heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bạn biết rằng đặt mục tiêu là tạo thêm động lực trong học tập cũng như cuộc sống. Bạn từng hứa sẽ cố gắng hết mình để thực hiện những kế hoạch đã đề ra trước đó, nhưng vì một lý do nào đó khiến bạn chùn bước , hay bạn chưa có sự tập trung hoàn toàn.

Vậy thì ngay từ bây giờ bạn thay vì học để đạt được những điều tươi sáng trong tương lai thì hãy học để “đè bẹp” những nổi sợ hãi, học để chứng tỏ bản thân mình không vô dụng…

Thực tế khi bạn đề ra mục tiêu học

Ban đầu, có phải bạn hớn hở lập ra những kế hoạch, có niềm tin tuyệt đối là mình sẽ quyết tâm hết sức có thể để có thể đạt được mục tiêu đó. Lúc ấy, bạn đang hừng hực khí thế và có cảm giác rằng mình sẽ giải quyết hết đống bài tập kia, mình sẽ siêng năng thức khuya học thật nhiều. Một ngày mình sẽ ngủ 4 tiếng thôi, ngủ lúc 1h và dậy lúc 5h để ôn bài, không Facebook, không chơi game, không đi chơi, đầu óc sẽ chỉ có một việc học là duy nhất.

KenhSinhVien-tim-dong-luc-de-thuc-day-ban-than-tien-bo.png

Với những quyết tâm cực kỳ cao độ như trên chỉ tồn tại trong vài ngày đầu, những ngày này bạn thấy mình thật là siêng làm sao, thức đến 12h để học bài, đi học về là ngồi ngay ngắn vào làm bài tập, giải quyết ngon lành những bài tập, sao mà bạn thấy bài tập này dễ thế, có thế này thì siêng mấy cũng được.

Vài ngày sau, tốc độ siêng năng của bạn giảm dần, bài tập dễ nên thôi để dồn lại, đến khi thời gian không còn thì vắt chân lên làm, "ơ thế lúc này sao mà bài khó thế nhỉ. Khó quá, mình làm chẳng ra, thôi để đó lên trường làm. Lên trường thì nhập hội ngồi nói chuyện, bài vở vứt qua một bên. Về nhà, thấy nhiều bài quá, nản, thôi đằng nào cũng đã trễ đi ngủ mai tính. Hay, mình lướt web tí thôi, Facebook tí có tốn thời gian đâu". Và rồi, 2, 3 tiếng trôi qua và bạn bị cuốn hút bởi quá nhiều thứ, mãi tám chuyện, chăm chú xem bộ phim kéo dài mấy tiếng đồng hồ.

Cuối cùng cái quyết tâm cao độ của bạn chỉ kéo dài trong vài ngày ngắn ngủi. Bạn thất vọng bản thân sao mình đã đề ra mục tiêu, kế hoạch cụ thể thế mà vẫn không thể tiến bộ lên được. Và rồi bạn đổ thừa cho mọi thứ, hay tại mình bẩm sinh không hợp với việc học.

Đi tìm động lực

Thông thường bạn hay đề ra những động lực kiểu như mình học để sau này trở thành một người giàu có, nổi tiếng, học để thoát khỏi cảnh nghèo, học vì cha mẹ, học để đậu vào một trường ĐH, học để đi du học… Đó đều là những ước mơ tốt. Nhưng, khoảng thời gian để thực hiện những ước mơ này khiến cho nhiều bạn dễ nản chí chỉ sau vài ngày bắt đầu.

Vậy thì tại sao bạn không đề ra một động lực trong thời gian ngắn thôi, và cứ sau khi hoàn thành được mục tiêu trong thời gian ngắn ấy thì bạn lại tiếp tục đề ra những mục tiêu ngắn hạn khác. Bạn từng bước, từng bước thực hiện hóa ước mơ của mình.

Bạn H.Tuấn (teen lớp 12, THPT TP) cho hay: “Lớp mình có đứa bạn ỷ là học giỏi nhất lớp nên luôn tỏ thái độ chảnh chọe, coi thường người khác. Mình muốn dạy cho nó bài học, dĩ nhiên là không phải bằng nắm đấm rồi. Mình muốn hạ bệ nó, cho nó ném mùi thất bại là thế nào, cho chừa cái thói kiêu căng đi. Sau vài tháng cật lực cày thì điểm số của mình từng bước một cao hơn đó, kết thúc học kỳ này nhất định mình phải hơn đó.”

KenhSinhVien-tim-dong-luc-de-thuc-day-ban-than-tien-bo.jpg

Đôi khi mang một tâm trạng thù ghét, muốn trả thù cũng là một ý tưởng tốt để bạn thúc đẩy khả năng học tập của mình. Sau khi đạt được mục đích của mình thì bạn nhìn lại bản thân của mình, hóa ra không phải là mình không có năng lực mà chẳng qua là chưa có động lực thật sự để mình cố gắng. Khi biết mình có thể làm được những việc trước đây mình không thể ngờ tới thì bạn nên tiếp tục tìm cho mình những mục tiêu to lớn hơn để phấn đấu.

Bạn H.Ngân (teen 12 THPT NT) chia sẻ: “Trước đây mình vốn mặc định là bản thân không có năng khiếu học Văn gì cả, mình vốn dĩ là một đứa khô khan từ gốc. Thế rồi, trong một lần bị cô chủ nhiệm phê bình trước lớp thì mình đâm ra rất tự ái, một cảm giác khó chịu xen lẫn với xấu hổ. Mình quyết tâm cải thiện điểm số môn Văn. Mình chăm chỉ đọc sách báo hơn, chịu khó tập viết những đoạn văn ngắn. Sau vài bài kiểm tra thì điểm văn của mình tiến bộ chút ít, cô giáo cũng khen mình tự nhiên cảm thấy không còn ghét cô nữa. Hóa ra, môn Văn không hề khó như mình nghĩ, chỉ là chịu khó luyện tập nhiều là được. Thế là từ một đứa luôn mặc định không có khiếu văn chương bỗng nhiên yêu thích mấy bài thơ, bài văn đến lạ lùng. Có lẽ mình sẽ nộp hồ sơ thi thêm khối D nữa.”

Với những kế hoạch cụ thể bạn đề ra nên có một mốc thời gian cụ thể. Đừng vội ngay từ đầu đề ra những mục tiêu cao, nó sẽ dễ khiến bạn cảm thấy nản, nên tìm những mục tiêu gần để dễ đạt được hơn. Khi đạt được một mục tiêu ban đầu đề ra bạn sẽ cảm thấy rất phấn khích, hưng phấn hơn trong học tập.

Tạm kết

Tùy vào khả năng của từng người mà chúng ta sẽ tìm ra những động lực ngắn hạn và dài hạn. Làm thật chậm mà chắc, có hiệu quả thì công sức bỏ ra mới có hiệu quả cao được. Nếu bạn thuộc trường hợp những người dễ nản sau vài ngày thì nên tìm những cái bản thân “ghét” để lấy đó làm động lực phấn đấu.

Theo Kenh14
 
Chuẩn luôn, ngày xưa bạn bè cung học phổ thông thì hòa đông lắm, từ khi bọn nó lên đh, c đẳng thì gặp mình chẳng buồn hỏi, nt đết trả lời
 
×
Quay lại
Top