Thomas Edison không phát minh ra bóng đèn điện, đây mới là những việc ông đã làm

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Với hơn một ngàn bằng sáng chế mang tên mình, những cải tiến của nhà phát minh huyền thoại này đã giúp định nghĩa thế giới hiện đại.

Thomas Edison đã có công phát minh ra những thiết bị mang tính cách mạng như máy ảnh chụp phim, micro và máy hát. Nhưng không gì nổi tiếng bằng cải tiến bóng đèn điện của ông, mang ánh sáng vào nhà dân trên khắp thế giới. Ảnh: George Pickow, Three Lions/Getty Images.

Thomas Edison đã có công phát minh ra những thiết bị mang tính cách mạng như máy ảnh chụp phim, micro và máy hát. Nhưng không gì nổi tiếng bằng cải tiến bóng đèn điện của ông, mang ánh sáng vào nhà dân trên khắp thế giới. Ảnh: George Pickow, Three Lions/Getty Images.

Một thùng chứa hoá chất bị rò rỉ. Một ngọn lửa trên toa tàu hoả. Khi còn nhỏ, danh sách những lý do Thomas Alva Edison bị cho thôi việc dường như cũng dài như danh sách bằng sáng chế ông nắm giữ.

Dù nhà phát minh tương lai này đã có những ý tưởng cách tân thay đổi quỹ đạo của những ngành công nghiệp đã thuê và sa thải ông, chàng trai trẻ vẫn “mang danh là nhân viên [điện báo] không giữ nổi việc,” theo lời cáo phó trên tờ New York Times.

Hoá ra, Edison sẽ trở nên nổi tiếng nhất bởi khả năng tận tâm huyền thoại của mình, và đức tin thường trực rằng tài năng chỉ chiếm “một phần trăm và 99 phần trăm còn lại là mồ hôi nước mắt.” Ông đã tiếp tục phát minh những thiết bị định nghĩa nên thế giới hiện đại, và cả những cải tiến đột phá khác không chê vào đâu được. Chẳng hạn như cải tiến về bóng đèn cuối cùng đã giúp mọi người ở khắp nơi có thể thắp sáng tư gia bằng điện.

Sau đây là bí quyết mà “Phù thuỷ xứ Menlo Park” có được danh tiếng lẫy lừng như vậy, và nguyên nhân ông vẫn được biết đến như một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại.

Chàng trai đầy hiếu kỳ

Sinh ra ở Ohio năm 1847, Thomas Alva Edison dành trọn tuổi thơ mình ở Port Huron, Michigan. Tại đó cậu chỉ cắp sách đến trường khoảng thời gian ngắn ngủi. Mẹ cậu, một cựu giáo viên, đã dạy cậu tại nhà từ năm 7 tuổi, cậu bé cũng chăm đọc sách. Những buổi rong ruổi tuổi thơ cậu là những lần thí nghiệm hoá học đầy khát khao trong tầng hầm gia đình, được đánh dấu bằng những dòng viết mà tiểu sử gia của cậu miêu tả là “như một thảm hoạ chực chờ bùng nổ.”


1650804023016.png

Trong ảnh là Thomas Alva Edison lúc 14 tuổi. Những ý tưởng cách tân trong ông khi còn là một chàng trai trẻ đã luôn làm ông sao nhãng khỏi công việc thường nhật. Ảnh: National Park Service.

Tính hiếu kỳ và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của Edison đã đưa cậu đến với công việc “bán báo” ở tuổi 12 – một người bán rong được công ty đường sắt thuê để bán thức ăn nhẹ, báo và vật dụng khác cho khách đi tàu. Không hài lòng với việc bán tin, cậu còn quyết định in tin tức, thành lập và xuất bản tựa báo đầu tiên được sản xuất và in ấn trên một con tàu đang chạy, tàu Grand Trunk Herald. Cậu cũng làm thí nghiệm hoá học trên tàu.

Đến năm 15 tuổi, do khả năng để bị sa thải độc nhất vô nhị của mình, vì lên kế hoạch làm thí nghiệm và phát minh trong khi đang làm việc, Edison trở thành một nhân viên điện báo lưu động của Western Union, trước khi chuyển đến New York để bắt đầu xưởng sản xuất của riêng mình. Thế mà máy điện báo đã truyền cảm hứng cho nhiều phát mình được cấp bằng sáng chế của ông. Năm 1874, ở tuổi 27, ông phát minh ra máy điện báo bốn chiều, cho phép máy điện báo gửi 4 tín hiệu cùng lúc, tăng hiệu quả của ngành công nghiệp này mà không cần lắp đặt thêm tuyến điện báo mới.


Bản phác thảo ban đầu của bóng đèn do Thomas Edison chế tạo ngày 13/2/1880. Năm ngoái, ông đã trưng bày bóng đèn sáng lâu của mình trước đám đông hàng trăm người tại phòng thí nghiệm Menlo Park. Ảnh: Fotosearch/Getty Images.

Bản phác thảo ban đầu của bóng đèn do Thomas Edison chế tạo ngày 13/2/1880. Năm ngoái, ông đã trưng bày bóng đèn sáng lâu của mình trước đám đông hàng trăm người tại phòng thí nghiệm Menlo Park. Ảnh: Fotosearch/Getty Images.

Trở thành Phù thuỷ xứ Menlo Park

Cùng thời ấy, Edison đã cưới một trong những nhân viên của mình là Mary Stilwell, và cùng nhau chuyển đến Menlo Park, New Jersey năm 1876. Vùng nông thôn là địa điểm lý tưởng cho một kiểu phòng thí nghiệm mới phản ánh tinh thần sáng tạo và khởi doanh của chủ nhân nó: một cơ sở nghiên cứu và chế tạo nơi Edison và “những bạn hữu”, như cách ông gọi họ, có thể tạo dựng nên bất kỳ thứ gì nảy ra trong trí tưởng tượng.

Edison tiếp tục cải thiện máy điện báo, và khi ông làm việc với một cỗ máy có thể ghi lại thông điệp điện tín, ông tự hỏi liệu nó cũng có thể ghi lại âm thanh hay không. Ông đã chế tạo một cỗ máy phiên xung động từ lời nói thành những vết lõm trên tờ giấy.

Năm 1877, bấy giờ Edison 30 tuổi, ông đã nói hai câu đầu tiên “Mary có một chiếc đèn nhỏ” vào thiết bị này và phát lại bằng một tay quay. Ông vừa phát minh được thứ mà ông gọi là Máy hát thoại âm Edison. Cùng năm đó, Edison đã chế tạo máy truyền thanh micro cải tiến, giúp tinh chỉnh điện thoại.


Bản sao 14 ft của bóng đèn sợi đốt đặt trên Tháp Tưởng niệm Thomas Edison tại Menlo Park, New Jersey. Bóng đèn này cần 6000 pao thuỷ tinh, một khung thép nặng 3 tấn và mất 8 tháng để hoàn thiện. Ảnh: Shutterstock.
Thomas Edison được trao bằng sáng chế hơn 1000 phát minh trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm máy hát, đèn điện và micro. Ảnh: Popperfoto/Getty Images.

Trái: Bản sao 14 ft của bóng đèn sợi đốt đặt trên Tháp Tưởng niệm Thomas Edison tại Menlo Park, New Jersey. Bóng đèn này cần 6000 pao thuỷ tinh, một khung thép nặng 3 tấn và mất 8 tháng để hoàn thiện. Ảnh: Shutterstock.
Phải: Thomas Edison được trao bằng sáng chế hơn 1000 phát minh trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm máy hát, đèn điện và micro. Ảnh: Popperfoto/Getty Images.

Bóng đèn sợi đốt

Máy hát của Edison là một đột phá, nhưng ban đầu nó chỉ được coi là một vật mới lạ. Ông đã đặt ra một khái niệm thay đổi thế giới: bóng đèn sợi đốt.

Bóng đèn điện đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 19, nhưng sợi tóc (bộ phận tạo ánh sáng) của chúng rất mong manh và dễ hỏng. Một kiểu đèn điện thời kỳ đầu là đèn hồ quang cacbon, dựa vào hơi của que cacbon nung nóng trong ắc quy để tạo ánh sáng. Nhưng nó phải được thắp sáng bằng tay, và bóng đèn cứ chập chờn, kêu xì xì và dễ phát cháy. Các thiết kế khác lại quá đắt và phi thực tế nên không thể sử dụng rộng rãi.

Ngược lại, đèn của Edison rẻ, thiết thực và bền. Năm 1879, sau nhiều năm không ngừng cải tiến khái niệm bóng đèn, ông đã cho ra đời một loại bóng đèn có thể sáng lâu kỷ lục 14,5 giờ.

“Cuối cùng thì đèn của tôi mới là loại hảo hạng,” Edison khoe với phóng viên tờ New York Times năm đó. Khi người ta nghe về bóng đèn Edison, họ lũ lượt kéo đến Menlo Park, và hàng trăm người đã thăm thú phòng thí nghiệm của ông, giờ đây sáng rực rỡ dưới ánh đèn điện, trong một buổi thuyết minh trước công chúng ngày 31/12/1879.

“Ý kiến [của các nhà khoa học] cũng như ý kiến đồng lòng bày tỏ của giới bình dân đều cho rằng thực tế Edison đã tạo ra ánh sáng của tương lai,” tờ New York Herald đưa tin.

Sau đó, một nhà phát minh người da đen là Lewis Latimer đã điều chỉnh cải tiến của Edison, khiến sợi tóc bóng đèn bền hơn và miệt mài nghiên cứu để sản xuất chúng hiệu quả hơn. Đồng thời, Edison thành lập một công ty điện lực và hướng tới những cải tiến có thể giúp bóng đèn điện dễ tiếp cận hơn.


Là một trong những nhà phát minh nổi tiếng sớm nhất người Mỹ gốc Phi, Lewis Latimer đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều cải tiến thời hiện đại, kể cả bóng đèn. Latimer giúp sợi tóc cacbon của bóng đèn Edison bền hơn nữa bằng cách bọc sợi tóc trong bìa cạc tông. Ảnh: Science History Images/Alamy.
Bản phác thảo của Lewis Latimer cho thấy ông là người tư vấn cho kỹ sư Edwin Hammer năm 1912. Latimer từng làm việc với những danh nhân cùng thời mình như Edison, Alexander Graham Bell và Hiram Maxim. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá người da đen Schomburg.

Trái: Là một trong những nhà phát minh nổi tiếng sớm nhất người Mỹ gốc Phi, Lewis Latimer đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều cải tiến thời hiện đại, kể cả bóng đèn. Latimer giúp sợi tóc cacbon của bóng đèn Edison bền hơn nữa bằng cách bọc sợi tóc trong bìa cạc tông. Ảnh: Science History Images/Alamy.
Phải: Bản phác thảo của Lewis Latimer cho thấy ông là người tư vấn cho kỹ sư Edwin Hammer năm 1912. Latimer từng làm việc với những danh nhân cùng thời mình như Edison, Alexander Graham Bell và Hiram Maxim. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá người da đen Schomburg.

Tiến hành “Cuộc chiến dòng điện”

Những phát minh của Edison đã giúp ông nổi tiếng khắp thế giới, và dẫn tới một cuộc cạnh tranh dữ dội về dòng điện. Hệ thống của Edison dựa trên dòng điện một chiều (direct current – DC), chỉ có thể phân phối điện tới nhiều toà nhà trong khu vực đông đúc. Nhưng đối thủ của Edison, gồm Nikola Tesla, một nhà phát minh người Mỹ gốc Serbia, và doanh nhân George Westinghouse lại dùng dòng điện xoay chiều (alternating current – AC) có giá rẻ hơn và có thể phân phối điện tới khách hàng ở xa.

Khi hệ thống điện AC mở rộng, Edison dùng báo chí để tiến hành cuộc chiến chống lại Westinghouse và Tesla, đổ tội những cái chết xảy ra do điện lên AC và tham gia vào chiến dịch quảng bá về khả năng chết người của dòng điện xoay chiều. Cuộc cạnh tranh lên tới đỉnh điểm khi Edison tài trợ cho những thí nghiệm công khai giết hại động vật bằng AC. Nhưng đỉnh cao của sự tàn bạo diễn ra khi Edison, vốn đang tuyệt vọng muốn công nghệ của mình chiếm ưu thế, đã bí mật tài trợ cho việc phát minh và chế tạo chiếc ghế điện đầu tiên chạy bằng điện AC.

Bất chấp cú sốc của chiến dịch chống điện AC, Edison cuối cùng đã thua cuộc chiến dòng điện do giá thành thực tế và sức ảnh hưởng ngày càng giảm của ông trong công ty điện lực mà ông đã thành lập.

Cuộc đời về sau của Edison

Năm 1884, bi kịch ập đến khi Mary qua đời vì có khả năng đã dùng morphine quá liều. Hai năm sau, Edison 39 tuổi đã cưới Mina Miller 20 tuổi. Trong lúc nghỉ đông ở pháo đài Myers, Florida, cặp đôi đã gặp một người đàn ông mà sau này trở thành một trong những cộng sự khoa học của Edison: Người tiên phong chế tạo xe ô tô và là nhà sáng lập Công ty Mô tô Ford, Henry Ford.

Trong Thế Chiến I, cả Ford và Edison đều lo ngại về sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào Vương quốc Anh về cao su, vốn rất cần thiết cho nỗ lực chiến tranh. Cùng với Henry Firestone, người có được gia sản nhờ buôn lốp xe cao su, cả hai đã thành lập một công ty nghiên cứu và một phòng thí nghiệm để nghiên cứu nguồn tài nguyên bản địa tiềm năng ở Hoa Kỳ để có thể sản xuất cao su. Dù Edison cho rằng cúc hoàng anh có thể là một thay thế, nhưng dự án chưa từng tiết lộ nguồn tài nguyên khả thi cho việc sản xuất cao su tại Hoa Kỳ.

Edison tiếp tục tạo dựng tên tuổi cho chính mình thông qua nghị lực dường như vô tận của ông dành cho việc cải tiến và thí nghiệm, từ những bức ảnh động (ông đã khai trương xưởng sản xuất đầu tiên trên thế giới là Black Maria vào năm 1893) đến búp bê biết nói. Ông khẳng định mình chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm, ông không tin tập thể dục có ích, và người ta bảo rằng ông sống nhờ uống sữa và hút xì gà hàng năm trời. Cuối cùng, ông đã ngã quỵ trước những biến chứng của bệnh tiểu đường năm 1931 khi ở tuổi 84.


Bóng đèn sợi tóc của Edison và những đóng góp của Latimer cho bóng đèn đã giúp ánh sáng có giá thành rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn trên thế giới, như trong công xưởng sản xuất giày này ở Arga, Ấn Độ. Ảnh: Amy Toensing, Nat Geo Image Collection.

Bóng đèn sợi tóc của Edison và những đóng góp của Latimer cho bóng đèn đã giúp ánh sáng có giá thành rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn trên thế giới, như trong công xưởng sản xuất giày này ở Arga, Ấn Độ. Ảnh: Amy Toensing, Nat Geo Image Collection.

Di sản của Thomas Edison

Được nhớ tới với cái tên “phù thuỷ xứ Menlo Park”, ngày nay ta có thể thấy Edison xuất hiện trong nhiều lĩnh vực mà ông đã tạo ảnh hưởng. Từ những bức ảnh động, máy nội soi huỳnh quang tới ắc quy, dường như không có khía cạnh nào mà những cải tiến công nghệ của ông chưa chạm đến, và lúc sinh thời, ông đã có được 1093 bằng sáng chế mang tên mình chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ.

Suốt đời mình, ông đã bị chỉ trích vì cách tiếp cận tuỳ tiện với sự đổi mới. Nhưng nghị lực không ngơi nghỉ của Edison dành cho việc phát minh, và tinh thần không ngại khó bất kỳ thứ gì trên đường đi đã giúp ông có được thanh danh, trở thành một trong những bộ óc vĩ đại nhất lịch sử Mỹ.

“Mỗi bóng đèn sợi tóc là một kỷ vật tưởng nhớ ông,” tờ New York Times viết sau khi Edison qua đời. “Mỗi công ty điện là một tượng đài của ông. Bất cứ đâu có máy hát hay radio, bất cứ đâu có một bức ảnh động, dù câm hay có tiếng, thì EDISON vẫn sống.”


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top