Thực phẩm cho người đau dạ dày

Thảo Mộc

...Phiêu diêu tựa mây gió....
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/12/2010
Bài viết
8.337
Nguyên nhân gây bệnh viêm, loét dạ dày đều do a xít. Những a xít đó có thể do dạ dày tiết ra hoặc do bên ngoài đưa vào bằng con đường ăn uống.
Lựa chọn thực phẩm một cách khoa học sẽ giúp ích trong việc hạn chế những cơn đau gây khó chịu và trở ngại cho công việc.


Tinh bột: gạo, nếp, bắp, bột sắn, bột mì, bánh quy, bánh chưng là những thức ăn có khả năng thấm vị dịch, bọc niêm mạc dạ dày.



Các loại hạt: có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên màng ngoài chứa nhiều chất xơ, sinh tố, chất khoáng, đặc biệt là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi. Hơn thế nữa, các hạt thô còn chứa nhiều chất chống ô xy hóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.


KenhSinhVien.Net-ccccccbsbt-chuoixanh-890267199.jpg


Chuối xanh: chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy thành trong dạ dày để chống loét hoặc hàn gắn vết thương. Vì thế, chuối xanh được xem như liệu pháp hữu hiệu trong việc điều trị căn bệnh này dưới hình thức dùng để làm rau trộn trong các bữa ăn.



Sữa, trứng: là hai thực phẩm tốt cho dạ dày, vừa giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng a xít.


KenhSinhVien.Net-ngucoc98327254.jpg




Nghệ, mật ong: Trong nghệ hiện hữu một chất với tên khoa học là curcumin, có tác dụng làm lành vết loét dạ dày. Theo kết quả một số công trình nghiên cứu, mật ong có tác dụng làm giảm a xít của dịch vị, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh loét dạ dày. Nghệ và mật ong phối hợp với nhau có thể chữa lành vết loét.


Ngoài việc tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc (rượu, cà phê, trà xanh, ớt, tiêu...), các loại thực phẩm có độ a xít cao (chanh, cam, bưởi, cà muối, giấm, hành...), người bệnh cần lưu ý một số điều sau: nên ăn thức ăn mềm, hạn chế chiên xào, tăng cường luộc hấp, không nên ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều a xít có hại, khi ăn nên nhai kỹ, bởi trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng giảm a xít và bão hòa a xít trong dạ dày.


Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; bởi các yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu, xúc động mạnh cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới dạ dày tiết nhiều a xít. :KSV@07::KSV@07::KSV@07:
==========================


8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày


8 lời khuyên dưới đây không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này mà còn là thói quen rất đáng khuyến khích để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
pixel_1_1.gif

1. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh

Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.

Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
8-loi-khuyen-tam-biet-benh-dau-da-day_0.jpg

Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (ảnh minh họa)
2. Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)

Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.

Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.
3. Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị

Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
8-loi-khuyen-tam-biet-benh-dau-da-day_1.jpg

Sau khi ăn không nên tập thể dục (ảnh minh họa)
4. Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
5. Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
6. Không tập thể dục ngay sau khi ăn

Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
8-loi-khuyen-tam-biet-benh-dau-da-day_2.jpg

Trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn (ảnh minh họa)
7. Uống trà ấm

Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
8. Mát xa trước khi đi ngủ  

Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.

Theo aFamily

===========================================

5 thói quen xấu gây nguy hiểm tới dạ dày


Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư,… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé!
pixel_1_1.gif

1. Ăn trước khi ngủ
Bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, hoa quả,… cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
2. Ăn không đúng bữa
Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữaăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thứcăn. Nếu không bổ sung thứcăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.

3. Lạm dụng thuốc giảm đau

Chúng ta thường có thói quen viện tới thuốc giảm đau ngay cả khi chỉ là những cơn đau đơn thuần như đau đầu, đau cơ, đau khớp,… mà không hề biết rằng thuốc giảm đau gây tác hại không nhỏ cho dạ dày.
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm h.ãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào.
1340686832-dadaday-suckhoe.eva.jpg
Không nên ăn trước khi ngủ để phòng tránh bệnh đau dạ dày. (ảnh minh họa)
Do vậy, nếu cơn đau không thực sự nghiêm trọng, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi có sự tư vấn của các bác sỹ.
4. Hút thuốc quá nhiều
Thuốc lá, ngoài việc gây ra những tổn thương cho phổi và các cơ quan hô hấp, thuốc lá còn gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
5. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thứcăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thứcăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.
Theo Công An



 
sao những thứ nên ăn mình ko bao giờ ăn...những thứ ko nên thì mình cứ ăn..=))
ui..ghét chuối...ghét trứng luôn...sữa thì...toàn đau bụng=))
có nghệ mật ong là đc...lại vừa đẹp da..:x
 
Sao bạn bè mình bị bệnh về dạ dày nhiều thế nhỡ. :(
 
ôi. cái dạ dày hành hạ mềnh mấy năm nay.
quyết tâm sửa thói quen ăn uống mà có đk đâu. đau vẫn cứ đau, mà ăn thì vẫn cứ ăn.:(
 
ôi. cái dạ dày hành hạ mềnh mấy năm nay.
quyết tâm sửa thói quen ăn uống mà có đk đâu. đau vẫn cứ đau, mà ăn thì vẫn cứ ăn.:(

Có hại lắm bạn ơi. :(
 
×
Quay lại
Top