"Thầy" và "Thợ" trong giáo dục đào tạo ở Việt Nam!

Tham gia
7/10/2013
Bài viết
0
Chúng ta thường nghe các chuyên gia nhận xét rằng: giáo dục đào tạo Việt Nam thừa "Thầy" thiếu "Thợ".

"Thầy" ở đây nói về những người tốt nghiệp đại học, "thợ" ở đây nói về hệ cao đẳng, trung cấp. Câu nói trên ám chỉ rằng, đào tạo hệ đại học nhiều hơn hệ cao đẳng, trung cấp...trong khi yêu cầu cuộc sống với tỷ lệ ngược lại...

1. Chuyện các trường đào tạo...

Giáo dục đại học Việt Nam bây giờ chỉ có thể nói rằng "bát nháo". Ngoại trừ một số trường nhóm "top", các trường đại học hiện nay, nhất là hệ thống trường đại học tư thục...cơ sở vật chất ọp ẹp, giảng viên chắp vá, kém chất lượng, mục tiêu là...lợi nhuận nên thu hút càng nhiều sinh viên càng thành công...chất lượng bỏ ngõ...

Nhiều trường tuy chuyên về kỹ thuật nhưng cũng cố gắng xin được chỉ tiêu các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, thành lập khoa kinh tế...để rồi đến nay các ngành kinh tế quá "thừa" chỉ tiêu, Bộ Giáo dục phải ra tay "cắt giảm" bớt...

Chắc chỉ có ở Việt Nam khi mà cơ sở nhiều trường đại học, nhất là hệ thống trường tư thục...ọp ẹp, xấu xí...hơn các trường Phổ thông, trung học cơ sở, thậm chí là các trường tiểu học. Khảo sát tại TP.HCM...Cơ sở vật chất các trường PTTH Lê Quý Đôn, Marie Curie, Nguyễn Thượng Hiền, Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Hùng Vương...có cơ sở vật chất...vượt trội hơn hẳn nhiều trường đại học.

Sự ra đời quá "rộ" của hệ thống trường tư thục trong khoảng 10 năm gần đây, làm cho các trường thiếu giảng viên trầm trọng. Ai mà không biết rằng, các trường đi mượn, thậm chí thuê...bằng Thạc sĩ, Tiến Sĩ...để cho đủ điều kiện thành lập trường...còn giáo viên thực tế giảng dạy...tính sau.

Đấy là nói về các trường đại học, các trường cao đẳng còn tệ hơn. Nói thẳng ra, phía Nam, ngoài 2 trường Cao đẳng Tài chính Hải quan và Cao Đẳng kinh tế đối ngoại ra...là đáng học. Hệ cao đẳng các trường có giảng viên...lùi ít nhất 1 bước so với các trường đại học, chưa nói là các trường trung cấp, chất lượng còn tệ hại hơn nữa...

2. Chân dung "thầy" và "thợ"...

Thường nghe nhiều thầy giáo cấp 3 nói theo cảm tính rằng...thừa "thầy" sẽ dễ thất nghiệp, làm "thợ" dễ có việc làm hơn...

Có thể hỏi lại những người có câu nhận xét này rằng: họ có dám cho con của họ học cao đẳng, trung cấp hay không...hay cứ hệ đại học mà...tiến...

Những ai đã từng học xong đại học hay tham gia giảng dạy...mới thấy rằng, giáo dục đại học còn chưa "nên", huống chi "giáo dục" hệ cao đẳng hay trung cấp. Vì sao chưa nên...???

Bản chất con người Việt khá thông minh, cũng con người ấy, qua bên Nhật, Mỹ, Tây...nó đào tạo chất lượng...khác liền. Còn ở Việt Nam, trình độ giáo viên kém cỏi, cơ chế quản lý giáo dục "không thể nào thoáng hơn", người học có vào, có ra, trừ trường hợp không muốn học mới không tốt nghiệp được...dẫn đến kết quả, sinh viên đại học chây lười, ỷ lại, không cố gắng ... ra trường phần lớn không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, xin được việc làm thì doanh nghiệp phải đào tạo lại mới sử dụng được...

Như vậy, chất lượng đào tạo kém là do cơ chế giáo dục lỏng lẻo và trình độ người giảng dạy chủ yếu chứ không phải do người Việt kém thông minh, không theo kịp. Nguyên nhân chủ yếu là như thế, thử hỏi phụ huynh có dám can đảm...cho con thi vào hệ cao đẳng, trung cấp...trong khi tốt nghiệp đại học vẫn còn lơ mơ...

Cần nhớ rằng, nhiều bạn học khá giỏi, những người này họ có tính tự giác cao, dù cơ chế giáo dục kém thế nào, họ cũng vươn lên được...bộ phận này không ảnh hưởng nhiều vào cái cơ chế giáo dục đào tạo tốt hay chưa. Số này thường nằm ở các trường top...Số này chiếm tỷ lệ không nhiều so với số người kém tự giác...

Một yếu tố quan trọng trong giáo dục cần phải xét tới là môi trường học tập. Vào học các trường top, xung quanh mình toàn những người tự giác học tập, mình sẽ ảnh hưởng tốt từ môi trường như vậy...vào hệ thống trường tư tục hay dân lập, xung quanh các bạn toàn là rủ rê ăn chơi, tự giác trong học tập kém...mình cũng sẽ "lầy lội" theo...huống chi vào hệ thống cao đẳng, trung cấp có ý thức kém hơn hẳn...

Như vậy, "thầy" cũng không nên và "thợ" cũng chẳng xong. Có thể kết luận 1 câu chắc nịch rằng: giáo dục đào tạo Việt Nam lỡ thầy lỡ thợ. Thực tế chỉ có 1 tỷ lệ ít đạt cấp độ "thầy" và "thợ" thực thụ theo đúng nghĩa.

3. Tới chuyện thi và học cao học...

Vào đại học và tốt nghiệp đại học hiện nay không còn "oách" nữa...giáo dục đại học đã xã hội hóa rồi...bây giờ đến lượt xã hội hóa...hệ cao học...

Bố mẹ nuôi con học xong đại học cứ ngỡ rằng con mình sẽ trưởng thành, thành tài rồi...ngày "chúng" báo hiếu đã đến rồi...nhưng thực tế không phải vậy...khi mà nhiều người tốt nghiệp rồi...còn có kế hoạch...ăn bám dài dài...do thất nghiệp dài hạn...

Tốt nghiệp đại học sau khi làm việc 1 thời gian ngắn thấy nó quá tầm thường chứ không như lúc còn ngồi trong ghế nhà trường. Cơ hội thăng tiến mịt mù...nhiều người nghĩ đến chuyện...học lên thạc sĩ...

Thế là phong trào học cao học của nhiều bạn...ra trường xong chẳng biết làm gì...ngày càng phổ biến...

Cũng xin nhắc lại, học hệ cao học ở Việt Nam, bỏ công sức khoảng 30% so với học đại học (nghiên túc) là bằng tốt nghiệp khá trong tầm tay (chỉ có 1 số ít trường đào tạo nghiêm túc hệ cao học hay nghiên cứu sinh mà thôi)

Vậy là, một thời gian nữa, xã hội hóa cao học...sẽ hoàn thành. Công nhận giáo dục Việt Nam 20 năm nữa sẽ xã hội hóa đến tiến sĩ luôn...

Nghịch lý là, trình độ Tiến sĩ, thạc sĩ...Việt Nam rất cao...nhưng chế tạo máy bay, máy gặt lúa...lại là do công của các "hai lúa" chân đất...

Xu hướng nghiên cứu khoa học của thế giới hiện nay đòi hỏi rằng: anh có nghiên cứu 1000 công trình khoa học đi chăng nữa nhưng những công trình nghiên cứu của a chẳng ai trích dẫn cho nghiên cứu của họ thì những công trình nghiên cứu của a chẳng có giá trị nào cả...Nếu lấy tiêu chi này "xét" cho các nhà được mệnh danh là khoa học ở Việt Nam...thì chỉ có kết luận rằng...hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam chỗ nào cũng yếu...

Mặc dù tình hình như vậy nhưng giáo dục Việt Nam chưa có phương hướng thoát ra...

Người học chọn ngành, chọn trường cho mình...hãy khôn ngoan...hơn chỉ là lời đồn theo lề lối lâu nay...

thanhdocorp.edu.vn
 
×
Quay lại
Top