Thi đại học ngày nay ngoa ngoắt và hợm hĩnh

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Thi đại học thời bao cấp và thời nay đều có chủ đề xuyên suốt là mong muốn đỗ đạt, cũng bố mẹ đưa đi thi.

t12-8542c.gif
Đậu Thị Huyền trong ngày nhận bằng đại học. Ảnh: TL

Thi đại học thời bao cấp và thời nay đều có chủ đề xuyên suốt là mong muốn đỗ đạt, cũng bố mẹ đưa đi thi. Tuy nhiên, nói như PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội - Viện Xã hội học), thi đại học thời nay “ngoa ngoắt” hơn, đầu tư xênh xang, hợm hĩnh hơn.

Một người thi, “bộ sậu” đi kèm

Theo nhà báo Tạ Bích Loan, Trưởng Ban biên tập VTV6 (Đài Truyền hình Việt Nam), nếu so sánh kì thi đại học thời bao cấp với thời của 9x hiện nay sẽ thấy nhiều thay đổi sâu sắc. Những thay đổi về quan điểm, về kinh tế sẽ kéo theo nhiều thay đổi trong tư tưởng.

Nhà thơ Hữu Việt, người từng trải qua kì thi thời bao cấp nhận xét, cũng tổ chức thi đại học nhưng thời bao cấp, các trường đến tận từng địa phương để tổ chức cụm thi. Vì vậy, thí sinh đỡ di chuyển nhiều, gia đình đỡ tốn kém. Hồi bao cấp, có ít trường đại học nên ở góc độ nào đó cũng gây áp lực với cá nhân người thi, thế nhưng với gia đình và xã hội thì không áp lực lắm. Giờ đây, do có nhiều trường đại học nên thí sinh có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, cứ vào kì thi, thí sinh khắp nơi lại ầm ầm đổ về thành phố lớn. Một số gia đình cho sĩ tử ở nhờ, có các suất cơm miễn phí, có xe ôm, sinh viên tình nguyện… Tất cả đều là hình ảnh đẹp nhưng giá như không phải làm như thế có lẽ còn đẹp hơn bởi lẽ thí sinh sẽ không phải “dồn toa” như hiện nay.

“Tôi đã từng đọc thấy câu chuyện về người cha phát điên khi làm mất tiền đi thi của con ở miền Trung. Thật xót xa khi nhiều em thi không đỗ đã tự tử… Chung quy, do việc thi cử hiện nay quá bất cập. Việc bắt thí sinh di chuyển chéo giữa các địa phương là “tối kiến” bởi lẽ cứ một người đi thi, cả bộ sậu đi kèm. Hàng năm có đến triệu thí sinh đi thi, nếu cộng thêm cả người thân, con số này vượt lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, gây tốn kém, tai nạn, mất cắp…”, nhà thơ Hữu Việt chia sẻ.

Đặc biệt, hiện nay có những phụ huynh gây quá nhiều áp lực cho con trong các kì thi. Mong muốn của bố mẹ hơi quá so với các con khiến các em hoang mang, mất tự tin dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc. Điều này rất khác với ngày xưa và nếu ngày xưa có xuất hiện chăng nữa cũng chỉ là trường hợp rất ít ỏi.

Không chỉ giàu mà còn phải sang

Cách đây vài năm, báo chí đã tốn giấy mực vì một cô sinh viên thế hệ 9x vừa đoạt danh hiệu thủ khoa, vừa “liều mạng” nhận con nuôi khi đang học trên ghế nhà trường. Nhiều người không giấu nổi sự thán phục, cho rằng thế hệ 9x giờ chịu quá nhiều áp lực nhưng cũng vô cùng năng động, dám làm dám chịu. Cô thủ khoa của Khoa Việt Nam học (ĐH Sư phạm Hà Nội) ấy là Đậu Thị Huyền. Huyền quê Nghệ An, sinh năm 1991 và là thủ khoa đầu vào cũng như tốt nghiệp.

Theo Huyền, thời bao cấp kinh tế khó khăn, việc học không được chú trọng bằng làm kinh tế. Còn thế hệ 9x hiện nay, nhiều người quan niệm không phải giàu mà cần sang nên coi trọng bằng cấp. Vì vậy, các bạn trẻ bị đẩy vào vòng xoáy thi cử, đỗ đạt rất áp lực. Các bạn trẻ bị áp lực quá sức nên lúc nào cũng lo lắng quay cuồng với việc gia đình đã đủ ăn thì cũng phải cố gắng để bố mẹ mở mày mở mặt với mọi người bằng sự học của con. Ngay cả bản thân Huyền, trước khi đi thi, mẹ với bố em đã có cuộc tranh luận gay gắt về việc nên thi hay không. Và bố em đã bỏ hết cả công việc để đưa em đi thi, đi nhập học vì sợ con nản.
Đặc biệt, theo Huyền, hiện nay giáo dục đã được phổ cập cho nên các bạn trẻ phải cạnh tranh gay gắt hơn, nặng nề hơn. Thế nên mới có chuyện trong phòng thi, có bạn quên công thức nhưng chọc thước vào lưng mà bạn thi bàn trên vẫn không quay lại. Còn ngày xưa, các thí sinh có thể nhắc bài cho nhau mà không phải suy nghĩ.

Lý giải về việc cũng mong mỏi đỗ đạt, cũng “vùi mình” luyện thi nhưng thi đại học thời bao cấp hồn nhiên và không quá áp lực so với hiện nay, ông Trịnh Hòa Bình cho rằng, nguyên nhân là ngày xưa, cho dù đỗ đại học hay đi làm công nhân thì việc được thoát ly đã là một giá trị của mỗi người. Còn ngày nay, cũng mong muốn đỗ đạt xuyên suốt nhưng ngày càng trở nên “ngoa ngoắt” hơn, đầu tư hợm hĩnh, xênh xang hơn. Đặc biệt nhiều người sính bằng cấp, coi trọng lao tâm hơn lao động nên nhìn bằng đại học như một biểu tượng của sự thành công. Vì thế kỳ thi đại học hiện nay trở thành sự kiện lớn của toàn xã hội, là sự kiện “toàn dân xuống đường” rất tốn kém và nhiều người phát điên là vì thế.
Theo giadinh.net
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top