Thách thức đối với những nhà nghiên cứu tiếng Việt

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Những nhà nghiên cứu tiếng Việt đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa hiện nay dẫn đến sự biến đổi, đồng nhất và phân hóa ngôn ngữ, trong đó có sự biến đổi đáng lo ngại của ngôn ngữ thế hệ @ trên các mạng xã hội và trong giao tiếp học đường.

Nhận định về tầm quan trọng của tiếng Việt trong xã hội hiện đại ngày nay, ngày 11/5, Viện Ngôn ngữ học tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập”.

887889-ngon-ngu-1-a718c.jpg

Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo nhằm tập hợp lực lượng các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ trên quy mô toàn quốc để nhìn nhận, đánh giá lại một cách toàn diện những vấn đề cơ bản, thời sự của ngôn ngữ học Việt Nam trong những năm qua, từ các vấn đề lí thuyết đến các vấn đề ứng dụng và hoạch định đường hướng phát triển của ngành Ngôn ngữ học nước nhà trong những năm tới. Đồng thời, nội dung khoa học của hội thảo cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước; ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào đời sống thực tiễn xã hội; tham gia phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Có 244 báo cáo của các nhà khoa học trong nước và quốc tế gửi đến tham dự hội thảo. Trong số đó có 14 báo cáo của các đại biểu quốc tế đến từ các nước Anh, Mỹ, Canada, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào.

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho biết: “Nghiên cứu tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học ứng dụng, có thể nói chưa bao giờ lại có nhiều vấn đề đặt ra như hiện nay, thách thức người nghiên cứu. Do quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, những nghiên cứu về tác động của các nhân tố xã hội đối với sự biến đổi, đồng nhất và phân hoá ngôn ngữ, trong đó có vấn đề về sự hình thành của ngôn ngữ chuẩn, sự biến đổi đáng lo ngại của ngôn ngữ thế hệ @ trên các mạng xã hội và trong giao tiếp học đường. Hiện nay, Viện tiếp tục những nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam, để một bộ luật như vậy sớm được ra đời, có tác dụng hướng dẫn việc sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động đa dạng của xã hội, của nhà nước”.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã đề cập đến các vấn đề nóng trong xã hội hiện nay như: ngôn ngữ tuổi Teen, lỗi phát âm của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh, sự thay đổi cơ cấu nghĩa của từ trong tư duy người Việt, hiện trạng người Việt mất căn bản tiếng Việt trong hành ngôn, ngữ cảnh và văn hóa chào của người Việt, việc gọi tên các quốc gia và thủ đô trên thế giới trong tiếng Việt.
Theo Dân Trí
 
×
Quay lại
Top