Tìm hiểu thực trạng tai nạn lao động và các vấn đề liên quan?

doly_chun

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/9/2010
Bài viết
108
Mình đang học môn an toàn công nghiệp, thầy cho đề" tìm hiểu thực trạng tai nạn lao động và các vấn đề liên quan" mọi người có tài liệu gì hay thì giúp mình với! thank nhìu nhìu
 
Thương quá ta !!!!!. Muốn giúp lắm mà hổng được vì :Hổng biết gì.:KSV@17:
 
Có cần giúp nữa không?:KSV@07:
 
Avatar hay quá :):KSV@19:
 
Ui. CẦN CHỨ. vừa tìm tài liệu nhưng thầy bảo ko đúng,chít rùi. mai thảo luận rùi
 
Theo báo cáo từ 63 Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong năm 2009 trên toàn quốc xảy ra 507 vụ tai nạn lao động chết người làm 550 người tử vong, 1.221 người bị thương nặng. Tuy nhiên, con số thực có thể còn cao hơn nữa bởi công tác điều tra các vụ TNLĐ hiện diễn ra rất chậm chạp và tình trạng né tránh báo cáo ở nhiều địa phương.
Nhiều vụ tai nạn khiến dư luận bàng hoàng như: Vụ sạt lở tại đoạn đường đang thi công ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La làm 4 công nhân chết; Vụ điện giật làm 3 người chết, 3 người khác bị thương nặng tại Thanh Hóa và gần đây nhất là làm 6 người chết.
Ông Vũ Như Văn, Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, năm 2009 TPHCM và Hà Nội vẫn nằm trong nhóm 5 địa phương có số tai nạn lao động chết người cao nhất.
a36K_040310.jpg

Chuỗi tai nạn chết người liên tiếp xảy ra trong quá trình xây dựng Tổ hợp công trình Keangnam, Hà Nội .
Cụ thể, TPHCM xảy ra 1.319 TNLĐ làm 103 người chết, 113 người thương nặng; Đồng Nai xảy ra 1.525 vụ TNLĐ làm 30 người chết, 184 người bị thương nặng; Hà Nội xảy ra 111 vụ TNLĐ làm 26 người chết, 81 người bị thương nặng; Quảng Ninh xảy ra 370 vụ TNLĐ làm 30 người chết và 225 người bị thương nặng; Bình Dương 638 vụ TNLĐ làm 24 người chết và 29 người bị thương nặng...
Theo ông Văn, phần lớn vụ tai nạn (51,11%) thường xảy ra tại những công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông do công ty TNHH, công ty Cổ phần với nguồn vốn trong nước quản lý.
Điều đáng bàn là có tới 70% nguyên nhân các vụ tai nạn được xác định là do chủ công trình không chấp hành đúng các quy định trong an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Kết quả này hoàn toàn trái ngược so với những kết luận báo cáo từ những năm khẳng định rằng phần lớn nguyên nhân xuất phát từ người lao động không chịu chấp hành những nội quy về an toàn khi lao động.
Trong khi các công trình xây dựng, công nghiệp đang phát triển ngày càng nhanh trên khắp cả nước thì tình trạng phớt lờ quy định định pháp luật về an toàn lao động ngày càng trở lên phổ biến và khó kiểm soát. Theo đó, không ít vụ TNLĐ nghiêm trọng tại các địa phương cũng bị ém nhẹm.
Ông Phan Đăng Thọ, Phó chánh thanh tra Cục An toàn Lao động đưa ra một trong những nguyên nhân chính là: từ trước tới nay có rất ít vụ tai nạn lao động bị xử lý hình sự, bởi thẩm quyền xử lý không thuộc về cơ quan lao động và thanh tra lao động. “Khi thanh tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm luật hình sự thì chúng tôi chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét khởi tố. Dù vậy, hầu hết chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính hoặc nhắc nhở”.
Theo thống kê sơ bộ, năm 2009, thiệt hại về vật chất do TNLĐ trong năm 2009 lên tới trên 40 nghìn tỷ đồng.
Chuẩn bị cho Lễ phát động Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ và PCCN lần thứ 12 (tổ chức 14-21/3 tại Thái Nguyên), ngày 3/3, Bộ LĐ-TB&XH đã gửi báo cáo trình Chính phủ thực trạng và một số giải pháp cần thực hiện trong năm 2010 để giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động như hiện nay. Theo đó, cần tăng cường công tác thanh kiểm tra quy định về ATVSLĐ ở tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các công trình nhỏ, công trình trọng điểm sử dụng nhiều lao động thời vụ. Yêu cầu chủ sử dụng lao động áp dụng đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã quy định trong mỗi lĩnh vực. Cùng đó, Bộ này kiến nghị phải xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm và kiên quyết đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân liên quan vi phạm pháp luật để xảy ra tai nạn chết người.


Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2007 cả nước đã xảy ra 2.996 vụ tai nạn lao động làm 3.057 người bị nạn, trong đó có 197 vụ làm 224 người chết, 457 người bị thương nặng. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đầy đủ và còn thấp hơn so với thực tế nhiều lần.

Trong 6 tháng đầu năm 2007, các địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người là Quảng Ninh 136 vụ làm 165 người bị nạn trong đó 30 người chết, đặc biệt có 12 vụ từ 2 người bị nạn trở lên; Tp.Hồ Chí Minh 181 vụ, 29 người chết; Bình Dương 321 vụ, chết 12 người; Hải Phòng 50 vụ, 9 người chết; Ninh Bình 12 vụ, chết 8 người; Đồng Nai 1003 vụ làm 1006 người bị nạn và 6 người chết...

Vì sao tai nạn lao động vẫn xảy ra?

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động chủ yếu do vi phạm quy trình, quy phạm an toàn vệ sinh lao động chiếm tới 33,19% số vụ, trong đó người sử dụng lao động vi phạm là 17,62%, người lao động chiếm 15,57%.

Các chuyên gia trong ngành cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn tới gia tăng tai nạn lao động là công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động còn nhiều bất cập. Số cuộc thanh tra, kiểm tra viên về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả không cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên về an toàn vệ sinh lao động chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các loại hình doanh nghiệp và quy mô sản xuất kinh doanh. Việc khai báo, điều tra, xử lý đối với người vi phạm để xảy ra tai nạn lao động chết người chưa nghiêm, chưa kịp thời, doanh nghiệp xem thường công tác bảo vệ lao động, khiến tai nạn không ngừng gia tăng.

Mặt khác, các chuyên gia về an toàn lao động cũng xác nhận rằng, nguyên nhân sơ đẳng là không tuân thủ hay xem thường quy trình an toàn lao động, chủ quan, bất cẩn nên đã để xảy ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Hơn nữa, người công nhân không có bảo hiểm, nên khi xảy ra chuyện đáng tiếc, nạn nhân và gia đình phải chịu cảnh khốn khó. Nếu vì không đồng tình, hay bất mãn mà cùng đứng lên biểu tình đòi hỏi quyền lợi chính đáng thì người công nhân sẽ gặp khó khăn, có khi bị “đổ” cho những tội danh nặng nề và có thể bị mất việc.

Bên cạnh đó, nhiều lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc, nên không có một chút hiểu biết nào về pháp luật an toàn lao động, không biết rằng các mối nguy hiểm luôn rình rập để có các biện pháp phòng tránh trong môi trường lao động của mình.

Vì vậy, đã có 793 vụ do người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động chiếm tới 26,5% tổng số vụ, có 196 vụ chiếm 6,5% số vụ do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động. Một số người lao động mặc dù đã được qua đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất, ý thức chấp hành kỷ luật kém nên đã gây ra những tai nạn lao động đáng tiếc.

Tai nạn lao động không có chiều hướng giảm

Theo phân tích các vụ tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng số vụ tai nạn lao động tăng 892 vụ, tổng số nạn nhân tăng 853 người so với 6 tháng đầu năm 2006, nhưng số vụ tai nạn lao động chết người giảm 44 vụ và số người chết giảm 34 người. Những địa phương có tai nạn lao động chết người ở mức cao là Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương. Các địa phương mới xuất hiện nhiều tai nạn lao động chết người là Hà Tĩnh, Ninh Bình. Một số địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người tăng cao so với cùng kỳ năm 2006 là Đà Nẵng, Kiên Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh.

Tại Hội thảo quốc gia về “Tai nạn lao động ở Việt Nam-thực trạng và giải pháp” tổ chức vào tháng 12/2007, ông Vũ Như Văn, Phó Cục Trưởng Cục an toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, tình trạng tai nạn lao động đang có xu hướng gia tăng đến mức báo động. Trung bình mỗi năm xảy ra 4.633 vụ tai nạn lao động làm bị thương 4.907 người và làm chết 505 người. Riêng số vụ tai nạn lao động chết người tăng hàng năm là 7,2%. Các ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là: công nghiệp (18,58% số vụ), xây dựng (13,04% số vụ).

Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2007, cả nước đã xảy ra 2.996 vụ tai nạn lao động làm 3.057 người bị nạn, trong đó có 224 người chết, 457 người bị thương nặng. Thiệt hại ước tính gây ra do tai nạn lao động mỗi năm lên tới 240 tỉ đồng. Từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, trên cả nước đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.

Vụ cả một khối đá đổ ập xuống đã vùi chết 7 người vào ngày 17/12/2007, tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Tiếp đó, ngày 3/1/2008, tại Kim Bảng, Hà Nam, khối đá hàng nghìn m3 đã đè chết 3 lao động. Không lâu sau, ngày 6/1/2008, tại huyện Đồng Hòa, Phú Yên, một khối đá lớn đổ xuống đã đè chết 3 người.

Chỉ một ngày sau, ngày 7/1/2008, tại Cty cổ phần cơ khí xây dựng Long An, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, xảy ra vụ nổ xà lan làm chết 5 người. Cũng trong ngày 7/1/2008, tại huyện Phú Xuyên, Hà Tây đã xảy ra vụ sập lò gạch làm chết 5 người và 6 người bị thương.

Giải pháp phòng, chống tai nạn lao động

Trước tình hình tai nạn lao động chưa có biểu hiện giảm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị các Bộ, ngành địa phương và các doanh nghiệp phải thực hiện tốt các biện pháp. Thứ nhất: Thanh tra Lao động tăng cường thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Cần lưu ý đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các lĩnh vực: xây dựng, lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện, khai thác khoáng sản, khai thác đá, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động theo quy định tại Nghị định 113/CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ.

Thứ hai, các bộ, ngành, tập đoàn, TCT tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động và các chế độ BHLĐ. Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho người sử dụng lao động theo quy định tại Thông tư 37, ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thứ ba, người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc để đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn. Xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn và hướng dẫn cho người lao động trước khi làm việc.

Tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Thông tư số 37 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tuyên truyền giáo dục cho người lao động tự giác chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Đặc biệt, chú ý những người lao động làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc tiếp xúc với những đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Thứ tư, chấn chỉnh công tác thống kê, báo cáo tai nạn lao động toàn quốc; thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác báo cáo cũng như các chế tài đối với cơ sở không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo về tai nạn lao động.

Thứ năm, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra kịp thời, chính xác các vụ tai nạn lao động chết người trong các thành phần kinh tế, chú ý các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy trình sản xuất phức tạp, độc hại, ảnh hưởng tới môi trường nhưng thiếu ý thức phòng ngừa tai nạn lao động.

Thứ sáu, xử lý nghiêm những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và kiên quyết truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có trách nhiệm liên quan nếu có những vi phạm pháp luật lao động để xảy ra tai nạn lao động chết người nghiêm trọng.










https://www.buildviet.info/doi-thoai/d2035n3717/thuc-trang-an-toan-lao-dong.htm
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Cảm ơn nhé. đang chép rùi, dài quá. mai mà thầy bảo không đúng thì bắt đền thóc đấy!
 
hihi, tài liệu đó có hữu ích không bạn. Nếu chưa được thì mình có thể giúp ^^
 
×
Quay lại
Top