Theo chân sĩ tử mắc bệnh teo cơ được cha cõng đi thi ĐH trong buổi thi cuối

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Giống như nhiều buổi sáng của hàng chục năm qua vẫn thế, Bách ngồi trên lưng bố và được bố cõng đến trường trên con đường quen thuộc. Buổi thi sáng nay cũng vậy.

Năm nay, tại hội đồng thi Học viện công nghệ bưu chính viễn thông ghi nhận hai trường thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt đáng quan tâm. Đó là em Nguyễn Thị Mai Phương (học sinh THPT Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) mắc chứng bệnh xương thuỷ tinh, không có khả năng đi lại từ nhỏ, đồng thời suốt 12 năm đi học đều nhờ đôi chân của bố mẹ. Thông qua báo chí, được biết Mai Phương đang được nhà trường xem xét đến hình xét tuyển thẳng bởi sự nỗ lực phấn đấu và tinh thần hiếu học của em.
TMK20361.jpg


Trường hợp thứ 2 mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là em Lê Xuân Bách, sinh năm 1992 đến từ Phú Thọ. Một trường hợp đặc biệt khác có hoàn cảnh tương tự Mai Phương, tứ chi yếu ớt và mất khả năng đi lại từ khi còn nhỏ. Bác Lê Xuân Hồng – bố của Bách chính là người bạn đồng hành cùng cậu trên mỗi chặng đường đi học suốt nhiều năm qua. Lắng nghe quyết tâm “phải được đi học” sau quãng thời gian 3 năm dài nghỉ ở nhà mà em chia sẻ khiến nhiều người cảm phục!

Chúng tôi đã buổi tiếp xúc và theo chân thí sinh này trong buổi thi cuối cùng kì thi đại học đợt 1 ngày hôm nay để nắm rõ hơn câu chuyện về ước mơ được đến trường của cậu học trò đến từ vùng đất Tổ.

Anh-1-d9f68.jpg

Em Lê Xuân Bách và bác Lê Xuân Hồng được bố trí ở nhà 103 kí túc xá Học viện công nghệ bưu chính viễn thông với điều kiện tốt và hoàn toàn miễn phí.

Anh-2-d9f68.jpg

6h sáng, hai bố con đã thức dậy để chuẩn bị cho buổi thi cuối. Bác Hồng luôn bên cạnh và hỗ trợ Bách trong sinh hoạt cá nhân.
Anh-3-d9f68.jpg


Anh-4-d9f68.jpg

Giống như nhiều buổi sáng của hàng chục năm qua vẫn thế, Bách ngồi trên lưng bố và được bố cõng đến trường trên con đường quen thuộc. Buổi thi sáng nay cũng vậy.
Anh-5-d9f68.jpg

Đoạn đường từ kí túc xá đến phòng thi không quá xa, hai bố con vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ để giúp cậu học trò giảm nhẹ đi áp lực của những ngày thi cử.

Nói về trường hợp của Bách, chúng tôi được biết, em sinh ra lành lặn như bao đứa trẻ khác nhưng từ khi lên 4 tuổi nhưng từ nhỏ em đã có những biểu hiện bất thường về sức khoẻ. Đến năm 4 tuổi, các biểu hiện của bệnh teo cơ dần biểu hiện và rồi em mất hẳn khả năng đi lại.

Từ ngày phát hiện bệnh, năm nào bố mẹ cũng đưa em đi khám khắp mọi nơi. Cứ ai mách ở đâu có thuốc hay thì đến đó nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Sở dĩ em mắc chứng bệnh như vậy là khi mang thai em, mẹ Bách bị sốt và có thể chính vì cơn số đó đã ảnh hưởng đến cậu bé sau này.

Anh-6-d9f68.jpg

Sau khi đưa Bách vào phòng thi, bác Hồng chọn một chỗ râm mát dưới gốc cây xà cừ đối diện cổng trường để chờ con làm bài.
Anh-7-d9f68.jpg

Ngày hôm nay, đồng hành với bác Hồng còn có anh trai của Bách, hiện vừa tốt nghiệp trường HV kĩ thuật quân sự và đang công tác ở 1 công ty phần mềm.

Trong câu chuyện mà bác Hồng chia sẻ, chúng tôi cảm nhận được nỗi vất vả của Bác với đứa con tội nghiệp của mình, tuy nhiên bên cạnh đó cũng là sự tự hào và yêu thương vô bờ bến. Thiếu may mắn như những học sinh khác, nhưng chưa một lần cậu học trò buồn đau hay than phiền. Xuân Bách còn có thành tích học tập rất khá. Cấp 1, 2 liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cấp 3 Bách còn hai lần đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật Lý của trường THPT Phong Châu, Lâm Thao, Phú Thọ.

Biến chứng xảy ra với Bách sau khi tốt nghiệp THPT, do sức khoẻ quá ốm yếu Bách buộc phải nghỉ ở nhà 3 năm trời. Có thời điểm gia đình đã cho Bách học sửa chữa điện thoại bởi tính tỉ mẩn và rất khéo léo. Nhưng khi thấy chúng bạn đi học, Bách lại khao khát ước mơ được đến trường với mục tiêu trở thành kỹ sư công nghệ thông tin giỏi. Thấy con trai luôn lạc quan và khao khát đến trường, Bác Hồng như được thêm nghị lực quyết tâm làm đôi chân vững chắc, cùng con bước đến cánh cổng trường đại học trong mùa thi năm nay.

Anh-8-d9f68.jpg

Ngay khi vừa kết thúc bài thi, Bách được đội TNTN đưa trở về phòng nghỉ.
Anh-10-d9f68.jpg

Bách cho biết, các môn thi cậu làm với tinh thần khá thoải mái. Các môn đạt trung bình 60-70% bài thi.

Anh-9-d9f68.jpg

Như các thí sinh khác, Bách xem lại bài làm môn tiếng Anh trong buổi sáng hôm nay.

Anh-11-d9f68.jpg

Hai anh em đang kiểm tra lại bài.

Anh-12-d9f68.jpg

Với anh Nam (anh trai của Bách), cậu học trò tỏ ra rất nghị lực trong cuộc sống và giàu tình cảm với mọi người trong gia đình.
Anh-14-d9f68.jpg


Anh-15-d9f68.jpg

Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, bác Hồng đã chuẩn bị hành lý và chia tay mọi người ở ký túc xá để đưa Bách trở về Phú Thọ bằng xe máy.
Anh-16-d9f68.jpg


Anh-17-d9f68.jpg


Anh-18-d9f68.jpg


Anh-19-d9f68.jpg

Đến chia tay Bách có đội TNTN, Thầy Vũ Tuấn Lâm – Phó giám đốc HV, chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và thầy Nguyễn Trung Hiếu, bí thư đoàn HV Công nghệ bưu chính viễn thông.
Anh-20-d9f68.jpg


Anh-21-d9f68.jpg

Thầy Vũ Tuấn Lâm - Phó giám đốc HV, chủ tịch Hội đồng tuyển sinh HV Công nghệ bưu chính viễn thông đang chia sẻ với PV về trường hợp thí sinh Lê Xuân Bách.

Trao đổi với chúng tôi về trường hợp thí sinh Lê Xuân Bách, thầy Vũ Tuấn Lâm - Phó giám đốc HV, chủ tịch Hội đồng tuyển sinh HV Công nghệ bưu chính viễn thông cho biết: “Với trường hợp em Bách, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố lại là bộ đội từ Phú Thọ lên đây. Ngay từ khi Bách xuống đây, trường đã giao cho đoàn thanh niên tình nguyện giúp đỡ về các mặt: bố trí chỗ ở miễn phí, phòng ốc tốt, ăn uống, hỗ trợ em từ KTX lên phòng thi và từ phòng thi về chỗ ở... để Bách có thể yên tâm hoàn thành kì thi.”

Về việc xét tuyển thẳng, Thầy Lâm cho biết: “Chắc chắn chúng tôi sẽ xem xét và cân nhắc cụ thể về trường hợp của Bách. Giống như với trường hợp của em Phương, cả 2 em đều là tấm gương này rất đáng quan tâm. Việc làm của nhà trường mong muốn như cổ vũ các em trong cuộc sống và học tập sau này.”

K14
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top