TG – Hoả ngục rừng cổ thụ, động vật báo hiệu biến đổi khí hậu và dự án trồng 1 nghìn tỷ cây xanh trên toàn cầu

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
Những cây cù tùng khổng lồ trở thành mục tiêu: Một trong những cái cây (có dung tích) lớn nhất thế giới đã được giải cứu trong vụ cháy rừng lan rộng khắp Công viên Quốc gia Cù tùng California. Nhân viên kiểm lâm đã bọc cây General Sherman trong lớp bọc như giấy bạc để tránh ngọn lửa đã xé toạc nhiều phần của khu rừng, vốn là nơi sống của những cây xanh già nhất hành tinh, Alejandra Borunda cho biết. Một số khu vực có cây cù tùng đã được chương trình cứu hoả hỗ trợ phát quang bụi rậm đang làm gia tăng tốc ngọn lửa. (Ảnh trên là một cây cù tùng khổng lồ bị cháy từ ngọn xuống ở Long Meadow Grove, California.)

Những cây cù tùng khổng lồ trở thành mục tiêu: Một trong những cái cây (có dung tích) lớn nhất thế giới đã được giải cứu trong vụ cháy rừng lan rộng khắp Công viên Quốc gia Cù tùng California. Nhân viên kiểm lâm đã bọc cây General Sherman trong lớp bọc như giấy bạc để tránh ngọn lửa đã xé toạc nhiều phần của khu rừng, vốn là nơi sống của những cây xanh già nhất hành tinh, Alejandra Borunda cho biết. Một số khu vực có cây cù tùng đã được chương trình cứu hoả hỗ trợ phát quang bụi rậm đang làm gia tăng tốc ngọn lửa. (Ảnh trên là một cây cù tùng khổng lồ bị cháy từ ngọn xuống ở Long Meadow Grove, California.)

Động vật “chỉ thị” biến đổi khí hậu: Cần phải theo dõi sát sao cú đốm phương bắc, thỏ cộc Mỹ và ếch harlequin biến hình (ảnh dưới). Những loài này thường bị ảnh hưởng đầu tiên bởi những thay đổi trong hệ sinh thái, cũng như đưa ra những cảnh báo sớm về khí hậu. “Giám sát các loài chỉ thị cũng có thể giúp các nhà khoa học tập trung tốt hơn” vào các tác động của khí hậu,
Natasha Daly viết.

Động vật “chỉ thị” biến đổi khí hậu: Cần phải theo dõi sát sao cú đốm phương bắc, thỏ cộc Mỹ và ếch harlequin biến hình (ảnh dưới). Những loài này thường bị ảnh hưởng đầu tiên bởi những thay đổi trong hệ sinh thái, cũng như đưa ra những cảnh báo sớm về khí hậu. “Giám sát các loài chỉ thị cũng có thể giúp các nhà khoa học tập trung tốt hơn” vào các tác động của khí hậu, Natasha Daly viết.

Cây xanh của Jane: Nhà khoa học nghiên cứu linh trưởng nổi danh Jane Goodall đã khởi động “Cây xanh của Jane”, tham gia chiến dịch toàn cầu chống biến đổi khí hậu bằng cách trồng 1 nghìn tỷ cây xanh đến năm 2030. Nhà thám hiểm này của Nat Geo từ lâu đã cho biết trồng cây chỉ là một khía cạnh của “Cây xanh của Jane”; có một thứ thậm chí
còn quan trọng hơn. “Mấu chốt là bảo vệ rừng hiện có vì những cây lớn đó đã tích trữ được CO2 rồi,” bà phát biểu trong một buổi phỏng vấn.

Cây xanh của Jane: Nhà khoa học nghiên cứu linh trưởng nổi danh Jane Goodall đã khởi động “Cây xanh của Jane”, tham gia chiến dịch toàn cầu chống biến đổi khí hậu bằng cách trồng 1 nghìn tỷ cây xanh đến năm 2030. Nhà thám hiểm này của Nat Geo từ lâu đã cho biết trồng cây chỉ là một khía cạnh của “Cây xanh của Jane”; có một thứ thậm chí còn quan trọng hơn. “Mấu chốt là bảo vệ rừng hiện có vì những cây lớn đó đã tích trữ được CO2 rồi,” bà phát biểu trong một buổi phỏng vấn.

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
 
×
Quay lại
Top