Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà: Hỗ trợ đến 9 triệu đồng cho 1 hệ thống

heveda

Công ty TNHH Heveda
Tham gia
13/7/2018
Bài viết
0

Theo “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam" của Bộ Công thương (khởi động từ ngày 25/7). Các hộ gia đình lắp điện năng lượng mặt trời sẽ được tài trợ chi phí lên đến 9 triệu đòng cho một hệ thống. Chương trình này, do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức.

Có thể thấy, Chính phủ đang ngày càng quan tâm và khuyến khích người dân sử dụng nguồn điện sạch sản xuất từ năng lượng mặt trời. So so với sự khuyến khích đó, chính là các chính sách, chương trình hỗ trợ chi phí lắp đặt.

Mục tiêu phát triển của điện mặt trời áp mái đến năm 2025

Trong Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, mục tiêu phát triển của điện mặt trời tại nước ta đến năm 2025 sẽ có đến 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái được lắp đặt sử dụng và hòa lưới.

Hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hiện đang là xu thế. Được nhiều gia đình lựa chọn để tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng. Tuy nhiên, chỉ vừa bùng nổ trong một khoảng thời gian ngắn. Vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng đặc biệt lợi ích khi sử dụng hệ thống điện này.

Theo đó, bà Phạm Thùy Dung - Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng khẳng định: Với mục tiêu là 100.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà, thì đến năm 2025 nước ta sẽ có khoảng 1.000 MWp điện mặt trời được lắp đặt và vận hành trên toàn quốc.

Với các chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái. Chính phủ đã và đang hỗ trợ, đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Nhằm giúp giảm tải nguồn cung điện đang ngày càng thiếu hụt và để bảo vệ môi trường.

Chương trình phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà

Trên thực tế, Việt Nam có được vị trí rất thuận lợi cho phát triển điện mặt trời với lượng bức xạ lớn như hiện nay. Do đó, đã thu hút được rất nhiều sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ trên toàn thế giới. Đặc biệt, với dự án đầu tư GET-FIT - "Chương trình phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà" bởi Ngân hàng Tái thiết Đức phát triển và tài trợ. Với tổng mức vốn đầu tư không hoàn lại lên đến 14,5 triệu euro.

Hỗ trợ 15% chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho các hộ gia đình

Với các hộ gia đình đạt đủ điều kiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Theo chương trình, người lắp đặt sẽ nhận được khoản chi phí hỗ trợ cho 1 kWp điện mặt trời là 3 triệu VNĐ.

Trong tình hình lắp đặt thực tế hiện nay, trung bình mỗi hộ gia đình thường lắp đặt khoảng từ 2 - 3 kWp điện mặt trời để sử dụng cho nhu cầu gia đình. Theo đó, mức phí hỗ trợ dự kiến sẽ dao động từ 6 - 9 triệu đồng cho 1 hệ thống. Tương ứng với khoảng 15% chi phí lắp đặt. Được biết, chương trình này kéo dài trong thời gian từ năm 2019 - 2021.

Hỗ trợ chi phí lắp điện mặt trời – Giải tải áp lực ngành điện

Với các chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái như hiện nay. Đây được xem là những bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy và khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt sử dụng các hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Theo dự kiến đến năm 2025, nếu nước ta có thể đạt thành tích đi vào hoạt động đến 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái với khoảng 1.000 MWp – thì đã góp phần to lớn trong việc giảm tải “gánh nặng” của điện lưới quốc gia.

Song song với dự án đầu tư GET-FIT - Hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà đến từ Ngân hàng Tái thiết Đức. Thì Chính phủ Việt Nam và các ban ngành cũng có nhiều chính sách khắc, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy người dân lắp đặt.

Kế hoạch phát triển điện mặt trời áp mái

Để có được một hệ thống điện mặt trời mái nhà hòa lưới hoàn chỉnh. Bước đầu, các hộ gia đình cần đăng ký bán điện mặt trời áp mái với Công ty điện lực (EVN).

Sau đó, EVN sẽ tiến hành công tác kiểm tra, thử nghiệm theo các yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Đồng thời, lắp đặt công tơ 2 chiều miễn phí cho các hộ gia đình đật đủ tiêu chuẩn. Rồi tiến đến quá trình ký kết hợp đồng mua bán điện.

Mọi quá trình mua – bán điện mặt trời sẽ được kiểm soát trên thiết bị công tơ hai chiều. Nếu hệ thống của gia đình có lượng điện sản xuất ra lớn hơn nhu cầu tiêu thụ. Thì phần điện dư thừa sẽ được phát vào lưới điện và tính theo mức giá quy định hiện hành. Hiện tại, điện mặt trời mái nhà đang được EVN mua lại với mức giá 2.134 đồng/kWh.

Cơ chế khuyến khích toàn diện

Không chỉ đầu tư với mức vốn ban đầu, mà các tổ chức, nhà tài trợ như: Ngân hàng thế giới (World Bank), Liên minh châu Âu. USAID… Cũng đã cam kết, sẽ hỗ trợ Việt Nam về tất cả các hoạt động kỹ thuật, nghiên cứu xây dựng và tăng thêm khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ khác từ quốc tế... để có thể khuyến khích toàn diện cho vấn đề phát triển năng lượng sạch hiệu quả hơn.

Theo các chuyên gia ngành điện nhận định, với cơ chế khuyến khích toàn diện này. Sẽ tạo ra bước phát triển rất quan trọng - trong thị trường cung cấp điện mặ trời với sự tham gia của các hộ dân và doanh nghiệp trong nước.

Thực trạng sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam

Với tình trạng cung ứng điện ngày càng căng thẳng. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nguồn điện sử dụng nghiêm trọng. Với các con số thiếu hụt “lồ”, đã cho ta thấy nguy cơ “có tiền cũng không mua được điện”

Cụ thể, theo dụ kiến trong năm 2019, nước ta sẽ thiếu hụt khoảng 3.000 MW điện sử dụng. Và con số này sẽ còn tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2019-2030. Lượng điện cần cung ứng theo nhu cầu sử dụng:

  • Trong năm 2019, công suất phụ tải theo nhu cầu sử dụng là 38.447 MW.
  • Trong năm 2025, công suất phụ tải theo nhu cầu sử dụng là 63.400 MW.
  • Đến năm 2030, công suất phụ tải theo nhu cầu sử dụng lên tới khoảng 90.000 MW.
Với tốc độ tăng bình quân theo nhu cầu sử dụng điện gần 10%/năm. Thì sản lượng điện sản xuất cần bổ sung sẽ nằm ở khoảng 26,5 tỉ kWh/năm. Nếu bổ sung theo phương pháp năng lượng tái tạo (điện mặt trời), thì cần đến 14.000 - 16.000 MW.

Với các con số này, vai trò của năng lượng tái tạo – đặc biệt là năng lượng mặt trời ngày càng quan trọng. Đây chính là giải pháp tối ưu duy nhất, nhằm hỗ trợ quá trình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.


 
×
Quay lại
Top