Thầy trò đánh nhau: sa thải thầy, cảnh cáo, khiển trách trò

Luca_chan

Nếu có thể chết từ lúc bắt đầu thì tốt biết mấy...
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/8/2012
Bài viết
11.918
Sáng 24-2, Sở GĐ-ĐT Bình Định đã họp với Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ (Tây Sơn, Bình Định) và thống nhất hình thức kỷ luật: sa thải giáo viên Trần Anh Tuấn, người tát hai học sinh N.P.N, N.T.L (lớp 11A1) và bị đánh lại.

690629.jpg

Ảnh chụp từ clip: giáo viên Trần Anh Tuấn (áo trắng) và hai em học sinh trên bục giảng.

Sở GD-ĐT Bình Định yêu cầu hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ lập thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên Trần Anh Tuấn theo Bộ luật Lao động.

Trước đó, trước Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Huệ, giáo viên Trần Anh Tuấn, kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật sa thải và hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất với hình thức kỷ luật này.

HS N.P.N. kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo và hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật khiển trách. HS N.T.L kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật bị đuổi học có thời hạn; hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo.

Sở GD-ĐT Bình Định yêu cầu nhà trường, tiếp tục ổn định tình hình, quan tâm tạo điều kiện cho các em N.P.N., N.T.L. học tập, rèn luyện, tránh tình trạng các em bỏ học sau sự việc đáng tiếc xảy ra.

Sở GD-ĐT cũng yêu cầu ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ kiểm điểm trách nhiệm giải quyết vụ việc trên, báo cáo trực tiếp cho giám đốc sở trước ngày 28-2.

Như Tuổi Trẻ phản ánh, trước Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014, tại Trường THPT Nguyễn Huệ đã xảy ra vụ thầy trò đánh nhau giữa thầy giáo Trần Anh Tuấn (23 tuổi, giáo viên hợp đồng dạy môn hóa) với hai học sinh lớp 11A1 là N.P.N, N.T.L.

Vụ đánh nhau giữa thầy giáo Trần Anh Tuấn và học sinh lớp 11A1 bị một học sinh ngồi trong lớp quay lại. Sau đó, đoạn clip này được tung lên mạng internet gây xôn xao dư luận. Các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ việc.

Sau sự cố xảy ra, gia đình thầy giáo Trần Anh Tuấn đã xin phép nhà trường đưa thầy Tuấn về quê ở huyện Tuy Phước để lánh nạn trước dư luận.

Một số giáo viên dạy cùng trường cho biết sau sự việc đáng tiếc xảy ra, thầy Tuấn có lúc rơi vào trạng thái suy sụp, có biểu hiện trầm cảm, gia đình và đồng nghiệp rất lo lắng.

Tuy nhiên, nhiều người đã không đồng tình với quyết định này, đây là một số com lượm nhặt từ nhiều nguồn...

Thật buồn cho bạn Tuấn. Tôi cũng làm trong ngành GD nên phần nào hiểu được lỗi buồn của bạn. Hội đồng kỷ luật ra hình thức xử phạt như vậy chưa xác đáng. Xin các cơ quan chức năng cho hỏi: Xã hội nào chấp nhận trò đánh thầy? Cần đuổi học học sinh đó để làm gương cho học sinh khác. Nền GD Việt Nam không chấp nhận thứ học sinh đó.

Và cuối cùng tuổi trẻ Việt Nam sẽ đi về đâu? Gia đình thì giao hẳn con cho nhà trường giáo dục, nhà trường giáo dục nghiêm thì bị kiện, không nghiêm thì tạo ra những con người thế nào? Câu trả lời đã có ngoài xã hội!

Đã đến lúc cần làm nghiêm trong môi trường giáo dục:1. Chuyển công tác thầy Tuấn làm văn thư/thư viện ... từ giờ đến hết năm học 2013-2014.2. Hai học trò kia cần lao động công ích 1 tháng: quét dọn sân trường.Đuổi thầy Tuấn như thế là hơi nặng, nếu ai hiểu ngành giáo dục mới thấy dạy học sinh cấp III là vất vả, nguy hiểm nhất.

đuổi hết giáo viên luôn rồi cho bố mẹ tự dạy con vậy! Có 1 số giáo viên đúng là thiếu đức của người thầy như xưa, nhưng xét cho cùng thì đa phần học trò bây giờ chẳng ra làm sao. Nói thật nếu học trò biết tôn trọng thầy cô thì chẳng bao giờ có chuyện thầy cô đánh học trò, còn nó hư thì phải dạy, dùng lời ngon tiếng ngọt không nghe thì đập cho 1 trận nên thân. Tôi không phải giáo viên nhưng nghĩ lại khi còn bé bố mẹ thầy cô không cứng rắn chắc tôi cũng lậm vào xì ke ma túy chứ chưa chắc học được tới kỹ sư. Tất nhiên để sự khách quan thì phải điều tra làm rõ là do trò hư hay thầy cô sai trái, xử lý chung chung như vậy thì bên nào đúng sẽ thấy lạnh lòng, ôi giáo dục!

Học trò hư thì thầy phải đánh, bố mẹ không dạy được con cái thì giao phó cho nhà trường. Học trò bây giờ coi thường giáo viên, không chú tâm học hành, ra đường là đánh nhau. Thầy giáo cũng bị ức chế nhiều nên mới đánh học sinh, ai đã thử đứng trên bục giảng thì biết. Tâm trạng của thầy giáo cũng như tâm trạng của phụ huynh, coi học sinh như con cái. Dạy không được thì phải đánh. Sa thải là cái giá quá đắt.

Tôi thấy bây giờ nhiều học sinh đạo đức xuống cấp , mà dường như nội quy, quy chế bênh vực học sinh quá nhiều, nếu không xử lý mạnh tay thì sẽ tạo tiền lệ xấu! Theo tôi phải đuổi học vĩnh viễn 2 học sinh này!

Xưa tôi bị đánh mà thấy có sao, có lỗi thầy cô mới đánh. Phương pháp giáo dục không roi vọt với sự nuông chiều của cha mẹ góp phần làm cho XH nhiễu loạn, ghê hơn nữa là suy đồi đạo đức như ngày nay.

Tôi phản đối chuyện sa thải Thầy giáo trên , thế hệ chúng tôi bị Thầy bạt tai , quật thước ngay trên bục giảng hoặc vào bàn tay là chuyện thường , chúng tôi bây giờ càng nhận thấy những Thầy Cô nghiêm khắc ngày xưa là những Thầy Cô yêu thương trò nhất , mong trò nên người nhất , thế hệ chúng tôi cũng không có chuyện đánh lại Thầy Cô , ngày nay qua yêu chiều học sinh nên bây giờ nói nặng một chút là tự tử , hoặc bỏ học , ở nhà thì lười học , ra đường thì tụ tập quán net . Thử hỏi nếu con đánh lại cha mẹ có phải là đứa con ngoan , con chửi lại cha mẹ có phải là đứa con có hiếu không ? Hãy lên tiếng để Thầy giáo kia trở lại bục giảng , hãy khiển trách Thầy đó , tôi thiết nghĩ Thầy đó cũng rất ân hận vì sự thiếu kìm chế của mình , nhưng dù thế nào tôi cũng đứng về phía Thầy giáo đó .

Theo pháp luật thì cấm xâm phạm th.ân thể người khác là đúng. Trong trường hợp thầy đánh trò là sai song sa thải thầy thì tôi nghĩ không nên. Nếu làm vậy khác nào khuyến khích trò cứ chuyện, cứ láo và không thèm học bài vì đằng nào thầy cũng sẽ không dám phạt trò. Nếu phạt trò quá tay sẽ bị sa thải. Thầy sẽ chẳng thèm phạt trò mà giả điếc, giả mù và thậm chí giả câm để được yên thân.

Và tất nhiên, những người đồng tình với quyết định này cũng nhiều không kém.... Dù sao, sự việc lần này cũng nói lên phần nào tình hình giáo dục ở Việt Nam. Nếu không chấn chỉnh, e là những việc tương tự cũng còn nhiều....

Theo Tuổi trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Co video tren Youtube nua :v phai xem
 
Tui dung ve phia ong thay
 
emyeuconan iêm có chia sẻ cái cờ lip này trên FB sau khi nó được đăng tải vài giờ =)) chuyện này đối với iêm đã cũ =))
Klq nhưng bao nhiêu kiến thức sư phạm học được đâu hết cả rồi :3 Dù học sinh có làm gì thì thầy cũng không được phép tát học sinh như thế, tát đến cái thứ tư thì đã không còn là thầy nữa rồi :v
 
Mình nghĩ nên bỏ cái tư duy nhà trường phải dạy đạo đức, muốn dạy cũng khó mà dạy, thầy cô không cần quan tâm thái độ của học trò ra sao, chỉ cần dạy hết tâm của mình, đứa nào cần thì nó nghe, đứa nào không thích thì nó lơ, việc giáo dục đạo đức nên để gia đình lo hoàn toàn, hư ngoan gì họ tự chịu.
Tốt xấu gì sau ra đời nó sẽ được xã hội dạy. Đánh làm gì cho đau tay, mệt đầu.
 
Newsun Có thể sau này em có khi cũng sẽ suy nghĩ như thế, nhưng giờ thì chưa, nếu có thể em cũng muốn học sinh của mình tốt hơn. Nếu là em ấy chưa có ai giúp nhận ra, chưa có ai thực sự hiểu để biết em ấy nghĩ gì, thì thật sự em muốn giúp.
Gia đình không chịu gì hết nếu em ấy hư, mà chính em ấy phải chịu. Em ấy có lỗi gì mà khi gia đình chưa quan tâm hết mức, lại không được sự quan tâm của thầy cô. Thầy cô có thể giúp các em như thế, cho các em thấy vẫn còn những thứ tốt đẹp, và ít nhất là làm cho xã hội thêm 1 người không xấu.
Việc kia, em thấy buồn vì thầy giáo đã để mọi chuyện xảy ra đến mức đó.
 
Em đồng ý với chị Linh. Ai cũng biết, gia đình là tế bào của xã hội, cách sống và cách dạy của cha mẹ thật sự ảnh hưởng rât nhiều đến con cái. Nhưng câu trả lời sẽ là thế nào nếu các em không nhận được sự giáo dục đúng đắn từ cha mẹ, lúc ấy thầy cô và nhà trường sẽ là mái nhà thứ 2 của các em. Và các em xứng đáng được nhận điều đó.
Có thể có những em vốn đã có bản tính côn đồ, nhưng trong sâu thẳm trái tim của những người thầy cô giáo, chỉ cần có thể giúp các em trở về lại đúng bản thân mình cũng là một niềm hạnh phúc khi đứng trên bục giảng. Bởi thầy cô không chỉ dạy cho các em kiến thức mà quan trọng hơn cả, bắt đầu từ lúc đi học, các em đã được học từ thầy cô thế nào gọi là cuộc đời.
Hãy nhìn vào thực tế, những em học sinh côn đồ sau khi trở lại thành người lương thiện, biết yêu thương cuộc sống lại chính là những người luôn nhớ ơn đến thầy cô của mình, thậm chí còn hơn cả những em học sinh ngoan.
 
thầy giáo cũng từng là học sinh đúng không ? Chắc hẳn thầy cũng phải hiểu rằng học sinh sẽ bị tổn thương thế nào khi bị thầy xỉ vả, chửi mắng thậm chí đánh đập ! Mỗi người một tính cách một kiểu suy nghĩ, không phải học sinh "hư", mà chúng chỉ chưa chấp nhận thầy giáo, cô giáo, môi trường học tập, cách giảng dạy,... mà thôi. Em cũng là học sinh, nghịch thì có nghịch thật đấy, hơi một chút là bị đem ra giáo huấn những lời khó nghe, theo cảm nhận của em, một khi ta không thích cái gì thì đừng hòng lọt tai! Quậy nhiều nhưng chính em tự hiểu là nhiệm vụ học tập là quan trọng nên kết quả học tập không bị ảnh hưởng. Cách học của em là như vậy, cứ mắng nữa đi, mắng to lên, mắng mệt rồi thì thôi cô không mắng nữa:v, sau 3 giây là quên hết ấy mà. Vậy thì những học sinh bị đánh giá là "hư" đó cũng sẽ có con đường và cách tiếp thu của riêng mình, nếu giáo viên hiểu điều này, thì những chuyện này đã không xảy ra ! Xin hãy đứng về phía học sinh mà nói!
Phải chăng giáo viên và học sinh có thể hiểu nhau hơn ?! Việc này đâu có khó ? Tại sao cứ phải lôi nhau ra mà đánh đập, mà chửi rủa ? Tại sao?
 
nguyenhonganhsone4ever thầy giáo trong clip đã không giữ được bình tĩnh, một phần là lỗi của thầy. Nhưng em học sinh cũng xông vào đánh thầy, điều này cũng không đúng.
Ngày trước chị đi học, học môn Giáo dục công dân em nhé, thầy giáo ấy dạy môn Văn và đã già bạc cả tóc. Nhưng hễ nói chuyện trong lớp hoặc cựa quậy là thầy cho một bạt tai rất rất đau, đến nỗi thằng nhóc trong lớp chị khóc như mưa, nhưng thay vào đó nó lại chọn im lặng và ngoan ngoãn.
Mỗi thầy cô có cách dạy riêng, cũng giống như mỗi con người có một cách phản ứng riêng, nhưng tin chắc rằng đã là thầy cô giáo, ai cũng mang trong mình một tình yêu thương dành cho học sinh, dù có thể ít nhiều khác nhau, nhưng chắc chắn là có. Vì đó là lí do họ đi theo nghề này em ạ. Hãy hiểu cho thầy cô và thầy cô cũng sẽ hiểu cho em, thầy cô cũng có con cái cả mà :)
 
nguyenhonganhsone4ever thầy giáo trong clip đã không giữ được bình tĩnh, một phần là lỗi của thầy. Nhưng em học sinh cũng xông vào đánh thầy, điều này cũng không đúng.
Ngày trước chị đi học, học môn Giáo dục công dân em nhé, thầy giáo ấy dạy môn Văn và đã già bạc cả tóc. Nhưng hễ nói chuyện trong lớp hoặc cựa quậy là thầy cho một bạt tai rất rất đau, đến nỗi thằng nhóc trong lớp chị khóc như mưa, nhưng thay vào đó nó lại chọn im lặng và ngoan ngoãn.
Mỗi thầy cô có cách dạy riêng, cũng giống như mỗi con người có một cách phản ứng riêng, nhưng tin chắc rằng đã là thầy cô giáo, ai cũng mang trong mình một tình yêu thương dành cho học sinh, dù có thể ít nhiều khác nhau, nhưng chắc chắn là có. Vì đó là lí do họ đi theo nghề này em ạ. Hãy hiểu cho thầy cô và thầy cô cũng sẽ hiểu cho em, thầy cô cũng có con cái cả mà :)
Còn anh thì không đồng tình phương pháp thầy cô đánh học sinh hay bố mẹ đánh con.

Giả sử mình là thầy cô, mình sẽ dạy hết lòng, nhưng nếu khuyên đủ kiểu không nghe thì không cần quan tâm nữa, bởi để xã hội "đánh" nó sẽ tự ngộ hơn là bố mẹ, thầy cô đánh.

Tất nhiên có nhiều hệ quả có thể xảy ra nhưng đó là cách cả 2 bên đều dễ xử.
 
nhipcautre0904 chị à, không phải cha mẹ nào cũng hiểu con cái mình đâu :3, biết là thầy cô rất thương mình nhưng thương không đúng cách thì cũng chỉ như lá rụng mùa thu, loanh quanh luẩn quẩn trong vòng luân hồi không lối thoát. Học sinh tụi em chỉ xin thầy cô chịu giao lưu, nói chuyện, quan tâm tới tụi em hơn nữa, thì HA này sẽ không bao giờ quậy nữa :3, tiếc là cô giáo em quá bảo thủ, đã làm thì còn chẳng đếm xỉa đến cảm nghĩ của học sinh nữa ! Vậy nên em vẫn phải quậy, phải sống với chính cá tính của mình! Chỉ cần kq học tập tốt thôi, đúng không ?
 
nguyenhonganhsone4ever đúng, ko phải cha mẹ nào cũng hiểu con đâu em, chị đã thấm điều đó rồi em ạ. Nhưng mà thay vào việc trách bề trên, chị hay lựa chọn cách học tập thạt tốt để mình sẽ dạy thế hệ sau theo cách của mình. Cái đó gọi là gieo hạt nảy mầm đó em :p
 
bạo lực không mang lại điều gì cả, câu trả lời nằm ở trái tim mỗi người
Newsun anh nói cũng đúng nhưng cách của anh hơi bi quan quá =.=, giảm nhẹ hơn một chút tốt hơn
 
nguyenhonganhsone4ever đúng, ko phải cha mẹ nào cũng hiểu con đâu em, chị đã thấm điều đó rồi em ạ. Nhưng mà thay vào việc trách bề trên, chị hay lựa chọn cách học tập thạt tốt để mình sẽ dạy thế hệ sau theo cách của mình. Cái đó gọi là gieo hạt nảy mầm đó em :p
mình đã nếm đủ thì không thể để thế hệ sau phải chịu uất ức như mình :3
 
ai ở trong ngành mới biết nỗi khổ của người ta, học trò dạy không nghe giáo viên cũng tức lắm chứ nhưng thầy không nên tát học sinh như vậy -_-
 
×
Quay lại
Top