Tìm hiểu về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Tìm hiểu về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
* Khái niệm

Pháp luật cạnh tranh quy định thỏa thuận Hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động Hạn chế cạnh tranh

- Trong các khái niệm quốc tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mang ý nghĩa gần giống với “cartel”. Từ cartel có nguồn gốc từ cuối thế kỷ 19, trong tiếng Đức là “Kartell”, tiếng Italia là “cartello”, tiếng Latin là “carta”

- Từ điển Oran’s Dictionary of the Law, cartel được định nghĩa là: “Hiệp hội (association) các công ty (thường là chính thức - formal) kinh doanh các ngành giống hoặc tương tự nhau. Các công ty trong một cartel thường hành động để hạn chế cạnh tranh với nhau và loại bỏ cạnh tranh với các công ty khác”

* Chủ thể
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau. Để xác định dấu hiệu này phải chứng minh những điểm sau đây:

+ Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;

+ Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau; không cùng trong một tập đoàn kinh tế, không cùng là thành viên của tổng công ty.

* Bản chất pháp lý
Là hợp đồng giữa các doanh nghiệp độc lập cho thấy họ đã có một sự thống nhất ý chí về giá, về hạn chế sản lượng, phân chia thị trường.

* Hình thức thể hiện
Hình thức của thỏa thuận là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp có thể công khai hoặc không công khai. Để xác định các hành động của một nhóm doanh nghiệp độc lập là thỏa thuận, cơ quan có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận rằng giữa họ đã tồn tại một hợp đồng, bản ghi nhớ, các cuộc gặp mặt cho thấy đã có một thoả thuận công khai hoặc ngầm đồng ý về giá, về hạn chế sản lượng, phân chia thị trường. Một khi chưa có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thì chưa thể kết luận có sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được hình thành từ sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp tham gia về việc thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh. Hình thức pháp lý của sự thống nhất ý chí không ảnh hưởng đến việc định danh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Do đó, chỉ cần hội đủ hai điều kiện là có sự thống nhất ý chí và các doanh nghiệp đã cùng thống nhất thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận đã có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

* Các tác động tới môi trường cạnh tranh
- Tác động xấu: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm triệt tiêu sức ép cạnh tranh giữa các bên thỏa thuận; ngăn cản các doanh nghiệp tiềm năng nhập cuộc vào thị trường bằng biện pháp tẩy chay; loại bỏ các bên không tham gia gia thỏa thuận trên thị trường; gây hại cho người tiêu dùng do bị áp dụng các điều kiện giao dịch bất hợp lí.

- Tác động tốt: Thỏa thuận hợp tác kinh doanh giúp chia sẻ rủi ro, tiết kiệm chi phí, chia sẻ bí quyết kỹ thuật và thúc đẩy đổi mới nhanh hơn; Thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hóa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm; Ngoài ra, căn cứ vào chính sách cạnh tranh trong từng thời điểm, các thỏa thuận giữa Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh với Doanh nghiệp nước ngoài cũng được khuyến khích, cùng với đó cũng giúp khuyến khích các thương nhân có ý định thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty có khả năng phát triển và tham gia vào thị trường kinh tế, nâng cao nguồn lực kinh tế.
 
×
Quay lại
Top