The Oxford Handbook of Police and Policing

公安-こうあん

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
27/10/2015
Bài viết
164
CẨM NANG KHOA TỘI PHẠM VÀ PHÁP LÝ TỘI PHẠM

ĐẠI HỌC OXFORD


Tổng biên tập: Michael Tonry
Biên soạn: Michael D.Reisig
Robert J.Kane




Cẩm nang Khoa tội phạm và Pháp lý tội phạm của Đại học Oxford cung cấp cái nhìn chuẩn xác, toàn diện và trọng yếu ở mức cao nhất về Khoa tội phạm và Pháp lý tội phạm. Mỗi cuốn tập trung vào những phần trọng yếu của mỗi môn học, được biên tập bởi những nhóm chuyên gia riêng biệt và chứa đựng những bài luận gốc được ủy quyền của những học giả quốc tế về lĩnh vực tương ứng của họ. Chỉ đạo bởi ban Tổng biên tập của Michael Tonry, chuỗi tài liệu này sẽ cung cấp những tham khảo vô giá cho các học giả, sinh viên và người hoạch định chính sách đang tìm tòi để nắm bắt được tầm rộng của nghiên cứu và những đường lối hành động trong Khoa tội phạm và Pháp lý tội phạm.

Cũng giống như những tổ chức chính trị và xã hội khác, công an là tâm điểm của nhiều cải cách hướng tới việc cải thiện công việc và cách thức làm việc. Bài luận này phác thảo một vài nỗ lực chủ yếu để thay đổi tổ chức công an địa phương tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong ba mươi năm qua. Cũng qua việc trên, nhân cơ hội này tạo ra sự so sánh với ngành công an ở các nước khác (hầu hết là với các quốc gia dân chủ phương Tây). Mục đích là xác định những mô hình rộng và các xu hướng như là bối cảnh để làm sáng tỏ bài luận kèm theo.

Theo Weisburd và Braga (2006a), điểm xuất phát là Everett Roger (2003,137) giả định là thay đổi xã hội được thúc đẩy bởi những vấn đề nhận thấy được hoặc những khủng hoảng tới những hệ thống xã hội đang tồn tại mà đòi hỏi những câu trả lời mang tính đổi mới. Điều này không chỉ có thể tạo ra những cách tiếp cận mới mà nó còn ảnh hưởng tới hình thái và đặc tính. Theo như Hans Toch (1980, 55) viết, giả thuyết ở đây không phải là khủng hoảng không tránh khỏi việc dẫn chúng ta tới những ý tưởng mới mà là những khủng hoảng đó cho phép chúng ta tạo ra những ý tưởng mới bằng việc đảo lộn những thứ cũ. Cuối những năm 60 ở Hoa Kỳ là thời kỳ khủng hoảng như vậy, khi mà những căng thẳng về sắc tộc và những mối lo về tội phạm cùng sự rối loạn làm hiện ra những hạn chế của mô hình ngành Công an lúc bấy giờ. Không lâu sau đó, bạo động đô thị ở Anh cũng đặt ngành công an vào sự khảo cứu tương tự (Brain 2011). Chính phủ cũng điều tra và đưa ra báo cáo cả hai phía Đại Tây Dương, xác định một loạt những thách thức trước hệ thống pháp lý tội phạm cũng như ngành Công an. Chủ yếu của những điều này là làm cho an ninh công cộng được tốt hơn qua những chiến lược hiệu quả chống tội phạm và sửa chữa những khiếm khuyết trong quan hệ của công an với quần chúng, nhất là với thiểu số những người sống trong các thành phố lân cận.



Mã:
https://www.dropbox.com/s/xiaa6b6rg3huvcu/1llqs.The.Oxford.Handbook.of.Police.and.Policing.pdf?dl=0
 
×
Quay lại
Top