Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

patmarketing

Thành viên
Tham gia
27/11/2017
Bài viết
0
Thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh lí xương khớp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Trong đó, thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là một dạng thoát vị cần được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Đĩa đệm là bộ phận giảm áp lực cho cột sống, có cấu trúc hình đĩa, bên trong có nhân nhầy và có độ đàn hồi tốt, giúp các đốt sống hoạt động linh hoạt hơn.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời được hiểu là một phần khối thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu tách rời ra khỏi đĩa đệm gốc ở phía trước dây chằng dọc sau. Tình trạng này có thể di trú đến mặt sau thân của đốt sống bị thoát vị. Mảnh rời do thoát vị đĩa đệm thường nằm phía ngoài màng cứng. Tuy nhiên đôi khi mảnh rời có thể xuyên qua màng cứng. Qua đó gây ra tình trạng chèn ép tủy sống của bệnh nhân.



Nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm có mảnh rời cũng giống với bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung. Bao gồm các yếu tố sau:

- Lối sống và làm việc: Làm việc vất vả, quá sức là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Bệnh này thường gặp ở những người lao động thường xuyên phải mang vác các vật nặng. Ngoài ra, do đặc thù công việc của dân văn phòng nên họ thường xuyên phải ngồi hàng giờ đồng hồ mỗi ngày bên chiếc máy tính. Việc ngồi nhiều ít vận động, ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

- Tuổi tác: Do quá trình lão hoá tự nhiên khiến lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị già đi, suy yếu, dần xuất hiện các đường nứt và không còn chắc chắn để giữ khối nhân nhầy bên trong khiến nhân này thoát ra ngoài qua các khe nứt, chèn ép vào rễ thần kinh và gây ra những cơn đau cho người bệnh.

Đọc hiểu thêm về dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm .

thoat-vi-dia-dem-manh-roi.JPG


- Tai nạn - chấn thương: Sau một tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động khiến cột sống bị tổn thương, điều này cũng là nguy cơ gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm có mảnh rời.

- Di truyền: Thoát vị đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

- Béo phì: Khi cơ thể bạn có cân nặng quá lớn sẽ tạo ra nhiều áp lực cho cột sống, đĩa đệm phải căng giãn quá mức một thời gian dài sẽ có nguy cơ dẫn tới rạn nứt, thoái hóa.

Khi điều trị nội khoa thất bại, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh cấp tính hay thoát vị đĩa đêm có mảnh rời sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật.

Y học hiện đại ngày càng phát triển đã mở ra nhiều phương pháp cho phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Những phương pháp được áp dụng hiện nay là: Mổ hở, mổ vi phẫu, mổ nội soi, điều trị bằng laser… Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhằm chấm dứt những cơn đau dai dẳng mà bệnh nhân phải chịu đựng bằng cách loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị, giải phóng các rễ thần kinh bị phần thoát vị này chèn ép. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ giảm đau nhức khá nhiều mà không cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau hay kháng viêm. Tỉ lệ thành công sau phẫu thuật thường đạt 90% và bệnh nhân có thể đi lại bình thường. Tỉ lệ tái phát sau mổ chỉ 3%.



Để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần duy trì những thói quen khoa học dưới đây:

- Với những người làm việc văn phòng, sau một giờ cần dành ra thời gian để thay đổi tư thế làm việc và tranh thủ vận động nhiều nhất có thể. Khi có dấu hiệu đau, cần nghỉ ngơi, chườm nóng.

- Khi chúng ta mang vác vật nặng, đĩa đệm rất dễ bị tổn thương, vì thế bạn nên lao động vừa sức của mình và nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết.

- Làm việc đúng tư thế và tốt nhất là giữ cho cột sống luôn thẳng trong mọi hành động, không thực hiện những động tác như vặn lưng hay nhấc vật nặng lên một cách quá đột ngột.

- Dành thời gian tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bơi lội là môn thể thao rất tốt để phòng bệnh xương khớp nói chung và thoat vi dia dem nói riêng.

Kết quả có thể khác nhau tuỳ theo cơ địa từng người
 
×
Quay lại
Top