Thừa SV sư phạm: 5 năm ra trường chỉ rửa xe, cấy lúa thuê

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Nguyễn Thị Hà sinh năm 1987, trú tại Đông Hưng, Thái Bình. Ít ai biết rằng cô từng là sinh viên trường sư phạm. Vì không xin được việc, nên Hà ở nhà phụ rửa xe máy giúp cho chồng và cấy lúa kiếm tiền.


Hà đang ở nhà làm công việc rửa xe, cấy lúa khi đã tốt nghiệp sư phạm
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT) thừa nhận, hàng ngàn sinh viên sư phạm ra trường đã và đang thất nghiệp. Trong khi đó, theo thông tin các địa phương gửi về, toàn quốc thiếu trên 27.554 giáo viên ở tất cả các cấp học.

Vậy, tại sao cung chưa gặp cầu? Hàng nghìn số phận cử nhân sư phạm thất nghiệp đã phải lao đao, lận đận như thế nào khi ra trường? Số phận họ đi đâu về đâu?

Lần theo những thân phận giáo viên "hụt" này cũng như các nhà quản lý để cùng tìm ra lời giải cho bài toán thừa thiếu giáo viên của ngành giáo dục.

80 triệu đồng để được làm giáo viên cũng chịu
Phương Hà (Thái Bình), tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình năm 2008. 6 năm đã trôi qua, giờ công việc chính của Hà là rửa xe máy.

Hà tâm sự, năm 2005, Hà thi vào trường Đại học sư phạm nhạc họa Trung ương, chuyên ngành họa. Do thiếu điểm thi nên không trúng tuyển, Hà được thầy cô giáo tư vấn nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng vào trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.

Các thầy cô giáo đều trấn an Hà: "Em học 3 năm nữa ra trường rất hợp vì khi đó đổi mới giáo dục, trẻ hóa đội ngũ giáo viên nên cơ hội việc làm cho người học sư phạm ra rất lớn". Hà nghe bùi tai nên về gửi nguyện vọng về trường cao đẳng sư phạm tỉnh. Hơn nữa, ở thời điểm lúc đó, giáo viên dạy họa cho cấp 2 còn thiếu nhiều nơi.

Ba năm học sư phạm, Hà đều tin rằng ra trường cô có thể tìm được việc làm tốt. Hà tranh thủ đi làm gia sư để nâng cao nghiệp vụ sư phạm của mình. Cô tham gia nhiệt tình các buổi tình nguyện cũng như tận dụng mọi cơ hội có thể được làm cô giáo.

Hà kể "Tính em không kiên trì, mẹ sợ em không hợp làm cô giáo vì đi dạy học có nhiều học sinh, mỗi người một tính. Để em quen với công việc khi ra trường, mẹ còn mở lớp cho em dạy thêm miễn phí môn văn để tăng tính nhẫn nhịn cũng như khả năng ứng xử của cô giáo trong tương lai".

Ngoài việc dạy văn, Hà còn cần mẫn vẽ nhiều bức tranh, dạy trẻ em làm quen với vẽ tranh.

Năm 2008, Hà tốt nghiệp cao đẳng, được bằng khá. Cô về nhà chờ đợi, hi vọng sẽ xin được việc làm thích hợp. Suốt mấy năm, Hà cầm hồ sơ đi gõ cửa nhiều nơi nhưng vẫn không thể xin được việc làm cho mình. Nhiều trường cho biết đã đủ giáo viên, không có nhu cầu tuyển giáo viên nhạc họa. Hà đành ôm hi vọng rồi chờ đợi. Cái thông tin đổi mới giáo dục, trẻ hóa giáo viên Hà vẫn chờ nhưng chẳng thấy ở đâu có. Cô lại xoay sang đi học thêm sư phạm Sử.

Rồi Hà lấy chồng, sinh con. Cô vẫn mong mỏi ngày nào đó được đứng trên bục giảng. Ai mách "cửa nào" Hà và gia đình đều cố lo chạy lấy chiếc "ghế" giáo viên. Hà kể "Năm 2011, bố mẹ em còn vay khắp nơi lấy 80 triệu đồng, chồng đủ số tiền đó người ta mới xem xét có chỗ nào cần sẽ giới thiệu vào làm giáo viên hợp đồng. Nhưng người ta cầm 2 năm rồi trả lại vì không xoay được".
Hai năm thấp thỏm chờ đợi và trả lãi suất cho số tiền xin việc, Hà thực sự tuyệt vọng.

Học sư phạm xong "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời"
Không xin được việc, Hà đành đi làm công nhân tạm thời. Bạn bè nhiều người thường trêu đùa "cô giáo mà đi làm công nhân". Hà ngậm ngùi "sinh ra vào thời không may mắn nên thế".Cô có năng khiếu vẽ nhưng Hà cũng rất giỏi Văn và Sử. Ngày sinh viên, Hà đã đi gia sư hai môn này cho học sinh ôn thi đại học. Cô than thở "Ngày em học cấp 3, em yêu môn vẽ nên quyết thi vào chuyên ngành họa. Nếu em lựa chọn thi khối C vào trường nào đó, không theo nghiệp sư phạm chắc giờ công việc biết đâu đã khác".

Chồng Hà có quán sửa xe máy nhỏ. Đây là "cần câu cơm" cho ba thành viên trong gia đình cô. Không xin được việc, Hà chán nản. Gần một năm nay, Hà và gia đình không chạy vạy khắp nơi như trước nữa. Cô đành ở nhà rửa xe máy kiếm thêm chút thu nhập cho mình. Trò chuyện với chúng tôi, Hà nói "Nhiều người học đại học còn không xin được việc nên em đành chấp nhận sự thật này thôi. Coi như mình không có duyên làm cô giáo".

Khi hỏi ngoài việc rửa xe máy cho khác, Hà còn làm việc gì khác không, cô cười có chút ngại ngùng "Em xin ruộng của ai không cấy để cấy lúa. Một mình em cấy gần mẫu lúa để lấy thóc bán tăng thu nhập. Làm nông chỉ vất vả vào mùa thôi. Nhiều người ác miệng lắm. Người ta bảo học nhiều giờ cũng về bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thôi".


 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Nhiều người ác miệng lắm. Người ta bảo học nhiều giờ cũng về bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thôi
thế đây.... sau này mình cũng thế :v... ngay lúc đi học đã bị đe dọa rồi =))
 
Trong tương lai không xa mềnh sẽ như thế sao :(( :(( :((
 
shingin *bắt tay* *bắt chân* :(( 2 ta rồi sẽ đi đâu về đâu :(( (chỗ ss còn hk có lúa mà cấy ấy =)))
 
Anh họ mình học hết 5 năm ĐH bây h ra làm nhân viên tiếp thị:KSV@18:
 
chỗ nào thiếu vẫn thiếu, chỗ nào thừa vẫn cứ thừa. :KSV@08:
 
Tương lai xem ra vẫn con nhiều mù mịt. Học xong k xin được việc có khi lại về nhà làm nông thôi :KSV@17:
 
Ôi ước mơ Sư phạm của nkóm Bff mình sẽ dạt về đâu đây??? 5 năm đi học để về ... Cấy lúa. OMG ~ :'(
 
tương lai mình sẽ thế này sao?:KSV@16:
 
Sun Glare theo mình thì không phải thừa. mà thực tế là ở việt nam cần có tiền để chạy công chức.
 
nếu nhà nào không có tiền chạy cho con thì ngay cả dạy hợp đồng cũng không có chứ đừng nói là công chức
 
quá buồn cho tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay
 
Dù sao mình cũng không hợp với nghề giáo , nên dù học trường SP nhưng cũng chỉ chọn hệ ngoài SP thôi , may mà k học thêm chứng chỉ làm gì .
Ở quê , tên bằng tuổi mình lấy chồng rồi mới xin đi dạy được , trước đó cũng phải làm nghề phụ trong lúc chờ đợi thôi
 
×
Quay lại
Top