Thành phần của câu tiếng Nhật

dung Kosei

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/11/2017
Bài viết
164
Các thành phần hình thành nên câu trong tiếng Nhật

Các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những thành phần này trong câu văn tiếng Nhật, nhưng không biết tên gọi của chúng là gì.

1.主語(しゅご): Chủ ngữ.
Là thành phần đứng trước “は”、”が”



2.述語(じゅつご): Vị ngữ.
Là thành phần đứng sau chủ ngữ, làm rõ tính chất, đặc điểm, hành động
Ví dụ: 海は青い。



3.補語(ほご): Bổ ngữ


3.1. Chỉ đối tượng.
Ví dụ1 : 兄は自転車を直してる( Anh trai sửa xe đạp. Thì từ xe đạp này là đối tượng, đóng vai trò bổ ngữ cho hành động sửa).
Ví dụ 2: お母さんはさとうをしょうゅと混ぜた。
(Mẹ đã pha trộn đường với tương Shoyu).
Trong câu này thì さとう là bổ ngữ trực tiếp còn しょうゆ là bổ ngữ gián tiếp.


3.2.Chỉ địa điểm.
Ví dụ: 彼は東京にいる。(東京に là bổ ngữ chỉ địa điểm)


3.3.Chỉ tính chất, trạng thái của đối tượng.
Ví dụ: 父はみかんが嫌いです。
(Bố tôi ghét ăn quýt).
(みかんが là bổ ngữ chỉ tính chất, trạng thái)


3.4.Chỉ khả năng của đối tượng.
Ví dụ: 彼女は韓国語が話せます(Cô ta có thể nói được tiếng Hàn Quốc)
Trong câu trên “韓国語が” là bổ ngữ chỉ khả năng.


3.5. Chỉ tính chất, đặc điểm gì đó vượt quá tiêu chuẩn.
Ví dụ: この服は私にははですぎる。
( Cái áo này quá sặc sỡ với tôi)
Trong câu trên thì “わたしには” là bổ ngữ.

4.修飾語(しゅうしょくご): Các phó từ chỉ mức độ, số lượng làm rõ nghĩa hơn cho vị ngữ.
Ví dụ: あの時計はとても高い。
(とても là 修飾語)

5.状況語(じょうきょうご): Các từ chỉ nơi chốn, nguyên nhân, mục đích.
Ví dụ 1: 今のうちにお風呂に入ってください。
(Ngay bây giờ thì vào tắm rửa đi)
Ví dụ 2: 何のために日本語を勉強したの?
(Vì cái gì mà học tiếng Nhật thế?)

6.規定語(きていご): Các từ đóng vai trò chỉ định rõ đặc điểm, tính chất của chủ ngữ, chủ đề của câu.
Ví dụ:彼のうちには大きな門があった。
(Ở nhà anh ta có cái cửa rất to).
“大きな門” là 規定語。

7.陳述語(ちんじゅつご): Là từ ở dạng trần thuật, kể lại, nói lại.
Ví dụ1: 明日はたぶん雨が降るだろう。
( Ngày mai trời có thể mưa)—>”たぶん” là 陳述語。
Ví dụ 2:じつを言えば、彼は私の恋人じゃないんだ。
( Nói thật thì anh ta không phải người yêu của tôi)—>じつを言えば là 陳述語。

8.独立語(どくりつご): Là thành phần câu độc lập, đứng trong câu nhưng không trực tiếp liên quan về mặt ý nghĩa với các thành phần còn lại.
Ví dụ 1: ああ、くたびれた。( Ôi, tê chân rồi)
Ví dụ 2: おおい、田中くん、こっちこいよ。( Này, Tanaka, lại đây)

9.側面語(そくめんご): Là thành phần làm rõ thuộc tính của thành phần chứa chủ ngữ của câu.
Ví dụ: この会は様子が前とだいぶ変わってきた。
(Cái hội này so với trước đây đã thay đổi nhiều rồi).
Trong câu này, 様子が đóng vai trò là thành phần 側面語。

10.題目語(だいもくご): Là thành phần đóng vai trò cấu thành câu, chủ đề của câu nhưng không trực tiếp liên quan đến vị ngữ của câu.
Thường thành phần này hay dùng lặp lại từ giống chủ ngữ của câu hoặc dùng “これ、それ、あれ” hoặc “この、その、あの” để thay thế.
Ví dụ: 環境の問題は一応これを検討しなくちゃいけない。
( Vấn đề môi trường trước mắt phải xem xét cái này như thế nào đã)


Ghé Kosei để học các bài học tiếp theo nhé.
Trung tâm tiếng Nhật Kosei - Nơi luyện thi JLPT tốt nhất Hà Nội
 
×
Quay lại
Top