Tết của 1 số đồng bào dân tộc

gracefulkitten

Vừa già vừa lười !!!!
Thành viên thân thiết
Tham gia
30/5/2010
Bài viết
2.305
Xuân xuân ơi xuân đã về...
Mí hôm nay khí trời se se lạnh, không khí rất giống Tết...Tết cũng gần đến rồi...Các bà , các cô , các mẹ đã ruc rịch để dành tiền sắm đồ Tết rồi....Gra xin post Tết của 1 số dân tộc để hưởng ứng ngày Tết đến gần....
Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết, mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.


Tết Prơ-Giê-Răm của người Cơ Tu
Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-răm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. Ở nhà Guơi (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hoá diễn ra tại nhà Guơi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng....


Tết nhảy của người Dao
Người Dao ở Việt Bắc cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân.

Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Đao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. Tết nhảy bắt đầu trước tết Nguyên Đán chừng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...


Tết giọt nước của người Sédang
Người Sédang ở Kontum ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Sédang bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.

Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình.


Tết của người H'Mông
Người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn tết rất thịnh soạn chẳng kém gì miền xuôi. Trong nhà trang hoàng đủ màu sắc, nhưng màu đỏ là được ưa chuộng nhất..

Tết nguyên đán của người H'Mông gọi là NaoX-Cha. Ngoài một con lợn béo ra, bà con còn chuẩn bị Bánh bằng bột nếp. Tết của người H'Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Đêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.


Tết của người H'Ré
Tết của đồng bào HRé ở Quảng Ngãi cũng kéo dài suốt vài tháng liền. Mỗi gia đình phải lo nấu bánh tét, làm rượu cho thật nhiều. Nhà giàu có thường nấu từ 20 đến 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu cần, hạ vài con trâu để đãi khách và bà con trong buôn làng. Tất cả mọi người đều tụ tập ở nhà chủ làng để ăn mừng, chúc tụng lẫn nhau. Sau đó mới lần lượt đến các nhà khác. Họ vừa ăn uống vừa múa hát. Đàn ông thì đeo ống chinh, còn đàn bà thì đeo ống bương lấy hai tay vỗ vào đầu ống sẽ tạo thành tiếng bập bùng, bập bùng... Họ thích trò chơi nhảy kẹp. Hai người một nam, một nữ dùng một đòn nhảy dài chừng hai mét, trơn láng rồi đập vào nhau. Cứ hai người ngồi đập thì hai người nhảy, thay đổi cho nhau.


Tết bỏ mả của người Gai Rai
Tết bỏ mả của đồng bào Gia Rai ở tỉnh Gia Lai cũng tương tự như tết ăn nhà Mả của đồng bào Ba Na nhưng được tổ chức lớn hơn nhiều. Trong suốt thời kỳ bỏ mả, bà con trong buôn làng kéo nhau đi viếng từng nhà để thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng thanh la, trống, cồng vang lên ở ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ bỏ mả. Người trong buôn nối đuôi nhau, tay cầm đuốc cháy sáng rực tiến về nghĩa địa để chia vui cùng người thân thuộc. Mọi người không quên mang theo rượu, thịt để góp vui cùng gia chủ trong suốt cuộc lễ. Tuỳ theo gia cảnh của từng người mà chủ lễ tổ chức đơn giản hay rườm rà. Gia chủ đứng trước ngôi mả có cắm cây nêu thường làm bằng cây gạo treo nhiều lá bùa xanh đỏ bay phấp phới theo chiều gió và đưa tay lên trời lâm râm khấn vái Yàng.


Tết của người Thái
Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Đầu tiên là tết Soong Sịp (tết cơm mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đổ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau tết Soong Síp là tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là tết Nen-Bươn-Tiền (tết Nguyên Đán).

Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xoè Thái nổi tiếng, tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn.


Tết Cơm Mới của người ÊĐê
Tết Cơm Mới của người Rhadé hay Êđê ở ĐăkLăk là vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc ấy lúa đã chín vàng cả nương rẫy. Mỗi gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giã lấy gạo để tổ chức ăn mừng lúa chín. Tuỳ theo gia cảnh giầu hay nghèo mà các gia đình giết trâu, bò, heo, gà nhiều hay ít.
Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai choé rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm rầm khấn vái: "Lạy thần Mtâo Kia, thần H'Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngõ. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Đông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đất, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa..."


Tết Yang Pa của người Chơ-Ro
Người Chơ-Ro hay Chu-Ru sinh sống tại Đồng Nai, Lâm Đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ-Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.


Tết Nhô LirBông của người K'Ho
Người K'Ho hay sinh sống ở Lâm Đồng. Họ ăn tết sau tết Nguyên Đán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô LirBông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ LirBông có nghĩa là "cót thóc". Người LirBông rất quý trọng thóc lúa, vì thóc lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ra lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đất. Cỏ tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng.

Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người K'Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn.



Lễ Tết cổ truyền của người Chăm
Đồng bào Chăm còn gọi là Chàm, hiện đang sinh sống tại hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và một số ít tại Châu Giang (tỉnh An Giang).

Cũng như các dân tộc anh em khác, người Chăm ăn Tết cũng rất linh đình, nhộn nhịp. Hai lễ lớn nhất trong năm là Păng-Katê và Păng-Chabư được xem như Tết của họ.

Păng-Katê cử hành vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm tức khoảng tháng 9 dương lịch và Păng-Chabư cử hành vào ngày 16 tháng 9 theo lịch Chăm tức vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch.

Vào những ngày lễ, đông đảo đồng bào Chăm từ các nơi đổ về tại ba nơi hành lễ: đó là đền Pô nưgar, tháp Pô Rômê ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô Klông Garai ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

Tết Păng Katê là ngày tế lễ các vua Chăm thuở xa xưa có công dựng nước và hướng dẫn việc nông trang, thuộc về dòng họ người cha, tượng trưng cho khí dương, cho nên phải cử hành vào buổi mai, còn Tết Păng Chabư là lễ cúng tế các lễ thần Pô Giang nữ, tức các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên được cử hành vào buổi chiều tối.

Sáng mồng một Tết, các chức sắc Chăm cùng toàn thể bà con xa gần đều tề tựu về ba nơi hành lễ, quần áo thật mới mẻ, chỉnh tề. Các thầy Cả và các bà Bóng ngồi theo phẩm trật, thứ tự cao thấp trong căn nhà dựng trước cửa đền hay cửa tháp. Lễ cúng gồm có hoa quả, bánh trái đủ loại, cúng cơm, rượu và thịt. Ba nghi lễ gồm các thầy Cả sư, phó Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đờn Kanhi (đờn mua rùa) vừa xướng văn tế lễ. Còn các bà Bóng thì lo dâng rượu và múa mừng. Tưởng cũng nên nhắc đến người Chăm gồm có 2 ngành: Ngành theo đạo Bà la môn và ngành theo đạo Hồi. Ngành theo đạo Bà la môn rất kiêng cữ thịt bò, còn ngành theo đạo Hồi thì kiêng ăn thịt Heo.
Ngày tết, người Chăm theo đạo Hồi thường đến nhà thờ đạo Hồi vào ngày đầu năm để nghe chức sắc, đọc kinh Coran, cầu nguyện đấng Alah, sau đó các tín hữu ra sông, ra suối tắm tẩy uế những cái xui, cái xấu của năm cũ và rước cái mới, cái tốt lành của năm mới.

Ngày mồng 2 Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Qua ngày thứ ba trở đi, cho đến ngày thứ 7 hay thứ 9 thì đến lượt mọi người tổ chức ăn tết, lần lượt từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ lựa chọn cho mình một ngày duy nhất trong khoảng thời gian qui định mà thôi.

Họ giết heo, giết gà vịt, bày đủ loại hoa quả, bánh trái. Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ cho nên bạn bè, hàng xóm trong dịp ở xa có thể đến chung vui một cách thoải mái. Trong thời gian ăn Tết, người Chăm còn tổ chức các trò vui chơi như múa quạt, tổ chức đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu, bắn cung.


Tết của người Lô Lô:
Người Lô Lô ở Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu cũng giống như người Kinh. Họ chuẩn bị lợn gà, các loại bánh trái thật đầy đủ để ăn Tết. Ngay từ 29-30 Tết, các nhà đều dọn dẹp sạch sẽ, đưa hết
rác rưởi từ trong nhà, ngoài vườn ra ngoài đường để tống khứ uế tạp trong năm cũ. Chiều 30 Tết, mọi gia đình tổ chức bữa cơm sum họp và gia chủ chúc phúc cho hết thảy các thành viên trong gia đình.

Người Lô Lô có tục đón giao thừa bằng cách đánh thức tất cả gia súc nuôi trong nhà cùng dậy. Tất cả đồ dùng trong gia đình và cây cối trong vườn đều được dán giấy mầu vàng bạc để nghỉ ngơi trong ba ngày Tết, không được đụng chạm đến.


Tết của người Tày
Người Tày ở Hà Giang, Lạng Sơn bắt đầu ăn Tết từ ngày 28. Họ trang trí lại nhà cửa, quét dọn sạch sẽ, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà. Ngày 29, họ thịt lợn để làm thức ăn như giò chả, thịt nướng, thịt luộc, lạp xường... Ngày 30 Tết, tất cả đồ dùng trong nhà như dao, dựa, cày, bừa... gom vào một nơi để làm lễ cúng và cho nghỉ ngơi ăn Tết. Đêm giao thừa không được thắp đuốc vì làm như thế năm mới sẽ hạn. Ngày Tết, họ làm đủ thứ bánh như miền xuôi, nhưng chỉ có bánh chưng thì gói tròn gọi là bánh Tày. Nhiều hội xuân tổ chức vào dịp Tết như hội còn, hát lượn thật vui vẻ và hào hứng.


Tết của người Nhắng
Người Nhắng ở Lào Cai ăn Tết giống người Kinh ở miền xuôi. Giờ giao thừa, họ có tục đi lấy nước đầu năm về pha trà cúng tổ tiên. Lúc trở về, bao giờ họ cũng đem theo cành lộc để cắm trên bàn thờ. Bàn thờ của người Nhắng rất đơn giản, chỉ có một bát hương và vài đĩa quả. Trước bàn thờ là một chiếc cồng làm bằng nứa thật dài, còn nguyên cả lá uốn cong xuống. Sau đó chọn giờ tốt để mang chum vại ra suối múc nước mang về dùng. Mồng một Tết, người Nhắng chỉ cúng và ăn đồ chay, họ cũng không ra khỏi nhà mà chỉ chúc tụng những người trong gia đình. Ngày mồng hai trở đi họ cúng mặn, đi thăm chúc Tết bà con họ hàng và đến các đền miếu để cầu xin những điều may mắn, tốt lành cho gia đình Ngày Tết, họ cũng tổ chức vui chơi, ca hát cho đến lễ Lục Tùng, tức lễ cúng ông Thần coi về mùa màng vào mồng bảy tháng giêng mới mãn.


Tết của người Ba Na
Người Ba Na ở Bình Định và Gia Lai thường ăn Tết thật linh đình và hầu như tổ chức lễ Tết quanh năm. Về lễ, họ có nhiều lễ lớn như Bru-Hoposat (lễ bỏ mả) vào tháng giêng và tháng hai; lễ Midak-Mat-Aton để cầu hồn người chết, lễ Puh-Sodu để xua đuổi tà ma; lễ Koh-Sa-Kopo để cầu bình an vào khoảng tháng 6 dương lịch và lễ Nùng Chàm để cầu mưa thuận gió hòa. Cuối cùng là Tết Et Tojur Sa hay Yang Sré (Tết mãn mùa) tổ chức sau mùa gặt hái (khoảng sau Tết Nguyên đán ở miền xuôi). Riêng người Ba Na ở Bình Định ăn Tết mãn mùa gọi là CHRUL-COL kéo dài cả tháng vào dịp trăng tròn để cho cuộc vui thêm trọn vẹn.


Tết của người Khmer
Người Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức ăn Tết Chôn Chnăm Thmây và tháng "chét" theo lịch Khmer, tức vào khoảng tháng tư dương lịch, nhằm vào ba ngày 13-14-15 trăng tròn. Người Khmer xem Tết Chôn Chăm Mây là ngày lễ tôn giáo và cũng là dịp để tẩy sạch bụi trần.

Ngày đầu năm, họ đi viếng chùa lễ Phật, sau đó xuống sông gánh cát đắp nhiều ngọn núi cát chung quanh chùa. Đến ngày mồng bốn Tết trở đi, họ mới đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, đồng thời tổ chức các trò vui chơi. Những trò vui thường tổ chức trước sân chùa vào ban đêm dưới ánh trăng
Nguồn : ST
Bắc- Nam sum họp 1 nhà , đất nước 54 dân tộc anh em...1 đất nước phong phú các phong tục...yêu quá Việt Nam ơi
 
(TNO) Ngày 25.4, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học về đề tài “Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số”.
dan-toc.jpg
Thiếu hiểu biết, không được chăm sóc, tư vấn về y tế… khiến nạn tự tử trong đồng bào dân tộc ít người gia tăng. Trong ảnh là cảnh cấp phát thuốc cho đồng bào Ba Na ở huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định)

Theo khảo sát của Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 131 vụ tự tử, trong đó có hơn 70 người tử vong. Tình trạng này chủ yếu xảy ra tại các huyện miền núi như An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, nơi có nhiều đồng bào Hơ-rê, Ba-na, Chăm… sinh sống.

Trong đó, dân tộc Bana chiếm 58 trường hợp, dân tộc H’rê 44 trường hợp và dân tộc Chăm 6 trường hợp. Những trường hợp tự tử thuộc mọi lứa tuổi nhưng số người từ 20-35 tuổi có đến 160 vụ (chiếm 55% tổng số vụ).

Đa phần những trường hợp tự tử hầu hết đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, 85,8% trong đó thuộc diện hộ nghèo. Lý do tự tử là do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn với người trong làng, đau ốm kéo dài…

Theo ông Nguyễn Đình Thanh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định, nạn tự tử “lây lan” rất nhanh do tâm lý “bắt chước” trong cộng đồng. Tại huyện An Lão, ở xã An Quang có 8 trường hợp tự tử thì trong đó có đến 7 người chọn cùng cái chết thắt cổ; ở xã An Hưng, có 8 trường hợp tự tử, thì có đến 6 trường hợp chọn cách chết bằng thuốc trừ sâu… Tại huyện Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Sơn có hầu hết các trường hợp tự tử (9 vụ) đều chọn cách thắt cổ, xã Vĩnh Thuận có 7 trường hợp tự tử thì tất cả đều chọn cách uống thuốc trừ sâu…

Ngoài vấn nạn tự tử, những tập tục lạc hậu cũng đã cướp đi 33 sinh mạng của đồng bào vùng cao ở các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh... Trong đó, liên quan đến nghi cầm đồ thuốc độc 17 vụ, nghi ma gang 9 vụ, nghi ma lai 3 vụ…

Hoàng Trọng
 
×
Quay lại
Top