Thực phẩm đến từ tương lai

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Các nhà khoa học tại Đại học Maastricht (Hà Lan) đã cho ra lò mẻ bánh mỳ kẹp thịt đầu tiên sau 5 năm nghiên cứu chế tạo thịt từ tế bào gốc của gia súc.

Ngày hôm qua, 6/8, hai tình nguyện viên đã thử hương vị của chiếc bánh mỳ kẹp thịt đặc biệt được làm từ tế bào cơ vai của hai con bò được nuôi tự nhiên đã cho những đánh gia tích cực về sản phẩm này. Tuy nhiên, họ thú nhận rằng họ vẫn chưa quen với 1 chiếc bánh mỳ kẹp thịt thiếu mùi vị đặc trưng như muối, hạt tiêu, hành tây hay sốt cà chua.

Mark Post, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Những nhận xét đó giúp ích cho chúng tôi rất nhiều. Có thể sản phẩm này chưa hoàn hảo, nhưng đó là một sự khởi đầu tốt". Ông và nhóm nghiên cứu hy vọng sự thành công của thí nghiệm này sẽ giúp thế giới vượt qua khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu trong 1 hoặc 2 thập kỷ tới.



7.8.13lab2.jpg

Chiếc bánh kẹp thịt bò “đặc biệt” ra mắt lần đầu tiên tại London.
Các tế bào được đưa vào một dung dịch dinh dưỡng để phát triển thành mô cơ và từ đó phát triển thành những sợi nhỏ thịt. Phải mất gần 20.000 sợi để tạo ra 140 gram thịt, sau đó là thêm muối, bột trứng và vụn bánh mì. Các nhà khoa học dùng nước củ cải đường đỏ và nghệ vàng để thịt có màu sắc tự nhiên hơn.


7.8.lab1.jpg

Hanni Rutzler, chuyên gia dinh dưỡng người Úc thử chiếc bánh kẹp thịt bò được làm từ phòng thí nghiệm.
Sergey Brin, đồng sáng lập của Google, người rất quan tâm đến bảo vệ quyền lợi cho động vật tuyên bố rằng ông đã tài trợ cho 250.000 € (khoảng 7 tỷ VND) cho dự án này. "Chúng tôi đang cố gắng để tạo ra chiếc bánh kẹp thịt bò đầu tiên. Điều đó khiến tôi rất lạc quan tin rằng chúng ta thực sự sẽ thành công và có thể mở rộng quy mô của dự án này."

7.8.13lab3.jpg

Mark Post với sản phẩm của nhóm nghiêm cứu.
Các chuyên gia cho rằng, cách thức mới để sản xuất thịt là cần thiết để đáp ứng được lượng tiêu thụ thịt khổng lồ của con người mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Tổ chức Nông Lương nghiệp Thế giới (FAO) dự báo đến năm 2050, lượng thịt tiêu thụ sẽ tăng gấp đôi ở các nước đang phát triển, vì vậy thay vì hàng triệu, hàng tỷ động vật bị làm thịt, chúng ta có thể sao chép một vài tế bào để làm ra những chiếc bánh mì kẹp thịt hoặc sườn.

Khi sản phẩm thành công và sẵn sàng được tung ra thị trường thì cơ quan lương thực quốc gia sẽ đòi hỏi dữ liệu chứng minh thịt trong phòng thí nghiệm là an toàn, và không có tiền lệ, để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
reddot.gif

Theo CAND
 
×
Quay lại
Top