Thực phẩm Tết: Choáng vì bẩn

Nhím.xù

Lại thế nữa rồi ~.~
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/9/2011
Bài viết
4.128
Cổ hũ dừa ngâm chất tẩy trắng, củ cải muối mốc xanh mốc đỏ... và vô số món nhâm nhi ngày Tết được chế biến tại khu vực nhà vệ sinh, cống rãnh, sử dụng lòng đường làm nơi phơi thực phẩm...

Nhiều món nhâm nhi ngày Tết được một số cơ sở chế biến ở nơi mất vệ sinh, thậm chí dùng hóa chất để tẩy trắng cho đẹp.


1326074302_01.jpg


Công nhân cơ sở chế biến Linh Hoa (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM) sơ chế củ kiệu cạnh nhà vệ sinh - Ảnh: Đức Thành
Ông Tam, chủ một đầu mối cung cấp cổ hũ dừa trộn gỏi (quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM), không ngần ngại cho biết nhiều loại sản phẩm được tẩy trắng bằng hóa chất để đẹp hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn...

Làm “đẹp” bằng công nghệ tẩy trắng

Chỉ tay về đống cổ hũ dừa (đầu ngọn của dừa, nơi các tàu lá và buồng trái non mọc ra) chưa lột vừa được xe tải chở từ Bến Tre giao, ông Tam nói: “Hàng nguyên thủy lớp vỏ đen sì, dơ bẩn vậy thôi, nhưng chỉ cần vài phút thuốc tẩy sẽ “đánh bay” màu vàng ố và các vết thâm tím, tạo thành màu trắng tinh cho cổ hũ dừa thành phẩm”.

Dẫn khách đến thùng nước đang ngâm hàng chục thanh cổ hũ dừa ngà ngà vàng, ông Tam giải thích cổ hũ dừa lột vỏ vài phút là ngả vàng, một số cổ xấu bị thâm kim... nên phải ngâm sodium hyposulfite (Na2S2O3) vào phuy pha thuốc để tẩy trắng. Khi lấy cổ hũ dừa ra phải bọc lại bằng bao nilông ngay, nếu không sẽ lại bị vàng ố.

Ông Khởi, chủ cơ sở chế biến cổ hũ dừa Hoa Mai (khu dân cư Bến Lức, P.7, Q.8, TP.HCM), cho biết hầu hết các cơ sở chế biến cổ hũ dừa đều sử dụng chất tẩy trắng để làm đẹp sản phẩm. Bột tẩy trắng được mua ở chợ Kim Biên, quận 5, nhưng hàng đã qua tẩy trắng vẫn không có gì độc hại (!?).

Tại cơ sở chế biến củ kiệu Linh Hoa (quốc lộ 1A, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức), khoảng 10 người đang hì hục lột vỏ hành ngay cạnh cống nước thải đen sì. Bên dưới những rổ củ kiệu đã lột vỏ là nền đất cát pha lẫn nước thải từ những thau ngâm củ kiệu. Phía sau, nơi ba nhân công đang ngồi tách vỏ kiệu, trên tường có dòng chữ: “Đi tiểu tiện nhớ giội nước”.

Bà Linh, chủ cơ sở Linh Hoa, xuề xòa: “Nhìn bẩn thế thôi nhưng xối nước qua là trắng bóc à. Anh mua về chỉ cần đổ vào ngâm chua mấy ngày là ăn được ngay”. Theo quan sát của chúng tôi, đống củ kiệu nằm lăn lóc trên đất được nhúng qua nước một lượt, sau đó đóng vào bao tải bỏ mối cho khách hàng.

1326074311_02.jpg


Cơ sở chế biến củ kiệu của bà Linh ở quốc lộ 1A, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Đức Thanh

Nhìn hết dám ăn!

Không chỉ ngâm hóa chất tẩy rửa, nhiều đầu mối cung cấp củ cải muối, cá khô có quy trình chế biến... nhìn vào là hết muốn ăn. Trong vai khách mua sỉ, chúng tôi được bà Tuyền, chủ cơ sở thực phẩm Thuyên (Q.8, TP.HCM), dẫn đi giới thiệu về sản phẩm.

Trước mắt chúng tôi là hàng trăm mẹt củ cải phơi ngoài sân chợ đầu mối Bình Điền, nấm mốc và ruồi nhặng bám đầy trên mặt rau, củ cải. “Trời mấy hôm nay không được nắng nên nó bám đầy nấm mốc vậy thôi, nhưng chỉ cần củ cải đã đủ độ chín, cho vào thùng ngâm chua là hết nấm mốc liền” - bà Tuyền nói.

Chiều 25-12-2011, tại khu vực giết mổ của cơ sở chế biến cá ba sa của ông Hưng (P.7, Q.8), chúng tôi chứng kiến cảnh công nhân đổ những con cá đã được mổ bụng vào những thùng phuy đựng hóa chất để ngâm. Những mảng thịt cá nằm trong thùng ngâm sủi bọt lình phình, nước ngâm cá có màu đục lợn cợn.

Khi chúng tôi hỏi sao cá không được rửa qua nước, một công nhân xua tay nói: “Cá ngâm với phụ gia rồi, giờ rửa là mất chất liền à, phơi khô luôn cho được nắng”. Cạnh đó, một số công nhân đem những thau cá vừa mổ bụng đổ ngay ra nền ximăng ướt nhẹp, nước thải chảy lênh láng.

Trước kho đông lạnh của chợ đầu mối Bình Điền, hàng trăm ký cá khô bị nổi mốc được một số tiểu thương vô tư rải phơi ngay trên sân chợ, trộn lẫn với nền cát. Sau khi phơi cá, nhiều người thản nhiên giẫm đạp lên cá khô để đi lại. Bà Oanh, một tiểu thương bán cá khô ở đây, cho biết: “Hết chỗ nên phải phơi dưới đất thôi”.

Có thể gây ung thư

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM - cho biết: sử dụng các chất tẩy rửa, hóa chất có độc tính cao để ngâm tẩy trắng thực phẩm, người ăn sẽ tích lũy độc tố lâu dài trong gan, ruột... gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, các sản phẩm như cá khô, củ cải muối chế biến không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có thể phát sinh nhiều loại nấm mốc độc hại.

Hiện có trên 50 loại nấm mốc độc hại có thể sinh ra độc tố mycotosin. Đặc biệt là loại nấm mốc có tên Aspergilluss parasiticus, Aspergilluss ochraceus sản sinh độc tố ochratoxin có thể gây bệnh ung thư và nguy hiểm nhất là loại nấm mốc Aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin B2 và M1.

Theo TTO

----------

Shock toàn tập!!! :KSV@19:
 
cảm thấy shock,mấy món này ở nhà tự làm luôn,chứ hết dám mua ngòai ăn
 
tết năm nay giảm cân vì hok dám ăn mất thôi :KSV@08:
 
×
Quay lại
Top