Thực thiên truyện

Nguyễn văn đại 2302

Thành viên cấp 2
Tham gia
8/8/2021
Bài viết
56
Chương 41:
Nhất Ngưu đứng trước cổng ,trên khuôn mặt lộ vẻ lúng túng.Đối diện với anh là một bà lão đang ung dung ngồi trên ghế ,bên cạnh là một cô gái trẻ che kín nửa mặt; tuy nhiên qua cử chỉ và giọng nói Nhất Ngưu cũng nhận ra được đó chính là xuân xuân.
"Tại sao cô ta lại làm vậy? Chuyện này nếu để chủ nhân biết không biết mình sẽ ra sao?"Hàng loạt câu hỏi điên cuồng nhảy nhót trong đầu khiến Nhất Ngưu vô cùng khó chịu.Anh muốn phát tiết ra, muốn đuổi hai người này đi cho xong chuyện nhưng anh không thể làm thế vì đằng sau họ là một đám đông.Đúng! Một đám đông nhiều chuyện và rắc rối.
Tại sao lúc đó mình lại ra mở cổng kia chứ chứ? Nhất Ngưu thầm than khổ. Mọi chuyện bắt đầu khi anh ăn xong cơm trưa, đang lững thững đi ra đổi ca cho người khác ăn thì anh nghe thấy tiếng gõ cổng." Ra đây ,ra đây!" anh trả lời và đi ra mở cổng như một thói quen.
Ở ngoài cổng: một già ,một trẻ và sáu người hầu đang chờ sẵn ở đó thấy anh ra bà lão lên tiếng:
-Chàng trai trẻ! Cháu rể ta có ở nhà không?
-Cháu rể! Nhất Ngưu ngơ ngác hỏi lại: sao cháu giả cụ lại ở đây?
-Cháu gái ta bảo phu quân nó đang ở đây, đúng không con? bà lão quay ra hỏi cô gái bên cạnh chỉ thấy cô khẽ gật đầu.
"Cô nương! ở trong này có rất nhiều nam nhi, không biết phu quân của cô tên là gì để ta vào thông báo".
"Cháu gái ta chưa kịp hỏi tên phu quân của nó". Bà già trả lời thay.
"Mẹ nó! Cái này là muốn gây sự sao?" Nhất Ngưu chửi thầm nhưng ngoài mặt anh vẫn nặn ra một nụ cười tươi rói lên tiếng bảo:
-Cụ à! Như vậy thì không được đâu ,chắc là cô nương này muốn xuất giá đến phát điên rồi.
-Hỗn xược!Tuy cháu gái ta chưa kịp hỏi tên nhưng phu quân của nó chính là thiếu gia nhà các ngươi đấy.
-Ha ha! Chuyện này lại càng không thể .Thiếu gia nhà ta mới tới kinh thành có vài hôm làm sao mà có vợ được chứ.
"Có thật không?"cô gái lên tiếng. Nghe tiếng cô Nhất Ngưu giật thót, anh ngờ ngợ mình đã nghe thấy giọng nói này ở đâu thì phải.
"Công tử! người mau quên thế ".Cô gái tiến đến bên Nhất Ngưu cười nói :"ta chính là xuân xuân ở Thanh Xuân lâu, đây là vật đính hôn mà thiếu gia nhà ngươi trao cho ta ,ngươi xem đi." Vừa nói nàng vừa lấy ra chiếc kẹo mút hình bông hoa giơ lên trước mặt Nhất Ngưu.
Ngắm nhìn chiếc kẹo mút, Nhất Ngưu không ngừng than thở:" chết ta rồi! Chỉ có thiếu gia mới làm ra những thứ kỳ lạ này; không ngờ chỉ đi ăn chơi một bữa thôi mà lại dẫn tới chuyện này ,phen này không biết có giữ được cái đội nón không nữa."
Gạt lỗi lo sang một bên, Nhất Ngưu chắp tay với hai bà cháu Xuân xuân giọng thành khẩn:
-Bẩm cụ !Thiếu gia nhà con đang bận chút việc, không tiện tiếp người khác .Đợi lão gia trở về con sẽ bẩm báo lại, mong hai người thông cảm hôm khác lại tới ạ.
-Không được! Bà lão gạt đi .Ta chỉ có mỗi đứa cháu gái này ,thấy nó thành ra lập thất là ước muốn lớn nhất của ta .Nếu ngươi không cho ta gặp cháu rể thì ta cứ ngồi ở đây chờ đến khi lão gia nhà ngươi trở về thì thôi.
Không rõ những gia nhân của hai người có đi rêu rao hay không mà càng có nhiều người hiếu kỳ tập trung lại xem náo nhiệt. Những tiếng rì rầm bàn tán âm ỉ vang lên: sao lại có chuyện ngược đời như vậy, cọc lại đi tìm trâu à; ta thấy cô nương đó cũng xinh xắn, sao lại phải đến mức độ này nhỉ? Còn đâu là luân thường, còn đâu là đạo lý thánh hiền- một cậu học trò cảm thán thốt không xem thì lượn lảm nhảm điếc cả lỗ tai -một người đứng gần gắt gỏng.
Thánh hiền mà cậu học trò đó nói là ai? Tất nhiên đó chính là khổng Tử và mạnh Tử là hai người sáng lập và đưa nho giáo trở thành tư tưởng thống trị thời đại phong kiến.Đúng vậy!Mỗi thời đại đều có một hệ thống tư tưởng thống trị :ví như thời tư bản chủ nghĩa chính là hệ thống tư tưởng chiếm hữu tư nhân lên ngôi; thời đại chủ nghĩa xã hội thì là tư tưởng Mác- Lênin.
Trong hệ thống tư tưởng của mình ,hai cụ Khổng- Mạnh vô cùng "ưu đãi" cánh chị em phụ nữ khi đề ra một loạt tiêu chuẩn bắt buộc mà điển hình là "tam tòng tứ đức" chỉnh đốn đến từng lời ăn ,tiếng nói, đi đứng. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao một hệ tư tưởng "made in china" lại có thể xâm nhập và phát triển vào Việt Nam dưới thời đại phong kiến?
Theo như sử sách và các chuyên gia nghiên cứu cho rằng: sở dĩ có hiện tượng trên là do các tư tưởng trên đã được Việt hóa, phù hợp với con người Việt Nam ;cũng có một số người cho rằng Nho giáo phù hợp với tầng lớp thống trị nhưng luồng ý kiến này vô cùng yếu ớt và đại bộ phận quần chúng nghiêng về phương án đầu tiên vì thấy nó dễ nghe và dễ chịu hơn.Nhưng dù ở thời đại nào cũng vậy, con người luôn có xu hướng bảo vệ quyền lợi của bản thân ,gia đình và dòng tộc của mình. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị thời đại phong kiến là bởi vì nó tuyên truyền cho quyền lợi của nhà vua khi được cài cắm vào tư tưởng Trung Quân là Ái Quốc. Chính vì bị tiêm nhiễm tư tưởng của Nho giáo lên hành động của bà cháu Xuân xuân thật sự khiến cho người khác khó nhìn, khó chấp nhận.
"Cụ à! Nếu cụ nhất quyết ngồi đây thì cháu không cản nhưng mà cháu phải nói làm vậy khó coi lắm." Nhất Ngưu nhìn thẳng hai bà cháu Xuân xuân lễ phép nói .Mặc kệ anh ,hai bà cháu vẫn phớt lờ coi như không nhìn thấy thậm chí nàng còn đấm vai cho bà mình.
Lông mày Nhất Ngưu sẽ giật giật :"Vậy là tính ăn vạ đến cùng à." Bỏ qua hai bà cháu ,anh hướng đám đông cười cười nói :các vị hương thân phụ lão! Cũng đã quá giờ ngọ rồi, hãy mau về nhà ăn cơm rồi nghỉ ngơi đi ,tập trung ở đây làm gì, có cái gì đâu mà xem."
Về ăn cơm, nghỉ ngơi? Tên này là đang đuổi khéo à. Nhịn một bữa thì không chết được nhưng bỏ qua chuyện hay ho thế này thì sẽ tiếc lắm đó. Đám đông không vì lời nói của anh mà giải tán ngược lại càng lúc càng đông.
"Vị lão bà này !Xin mời vào trong nhà nói chuyện." Thủ Độ đi đến trước mặt bà lão ôn tồn nói.Sau khi nghe người hầu đến thuật lại sự việc ông nhanh chóng đến hiện trường để giải quyết đám hỗn độn này. Sự xuất hiện của ông khiến tất cả kinh ngạc ,đám đông liền im bặt, khoanh tay cung kính nói :"tham kiến Thái Sư".
"Bà con đi về ăn uống nghỉ ngơi đi ,tụ tập trước nhà dân thế này là không hay đâu." Ông hướng đám đông nói. Ngay lập tức như nhận được quân lệnh đám đông lục tục giải tán chỉ còn hai bà cháu Xuân xuân và 6 người hầu ở lại.
-Tham kiến Thái sư! hai bà cháu Xuân xuân hành lễ.
-Không cần đa lễ !chúng ta vào trong nhà nói chuyện.
-Ngài là chủ nhân ở đây?
-Đúng vậy.
-Vậy thì đã làm phiền rồi.
Hai bà cháu Xuân Xuân không khách sáo mà theo chân Thủ Độ đi vào nhà khách còn đám người hoàng thượng thì được nhất nhưng dẫn thẳng vào phòng của Nam Dương.
"Bẩm Thái sư! đầu đuôi câu chuyện là như thế." sau khi kể lại đầu đuôi chuyện Nam sàm sỡ mình trước bao nhiêu người ra sao, sau đó lại tặng cho mình vật đính hôn như thế nào Xuân xuân cúi đầu, hai mắt đỏ hoe ra chiều ấm ức.Như để minh chứng cho lời nói của mình, nàng còn đưa ra chiếc kẹo mút Nam cho để làm bằng chứng. Cầm chiếc kẹo trong tay Thủ Độ khẽ thở dài:" cái tên này !sao tới Kinh Thành có mấy hôm mà đã dính vào đàn bà thế này." Khi ông vừa trả chiếc kẹo lại cho xuân xuân thì bà của nàng liền tranh thủ cơ hội bồi thêm:
-Thái sư! Lão thân biết ngài và công tử có thân phận tôn quý nhưng cũng không thể vì vậy mà chối bỏ trách nhiệm với cháu gái của ta được. Nếu thật như vậy thì nó có nhảy xuống sông hoàng hà cũng không sạch được.Nói xong bà ta liền dấm dứt khóc.
-Sẽ không có chuyện đó. Thủ Độ đáp cương quyết. Mặc dù đứa cháu này của ta từ nhỏ sống thanh tu trên núi ,không hiểu phép tắc nhưng như vậy không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Đợi nó tỉnh lại ta sẽ chủ trì công đạo, trả lại công bằng cho hai người. Ông nói xong trong lòng có chút day dứt .Thật không ngờ một nam tử hán chinh chiến xa trường như ông lại có ngày vì để đối phó với đàn bà mà lại nói dối không chút ngượng mồm như vậy.
-Chàng ấy bị làm sao ạ ?xuân xuân hốt hoảng hỏi.
-Không sao! Chỉ là chút phong hàn thôi.
-Cháu có thể vào thăm không ạ? xuân xuân khẩn khoản.
-Thầy thuốc đang khám nên không tiện lắm ,ta hẹn hai bà cháu ba hôm nữa qua phủ tái sư tiếp tục trò chuyện .
"Vậy lão thân xin phép cáo lui." thấy xuân xuân cứ dùng dằng định nói tiếp, bà lão liền đứng dậy chủ động cáo lui. Dù sao mục đích của hai người cũng đã đạt được.
"Nhất Ngưu! mau nói rõ đầu đuôi câu chuyện." đợi hai bà cháu đi khỏi Thủ Độ gọi Nhất Ngưu gia tra hỏi.
"Chủ nhân! là lỗi của thuộc hạ." Nhất Ngưu run rẩy quỳ xuống và bắt đầu kể lại chuyến đi chơi ngày hôm đó. Sau khi nghe kể xong, Thủ Độ lấy tay bóp trán thẩm than thở:"tại sao ta lại quên không dặn nó chứ... dù sao nó cũng từ trên trời xuống mà..." thấy biểu hiện của chủ nhân, Nhất Ngưu càng sợ hãi tợn:" Chả nhẽ mình sắp đi gặp ông bà tổ tiên rồi sao?"
"Người đứng lên đi." nghe câu đó Nhất Ngưu như trút được gánh nặng. Anh biết rằng mình vừa thoát được một vé đi toàn tụ với ông bà, đứng im không dám nhúc nhích anh hồi hộp chờ câu nói tiếp theo:
-Thiếu gia có gì khác không?
-Dạ! Thiếu gia... Nhất Ngưu ngập ngừng đáp.
-Nói! Người có phải là người của Hắc hổ không?
-Dạ! Thiếu gia trở nên hấp dẫn hơn ạ. nghe hai chữ Hắc Hổ, anh liền đứng nghiêm báo cáo.
-Là sao? Thủ Độ ngạc nhiên hỏi lại .Lời nói mập mờ của Nhất Ngưu khiến ông có chút khó hiểu.
-Dạ! Là bất kể đàn ông hay đàn bà dễ nhìn thấy thiếu gia thì sẽ khó kiềm chế dục vọng của bản thân ạ.
"Tình huống gì vậy." Thủ Độ lẩm nhẩm. Diện mạo bên ngoài trước đây của nó đã khiến người khác điên đảo rồi, bây giờ lại thêm cái này nữa e là ngày sau khó mà sống yên ổn rồi.
"Thôi được rồi, người đi làm việc đi ."Thủ Độ khoát khoát tay .Thân là mãnh hổ sa trường bảo ông cầm quân đánh giặc còn được chứ giải quyết mấy cái vấn đề ra môn này quả thật có chút rức đầu.
Bất ngờ được đại xá, Nhất Ngưu cũng không dám chậm trễ. Anh ba chân bốn cẳng lẩn mất, trong đầu không ngừng cảm thán:" chủ nhân thay đổi rồi."
-Chủ nhân!Xin ngày cho phép thuộc hệ điều tra thanh xuân lâu kia. Nhất Ngưu vừa đi khỏi, Đinh Quý đã xuất hiện bên cạnh Thủ Độ khẽ bẩm.
-Không cần! Làm vậy sẽ gây ra rắc rối Không cần thiết.
-Vậy chuyện của thiếu gia...?
-Nếu là thật thì càng tốt chứ sao...Khà khà
"Đáng sợ, thật đáng sợ! đến thần tiên mà ngài cũng dám tính kế sao?" Đinh quý lạnh sống lưng." Trần gia thật có phúc khi có một người như chủ nhân. Đúng vậy nếu như vị thần tiên kia thật sự có hậu nhân ,vậy thì sẽ..." nghĩ tới đây thôi Đinh quỹ cũng đã khiếp sợ không dám nghĩ tiếp; dù sao thì đó cũng không phải là việc của mình.
Phòng Nam Dương:
"Diện mạo này còn là con người nữa ư?" Trần Cảnh cảm thán. Hai cha con chàng đang cảm thấy ngột ngạt, khó thở khi đứng trước "tiên mạo" của nam dương:" quá đẹp, quá hoàn mỹ, thật sự có thể làm cho người khác hồn xiêu phách lạc".
-Phụ hoàng!Vị ca ca này là ai vậy ?Trần Hoảng hỏi nhỏ.
Trần Cảnh nhìn con ra dấu im lặng rồi đưa mắt sang nhìn trương chân nhân; chỉ thấy ông đang chăm chú quan sát Nam Dương, tay phải đưa lên vuốt chòm râu trắng, đầu khẽ gật gù. Sau một lúc quan sát ông quay sang hai cha con Trần Cảnh khẽ nói:
-Vị này chính là tiên nhân, đang trong quá trình khôi phục tiên vị nên có một ít tiên khí thoát ra ngoài .Cơ duyên khó gặp, bây giờ ta sẽ truyền thụ tâm pháp ngũ hành quyết cho hai cha con hoàng thượng để hấp thụ lượng tiên khí này. Hãy nhớ muốn sử dụng tâm pháp này nhất định phải có một vị bán Tiên hộ pháp nếu không thì cũng chỉ là giấy lộn mà thôi.
-Tạ ơn sư phụ! hai cha con Trần Cảnh vội quỳ xuống cảm tạ. Cơ duyên khó gặp, nếu như thật sự có thể hấp thụ được lượng tiên khí này nó sẽ là tiền để rất tốt cho hai cha con sau này.
-Không cần đa lễ!Trương chân nhân đỡ hai người dạy sẽ mỉm cười." không coi trọng tiểu tiết mới có thể làm việc lớn, đồ nhi của ta sau này chắc chắn sẽ có thành tựu lớn hơn cả ta." Không chút chậm trễ, ông bảo hai cha con ngồi xuống trước Nam Dương rồi ông hướng anh kính cẩn nói: tiền bối !Vãn bối biết làm vậy mà chưa được sự đồng ý của ngài là bất kính nhưng lượng tiên khí thoát ra ngoài nếu cứ để vậy thì vô cùng lãng phí. Xin ngài coi như đang tạo chút cơ duyên cho con dân Đại Việt."Nói xong ông kính cẩn xá ba cái rồi đi ra sau lưng hai cha con trần cảnh, hai tay để lên đầu hai người ,điền đạm nói:"hai người dùng ý dẫn khí di chuyển theo tâm pháp ta đọc. Ta sẽ dùng Tiên khí của mình để dẫn dắt tiên khí của vị kia vào đan điền các ngươi .Nhớ thả lỏng toàn thân, đừng chống cự." Dặn dò xong ông liền đọc tâm pháp: Khí nhập đan điền
Luân chuyển,luân chuyển
Sinh sinh không dứt
Bản mệnh tương sinh
Trần Cảnh tập trung tinh thần làm theo, chỉ sau một lúc chàng đã cảm thấy có một luồng khí ấm áp đi vào từ huyệt Nhân Trung sau đó thẳng xuống Nhân Nghênh, Đản Trung ,Thần Khuyết và đi vào đan điền. Lạ một cái là luồng khí đó khi khi hợp vào đan điền thì không nằm im mà liên tục xoay tròn tạo thành hấp lực làm cho khí huyết trong người không ngừng vận chuyển, một cảm giác thoải mái lan truyền đến khắp lỗ chân lông.
Vân đồn là một trong những cửa biển vô cùng quan trọng với triều đình, có vị trí chiến lược quan trọng và cũng là nơi buôn bán với các thương nhân nước ngoài.Trấn giữ cảng này là Trần Trí ,một thành viên Hoàng tộc cận huyết năm nay đã ngoài ngũ tuần ;hỗ trợ cho ông là một một gia sư được cất nhắc từ người bản địa.Dưới trướng của ông là một lực lượng bộ binh và thủy binh hùng hậu luôn sẵn sàng chiến đấu, dưới sự quan tâm sát sao của ông cảnh biển Vân đồn ngày 1 thịnh vượng thậm chí sầm uất không kém gì kinh thành Thăng Long với cảnh buôn bán tấp nập trên bến dưới thuyền , đủ các vật phẩm trên trời dưới biển.Tuy nhiên ở đây có một quy định rất hà khắc là cuối giờ dậu cấm tất cả thuyền bè vào đất liền ,lý do được triều đình đưa ra là nhằm để bảo vệ trật tự trị an.Ở một nơi thương nghiệp phát triển như vậy hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến xuất hiện các đầu nậu lắm của nhiều tiền và như một lẽ tất nhiên các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ăn chơi của họ cũng xuất hiện. Nhưng nổi bật nhất vẫn là Thanh Hải lâu nức tiếng đất này.
Đó là một ngôi nhà hai tầng có mặt tiền hướng ra biển, phía trước cửa hàng người ta đã kỳ công dải đất để trồng các loại hoa, cây cảnh. Bên trong được bài trí với nhiều bức tranh về biển tạo cho khách quý cảm giác thoải mái.Các cô phục vụ mặc trên mình những chiếc áo tứ thân nhưng không có yếm với làn da trắng nõn là. Ở đây vô cùng chiều chuộng khách :nếu khách đến là một thư sinh thì họ sẽ cho người am hiểu thi ca giao tiếp chuyện, nếu là một thương buôn thì sẽ có người am hiểu thương ngành ra tiếp khiến cho quý khách vô cùng cảm thấy hài lòng nhưng nếu khách muốn hoan hợp tại quán họ sẽ không bao giờ đồng ý.
Hết chương 41 chương 42 Giang ngày 31 tháng 1.
 
×
Quay lại
Top