Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích theo pháp luật

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích theo pháp luật

Quy định về giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động 2012.

Trước tiên cần tìm hiểu về khái niệm Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được quy định tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật LĐ năm 2012 như sau: “Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích theo pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 203 BLLĐ 2012 đó là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

a) Hoà giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động”.

- Hòa giải viên lao động được cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hòa giải tranh chấp lao động. Khi tham gia giải quyết vụ tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích nói riêng, hòa giải viên lao động có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, không được lợi dụng danh nghĩa hòa giải viên lao động để thực hiện các hành vi trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

- Cơ quan thứ hai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là Hội đồng trọng tài lao động. Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Thành phần của Hội đồng trọng tài lao động được hình thành theo số lẻ và không quá 07 người, trong đó có: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thư ký Hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Do Bộ luật lao động 2012 chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, theo hướng dẫn thi hành của Bộ luật hiện hành, Hội đồng trọng tài lao động khi giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Một là, tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp, những người liên quan, những người làm chứng. Thu thập tài liệu chứng cứ, yêu cầu các bên tranh chấp và những người có liên quan cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp.

+ Hai là, yêu cầu các bên tranh chấp tới phiên họp hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp do hội đồng trọng tài triệu tập.

+ Ba là, đưa ra phương án hòa giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét thương lượng.

+ Bốn là, lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế giá rẻ
 
×
Quay lại
Top