Thế mới là người Nhật Bản

chiheisen

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/6/2010
Bài viết
85
Gặp thảm họa kép nhưng không hoảng loạn, người Nhật vẫn tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau và chấp hành pháp luật. Thay vì khóc lóc cầu cứu, họ chỉ đơn giản nói: "Bạn có thể vui lòng giúp chúng tôi không?".
20_8_1300262811_72.jpg


Trong cơn đại họa, người Nhật khẩn trương song vẫn hết sức bình tĩnh đi sơ tán.
Giúp đỡ nhau thay vì chờ cứu tinh
Tượng Nữ thần Tự do trên sông Kitakami vẫn trụ vững sau thảm họa kép. Nhưng hầu như mọi thứ khác xung quanh bị tàn phá, hủy hoại. Trận sóng thần đã cuốn trôi ra biển tất cả các ngôi làng và hàng nghìn cư dân.
"Đa số nạn nhân thiệt mạng là người cao tuổi", Phó Thị trưởng tỉnh Miyagi Etsuro Kitamura cho biết.
Khoảng 10 nghìn trong số 160 nghìn cư dân ở đây được cho là đã chết, ông Kitamura cho hay. Hàng nghìn người ở nơi khác mất tích cũng có thể đã chết, dù không biết chính xác bao nhiêu người bị cuốn xuống biển, bao nhiêu người trốn thoát được đến nơi khác.
Song Fumiaki Sato tin rằng người mẹ 75 tuổi của mình vẫn còn sống. "Tôi vẫn còn hy vọng", anh Sato cho biết bên ngoài cửa hàng rượu gạo do ông quản lý, nằm ngay bên bờ sông.
Khi trận động đất 8,9 độ richter làm rung chuyển khu vực và cảnh báo sóng thần báo động khắp nơi, anh Sato vội vã chở mẹ đi trốn. Tuy nhiên, bức tường nước cao gần 10m đã ập đến. Và anh kịp thoát lên chỗ núi cao.
5 ngày sau đó, anh tham gia công việc tìm kiếm nơi trú ẩn, thực phẩm, nhiên liệu, nước uống và thân nhân mất tích cùng hàng triệu người khác.
Phát huy tinh thần dân tộc
Hòn đảo Ishinomaki nơi mẹ của Sato mất tích nổi tiếng trong truyện tranh manga Nhật Bản. Người ta biết đến nơi đây qua các nhân vật siêu anh hùng Cyborg 009 và Kamen Rider của nhà văn Shotaro Ishinomori. Thay vì hư cấu như hai nhân vật siêu anh hùng gốc là "Người dơi" và "Người nhện" của Mỹ, nhà văn Ishinomaki xây dựng các nhân vật siêu anh hùng dựa trên một nền tảng ý thức trật tự công cộng, tinh thần và trách nhiệm.
Nay, hình tượng của các nhân vật chiến binh manga vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân thành phố Ishinomaki.
"Ở nước ngoài, khi thiên tai xảy ra, tôi nhìn thấy cảnh cướp bóc. Nhưng ở đây, ngay cả tại nơi trú ẩn đông đúc, mọi người vẫn hợp tác với nhau duy trì bình tĩnh và trật tự xã hội", Hidenori Takashi - một nhân viên của công ty thực phẩm Tokyo đến Ishinomaki, tỉnh Miyagi để được biết gia đình mình vẫn an toàn - cho hay.
"Tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau và chấp hành pháp luật là tính cách dân tộc chúng tôi", anh Takashi nói.
Tuy nhiên, nếu chính phủ không đảm bảo được việc cung cấp thực phẩm, trật tự công cộng có thể xấu đi và tội phạm gia tăng, Takashi nói thêm.
Hiroko Kodo, người mẹ của bốn đứa con, đang phải vật lộn để giữ cho gia đình đủ ăn với khẩu phần ít ỏi được phân phát ở nơi trú ẩn khi mọi điều kiện sống khác không có. "Chúng tôi đang lạnh và đói. Mối quan tâm của tôi bây giờ là có thể kéo dài cuộc sống thế này bao lâu nữa" khi thiếu thức ăn và nước uống, chị Kodo nói. "Có nước trên núi, song chúng tôi không dám uống vì sợ nhiễm xạ từ Fukushima".
"Thiếu nước, thực phẩm và nhiên liệu chính là mối lo", Hideo Amagai - đại úy của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến giúp đỡ cư dân trú ẩn tại bảo tàng manga - hôm 15.3 thừa nhận.
Đại úy Amagai cũng nói rằng rất ấn tượng với thái độ của người dân nơi đây. "Họ rất bình tĩnh, không hề tỏ ra hoảng sợ. Thay vì khóc lóc cầu cứu, họ nói: Bạn có thể vui lòng giúp đỡ chúng tôi?".
20_8_1300262812_4.jpg

Những người sống sót nấu ăn trước ngôi nhà bị tàn phá sau trận sóng thần ở thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi.
Kỷ luật và văn minh
Tại thị trấn bị cô lập, thực phẩm vô cùng khan hiếm để gần 40 nghìn cư dân có thể tạm "ấm bụng". Tuy nhiên, kỷ luật và tác phong văn minh trong đời sống hàng ngày vẫn được duy trì.
Tòa thị chính của thành phố thành nơi trú ẩn. Người dân sơ tán lặng lẽ trú ngụ dù giống như 106 nhà tạm trú khác trên toàn thành phố vẫn thường xuyên có thêm cư dân mới đến.
Trong phạm vi hẹp của một tấm đệm, có sức chứa 4 cụ già nhỏ bé, cụ bà Toshiko Suzuki (70 tuổi) đã ở tầng trên của tòa thị chính tổng cộng là 5 đêm. Giày dép được xếp gọn gàng, ngăn nắp bên ngoài. Máy phát điện chiếu sáng nhờ nhờ, bên ngoài thành phố tối đen như mực. "Mọi thứ ở đây rất tốt. Nhân viên cứu trợ phải thức thâu đêm suốt sáng để giúp chúng tôi. Họ cũng có những lo lắng riêng, nhưng không thể về nhà", cụ Suzuki nói.
Cụ Suzuki đang ngóng chờ thông tin về cô cháu gái Sae Suzuki (15 tuổi) trong tuyệt vọng.
Cụ Tazuko Endo, 70 tuổi, cũng đang mỏi mòn chờ tin chồng và con trai bị mất tích.
"Mọi người bắt đầu dần dần thất vọng và căng thẳng khi màn đêm buông xuống. Một số người la ó, tranh luận gay gắt và phàn nàn với lực lượng cứu hộ", cụ Suzuki cho hay. Tuy nhiên, chỉ khoảng 5% người di tản "không thực hiện các quy tắc và nghi thức chung", Phó Thị trưởng Kitamura nói.
Hiện các nhà hỏa táng của thành phố phải xử lý đến 9-18 thi hài/ngày. Nhân viên ở các nhà hỏa táng sẽ phải làm việc với cường độ cao trong khoảng 500 ngày nữa. Ông Kitamura đã phải nhờ đến các thành phố khác hỗ trợ hỏa táng người chết. Dẫu vậy, ông Kitamura vẫn lạc quan "Chúng tôi sẽ hồi phục. Chúng tôi có quyết tâm".

Huyền Lê (Theo USA Today)
Theo tinmoi.vn
 
×
Quay lại
Top