên dáng. Hoa to có đường kính khoảng 3,5 - 4cm, có mùi thơm và nở không hoàn toàn như những loài lan Vani khác.

Sau khi nhận được nguồn tin và hình ảnh do Khu BTTN Hòn Bà cung cấp, nhóm nghiên cứu đã tra tìm tài liệu về các loài lan Vani, đồng thời tham khảo ý kiến của GS.TS. Leonid V. Averyanov (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), chuyên gia hàng đầu thế giới về lan Việt Nam.

lanvani1.jpg


Theo GS.TS. L.V. Averyanov, đây là loài Vanilla shenzhenica Z.J.Liu & S.C.Chen được phát hiện và mô tả ở Thâm Quyến (Nam Trung Quốc) vào năm 2007. Trong một số tài liệu trước đây về lan Việt Nam như của TS. Gunnar Seidenfaden (1992), GS. Phạm Hoàng Hộ (1993) và GS. Trần Hợp (1998) hay GS.TS. L.V. Averyanov (2003) đều chưa thấy đề cập đến sự hiện diện của loài lan này. Có thể khẳng định rằng đây là lần đầu tiên loài lan Vani này được ghi nhận ở Việt Nam. Hiện nay, các chuyên gia đang thực hiện việc lấy mẫu và giám định lần cuối.

lanvani2.jpg


Chi lan Vani có tên khoa học là Vanilla. Trên thế giới có khoảng 70 loài lan Vani, hầu hết mọc ở vùng nhiệt đới. Tính đến thời điểm hiện tại, Vanilla shenzhenica là loài lan Vani thứ năm được ghi nhận ở Việt Nam sau 4 loài Vani không lá (Vanilla aphylla), Vani trắng (Vanilla albida), Vani trung bộ (Vanilla annamica) và Vani pierre (Vanilla pierrei) được GS. Phạm Hoàng Hộ ghi nhận(1993).

Theo Thiên Nhiên​
 
Liệu pháp mới, hiệu quả trong điều trị ung thư

Kết quả từ một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy có thể sử dụng “tấm lá chắn tế bào gốc” để bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của quá trình hóa trị liệu.

Trong Y học, các loại thuốc dùng trong hóa trị liệu được biết đến với tác dụng ngăn chặn sự phân chia nhanh chóng của tế bào ung thư, nhưng chúng cũng chính là thủ phạm gây hại cho các mô khỏe mạnh mà đặc biệt là tủy xương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khó thở và mệt mỏi. Thậm chí, một số loại còn có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng gây chết người.

brain1.jpg

“Tấm lá chắn tế bào gốc” đang được thử
nghiệm trên một bệnh nhân ung thư não.

Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle đã sử dụng tế bào gốc biến đổi gene tạo ra lá chắn bảo vệ tủy xương trong khi các tế bào khối u thì không được che chở, Tiến sĩ Jennifer Adair cho biết.

Tế bào gốc lấy từ tủy xương của chính người bệnh và được cô lập. Tiếp theo họ đưa vào một loại virus có gene bảo vệ chống lại thuốc hóa trị. Các tế bào sau đó được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.

Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Hans-Peter Kiem, chia sẻ: “Liệu pháp này không hề có tác dụng phụ, giúp người bệnh thích nghi với quá trình hóa trị tốt hơn đáng kể”.

Thử nghiệm trên 3 người mắc ung thư não, các chuyên gia nhận thấy họ đều sống lâu hơn thời gian trung bình là 12 tháng đối với bệnh ung thư. Thậm chí một bệnh nhân vẫn còn sống sau 34 tháng điều trị.

“Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới về vấn đề bảo vệ các tế bào bình thường trong quá trình điều trị ung thư”, Giáo sư Susan Short nói. “Chúng tôi hiện vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu nhằm phát triển liệu pháp này”.

Theo Đất Việt​
 
Những điều chưa biết về loài cá khổng lồ dài 8m

Sử dụng các thiết bị theo dõi bằng vệ tinh, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí PloS ONE mới đây đã tiết lộ những điều thú vị về loài cá dài gần 8 mét này.

Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 6 con cá đuối ngoài khơi bán đảo Yukatan của Mexico trong vòng 13 ngày. Giống như cá mập và cá voi, cá đuối khổng lồ có khoang miệng và bộ lọc nước rất lớn, một lần có thể nuốt được nhiều sinh vật phù du. Đặc biệt, chúng có thể phát đi một loại tia sáng trong vòng bán kính lên đến 200 dặm. Đây là đặc điểm rất quan trọng để theo dõi và bảo vệ loài động vật quí giá này.

rays2.jpg

Thiết bị quan sát từ vệ tinh giúp việc theo dõi cá
đuối dễ dàng hơn thông qua tia sáng chúng phát ra

Loài cá trông giống như một con dơi khổng lồ dưới biển này đã được liệt kê trong danh sách những loài động vật dễ bị tổn thương. Theo Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế, cá đuối khổng lồ hiện đang bị đánh bắt khá nhiều để dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Bên cạnh đó, hầu hết khu vực sinh sống của chúng lại nằm trên các tuyến đường vận tải biển. Vì vậy nguy cơ bị va đập vào tàu thuyền là rất lớn.

Nhiều người cho rằng cá đuối khổng lồ là loài “cá quỷ dữ” vì hình dạng và kích thước của chúng. Sự thật, chúng vô hại đối với con người. Cá đuối khổng lồ có tỉ lệ giữa bộ não và cơ thể cao nhất trong các loài cá, hơn cả cá mập. Chúng sinh sản rất ít, mỗi lứa chỉ đẻ được 1,2 con.

Nhờ công nghệ theo dõi qua vệ tinh, thông tin về sự di chuyển của đàn cá đuối khổng lồ được ghi nhận lại. Từ đó các nhà bảo tồn động vật biển có thể phát hiện kịp thời những mối đe doạ ảnh hưởng đến sự sống của chúng.

Tham khảo: Livescience

Theo Đất Việt, Livescience​


----------

Cây ăn thịt có thể hưởng lợi từ những dịch vụ canh gác, vệ sĩ và “đâm thuê chém mướn” của loài kiến.


Cây nắp ấm ăn thịt Nepenthes bicalcarata sống ở những khu rừng bên đầm than bùn nghèo nàn dinh dưỡng trên đảo Borneo. Nó không phải là loài ăn thịt hiệu quả lắm. Chiếc lá hình nắp ấm của chúng thiếu các vách trơn cùng chất dịch dính, mềm dẻo và ăn mòn mạnh nên khó có thể bẫy mồi hiệu quả như họ hàng của chúng.

Tuy nhiên, cây Nepenthes bicalcarata có sự hỗ trợ tuyệt vời từ bên ngoài, đó là loài kiến Camponotus schmitzi. Loài cây ăn thịt này có các tua căng phình ở đáy mỗi nắp ấm, vốn được những con kiến này dùng làm tổ, và nguồn thức ăn ở dạng mật hoa dành cho chúng được tiết ra ở mép nắp ấm.

Nepenthesbicalcarata.jpg

Cây Nepenthes bicalcarata

Đến lượt mình, những con kiến này cung cấp một loạt các dịch vụ cho cây Nepenthes bicalcarata. Chúng dọn sạch miệng nắp ấm, giúp nó đủ trơn để bắt mồi. Chúng tấn công những con mọt ngũ cốc có khả năng gặm mòn cây. Chúng di chuyển những phần còn lại của con mồi khỏi nắp ấm để không bị mục rữa ở đó. Chúng phục kích dưới vành nắp ấm và tấn công bất kỳ con mồi nào của cây nắp ấm đang ra sức thoát khỏi chiếc bẫy. Và phân của chúng làm màu mỡ cho cây nắp ấm.

Trước đó các nhà khoa học vẫn chưa có được bằng chứng chắc chắn về liên minh này và cho rằng có thể chỉ mỗi kiến hưởng lợi. Trong cuộc nghiên cứu mới, các chuyên gia Pháp đã so sánh 2 loại cây, có và không có kiến cư ngụ. Kết quả thu được cho thấy những cây có kiến cư ngụ “làm ăn” được hơn những cây không có. Chuyên gia nghiên cứu Vincent Bazile đến từ Đại học Montpellier 2 ở Pháp, nhận định: “Những loài kiến cộng sinh được chứng minh là rất quan trọng cho dinh dưỡng cũng như sự sinh tồn của cây chủ”.

Theo báo cáo được công bố trên chuyên san PLoS ONE số mới nhất, những cây ăn thịt có kiến cư ngụ mọc nhiều lá hơn và lá lớn hơn; tán lá trưởng thành chứa nitrogen nhiều gấp 3 lần (chất dinh dưỡng này có vai trò then chốt đối với các phân tử hữu cơ như protein và ADN). Những cây có kiến cư ngụ còn có nắp ấm rộng lớn hơn và giữ được khối lượng mồi nhiều hơn. Những phân tích về chất đồng vị nitrogen cho thấy rằng nếu không có kiến cư ngụ thì các cây này có những triệu chứng suy dinh dưỡng.

"Sự kết hợp hỗ sinh giữa cây ăn thịt và kiến trong vương quốc thực vật là một sự thích nghi độc đáo đối với việc khai thác đất nghèo dinh dưỡng. Điều này có thể lý giải vì sao cây Nepenthes bicalcarata có tuổi thọ và tăng trưởng hiếm có, đạt đến độ cao 20m, một kỷ lục đối với loài cây này”, Laurence Gaume, một thành viên nghiên cứu, cho biết.

Theo Thanh Niên​
 
Nhân bản thành công 8 con sói Bắc Mỹ

Thông báo của chính quyền địa phương tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc cho biết, nhà khoa học tế bào gốc Hàn Quốc Hwang Woo-suk đã nhân bản thành công giống chó sói Bắc Mỹ có nguy cơ tuyệt chủng.


soi1.jpg

Các con sói Bắc Mỹ nhân bản vô tính được gửi tặng tại trung tâm bảo
vệ động vật hoang dã Pyeongtaek, phía nam Seoul (Ảnh: dailymail)

Hiện 8 con chó sói Bắc Mỹ nhân bản vô tính đã được chuyển đến trung tâm bảo vệ động vật hoang dã ở Pyeongtaek, phía nam Seoul.

Hwang Woo-suk tiết lộ, ông đã nhân bản thành công 8 con sói Bắc Mỹ bằng cách chuyển nhân tế bào Soma (tế bào cơ thể) một con chó sói vào trứng của chó sói cái.

soi.jpg


Con sói đầu tiên được sinh ra vào ngày 17/6/2005 tại Quỹ nghiên cứu công nghệ sinh học Sooam.

8 chó sói Bắc Mỹ này là những con chó sói Bắc Mỹ đầu tiên trên thế giới được nhân bản vô tính bằng cách sử dụng tế bào.

Hwang bắt đầu nổi tiếng khi ông cho đăng một bài khoa học công bố nghiên cứu thành công nhân bản vô tính tế bào gốc của con người vào năm 2004. Song đến tháng 11/2005, ông bị cáo buộc làm giả. Tới năm 2009, ông bị phạt án tù 2 năm vì tội biển thủ quỹ nghiên cứu và sai phạm đạo đức nghiên cứu. Tháng 12 năm ngoái ông được giảm xuống còn 18 tháng tù treo.

soi2.jpg


Tuy nhiên thành công của ông về nhân bản vô tính sói Bắc Mỹ vào năm 2005 đã được các chuyên gia và chính quyền địa phương xác thực.

Hiện tỉnh Gyeonggi đang lên kế hoạch tặng một số con sói Bắc Mỹ nhân bản vô tính cho các vườn thú ở nước ngoài trong một nỗ lực để góp phần bảo tồn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo Daily mail, Đất Việt​
 
Phát hiện mới về tác động của trầm cảm

Các nhà nghiên cứu nói rằng những triệu chứng trầm cảm xuất hiện vào tuổi trung niên hoặc lúc về già gắn liền với sự gia tăng nguy cơ bị chứng mất trí, theo trang tin Top News.

depression.jpg

Trầm cảm

Tiến sĩ Deborah E. Barnes thuộc Đại học California, San Francisco (Mỹ) và các cộng sự đã xem xét dữ liệu y khoa của 13.535 người và kiểm tra các triệu chứng trầm cảm ở tuổi trung niên (từ năm 1964-1973), lúc tuổi già (từ năm 1994-2000) và nguy cơ bị chứng mất trí (Alzheimer), sa sút trí tuệ mạch máu (sa sút trí tuệ do tổn thương não vì suy giảm lưu lượng máu não).

Kết quả, các triệu chứng trầm cảm xuất hiện ở 14,1% đối tượng nghiên cứu ở tuổi trung niên, 9,2% vào lúc tuổi già và 4,2% ở cả tuổi trung niên và tuổi già.

Trong suốt 6 năm theo dõi, 22,5% bệnh nhân được chẩn đoán bị chứng mất trí, 5,5% bị Alzheimer và 2,3% bị sa sút trí tuệ mạch máu.

Khi kiểm tra bệnh Alzheimer và bệnh sa sút trí tuệ mạch máu một cách riêng rẽ, những bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm vào cuối đời có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng gấp hai lần, và những bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm vào tuổi trung niên và vào cuối đời có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu tăng gấp ba lần.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Archives of General Psychiatry của Hiệp hội Y khoa Mỹ.

Theo Thanh Niên​


Mẹ trầm cảm sinh con nhiều hormone căng thẳng

Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Michigan vừa phát hiện ra mối liên hệ giữa các bà mẹ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai với nồng độ hormone căng thẳng cao hơn ở các trẻ sơ sinh khi được sinh ra, cũng như các khác biệt khác về thần kinh và hành vi ứng xử.

cuocsong.jpg

Cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh sẽ không dễ mắc bệnh trầm cảm. (Ảnh internet)

Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí khoa học Infant Behavior and Development số ra tháng 12/2010.

Trong thí nghiệm nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét mối liên hệ giữa sự căng thẳng ở bà mẹ và sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vốn kiểm soát các phản ứng căng thẳng của cơ thể cũng như tâm trạng và cảm xúc khác.

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với 154 bà mẹ đang mang thai - những người ở độ tuổi từ 20 trở lên, không bị các bệnh kinh niên hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến nghiên cứu, không bị nghiện bất cứ chất gì, không bị rối loạn về ăn uống hoặc các vấn đề khác.

Các triệu chứng trầm cảm của các bà mẹ được đánh giá vào tuần mang thai thứ 28, 32 và 37 và được đánh giá lại vào lúc sinh con. Từ mức điểm đưa ra, các nhà khoa học chia các bà mẹ thành ba nhóm trầm cảm ở mức độ cao, trung bình và thấp.

Trong khi đó, các mẫu máu được lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh lúc mới được sinh ra để đo nồng độ các hormone adrenocorticotropic (ACTH) và cortisol. Khi được hai tuần, các trẻ sơ sinh được đánh giá về hành vi ứng xử của hệ thần kinh như phản ứng đối với sự kích thích, các kỹ năng vận động hay phản ứng với sự căng thẳng.Kết quả đã cho thấy những điều khẳng định ở trên.

Trước đây, một số nghiên cứu trên động vật và dịch tễ học đã cho thấy người mẹ bị trầm cảm khi mang thai dễ gây căng thẳng cho thai nhi. Các nghiên cứu khẳng định khi đang chán nản, cơ thể sẽ tạo ra một số hóa chất khá độc hại, các hormone gây căng thẳng cho em bé.

Không có nghiên cứu nào cho thấy căng thẳng có thể gây xảy thai nhưng nó lại tác động lâu dài đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bị trầm cảm nặng, cần điều trị sớm để giảm thiểu bất cứ nguy cơ gì dù là nhỏ nhất cho em bé của mình. Và trái với lo lắng của nhiều bà mẹ, việc điều trị có thể không nguy hại đến em bé bằng việc căn bệnh tác động đến em bé.


Theo Vietnam+​
 
Con người thành, bại là do gene?

Nhiều người bẩm sinh đã thành đạt, các nhà khoa học tuyên bố. Nói cách khác, chính DNA sẽ góp phần quyết định một người luôn thành công hay thất bại trong cuộc sống.


Nghiên cứu mới nhất trên Tạp chí Journal of Personality nhận thấy, phần lớn những thiên hướng bẩm sinh như sự kiên định, khả năng giao tế xã hội, kiềm chế và tính duy mục đích đều “nằm” trong gene.

Trên thực tế, hệ gene của chúng ta ảnh hưởng đến những phẩm chất này nhiều hơn cả quá trình dưỡng dục lẫn quá trình đi làm. Và khi kết hợp với nhau, các tính cách này có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại, các nhà nghiên cứu Đại học Edinburgh khẳng định.

borntowin.jpg

Nhiều người bẩm sinh đã hội đủ tố chất để thành công?

Họ đã tiến hành phỏng vấn hơn 800 cặp sinh đôi về thái độ sống, để từ đó chỉ ra những tác động của tự nhiên và quá trình nuôi nấng đến tính cách các tình nguyện viên.

So sánh các cặp sinh đôi cùng trứng (vốn có chung DNA và môi trường dưỡng dục) với các cặp sinh đôi khác trứng (có chung môi trường gia đình nhưng khác nhau về gene) là một phương pháp thường được sử dụng để xác định tầm ảnh hưởng của di truyền học. Kết quả cho thấy, Gene có vai trò lớn hơn nhiều so với lối sống, trong đó riêng khả năng tự kiểm soát bản thân là một phẩm chất gắn liền với DNA.

Ngoài ra, gene cũng quyết định phần lớn sự kiên định và kiên nhẫn của con người. Đây là một điều kiện quan trọng để thành công, bởi những người từ chối bỏ cuộc sẽ dễ đạt được giấc mơ hơn những người đầu hàng ngay từ trận đầu tiên.

Chia sẻ trên DailyMail, Giáo sư Timothy Bates cho rằng, trước đây người ta luôn nghĩ rằng môi trường gia đình sẽ quyết định đến sự lành mạnh tâm lý ở trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy tầm ảnh hưởng mạnh hơn nhiều của gene di truyền. Tất nhiên, chúng ta không nên quá dựa dẫm vào gene. Một chìa khóa rất quan trọng của thành công là tính hướng đích lại không do gene quyết định.

Theo Vietnamnet, Dailymail​
 
Lâu lắc rồj không thấy sao chổj vào vjết nhỉ?
Ngày mớj học tốt nhak
 
KĨ THUẬT MỚI KIỂM TRA ĐẠI TRÀNG KHÔNG CẦN NỘI SOI​


Các nhà nghiên cứu vừa phát triển một phần mềm kỹ thuật số mới có thể “làm sạch” ruột già giúp phát hiện các khối u ung thư mà không cần nội soi xâm lấn.

Vẫn biết ung thư ruột già được phát hiện sớm có thể cứu sống được người bệnh. Nhưng vẫn có rất ít người được chẩn đoán do thực hiện theo phương pháp nội soi xâm lấn, đòi hỏi người bệnh phải uống thuốc nhuận tràng và làm sạch ruột để đưa thiết bị vào thăm dò ruột qua trực tràng dễ gây nguy cơ nhiễm trùng. Để khắc phục tình trạng trên, y học hiện đại đã sử dụng công nghệ chụp CT giúp có được một hình ảnh không cần kỹ thuật xâm lấn đại tràng nhưng vẫn đòi hỏi người bệnh phải dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột từ đêm trước khi kiểm tra.

KenhSinhVien.Net-daitrang-96deb.jpg

Phương pháp mới sẽ làm sạch đại tràng mà không cần thuốc nhuận tràng và thiết bị nội soi xâm lấn (Ảnh: Time)

Đến nay các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (MGH) đã phát triển một phần mềm máy tính kỹ thuật số có thể làm sạch ruột già bằng kiểm tra nội soi đại tràng ảo, cung cấp hình ảnh tương đối chính xác của thành ruột kết và những yếu tố có nguy cơ gây ung thư. Phương pháp này không cần thuốc nhuận tràng, không cần dùng thiết bị thăm dò bên trong và chỉ mất khoảng 15-20 phút. Qua thử nghiệm ở 605 người cho thấy, phương pháp đem lại kết quả với mức độ chính xác cao, tương tự như nội soi CT, Tiến sĩ Michael Zalis-Giám đốc trung tâm CT tại MGH cho biết.

Tuy nhiên, kiểm tra nội soi đại tràng ảo cũng có hạn chế hơn so với nội soi xâm lấn. Bởi vì khi thực hiện nội soi xâm lấn thường kết hợp với việc phân tích hình ảnh và loại bỏ các mô có khả năng gây ung thư ruột già luôn. Nhưng nhìn chung không phải bệnh nhân nào cũng cần loại bỏ các mô vì chỉ khi mô này lớn khoảng 6mm trở lên mới phải cắt bỏ.

Theo Đất Việt/Time​
 
Cậu bé vô danh và quả tim nhân tạo vĩnh cửu đầu tiên trên thế giới

Một cậu bé vô danh đã trải qua một ca phẫu thuật kéo dài 10 tiếng đồng hồ liên tục và được sự quan tâm chăm sóc tận tình của một tập thể các chuyên gia y bác sĩ, kết quả là hiện tại sức khoẻ của cậu bé đã có những bước tiến triễn khá tốt.

Trước đó, cậu bé thật sự đã mắc một chứng bệnh hao mòn cơ bắp được gọi là “Hội chứng Duchenne”, chính vì hội chứng bệnh này mà cậu bé đã bị đánh giá là không đủ tiêu chuẩn để có tên trong danh sách chờ được cấy ghép tim. Căn bệnh là nguyên nhân khiến cho cơ bắp của cậu bé bị thoái hoá khá nhanh chóng, các bác sĩ cũng nói rằng nếu thiếu niên mà bị mắc phải căn bệnh này thì khó có thể đi lại được như bình thường và nguy cơ tử vong sẽ rất cao trong trường hợp cần phải trải qua một ca phẫu thuật để cấy ghép một quả tim nhân tạo trong cơ thể.

20101004_b044bf2c-a8f5-4ce5-a2c1-31afbd23ef17.jpg


Chuyên gia tim mạch nhi khoa, Tiến sĩ Antonio Amodeo đã tiến hành một ca phẫu thuật cùng với một nhóm gồm 8 thành viên bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm ngay tại bệnh viện nhi đồng Bambino Gesu ở Rome (Italia), chi tiết của ca phẫu thuật kỳ diệu này đã được trích đăng tải trên nhiều tờ báo quốc tế uy tín vào ngày hôm nay mồng 3 tháng 10 năm 2010. Theo đó, các chuyên gia kinh ngạc thốt lên rằng, hoàn toàn không giống với các ca phẫu thuật tim nhân tạo trước đây, ca phẫu thuật vừa trải qua không phải là một giải pháp mang tính tạm thời mà là một cú hích mang tính đột phá vì quả tim nhân tạo sẽ ở yên cố định trong cơ thể của cậu bé trong suốt cả cuộc đời.

Tiến sĩ Antonio Amodeo cho hay, quả tim nhân tạo dài khoảng 4 cm, được đặt ngay bên trong tâm thất trái và liên kết với động mạch chủ ở phía trên. Ông Amodeo phát biểu: “Thiết bị “tim nhân tạo” thực ra là một máy bơm hoạt động bằng điện, được đặt ngay tại vùng ngực nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ có thể gây nên chứng nhiễm trùng. Công tác lưu chuyển dòng điện sẽ được gắn kết phía sau tai trái và đấu nối với một ắc-quy mà bệnh nhân sẽ đeo bên cạnh thắt lưng, ắc-quy này sẽ được sạc lại điện năng đã tiêu hao vào ban đêm y như cái cách mà mọi người vẫn hay sạc điện thoại di động. Đây là lần đầu tiên mà một thiết bị điện tử được đặt ngay bên trong cơ thể của một thiếu niên, nó có thể đem tới cho cậu bé một tiện ích để cải thiện chất lượng cuộc sống thậm chí mặc dù cậu bé đang mang trên người hội chứng bệnh Duchenne. Gia đình của cậu bé tỏ ra rất hạnh phúc khi con trai của họ có thể trải qua ca phẫu thuật một cách thành công tốt đẹp, đồng thời việc lắp đặt quả tim nhân tạo còn trả lại cuộc sống của cậu có nguy cơ bên bờ vực Tử thần”.

Tiến sĩ Antonio Amodeo còn cho biết thêm thông tin rằng thiết bị “quả tim nhân tạo” chỉ nặng không đầy 90 g nếu so với quả tim của người trưởng thành có thể nặng tới 1 kg, ông cũng hy vọng rằng sức khoẻ của cậu bé có thể tái hồi bình phục sau 2 tuần kế tiếp. Tiến sĩ Amodeo lạc quan cho biết: “Ca phẫu thuật này đã mở ra những chân trời mới khi nhiều trẻ em cần các ca phẫu thuật cấy ghép nhưng số lượng các vật hiến tặng chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé và kể cả một số bệnh nhân không thể được cấy ghép chỉ bởi vì căn bệnh mà họ đang mang trên người. Đây là một ca phẫu thuật mang tính đột phá vì từ trước tới nay nó chỉ được áp dụng điều trị trên cơ thể các bệnh nhân trưởng thành, thiết bị trên đã làm giảm thiểu tối đa những hệ lụy mặt trái của sức khoẻ gây nên từ những triệu chứng nhiễm trùng”.

----------

Cấy ghép thành công tim nhân tạo nhỏ nhất thế giới

Theo phát ngôn viên Bệnh viện Bambino Gesu ở thành phố Rome (Italy), trong tháng Ba vừa qua, các bác sỹ tại bệnh viện này đã tiến hành cấy ghép thành công quả tim nhân tạo nhỏ nhất thế giới cho cháu bé mới chỉ 16 tháng tuổi trước khi em tìm được người hiến tặng nội tạng thích hợp.

Antonio Amodeo, bác sỹ phẩu thuật nổi tiếng của bệnh viện trên cho biết ca phẫu thuật được thực hiện thành công và một thiết bị bơm có trọng lượng chỉ 11 gram có thể đảm nhận lưu thông một lưu lượng 1,5 lít máu/phút, đã được cấy vào cơ thể của cháu bé đang trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe.

surgical.jpg

Một ca phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo

Cháu bé 16 tháng tuổi được xác định là bị viêm cơ tim giãn và bị nhiễm trùng nghiêm trọng do thiết bị hỗ trợ tâm thất vốn được cấy trước đó.

Tim nhân tạo đã giúp cháu bé trong ca phẫu thuật trở lại tình trạng ổn định, duy trì sự sống và sức khỏe trong vòng 13 ngày trước khi nhận được liệu pháp cấy ghép tim thật.

Hiện các bác sỹ cho biết sau hơn một tháng phẫu thuật, cháu bé hiện có tình trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, vì những lý do cá nhân nên danh tính cũng như giới tính của cháu bé không được tiết lộ.

Trước đó, một nhóm gồm tám bác sỹ hàng đầu tại Bệnh viện nhi Bambino Gesu cùng bác sỹ Antonio Amodeo cũng đã tiến hành cuộc phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo vĩnh viễn cho một thiếu niên 15 tuổi người Italy.

Câu bé này được xem là bệnh nhân vị thành niên đầu tiên trên thế giới được cấy ghép tim nhân tạo vĩnh viễn.

Các ca phẫu thuật và cấy ghép tim tạm thời như trên đã mở ra những hy vọng mới cho rất nhiều trẻ em trên thế giới cần phẫu thuật tim khi số người hiến tặng quá ít, mang tới cho các em cơ hội hồi phục sức khỏe và đón nhận những niềm vui cuộc sống.

Theo Vietnam+​
 
NHỮNG CON VẬT KÌ LẠ NHẤT Ở NAM CỰC



Nhà nghiên cứu sinh địa lý học về biển Huw Griffiths tại Đoàn Khảo sát Nam cực Anh (BAS) vừa đưa ra danh sách 5 loài động vật Nam cực kỳ lạ nhất. Chúng có những cách thức sống độc đáo để có thể tồn tại tại Nam Cực - một trong những nơi có môi trường sống khắc nghiệt nhất trên Trái đất, theo tạp chí National Geographic.
1. Cua “Hoff”
KenhSinhVien.Net-hoffcrab.jpg


Đầu tiên là loài cua “Hoff” (“Hoff” crab) có lông rậm ở phần ngực được lấy theo tên của nam diễn viên người Mỹ David Hasselhoff có bộ ngực trông khá hoàn hảo. Loài cua này “nuôi”vi khuẩn trên bộ lông ngực rậm rạp, sau đó lấy vi khuẩn làm thức ăn.

Điều kỳ lạ là chúng sống tràn ngập xung quanh những miệng phun thủy nhiệt có độ sâu khoảng 2,5km dưới vùng biển Nam cực - nơi có nhiệt độ rất nóng khó loài nào có thể tồn tại.

2. Cá băng
KenhSinhVien.Net-icefish.jpg



Vùng biển Nam cực còn là “ngôi nhà” của cá băng (icefish) - loài cá có thể nhìn xuyên qua cơ thể trong suốt, bên trong cơ thể chúng có chất glycoprotein chống đông - thay vì có các tế bào máu như các loài cá bình thường - giúp chúng sống được trong những dòng nước lạnh giá Nam cực.

3. Bọ đuôi bật Nam cực
KenhSinhVien.Net-megaphoruraarctica.jpg


Một loài động vật khác cũng có cách thức sống độc đáo là loài bọ đuôi bật Nam cực (Megaphorura arctica). Mặc dù chỉ có chiều dài cơ thể 1-2mm, nhưng bọ đuôi bật là động vật lớn nhất sống trên cạn ở Nam cực (các loài như chim cánh cụt hay hải cẩu không được coi là động vật sống trên cạn), tạp chí National Geographic cho hay.

Hơn nữa, bọ đuôi bật nhỏ bé còn có thể tồn tại bằng cách đông rắn và tự rã đông cơ thể một cách thường xuyên. “Bạn đặt một con bọ đuôi bật trong tủ lạnh, nó sẽ cảm thấy thoải mái khi dạo chơi ung dung trong đó”, ông Griffiths nói.

4. Nhện biển
KenhSinhVien.Net-seaspider.jpg


Động vật trên cạn Nam cực thì nhỏ bé, nhưng đối với động vật biển thì trái ngược hẳn - chúng rất to lớn. Chẳng hạn như loài nhện biển (sea spider) thở bằng những “ống khí” trong cơ thể, cho phép nhiều lượng oxy được hấp thụ vào, do đó cơ thể chúng ngày càng phát triển to lớn theo thời gian.

Có thể làm phép so sánh như sau: một con nhện biển ở châu Âu có kích thước chỉ bằng một móng tay nhỏ, nhưng một con nhện biển ở Nam cực có kích thước to bằng một cái đĩa ăn.“Nhện biển sống phổ biến và có nhiều loài ở Nam cực hơn bất cứ nơi nào trên Trái đất”, ông Griffiths nhận định.

5. Bọt biển thủy tinh
KenhSinhVien.Net-glasssponges.jpg


Loài bọt biển thủy tinh (glass sponges) có cấu tạo cơ thể cứng do bộ xương của chúng được tạo nên từ hợp chất silic điôxít (còn lại silica) có độ cứng cao. Loài bọt biển này sống phổ biến và “thống trị” dưới vùng biển Nam cực, cung cấp môi trường sống cho hằng trăm loài động vật khác.

Trên cơ thể của bọt biển thủy tinh có các bộ phận như kim, có thể đâm và “mắc kẹt” trong da, vì thế ông Griffiths cần lưu ý điều này khi con người muốn đụng đến chúng

Theo Vietnamnet​
 
Hải quân Peru phát hiện hàng nghìn xác động vật giáp xác trên một bãi biển gần thủ đô Lima trong những ngày qua.

Xác những con vật dạt vào bãi biển Pucusana, một nơi cách thủ đô Lima khoảng 37km về phía nam. Sự việc được phát hiện vào hôm 25/5. Hải quân Peru cho biết, họ đã gửi báo cáo về sự việc tới Cục Kiểm soát và Đánh giá Môi trường Peru để cơ quan này tìm hiểu nguyên nhân, AFP đưa tin.
KenhSinhVien.Net-dongvatgiapxac.jpg


Gladys Triveno, Bộ trưởng Công nghiệp và Thủy sản Peru, thông báo chính phủ đang điều tra nguyên nhân khiến động vật giáp xác chết hàng loạt.

Yuri Hooker, một nhà sinh học của Đại học Cayetano Heredia tại Peru, nói rằng những con giáp xác dạt vào bờ biển là một loài nhuyễn thể màu đỏ có chiều dài trung bình 3cm.

“Chúng phân bố từ bờ biển Chile tới tận bờ biển phía bắc của Peru. Rất có thể chúng chết do nhiệt độ của nước trong Thái Bình Dương tăng”, Hooker nhận xét.

Hooker giải thích rằng khi nước đại dương trở lên ấm hơn, nhuyễn thể - vốn sống xa bờ - sẽ di chuyển tới gần bờ hơn để tránh những luồng nước ấm. Chúng cứ bơi về phía bờ cho tới khi dạt lên bãi biển và mắc kẹt ở đó.

Sự việc xảy ra trong bối cảnh gần 900 xác cá heo và khoảng 5.000 xác chim biển dạt vào khu vực duyên hải phía bắc của Peru từ tháng 2 tới tháng 4. Một báo cáo của chính phủ kết luận cá heo chết vì những nguyên nhân tự nhiên, còn chim biển chết do nhiệt độ nước trong Thái Bình Dương tăng khiến thức ăn dành cho chim trở nên khan hiếm. Các tổ chức bảo vệ môi trường khẳng định cá heo chết do hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi.


Theo VNE
 
Đúng là công nghệ sinh học mà được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, nói về cây trồng vật nuôi là nói đến sinh học. Việt Nam hy vọg ngành này sẽ phát triển.
 
×
Quay lại
Top