Tìm Hiểu Cấu Tạo Chi Tiết Tôm Hùm

khutrungxanh

Thành viên
Tham gia
17/8/2020
Bài viết
0
Cùng với chất lượng cuộc sống đang ngày một được nâng cao, bữa ăn của mọi người cũng ngày được nâng cao, không chỉ đơn giản là ăn no mà còn cần ngon miệng và đẹp mắt nữa. Cũng vì thế mà tôm hùm ngày càng trở nên quen thuộc với bữa cơm gia đình Việt.

94.jpeg


Sơ lược về cấu tạo sinh học của tôm hùm​

Tôm hùm là một món ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người. Đây là một loài giáp xác có kích thước khá lớn. Loài tôm này thường sống ở những vùng biển ấm, dòng biển lặng, trong các khe hoặc hang dưới đáy biển.

Tôm hùm thuộc loài giáp sát 10 chân, hiện tại ở Việt Nam đã phát hiện 9 loại tôm hùm gai, một số được nuôi phổ biến như tôm hùm Bông (tôm hùm Sao, tôm hùm Hèo), tôm hùm đỏ (hùm lửa), tôm hùm Sỏi (xanh chân dài, hùm ghì), tôm hùm xanh (hùm xanh chân ngắn), tôm hùm tre (Tề Thiên).

Cơ thể tôm hùm có các đốt, chân bò, phao bơi, các cặp râu (Anten), đuôi và các gai trên vỏ ngoài tôm hùm. Để sinh trưởng và phát triển ở những môi trường biển như vậy, cấu tạo tôm hùm có bao nhiêu thành phần chính, và chúng như thế nào?

Tôm hùm có rất nhiều họ, chi, loài nên cấu tạo sẽ không giống nhau. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn loại tôm hùm Việt Nam được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là phần Đầu ngực và phần Bụng:

Cấu tạo phần Đầu ngực​

Phần đầu ngực bao gồm 14 đốt, mỗi đốt có một đôi phần phụ ngực. Phần đầu tôm được tạo nên bằng 6 đốt đầu, 2 đốt sau cùng sẽ giúp chúng ta phân biệt giới tính của tôm hùm. Phần ngực tôm được tạo nên từ 8 đốt cuối cùng còn lại. Tôm hùm Việt Nam không có đôi càng lớn như tôm hùm Alaska (tôm hùm Canada), nên ở trên phần đầu ngực của tôm hùm Việt Nam không có được đôi càng “lực lưỡng” này.

Các phần phụ ở trên đầu ngực bao gồm: 5 đôi chân bò, 1 đôi mắt kép cấu tạo rất đặc biệt, có thể hấp thu được ánh sáng cực kì nhạy giúp tôm hùm thích nghi với môi trường sống dưới đáy biển, trong lớp bùn đất hoặc các hang ngầm dưới biển. Còn có 3 đôi Anten (2 Anten có phân nhánh, Anten 2 dài) và có rất nhiều gai nhỏ rất nhạy cảm, tôm hùm có thể cảm nhận nhiệt độ, kẻ thù hay là bạn tình là nhờ các anten này. Miệng tôm hùm bao gồm hàm trên, hàm dưới vô cùng sắc nhọn và các mảng chân hàm.

96-2.jpg


Cấu tạo phần Bụng​

Phần bụng của tôm hùm có 6 đốt. Bên ngoài các lớp có bọc một lớp kitin khá dày và chắc như lớp áo giáp bảo vệ cơ thể tôm hùm. Khi tôm hùm đã lớn lên, chúng sẽ lột lớp vỏ này để thay lớp áo mới và bí ẩn giúp tôm hùm bất lão là ở lớp vỏ như giáp sắt này. Lớp vỏ này đối với việc tự vệ của các loài giáp xác nói chung và loài tôm hùm nói riêng là mấu chốt quan trọng, khi tôm hùm lột vỏ là lúc chúng rất dễ tổn thương và bị những loài thiên địch ăn thịt. Lớp vỏ của tôm hùm còn có chứa các sắc tố, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết các giống tôm hùm khác nhau (tôm hùm bông, tôm hùm đỏ, tôm hùm xanh…) chỉ qua 1 cái liếc mắt mà thôi.

Đốt bụng thứ 2 đến thứ 5 có 4 đôi chân bơi. Đốt bụng thứ 6 được chia thành nhánh tạo thành đuôi và telson cứng chắc giúp tôm bật nhảy tạo ra những cú đẩy thần sầu của những chú tôm hùm hiếu động này, và điều chỉnh hướng bơi tùy theo ý muốn.

Xem chi tiết tại: https://canghaisan.com/tim-hieu-cau-tao-chi-tiet-tom-hum/
 
×
Quay lại
Top