Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở nên như thế nào?

lenguyen9x

Thành viên
Tham gia
4/6/2018
Bài viết
0
Thành lập công ty TNHH 2 thành viên là một trong những dịch vụ chủ đạo và là thế mạnh của Luật Hùng Sơn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh, đúng quy định.

Thành lập công ty TNHH 2 thành viên sẽ trở nên đơn giản nếu mọi người tìm hiểu kỹ các bước, quy trình thủ tục, điều kiện, hồ sơ… Khi và chỉ khi mọi người hiểu rõ vấn đề mà mình sắp thực hiện mới có thể hoàn tất nó một cách nhanh chóng, chính xác. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu rõ về thành lập công ty TNHH hai thành viên với những thông tin kiến thức vô cùng hữu ích.

Sơ lược về công ty TNHH 2 thành viên

Không ít khách hàng có ý định thành lập công ty nhưng lại không hiểu rõ về từng loại hình doanh nghiệp, cũng như không biết nên thành lập doanh nghiệp theo loại hình nào. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mà mọi người cần hết sức lưu tâm. Bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Mọi người nên tìm hiểu kỹ những đặc điểm, các điểm mạnh và hạn chế của từng loại hình để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Những cá nhân, tổ chức có ý định thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần nắm rõ những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này như:

– Công ty TNHH 2 thành viên do cá nhân/tổ chức thành lập ra.

– Số lượng thành viên từ 2 – 50 người.

– Có tư cách pháp nhân.

– Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.

– Được phát hành trái phiếu nếu trước đây công ty thuộc loại hình Cổ phần/Nhà nước rồi bây giờ đã chuyển sang TNHH.

– Thành viên của công ty có thể chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ phần vốn góp cho thành viên khác trong công ty hoặc người ngoài công ty. Hay có thể yêu cầu công ty mua lại toàn bộ phần vốn góp của mình sau khi được các thành viên chấp thuận.

– Mô hình: Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban kiểm soát.

Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên mọi người nên biết

Sau khi biết tường tận các đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên, nếu vẫn quyết định thành lập việc mọi người cần làm tiếp theo chính là tìm hiểu điều kiện thành lập. Nhìn chung hầu hết các loại hình đều có chung điều kiện, chỉ khác ở chỗ số lượng thành viên/chủ sở hữu và hồ sơ. Cho nên, mọi người cũng có thể tham khảo điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên cho các loại hình doanh nghiệp khác.

– Bắt buộc phải có hai thành viên trở lên tham gia góp vốn

– Số lượng thành viên tham gia góp vốn không được quá 50

– Những đối tượng không đáp ứng điều kiện thành lập công ty TNHH hai thành viên: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cá nhân tổ chức làm việc trong quân đội, người bị tra cứu trách nhiệm hình sự, người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự

– Tên công ty phải đặt theo quy tắc: loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Bên cạnh đó, cần phải sử dụng các tên công ty không bị trùng hoặc tương tự với những tên đã đặt trước

– Trụ sở chính công ty TNHH 2 thành viên bắt buộc phải đặt trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam và phải được xác định thật cụ thể từ số nhà, hẻm/ngách/ngõ, quận/huyện, tỉnh

– Vốn điều lệ, vốn pháp định: Các công ty muốn thành lập phải có vốn điều lệ. Số vốn điều lệ là bao nhiêu phụ thuộc vào chính bản thân mỗi cá nhân, tổ chức thành lập. Trong khi đó, vốn pháp định chỉ bắt buộc đối với một số ngành nghề nhất định

Các bước thành lập công ty TNHH 2 (hai) thành viên như thế nào?

Nếu như hai mục nội dung lớn mà chúng tôi đã trình bày ở trên là lý thuyết nền tảng, cơ sở để mọi người hiểu về việc thành lập công ty TNHH, thì ở mục này chúng tôi sẽ giúp mọi người từng bước triển khai công việc. Nếu mọi người tự thực hiện sẽ cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung thông tin, còn nếu sử dụng dịch vụ mọi người có thể bỏ qua mục này.

Các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên cụ thể như sau:

– Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp

– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính

– Bước 3: Nhận thông báo về việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu hồ sơ hợp lệ, có nghĩa sẽ được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, mọi người sẽ sửa lại hồ sơ theo nội dung thông báo

– Bước 4: Làm dấu tròn cho doanh nghiệp

– Bước 5: Mua chữ ký số theo đúng quy định

– Bước 6: Tiến hành nộp tờ khai và lệ phí môn bài

– Bước 7: Lựa chọn một ngân hàng phù hợp và mở tài khoản công ty

– Bước 8: Gửi thông báo online lên Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Bước 9: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử

Thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần những gì?
Để có thể tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi những thông tin và tài liệu sau đây:

– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu/đăng ký kinh doanh của thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân hoặc pháp nhân

– Thông tin cần thiết cho việc thành lập công ty bao gồm:

+ Tên Công ty dự định thành lập;

+ Địa chỉ trụ sở chính công ty;

+ Ngành nghề kinh doanh công ty dự kiến kinh doanh;

+ Thông tin về vốn điều lệ công ty;

+ Thông tin về tỷ lệ góp vốn của các thành viên/cổ đông công ty;

– Bản gốc văn bản chứng minh vốn pháp định (trường hợp ngành nghề yêu cầu vốn pháp định);

– Địa chỉ chỗ ở hiện tại của thành viên/cổ đông góp vốn vào công ty

Hồ sơ pháp lý thành lập công ty TNHH 2 thành viên gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

a. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định;

b. Dự thảo Điều lệ công ty;

c. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

– Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

– Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

– Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Những khó khăn khi đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trong quá trình tự mình đăng ký thành lập công ty TNHH, cá nhân, tổ chức thường gặp nhiều khó khăn như:

Thứ nhất, các quy định pháp luật về doanh nghiệp nói chung và thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên nói riêng khá phức tạp, được quy định trong nhiều văn bản luật và dưới luật. Do đó để nắm bắt một cách có hệ thống và hiểu cặn kẽ là vấn đề không đơn giản. Do đó, nhiều trường hợp còn lúng túng khi áp dụng pháp luật để thực hiện đăng ký.

Thứ hai, cá nhân, tổ chức còn thiếu kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước, không biết cách xử lý đối với các trường hợp như hồ sơ bị trả, hồ sơ bị giải quyết chậm, kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị sai so với các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đã đăng ký.

Kết quả của những tình trạng này là cá nhân, tổ chức mất thời gian, tiền bạc và cả công sức nhưng kết quả lại không được như mong muốn.

Giải pháp tháo gỡ mọi khó khăn khi đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký thành lập công ty nói chung và công ty TNHH 2 thành viên trở lên nói riêng nhưng còn nhiều thắc mắc như:

– Nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay công ty cổ phần?

– Đăng ký ngành nghề kinh doanh như thế nào để bao quát được phạm vi hoạt động của doanh nghiệp?

– Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm những bước nào?

– Chi phí đăng ký doanh nghiệp như thế nào?

– Thời hạn giải quyết hồ sơđăng ký thành lập doanh nghiệp là bao lâu?

– Ngoài thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức, cá nhân còn phải thực hiện những công việc gì khi mới thành lập để hạn chế các rủi ro sau này?

Luật Hoàng Phi sẽ thay mặt khách hàng giải quyết tất tần tật những khó khăn trên. Luật Hoàng Phi có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp, chúng tôi hoàn toàn hiểu được những mong muốn cũng như khó khăn của thành viên sáng lập. Với mong muốn biến pháp luật trở thành hàng rào bảo vệ cho các doanh nghiệp, xây dựng nên những thương hiệu Việt Nam uy tín, bền vững, về mảng doanh nghiệp, chúng tôi triển khai dịch vụ đăng ký thành lập công ty từ A-Z với nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng.

Dịch vụ thành lập công ty TNHH 2 thành viên được cung cấp bởi Luật Hùng Sơn

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thành lập công ty, Luật Hùng Sơn đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho hàng trăm nghìn khách hàng khác nhau trên toàn quốc. Với chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi tự tin đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Một trong những niềm tự hào của Luật Hùng Sơn chính là chưa làm bất kỳ khách hàng nào thất vọng.

Quy trình thành lập công ty TNHH 2 thành viên tại Luật Hùng Sơn cụ thể như sau:

– Soạn hồ sơ cho việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên và thành lập Công ty TNHH 2 thành viên

– Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan cấp phép.

– Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp.

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu công ty.

– Nhận dấu và tiền hành thủ tục công bố mẫu dấu trên cơ sở dữ liệu quốc gia.

– Tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ sau thành lập như kê khai nộp thuế môn bài, hỗ trợ mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, kê khai thuế theo quý…vv
 
×
Quay lại
Top