Thành cổ Đồng Hới - chứng tích lịch sử cho lòng trung can của người Việt

kate6789

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/8/2016
Bài viết
117
Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Quảng Bình nơi có diện tích hẹp nhất Việt Nam bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng thành cổ Đồng Hới – nơi in dấu lịch sử hào hùng của dân tộc.

Để giành được độc lập tự do như ngày hôm nay, đất nước chúng ta đã trải qua thời kì mưa bom bão đạn vô cùng gian khổ. Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, chúng ta lại tiếp tục chiến đấu để chống lại cuộc càn quét đẫm máu của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đến nay, dù hòa bình đã được lập lại, trên dải đất hình chữ S thân yêu Việt Nam vẫn còn nhiều dấu tích tố áo tội ác của quân xâm lược và là chứng tích cho lòng trung can của những chiến sĩ xả thân vì dân tộc như: nhà tù Côn Đảo, nhà tù Hỏa Lò, .. Trong số đó thành cổ Đồng Hới chính là một minh chứng điển hình là chứng tích lịch sử khiến bạn nặng lòng nhớ lại một thời quá khứ hào hùng của dân tộc với biết bao tấm gương đã hy sinh anh dũng.
Được xây dựng từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh năm Gia Long thứ 10 (1812), thành cổ Đồng Hới là công trình kiên cố để bảo vệ kinh thành và là trợ thủ đắc lực cho việc phản công. Công trình này đã góp phần không nhỏ trong công cuộc Bắc tiến suốt 9 đời chúa Nguyễn.


Th%C3%A0nh_c%E1%BB%95_Qu%E1%BA%A3ng_Tr%E1%BB%8B.jpg

Thành cổ Đồng Hới một thời là công trình kiên cố để bảo vệ kinh thành


Để có thể lập nên những chiến công vang dội như vậy, ngoài vị trí trọng yếu phải kể đến lối xây dựng vô cùng độc đáo, do chính tay sỹ quan Pháp thiết kế và chỉ đạo xây dựng trong đời vua Minh Mạng năm 1824. Thực chất đây chỉ là lần xây mới bằng gạch, còn ban đầu công trình này được xây dựng với chất liệu chính là đất. Thành cổ Đồng Hới được xây dựng theo hình mũi khế, gồm có 8 múi: bốn múi to, bốn múi nhỏ theo các hướng chính tây nam – đông bắc, tây bắc – đông nam. Ngoài ra các số liệu về thành cũng khá ấn tượng: chu vi gần 2 nghìn mét, chiều cao 4m, chiều rộng mặt thành 1,35m, móng dày 2m. Ngoài cánh cửa chính hướng về phía tây, thành còn có 3 cổng lớn quay về 3 hướng còn lại. Đặc biệt, để phục vụ cho việc quan sát đối phương từ xa, sỹ quan người Pháp còn cho thi công ngay trên cổng thành vọng canh 8 mái. Giống với đa phần các hào lũy phương Tây, thành cổ Đồng Hới cũng có cầu gạch bắc qua hào tại mỗi cổng lớn.

thanh-co-quang-tri-1.jpg

Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung của các chiến sỹ yêu nước


Để tăng độ cố thủ của thành, nhà Nguyễn còn cho đào thêm hào rộng 28m bao quanh thành. Đây là một trong những công trình quân sự vững chắc bậc nhất Việt nam thời bấy giờ. Công trình này đã giúp nhà Nguyễn cầm cự và phản công trước những đòn tấn công ác liệt của thực dân Pháp. Thế nhưng đến năm 1885, công trình chiến lược quan trọng này đã rơi vào tay Pháp, khiến quân dân ta gặp nhiều khốn khó. Nhưng không vì thế mà nhân dân ta nản lòng. Trong phong trào Cần Vương, nhân dân Quảng Bình đã ba lần đột nhập vào thành tấn công bọn thực dân, khiến chúng nhiều phen khốn đốn và gánh chịu tổn thất nặng nề.
Không những vậy, thành cổ Đồng Hới còn là nơi tụ họp của rất nhiều chiến sĩ yêu nước. Họ đã gặp nhau ở đây, cùng bàn mưu, lên kế hoạch chống quân xâm lược. Nơi này đã chứng kiến sự ra đi của những con người bất khuất, kiên trung vì Tổ quốc. Ấy là hình ảnh 8 TNXP cùng quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông đã hy sinh trong khi máy bay giặc ập đến dội bom bắn phá ác liệt trên tuyến đường 20 nhằm ngăn cản sự chi viện cho miền Nam.


thanh-co-quang-tri-3.jpg

Bảo tàng thành cổ nơi lưu giữ những dấu tích về một thời vàng son


Trong suốt thời kì chống Mỹ cứu nước, thành cổ Đồng Hới lại tiếp tục chứng kiến sự ra đi của nhiều người con ưu tú: mẹ Suốt chở đò đưa bộ đội qua sông, em bé Bảo Ninh tiếp đạn dược cho cán bộ,.. Bom đạn dội xuống có thể phá vỡ thành trì nhưng không thể hủy diệt được tấm lòng kiên trung, bất khuất của nhân dân Quảng Bình.
Trải qua hơn hai cuộc đấu tranh giành lại độc lập, thành cổ Đồng Hới đã trở thành máu thịt của người dân xứ Quảng. Chính tại nơi này đã có biết bao tấm gương cảm tử ngã xuống hầu hết đều còn rất trẻ, và chính nơi này đã hát vang bài ca thắng lợi vào ngày giải phóng đất nước. Dù thời gian có chảy trôi, thành cổ Đồng Hới luôn mang trong mình một phần kí ức về thời đấu tranh oanh liệt, hào hùng của dân tộc. Mỗi khi nhìn vào đó chúng ta càng trân quý hơn nền độc lập tự do của hôm nay.


thanh-co-3.jpg

Đài tưởng niệm là nơi quy tụ của những tấm lòng hướng về những người chiến sỹ bất tử


Hiện nay, di tích thành cổ Đồng Hới đã bị phá hủy nhiều đoạn, phần nguyên vẹn nhất là thành phía nam với 2/3 dấu tích. Theo ước tính từ các nhà nghiên cứu thì toàn bộ di tích chỉ còn khoảng 1.087m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế. Tuy nhiên, rất may là những yếu tố gốc quan trọng của thành cổ vẫn được bảo lưu. Với ý nghĩa lịch sử - văn hóa to lớn thành cổ Đồng Hới đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp vào danh mục những công trình trọng điểm cần tu bổ, đầu tư trong năm 2001 – 2010. Với sự nỗ lực từ phía chính quyền địa phương cũng như Sở văn hóa, di tích này đã phần nào khôi phục được nét đẹp vốn có.
Ngày nay, thành cổ Đồng Hới đã trở thành một tượng đài bất diệt ca ngợi tấm lòng trung can của người con xứ Quảng. Nhìn vào đó, chúng ta có thể hồi tưởng lại bản hùng ca bi tráng trong suốt 2 cuộc kháng chiến cứu nước. Đây là điểm đến chẳng ai có thể bỏ lỡ khi ghé thăm Quảng Bình.

Thiencam Travel
thiencamtravel.vn
 
×
Quay lại
Top