Tết đúng chất miền Nam thì không thể thiếu những “đặc sản” này

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Những món ăn dân dã mà đậm đà hệt như cái tình, cái nghĩa của con người miền Nam vậy.


Tết miền Nam đâu chỉ có “mai vàng, câu đối đỏ” mà còn là những món ăn “rặt” chất miền Nam được dùng để cúng kính tổ tiên, đãi khách hoặc dọn trong bữa cơm ngày Tết để mang lại may mắn cho mọi người. Những món ăn với nguyên liệu, cách chế biến và khẩu vị nêm nếm theo phong cách người miền Nam này từ lâu đã làm nên một nét đẹp ẩm thực không thể nào phai mờ theo thời gian, đồng thời trở thành một phần tinh hoa của giá trị truyền thống người Việt.

Canh khổ qua


20170120-025920-1_500x348.jpg

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Nhắc tới cái Tết của người miền Nam, chắc chắn không thể nào thiếu mặt món canh khổ qua này. Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, thanh mát trong những ngày Tết vốn ăn nhiều thịt mỡ, đồ chiên và rượu bia, canh khổ qua còn mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, nằm ngay trong cái tên của loại quả này. Đó chính là niềm tin về những cái khổ sẽ qua đi và những gì ngọt ngào nhất sẽ đến trong năm mới. Cũng như vị của món canh khổ qua: đăng đắng lúc đầu nhưng ngọt hậu.

Thịt kho hột vịt


20170120-025926-2_580x373.jpg


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Quên làm sao được cái mùi thơm đến nức mũi của nồi thịt kho hột vịt bằng bếp than của bà, của mẹ. Những miếng thịt ba rọi được kho nước dừa cùng với hột vịt to, hấp dẫn, sôi lục bục trên bếp, càng kho càng thơm, ăn với cơm nóng thì quả thật không gì bằng!

Củ kiệu


20170120-025931-3_600x439.jpg


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Khi đất trời miền Nam bắt đầu chuyển sang mùa xuân với những cơn gió mạnh hơn ngày thường, se se lạnh cũng là lúc người dân miền Nam mua thật nhiều củ kiệu về, cắt gọt, rửa sạch sẽ đất bám trên củ rồi phơi. Bởi thế, cứ hễ đi ngang nhà nào thấy mấy mâm củ kiệu phơi ngoài sân, mùi hơi hăng nồng nhưng càng ngửi càng “thấy” Tết thì lòng người lại nôn nao khó tả. Ngày Tết ăn nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ, nên nhất định phải có chút củ kiệu ngâm chua chua, hăng nồng ăn kèm cho đỡ ngán, còn hỗ trợ tiêu hóa rất tốt nữa.

Dưa giá


20170120-025936-4_600x353.jpg


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Cũng như củ kiệu, dưa giá là món ăn kèm “chống ngán” không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam. Những sợi giá, hành, cà rốt cùng ớt xắt sợi mang vị chua chua, ngọt ngọt, vừa đơn giản lại dễ làm nên nhà nào cũng “thủ” sẵn một lọ dưa giá nho nhỏ ngày Tết.

Thịt kho măng


20170120-025941-5_600x450.jpg

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Ngày Tết, măng khô là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình ở miền Nam. Ngoài canh măng khô thì thịt kho măng cũng là một món ăn với măng đáng chú ý. Thịt kho măng với miếng thịt kho mềm, đậm đà cùng với vị chua dịu nhẹ, giòn giòn của măng khiến bữa cơm ăn hoài không ngán.

Bánh tét


20170120-025946-6_600x480.jpg


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Nếu miền Bắc có bánh chưng vuông vức thì người miền Nam lại chuộng bánh tét hơn. Nguyên liệu và cách chế biến của hai thứ bánh này y hệt nhau, chỉ khác ở hình thức. Những khoanh bánh tét tròn đầy, ướt đẫm, thơm ngát hương gạo nếp, ở giữa là phần nhân đậu xanh nhuyễn vàng nhạt ôm lấy mỡ heo, chấm nước mắm ngon hoặc chiên lên cho giòn,... làm gì cũng ngon cả.

Khô bò


20170120-025951-7_450x302.jpg


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Đây không hẳn là một món ăn “truyền thống” trong mâm cỗ Tết của người miền Nam nhưng cũng là một “nhân tố” không thể bỏ qua. Người miền Nam có lệ mời khách đến nhà một ít đồ nhắm cùng với bia, vừa vui miệng lại “có vẻ” no hơn bánh mứt, hạt dưa. Khô bò nâu thẫm, cay cay mằn mặn, vắt một ít chanh tươi lên và nhấm nháp cùng bia hoặc rượu thì không còn gì để chê!

Chả lụa


20170120-025956-8_600x480.jpg

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Chả lụa ngả màu ngà ngà, sần sật lại thơm mùi thịt luôn xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam bên cạnh đĩa củ kiệu nho nhỏ. Đây cũng là một trong những món đơn giản được dùng làm đồ nhắm.

Lạp xưởng


20170120-030001-9_500x333.jpg


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Người miền Nam thích tặng lạp xưởng làm quà Tết cho nhau. Lạp xưởng là món ngon, dễ ăn, chế biến nhanh, có thể luộc chín rồi chiên lại, hoặc nướng, hoặc hấp. Lạp xưởng có thể ăn với cơm hoặc nhâm nhi làm mồi nhậu. Khi thưởng thức, có thể dùng kèm với dưa leo, rau ngò, củ kiệu,… Lạp xưởng là món ngon, góp chút hương vị cho mâm cơm ngày tết thêm đậm đà.

Theo thethaovanhoa.vn
 
:KSV@05: mình ở miền bắc ko biết đó, nhưng canh khổ qua của miền nam phải làm trong dịp tết thì có biết
 
Ngoài chả lụa thì mấy món kia mình ực tất
 
×
Quay lại
Top