Tiểu luận môn Địa Chất Công Trình

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Câu Hỏi:

Chương I​
Câu 1: Địa chất công trình: Đối tượng, mục đích, nội dung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu ĐCCT. Ý nghĩa môn học?
Câu 2: Trình bày các điều kiện ĐCCT và phương pháp khảo sát ĐCCT. Ý nghĩa xây dựng.
Câu 3: Trình bày về khoáng vật: Khái niệm, tính chất vật lý của khoáng vật và ý nghĩa xây dựng.
Câu 4: Đất đá (Khái niệm, đặc điểm, phân loại theo điều kiện tạo thành). Ý nghĩa nghiên cứu.
Câu 5: Đất đá Magma và trầm tích.
Câu 6: Phân loại đất đá theo quan điểm xây dựng (Xavarenxki).

Chương II​
Câu 1: Trình bày các thành phần cấu tạo của đất.
Câu 2: Tính chất vật lý của đất: Các chỉ tiêu tính chất vật lý và chỉ tiêu trạng thái vật lý của đất của đất.
Câu 3: Tính chất cơ học của đất:
- Khái niệm.
- Thí nghiệm.
- Nhận xét thí nghiệm.
- Biểu đồ.
- Các chỉ tiêu cơ học
 
Cảm un anh yêu!
anh giỏi lắm nhưng lần sau dành thời gian cho em không được up nữa:KSV@12:
 
Các bạn... Mình phải làm gì bây giờ...?
 
Chương I​
Câu 1: Địa chất công trình: Đối tượng, mục đích, nội dung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu ĐCCT. Ý nghĩa môn học?
Câu 2: Trình bày các điều kiện ĐCCT và phương pháp khảo sát ĐCCT. Ý nghĩa xây dựng.
Câu 3: Trình bày về khoáng vật: Khái niệm, tính chất vật lý của khoáng vật và ý nghĩa xây dựng.
Câu 4: Đất đá (Khái niệm, đặc điểm, phân loại theo điều kiện tạo thành). Ý nghĩa nghiên cứu.
Câu 5: Đất đá Magma và trầm tích.
Câu 6: Phân loại đất đá theo quan điểm xây dựng (Xavarenxki).


Xin lỗi cả nhà. Hôm nay mới úp được đáp án. Đợt này bận quá. Đây là đáp án chương I do mình tự làm. Có gì thiếu và sai sót xin mọi người góp ý để đáp án được chính xác hơn:


Câu 1:
* Đối tượng nghiên cứu địa chất công trình: Môi trường địa chất, cấu trúc và tính chất của nó. Đất đá, nước dưới đất và tác dụng qua lại của đất đá, nước dưới đất với nhau và với môi trường bên ngoài.
* Mục đích nghiên cứu ĐCCT:
- Xác định địa chất công trình của khu vực xây dựng, lựa chọn vị trí cũng như biện pháp công trình.
- Nêu các điều kiện thi công, dự toán hiện tượng địa chất.
- Đề ra biện pháp phòng ngừa và cải tạo các địa chất không có lợi.
- Thăm dò, đề xuất các biện pháp sử dụng vật liệu địa phương cho xây dựng công trình.
* ĐCCT nghiên cứu những nội dung sau:
- Nghiên cứu sự phân bố và sắp xếp của đất đá, ảnh hưởng của nguồn gốc, điều kiện thành tạo cũng như môi trường xung quanh đến các tính chất vật lý và cơ học của đất đá.
- Nghiên cứu các hiện tượng địa chất; tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và điều kiện phát triển của chúng để đề ra các biện pháp xử lý khi xây dựng công trình.
- Nghiên cứu nước dưới đất để khắc phục các khó khăn do nước gây ra khi thi công và sử dụng công trình.
- Nghiên cứu các phương pháp khảo sát ĐCCT nhằm thăm dò, đánh giá các điều kiện ĐCCT của khu vực được đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và tiết kiệm.
- Nghiên cứu ĐCCT để lập quy hoạch các khu vực xây dựng công nghiệp và dân dụng,…
* Các phương pháp nghiên cứu ĐCCT:
- Các phương pháp địa chất học: Chủ yếu là tìm hiểu sự phát triển các hiện tượng địa chất từ quá khứ đến hiện tại để tìm ra nguyên nhân tạo thành và quy luật phân bố của chúng.
- Phương pháp thí nghiệm mô hình và tương tự địa chất: Là lập mô hình đối tượng, quá trình tự nhiên hoặc của công trình thiết kế ở trong phòng và ngoài trời.
- Phương pháp toán học: Cần trong việc dự báo định lượng sự phát triển của các hiện tượng địa chất: Tính toán độ lún, sự ổn định công trình, ổn định mái dốc,…
* Ý nghĩa môn học địa chất công trình:
- Cung cấp kiến thức cho các kỹ sư ngày xây dựng những kiến thúc cơ bản về địa chất công trình và từ đó áp dụng và tiếp cận các môn học: cơ học đất ,cơ học đá , kỷ thuật nền móng ...
- Đặc biệt là môn cơ học đất rất quan trọng đối với ngành xây dựng cầu đường vì một công trình các nguyên nhân ra công trình phần lớn là móng công trình , móng công trình là một phần tiếp giáp với đất , tiếp giáp với tầng địa chất mà chúng ta nghiên cứu. Nếu không có sự hiểu biết thì chung ta khó để xây dựng một công trình an toàn cho sau nay. Vì vậy môn địa chất công trình cung cấp cho ngành học xây dựng cầu đương một cách nhìn về địa chất rất quan trọng.
- Xác định được các điều kiện địa chất của công trình của khu vực xây dựng ,lựa chọn những biện pháp hợp lý và thi công thích hợp.
- Đề ra các biện pháp phòng ngừa và các điều kiện địa chất không có lợi , nghiên cứu đất đá và đưa ra các giải pháp thích hợp cho việc thi công ứng dụng làm vật liệu cho công trình khoa học và hợp lý từ đó tăng tuổi thọ của công trình một cách bền vững.

Câu 2 :
* Trình bày các điều kiện ĐCCT :

Điều kiện ĐCCT là tổng các yếu tố địa chất tự nhiên ảnh hưởng đến công tác thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình. Nội dung ĐCCT bao gồm:
- Yếu tố địa hình, địa mạo :
+ Phản ánh cấu trúc bề mặt địa hình : Bằng phẳng, lồi lõm….
+ Ảnh hưởng đến mặt bằng bố trí xây dựng công trình, hình dạng, khối lượng công trình và phương pháp thi công.
+ Nghiên cứu trạng thái cân bằng động học địa hình, sáng tỏ mức độ ổn định và dự báo khả năng biến đổi địa hình do xây dựng và điều kiện tự nhiên khác.
- Yếu tố địa tầng và tính chất cơ lý của các loại đất đá:
+ Đất đá là yếu tố quan trọng hàng đầu của ĐK ĐCCT.
+ Đất đá tham gia vào cấu trúc điạ chất lãnh thổ. Liên quan đến xác định đặc điểm địa hình, điều kiện phát sinh, phát triển của quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình.
+ Nghiên cứu thành phần, màu sắc, trạng thái, kiến trúc, cấu tạo, đặc điểm phân bố, chiều dày, mức độ biến đổi của đất đá; tuổi, nguồn gốc của đất đá.…
- Yếu tố cấu trúc địa chất :
+ Là các biến đổi địa chất như uốn nếp, đứt gãy, nứt nẻ.
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của đất nền và khả năng thấm nước của đát đá; ảnh hưởng đến sự ổn định, quy mô và kết cấu công trình.
+ Nghiên cứu đặc điểm thế nằm, nếp uốn, đứt gãy, nứt nẻ đới vỡ vụn.
- Địa chất thủy văn :
+ Địa chất thủy văn là một nhánh của khoa học trái đất nghiên cứu về nước dưới đất.
+ Nước dưới đất gây ảnh hưởng đến ổn định, điều kiện thi công của công trình, tạo áp lực đẩy nổi móng,và ăn mòn bê tông... Chính vì thế nên ta phải tìm cách khắc phục nó.
+ Nghiên cứu về sự hình thành, vận động, phân bố của nước trong các lỗ hổng, khe nứt.. trong các thành tạo đất đá của vỏ trái đất.
- Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình :
+ Nói lên mức độ không ổn định của khu vực, làm biến đổi thành phần và tính chất đất đá,… Dẫn đến tăng giá thành công trình.
+ Nghiên cứu cần biết sự phân bố trong khu vực,nguyên nhân và quy mô phát triển, đánh giá ảnh hưởng của chúng tới môi trường.
- Vật liệu xây dựng tự nhiên :
+ Là những vật liệu: Đá, sỏi, đất, cát,… có thể tìm thấy ở trong tự nhiên.
+ Quyết định đến việc lựa chọn kiểu kết cấu công trình, gía thành xây dựng.
+ Nghiên cứu trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác, vận chyển đến công trình.
* Phương pháp khảo sát địa chất công trình:
- Đo vẽ bản đồ ĐCCT: Là khảo sát địa chất công trình tổng hợp nhất.
- Các phương pháp khoan đào.
- Địa vật lý trên bề mặt và trong các hố khoan.
- Thí nghiệm trong phòng bằng thí nghiệm bằng các thiết bị kỹ thuật trên các mẫu đã chọn.
- Thí nghiệm ngoài trời về địa chất công trình và địa chất thủy văn.
- Các phương pháp quan trắc diễn biến theo thời gian của các quá trình địa chất công trình và địa chất thủy văn.
* Ý nghĩa xây dựng:
- Khảo sát địa chất là công việc có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng công trình, nhất là ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp.
- Việc xem xét kỹ lưỡng điều kiện địa chất của công trình và phương pháp khảo sát địa chất có quyết định và ảnh hưởng sống còn đến độ an toàn và chất lượng của công trình sau này; quyết định đến việc quy hoạch công trình xây dựng; quyết định đến hình dáng, kết cấu và giá thành công trình; quyết định phương án thi công công trình và chế độ khai thác công trình.
Câu 3.1:
* Khái niệm: Là những đơn chất hay tạp chất hóa học mà chúng là sản phẩm của quá trình hóa lý và hoạt động địa chất xảy ra trong lòng của trái đất và trên mặt đất ; Có thành phần hóa học, cấu trúc tinh thể và tính chất hóa lý đặc trưng.
* Trạng thái tồn tại :
- Thể khí: Khí cacbonic, khí sunfua hidro…
- Thể lỏng: Nước, dầu hỏa...
- Phần lớn ở thể rắn : Khoáng vật tạo đá( thạch anh, penspat,…).
* Các dạng tồn tại của khoáng vật:
- Dạng kết tinh:
+ Hình thành do sự kết tinh các nguyên tố hóa học thành những tinh thể và gắn kết lại với nhau.
+ Đặc trưng của tinh thể là cấu trúc mạng. Khoáng vật kết tinh ở thể rắn chiếm đa số.
+ Nhận biết tính chất tinh thể là nhận biết các khoáng vật, các đá. Từ đó có cách sử dụng hiệu quả.
- Dạng vô định hình: Là khoáng vật ở thể thủy tinh, các phân tử chưa kịp sắp xếp theo một trật tự có quy luật tuần hoàn trong không gian.
- Dạng keo : Khoáng vật ở trạng thái keo hoặc từ chất keo kết tinh lại


cachiusa


----------

Câu 3.2: Tính chất vật lý của khoáng vật :
* Hình dạng tinh thể khoáng vật:
- Tồn tại dạng kết tinh, vô định hình, keo:
+ Khoáng vật vô định hình: Không kết tinh, thường có dạng cầu, dạng đậu, dạng vật, dạng chuông vú,…
+ Khoáng vật kết tinh: Thể hiện ở dạng tinh thể, mặt tinh thể, ở sự kết hợp nhiều tinh thể.
- Đối với những khóang vật có kết tinh, tinh thể có thể thuộc nhóm:
+ Phát triển theo 1 phương: Tinh thể dạng hình cột, hình que, hình sợi tóc…. (ví dụ như: Thạch Anh).
+ Phát triển theo 2 phương: Có dạng phiến, dạng tấm. (barit, mica) .
+ Phát triển theo 3 phương: Có dạng hạt, dạng cầu. ( Halit).
* Màu của khoáng vật:
- Do sự thành phần hóa học và tạp chất trong nó quyết định.
Theo Fesman A.I màu sắc khoáng vật chia làm 3 loại:
- Màu tự sắc:
+ Quyết định do những nguyên nhân nội tại về thành phần và cấu trúc mạng tinh thể của chính khoáng vật.
+ Các nguyên tố chính quyết định màu sắc khoáng vật.
+ TP của chúng có liên kết kim loại hay liên kết cộng hóa trị. Thì là những khoáng vật không trong suốt và có khả năng phản xạ ánh sáng mạnh.
- Màu ngoại sắc:
+ Là màu khoáng vật do tạp chất cơ học gây ra, và có nguồn gốc khác khoáng vật mẹ.
+ Ví dụ như: Thạch anh,…
- Màu giả sắc:
+ Là màu do sự g.thoa as xảy ra trên bề mặt tinh thể khoáng vật.
+ Ánh sáng chiếu vào bề mặt tinh thể một mặt giao thoa, hấp thụ, khúc xạ.
 Màu của khoáng vật quyết định màu của đá, do đó có khả năng hấp thụ nhiệt của đá.
* Độ trong suốt của khoáng vật:
- Là khả năng cho ánh sáng xuyên qua khoáng vật. Phụ thuộc vào cấu trúc tinh thể của khoáng vật và tạp chất chứa trong nó.
- Dựa vào mức độ trong suốt ta chia khoáng vật thành:
+ Trong suốt: Thạch anh, thủy tinh.
+ Nửa trong suốt: Thạch cao, sfalerit.
+ Không trong suốt: Pirit, manhetit, granfit.
* Độ ánh của khoáng vật:
- Ánh là khái niệm thể hiện mức độ phản xạ ánh sáng mạnh hay yếu, thường gọi là năng suất phản xạ từ bề mặt tinh thể của khoáng vật.
- Cường độ ánh sáng phụ thuộc vào chiết suất, đặc trưng bề mặt của khoáng vật và không phụ thuộc vào màu của nó.
- Các khoáng vật tạo đá có những loại ánh sau:
+ Ánh thủy tinh: Đặc trưng cho khoáng vật trong suốt và nửa trong suốt.
+ Ánh tơ: Phản ánh từ bề mặt các tập hợp dạng sợi mảnh.
+ Ánh đất: Phản ánh từ tập hợp bở rời của các khoáng vật có thể lấy.
+ Ánh xà cừ: Phản ánh từ tập hợp dạng vảy nhỏ.
+ Ánh kim loại: Đặc trưng cho những khoáng vật không trong suốt.
* Tính cát khai của khoáng vật:
- Cát khai là đặc tính của tinh thể khoáng vật, khi chịu tác động của ngoại lực nó sẽ tách vỡ theo những mặt nhất định.
- Các mức độ:
+ Rất hoàn toàn: Tinh thể có khả năng tách một cách dễ dàng (mica).
+ Hoàn toàn: Dùng búa đập nhẹ sẽ vỡ theo các mặt tương đối phẳng.
+ Không hoàn toàn: Trên mặt vỡ sẽ thấy mặt tách tương đối hoàn chỉnh.
+ Không cát khai: Khó thấy mặt tách mà là vết vỡ không có quy tắc.
 Tính dễ tách chỉ có ở vật chất kết tinh.
* Độ cứng của khoáng vật:
- Độ cứng của khoáng vật là khả năng chống lại lực tác dụng từ bên ngoài lên bề mặt tinh thể khoáng vật.
- Độ cứng khoáng vật được quyết định bởi những yếu tố sau:
+ Liên kết hóa học của các thành phần trong tinh thể khoáng vật. Liên kết cộng hóa trị thì có độ cứng cao:Kim cương; Liên kết ion thì có độ cứng trung bình: Fluorit, sphalerit,…; Liên kết phân tử đa số có độ cứng thấp: Vàng,…
+ Độ cứng được quyết định bởi kiến trúc và liên kết giữa các điểm của tinh thể.
* Tỷ trọng của khoáng vật:
- Phụ thuộc vào thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể.
- Tỷ trọng khoáng vật được chia làm 3 nhóm:
+ Nhẹ: <2.5
+ Trung bình: 2.5  4.0
+ Nặng: > 4.0
* Ý nghĩa nghiên cứu :
- Tập hợp các nguyên tử tạo thành phân tử rồi tạo thành vật chất( Kim loại, gỗ, đất đá…).
- Trong ĐCCT : Tập hợp các phân tử tạo thành khoáng vật, rồi thành đất đá.
- Khoáng vật quyết định đến tính chất xây dựng đất đá.
- Màu khoáng vật quyết định màu đá.

Câu 4:
* Khái Niệm: Tập hợp của các khoáng vật, được sắp xếp theo những quy luật nhất định, có thể liên kết, có thể không, chiếm một phần không gian đáng kể của vỏ trái đất.
* Đặc điểm của đất đá:
- Thành phần khoáng vật: Là khái niệm chỉ sự có mặt của các khoáng vật trong đá và tỷ lệ hàm lượng của chúng.
- Kiến trúc của đất đá : Là khái niệm chỉ các yếu tố hình dạng, kích thước hạt, tỷ lệ kích thước và hàm lượng tương đối của các hạt, cũng như mối liên kết của chúng trong đất.
- Cấu tạo của đất đá : Cho biết quy luật phân bố hạt khoáng vật theo các phương hướng khác nhau trong không gian và mức độ chặt sít của nó.
- Thế nằm của đất đá : Cho chúng ta khái niệm về hình dạng và kích thước và tư thế của khối đá trong không gian, cũng như mối quan hệ của chúng.
* Phân loại đất đá theo nguồn gốc tạo thành:
- Đá Macma: Hình thành từ dung nhang macma, nguội lạnh, đông cứng mà thành. Cấu tạo chủ yếu gồm : SiO2.
- Đá trầm tích : Hình thành do tác dụng ngoại lực phá hủy đối với vỏ trái đất tạo ra các vật liệu trầm tích hoặc các vật liệu do núi lửa phun ra, do từ vũ trụ rơi xuống.
- Đá biến chất : Do các đá có trước trong điều kiện tác dụng mới của nhiệt độ, áp suất và tác dụng của các dung dịch hóa học làm cho chúng thay đổi về thành phần, kiến trúc, cấu tạo để hình thành loại đá mới.
* Ý nghĩa nghiên cứu: Cho ta xác định tên đá, loại đá, điều kiện hình thành và tồn tại của đá và từ đó đánh giá được khả năng sử dụng chúng trong công trình xây dựng.

cachiusa​


----------

Câu 5.1: Đá macma(Magma):
* Khái niệm: Đá macma là sản phẩm đã đông cứng sau khi nguội dần của dung thể macma nóng chảy, khi mà dung thể macma xâm nhập vào vỏ quả đất.
* Thành Phần: Chủ yếu là silicat nóng chảy có chứa các loại khí và hơi nước, nhiệt độ của nó tới 1000-1300 C.
* Thế nằm: Của đá macma cho biết hình thù của khối đá:
- Đá xâm nhập: Thường có các dạng kiểu nằm sau:
+ Dạng nền: Có kích thước lớn và đá vây quanh tiếp xúc với dạng nền thì không bị biến đổi về thế nằm.
+ Dạng nấm: Có hình dáng nấm hoặc có thấu kính dày, diện tích phân bố không rộng. Đá vây quanh ở phía trên bị uốn cong theo hình dạng nấm.
+ Dạng lớp: Hình thành do macma xâm nhập vào khe nứt giữa các mặt đá.
+ Dạng mạch: Hình thành do macma xâm nhập và lấp đầy khe nứt của tầng đá. Bề dày từ vài cm đến chục mét.
- Đá phun trào: Có dạng thế nằm chủ yếu sau:
+ Dạng lớp phủ: Là dạng đá phun trào phủ trên một diện tích rất rộng.
+ Dạng dòng chảy: Do macma trào lên qua miệng núi lửa lấp đầy các khe rãnh của thung lũng. Đặc trưng là chiều dài lớn hơn chiều rộng.
* Thành phần khoáng vật:
- Nhóm phenpat : 60%
- Thạch anh : 12%
- Nhóm amfibon và pyroxen : 17 %
- Nhóm mica : 4%
Hầu hết có liên kết hóa trị bền vững, được tạo ở nhiệt độ cao, cường độ lớn, dễ bị biến đổi trong điều kiện môi trường.
* Kiến trúc và cấu tạo:
- Kiến trúc toàn tinh: Có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đạc trưng cho đá xâm nhập sâu, dung dịc macma mất nhiệt chậm.
- Kiến trúc pocfia: Thấy bằng mắt thường ở một số tinh thể lớn. Đặc trưng cho đá xâm nhập khi điều kiện mất nhiệt nhanh.
- Kiến trúc ẩn tinh: Tinh thể rất nhỏ, không phân biệt được bằng mắt thường, chỉ thấy dưới kính hiển vi. Đặc trưng cho đá xâm thực nông hoặc đá mạch khối lượng dung dịch macma nhỏ, điều kiện mất nhiệt nhanh.
- Kiến trúc thủy tinh: Đặc trưng cho đá phun trào, dung dịch mất nhiệt quá nhanh, khoáng vật không kịp kết tinh.
- Cấu tạo đồng chất: Theo bất cứ hướng nào, thành phần như nhau, đặc trưng cho đá xâm nhập.
- Cấu tạo dải: Tập hợp theo dạng dải. Đặc trưng cho đá phun trào.
- Cấu tạo đặc sít: Trong đá khôg có lỗ hổng. Đặc trưng cho đá xâm nhập.
- Cấu tạo lỗ hổng: Tồn tại lỗ hổng trong đá. Đặc trưng cho đá phun trào.
- Cấu tạo hạnh nhân: Lỗ hổng được lấp đầy bởi khoáng vật thứ sinh. Đặc trưng cho đá phun trào cổ.
* Phân loại và đặc tính của một số loại đá macma:
- Đá macma xâm nhập:
+ Grannit: Thuộc đá loại axit. Có kiến trúc toàn tinh, cấu tạo đồng nhất.
+ Sienit: Thuộc đá trung tính. Khoáng vật chủ yếu có octolaz, microlin, plagioclaz axit.
+ Điorit: Là đá xâm nhập sâu, đá có màu xám, xám lục và đen.
+ Gabro: Đá bazơ, khoáng vật có màu từ thẩm đến đen.
+ Peridotit: Siêu bazo. Màu lục thẩm, nâu, nâu thẩm. Kiến trúc toàn tinh.
- Đá macma phun trào và á phun trào:
+ Pocfia thạch anh và liparit: Đá thuộc axit.
+ Pocfia octolaz và trachit: Thuộc đá trung tính.
+ Điaba, pocfirit, augit và bazan: Loại đá bazo.

Câu 5.2: Đất đá trầm tích:
* Khái niệm: Đá trầm tích là loại đá được hình thành trên mặt đất, do quá trình tích tụ, lắng đọng, nén chặt hay gắn kết các loại vật liệu phá hủy từ đá có trước hoặc do kết tủa từ dung dịch hoá học hoặc do tích đọng xác sinh vật.
* Quá trình thành tạo đá trầm tích:
- GĐ 1: Phá hủy các loại đá có trước.
- GĐ 2: Vận chuyển các sản phẩm phá hủy:
- GĐ 3: Trầm tích các sản phẩm:
- GĐ 4: Thành tạo đá.
* Thế nằm của đá trầm tích: Được thể hiện qua các phân lớp sau:
- Thế nằm lớp song song nằm ngang là phổ biến nhất của đá trầm tích, thể hiện sự tích đọng trong môi trường yên tĩnh và đồng nhất.
- Thế nằm ban đầu (nguyên sinh) của các lớp trầm tích (thường là trầm tích mới) sau đó có thể bị thay đổi bởi các vận động kiến tạo (thường là trầm tích cổ).
* Cấu tạo tạo đá trầm tích:
- Đá trầm tích thường có tính phân lớp, ranh giới giữa các lớp khá rõ ràng, mỗi một lớp đồng nhất về thành phần.
- Hiện tượng trượt thường xảy ra theo mặt lớp, nhất là công trình đường cầu.
* Kiến trúc đá trầm tích:
- Kiến trúc hạt ( với trầm tích vụn rời):
- Kiến trúc gắn kết (với trầm tích gắn kết):
+ Gắn kết cơ sở: Không tiếp xúc với nhau, bị cách ly bởi vật chất xi măng.
+ Gắn kết lấp đầy: Các hạt tiếp xúc nhau, lỗ rỗng được lấp đầy bởi xi măng.
+ Gắn kết tiếp xúc: Các hạt tiếp xúc với nhau, trong đá có nhiều lỗ hổng.
- Kiến trúc kết tinh: Toàn tinh, ban tinh và ẩn tinh.
- Cấu tạo: Ở các dạng khối, dòng và phân lớp.
* Phân loại và đặc tính một số đá trầm tích:
- Đá trầm tích mềm rời: Là trầm tích chưa được gắn kết và hóa đá.
+ Cuội, sỏi: Là mảnh vở vụn của đá macma, đá trầm tích và đá biến thái.
+ Cát: Thành phần chủ yếu là thạch anh.
+ Đất cát pha: Tính thấm không tốt, gây ra hiện tượng nước chảy.
+ Đất sét pha: Dùng làm tường chống thấm.
+ Đất sét: Trong đất có chất hữu cơ và xác sinh vật.
- Trầm tích gắn kết: Là trầm tích đã hóa đá.
+ Cuội kết, dăm kết: Là trầm tích vụn được gắn kết.
+ Cát kế: Do cát gắn kết mà thành.
+ Bột kế: Đá vụn kết mà thành.
+ Sét kế: Dó đất sét dính nước mà thành.
- Trầm tích sinh hóa:
+ Đá vôi: Là trầm tích hóa học và xác sinh vật.
+ Đá vôi vỏ, đá vôi san hô.
+ Đá vôi chứa sét.

Câu 6.1: Đất đá theo quan điểm xây dựng:
* Mục đích phân loại đất đá:
- Đánh giá sơ bộ về đặc tính xây dựng của chúng.
- Xác định phương hướng và phương pháp nghiên cứu địa chất công trình cho đất đá.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các đặc trưng vật lý và cơ học của đất.
- Lựa chọn phương pháp cải tạo đất đá.
* Mối quan hệ giữa các hạt đất ảnh hưởng đến độ chặt của đất.
- Liên kết nội bộ chia làm: Liên kết kết dính, bằng chất keo và nước.
- Dựa vào thời gian và phương thức liên kết: Chia ra liên kết nguyên sinh và liên kết thứ sinh.
- Căn cứ vào khả năng khôi phục: Chia ra liên kết có thể khôi phục và liên kết không thể khôi phục .
- Liên kết còn chia ra liên kết ổn định và liên kết không ổn định.
- Theo quan điểm lựa học thì liên kết có thể có tính đàn hồi hay dẻo do đó làm cho đá có tính đẳng hướng và tính dị hướng.
- Liên kết nội bộ là một trong những nguyên nhân quyết định cường độ và tính ổn định của đất đá.
* Mối quan hệ giữa đất đá và nước, thể hiện qua tính chất sau:
- Tính thấm nước.
- Tính ngậm nước.
- Tính hòa tan.
- Tính biến mềm ( Hóa mềm ).
Tác dụng giữa nước và đất đá làm thay đổi trạng thái vật lý từ đó làm tính chất cơ học của đất đá thay đổi theo hướng làm cho đất đá yếu đi.
* Tính chất cơ học của đất đá, thể hiện qua:
- Tính co rút thể tích: Dưới tác dụng tải trọng ngoài, thể tích lỗ rỗng của đất đá giảm, gây hiện tượng lún, gây co rút mạnh.
- Cường độ kháng nén của đất đá: Khi đất đá chịu tải trọng lớn, tải trọng vượt quá khả năng chịu tải của đất đá thì chúng bị phá hủy. Tải trọng đó gọi là tải trọng giới hạn.
- Tính kiên cố của đất đá: Là tổng cường độ kháng lực của đất đá. Để biểu thị người ta dùng hệ số độ bền fkp.
- Tính ổn định của bờ dốc: Phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ, thế nằm và cấu tạo địa chất của đất đá.

Câu 6.2: Theo quan điểm của F.P.Xavarenxki có sự sửa đổi của V.Đ.Lomatadze thì đất đá được chia làm 5 loại chủ yếu:
* Đá cứng: Hoàn hảo nhất về mặt xây dựng công trình, đá có độ bền và độ ổn định cao, độ biến dạng béo và mức độ ngấm nước yếu. Là một nơi rất thuận lợi để xây dựng bất kỳ công trình nào.
- Đá cứng có kiểu nguồn gốc và thạch học như sau: Macma, Biến chất, Trầm tích.
- Tính chất cơ lý:
+ Có độ chặt cao (65 – 3.10 g/cm3); Độ rỗng không lớn (vài phần trăm).
+ Không hút ẩm và hòa tan, chỉ thấm qua khe nứt; Hệ số thấm không quá 10m/ng.đ; Lưu lượng hấp thụ nhỏ.
+ Cường độ và tính đàn hồi cao; Không ép co, ổn định ở sườn dốc; Có tính đẳng hưởng trong khối đá.
* Đá nữa cứng: Độ bền thấp, độ biến dạng lớn, độ ngấm nước đáng kể và cao; đá bị nứt nẻ nhiều, đá trầm tích có cường độ gắn kết thấp.
- Thuộc nhóm I bị phong hóa và nứt nẻ mạnh. Chỉ tiêu, tính chất cơ lý bị hạ thấp.
- Tính chất cơ lý của đá nửa cứng:
+ Độ chặt vừa (2.20 – 2.65 g/cm3); Độ rỗng đạt từ 10 – 15%.
+ Độ ẩm nhỏ, tính thám phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ và phong hóa.
+ Bền vững, cường độ chống nén cao; Sức chống trượt ở đá bền vững; Độ ổn định của mái dốc phụ thuộc mức độ nứt nẻ, phong hóa.
- Thuận tiện để xây dựng nhiều công trình khác nhau.
* Đất rời xốp: Là cacs hạt cứng chắc có cường độ cao.
- Mối lien kết giữa các hạt hầu như không có, đỗ rỗng lớn, dễ thay đổi do tác dụng cơ học bên ngoài.
- Ngậm ít nước và nước mạnh. Không hút ẩm hay độ ẩm nhỏ, thực tế không hòa tan.
- Cường độ phụ thuộc vào độ chặt và kiến trúc; Sự ổn định công trình phụ thuộc và hệ số ma sát trong và cường độ tải trọng; Khai thác được bằng phương pháp cơ học và thủ công.
* Đất mềm dính:
- Mục đích là phân loại các loại đất dính.
- Gồm đất sét, sét pha và cát pha. Thành phần khoáng vật khá phức tạp. Đa số cường độ thấp, thấm nước kém hoặc không thấm nước, ép co mạnh.
- Cường độ biến đổi trong phạm vi rộng, phụ thuộc vào độ ẩm và độ chặt; Sự ổn định ở mái dốc phụ thuộc vào độ ẩm của đất và chiều cao mái dốc.
* Đất có thành phần trạng thái và tính chất đặc biệt:
- Đất có tính chất vật lý, cơ học, giới hạn khác nhau( than bùn, đá than bùn)
- Chúng là loại đất yếu, cường độ chịu lực rất thấp. Khi xây dựng nên tránh những vị trí đất kiểu này.
- Mục đích để biết mà sử lý nền đất yếu hoặc tránh chỗ đó khi thi công công trình. Cần có phương pháp riêng để khảo sát và đánh giá.

cachiusa​
 
TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CHƯƠNG II`​

Câu 1: a. Thành phần cấu tạo của đất:
- Đất là sản phẩm của quá trình phong hóa tạo nên, dưới những tác dụng vật lý, hóa học.
- Quá trình hình thành đất trải qua 3 giai đoạn: Phong hóa, vận chuyển và trầm tích.
- Đất được tạo trong quá trình phong hóa mang một đặc tính cơ bản là phân vụn. Với tính chất này do sự sắp xếp các hạt có kích thước khác nhau mà trong đất tạo nên các khoảng trống .
- Thể tích rỗng chứa nước, không khí hoặc nước. Như vậy trong điều kiện tự nhiên, đất là một hệ thống phức tạp, nó gồm 2 hoặc 3 thành phần khác nhau rắn – lỏng – khí gọi là pha.
b. Thành phần hạt rắn của đất.
- Các hạt rắn là những hạt khoáng chất lớn từ vài cm đến những hạt nhỏ nhất vài % và phần nghìn mm.
- Tính chất của đất phụ thuộc vào hình dáng, kích thước hạt cũng như thành phần khoáng vật của chúng.
- Qua việc nghiên cứu thành phần hạt đất, ta có thể xác định tên đất, đánh giá được cường độ chịu tải nền đất, chọn cấp phối vật liệu và câp phối bêtông,…
c. Thành phần nước trong đất.
Ở điều kiện tự nhiên, đất bao giờ cũng chứa một lượng nước nhất định. Sự có mặt của nó cũng gây ra tác động cơ học, vật lý và hóa học lên thành phần khoáng vật của đất.
Căn cứ vào tác dụng của nước với đất, người ta chia nước làm:
* Nước ở thể hơi: Hơi nước lấp đầy các lỗ hổng tự nhiên của đất, chuyển động từ chỗ áp lực cao lên chỗ áp lực thấp, chứa đựng bên trên mực nước ngầm.
* Nước trong các khoáng vật hạt đất: Là nước nằm trong mạng tinh thể khoáng vật. Ít ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của khoáng vật. Tách ra khỏi khoáng vật ở 〖105〗^0C.
* Nước liên kết mặt ngoài: Được giữ lại trên bề mặt hạt đất nhờ tác dụng hóa lý, lý học, lực hút phân tử giữa nước và các hạt đất. Không chịu chi phối bởi nước trọng lực và áp lực thủy tĩnh.
* Nước tự do: Là lớp nước ở phạm vi ngoài tác dụng của lực hút phân tử của hạt đất và có những đặc điểm sau: Hòa tan mạnh, khả năng ăn mòn lớn; Gây nhiều ảnh hưởng đến đất đá, nhất là cơ học và hóa học; Gây các áp lực thủy động tĩnh lên đất:
- Nước mao dẫn: Trong đất có nhiều lỗ rỗng với những kích thước khác nhau hợ thành những đường chằng chịt, phức tạp cho nên nước gây ra hiện tượng mai dẫn.
+ Trạng thái mao dẫn rời: Bọc quanh điểm tiếp xúc hạt đất, không di chuyển được. Có tác dụng kéo các hạt lại gần nhau tạo nên lực dính; Khi độ ẩm tăng lên thì nước mao dẫn liền lại với nhau.
+ Nước trọng lực: Là loại nước chính của nước ngầm, tồn tại ở các loại lỗ rỗng của đất, tính chất giống như nước ở trạng thái lỏng.
d. Thành phần khí trong đất:
* Căn cứ vào ảnh hưởng của khí đối với đất, người ta phân loại thành: Khí tự do và khí hòa tan.
- Khí tự do: Chia làm 2 loại:
+ Khí thông với khí quyển: Nguồn gốc phát sinh từ khí quyển mà ra, chúng chứa trong vùng không khí trên mạch nước ngầm. Ít ảnh hưởng đế tính chất cơ học của đất.
+ Khí không thông với khí quyển: Do quá trình hoạt động sinh hóa mà ra, thường gặp trong đất sét, dưới dạng túi kín. Ảnh hưởng lớn đến tính chất cơ học của đất.
- Khí hòa tan trong nước: Nguồn gốc phát sinh là do các phản ứng hóa học tạo ra. Khi nhiệt độ tăng giảm, loại khí này có thể phá vỡ kết cấu.
Kết Luận: Tính chất của đất phụ thuộc vào hình dáng, kích thước của hạt cũng như thành phần khoáng vật của hạt.

----------

Mấy câu sau: Trên diễn đàn không có Font, ký tự của bộ môn nên bị lỗi. Do đó ai cần thì liên hệ với mình. Mình sẻ gửi lại...
 
cái này thì mình có phải cảm ơn không nhỉ. cachiusa
 
a giỏi thì cứ cắt, anh cắt kem em, e khóc cho ngập nhà anh:KSV@05:
 
khỏi phải thách em nhá, e đang chuẩn bị nước mắt đây. tuần sau e đến khóc cho anh coi nhá, humk, chuẩn bị xây ống thoát nước mắt đi là vừa he:KSV@16:
 
cau hoi cua bai tieu luan dia chat cong trinh e thay r mak sao k thay cau tra loi v a
chi e voi
 
Tuyệt vời :D:D:D.
tài liệu hayyyyyyyyyyyyyyy

mà xd9 là gì anh hai. em chỉ biết xd3 thôi :D:D
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top