Hoàn Tay Cự Phách - Sidney Sheldon

CHƯƠNG 20 -
Ngày hôm sau, Tony thuê một căn hộ trong vùng Greenwich Village. Không còn có những bữa cơm thân mật với mẹ anh nữa. Mối liên hệ giữa anh với mẹ vẫn tiếp tục trên căn bản công việc, không mang tính chất tình cảm. Đôi lúc Kate cũng tìm cách giảng hoà với con, nhưng Tony làm như không để ý đến. Kate cảm thấy đau đớn trong tim. Nhưng bà đã làm những gì mà bà cho là đúng cho Tony, cũng y hệt như trước kia bà đã làm đúng cho David. Bà không muốn bất kì người nào trong hai người ấy rời bỏ công ty của bà. Tony là người duy nhất trên thế gian này mà bà yêu mến, nhưng bà nhận thấy anh mỗi ngày một tách rời, kín đáo, chối bỏ tất cả mọi người. Anh không có bạn bè nào. Nếu trước kia anh là một con người nồng nhiệt, cởi mở thì bây giờ anh trở nên lạnh nhạt, dè dặt. Anh đã xây dựng lên một bức tường xung quanh mình mà không một ai có thể phá vỡ được. “Nó cần có một người để chăm sóc nó”, Kate nghĩ thầm, “Và một đứa con trai để tiếp tục sự nghiệp của nó. Mình phải giúp đỡ cho nó mới được”.
Brad Rogers bước vào văn phòng của Kate và nói, “Tôi lo rằng chúng ta sẽ phải dính líu vào nhiều vụ rắc rối nữa, Kate ạ”.
“Có chuyện gì xảy ra vậy?”
Brad đặt một bức điện lên bàn. “Quốc hội Nam Phi đã đặt Hội đồng Đại diện các dân bản xứ ra ngoài vòng pháp luật và thông qua Đạo luật chống Cộng sản”.
Kate nói, “Lạy Chúa”. Đạo luật ấy chẳng có liên quan gì đến Cộng sản cả. Nó tuyên bố rằng bất cứ ai bất đồng ý kiến với chính phủ và cố thay đổi bằng bất cứ cách nào sẽ bị coi là phạm tội theo đạo luật chống Cộng sản ấy, và có thể bị tù.
“Đó là cách của họ nhằm phá vỡ phong trào chống đối của người da đen”, Kate nói. “Nếu…”, câu nói của bà bị cắt ngang vì cô thư ký của bà vừa lúc ấy bước vào và nói.
“Có điện thoại từ nước ngoài gọi đến, thưa bà. Đó là ông Pierce ở Johannesburg”.
Jonathan Pierce là giám đốc chi nhánh của bà ở Johannesburg. Kate nhấc điện thoại. “A lô, Johnny. Mạnh khoẻ chứ?”
“Vẫn khoẻ, thưa bà. Tôi có ít tin tức cần cho bà biết”.
“Chuyện gì vậy?”
“Tôi vừa nhận được báo cáo cho biết rằng Banda vừa bị bắt”.
Kate lên máy bay đi Johannesburg ngay trong chuyến bay kế tiếp đó. Bà đã báo động cho các luật sư của công ty và ra lệnh cho họ nghiên cứu xem có cách nào giúp đỡ Banda được hay không. Ngay đến cả quyền lực và uy tín của Kruger-Brent cũng có thể bất lực trong việc này. Banda đã bị xem như là kẻ thù của quốc gia, nên bà lo sợ mỗi khi nghĩ đến thứ trừng phạt mà Banda sẽ phải gánh chịu. Ít nhất bà cũng phải gặp Banda, nói chuyện với bác ấy và đề nghị mọi sự giúp đỡ có thể có được.
Khi máy bay hạ cánh xuống Johannesburg, Kate đi ngay đến văn phòng của bà, rồi điện thoại đến giám đốc các nhà tù.
“Thưa bà Blackwell, hắn ta bị nhốt trong một khu riêng biệt, không được phép tiếp khách khứa nào đến thăm. Thế nhưng trong trường hợp của bà, tôi sẽ tìm cách thu xếp…”
Sáng hôm sau, Kate có mặt ở nhà tù Johannesburg, mặt đối mặt với Banda. Ông bị xiềng xích chân tay, và có một tấm vách ngăn bằng kính giữa hai người. Tóc Banda đã hoàn toàn bạc trắng. Trước đó, Kate không biết lúc gặp Banda, bác ta sẽ có thái độ như thế nào – thất vọng, thách thức – thế nhưng, khi gặp bà, Banda nhoẻn miệng cười và nói, “Bác biết thế nào cháu cũng đến. Cháu y hệt như cha cháu. Cháu không thể nào tìm cách tránh xa mọi sự rắc rối hay sao?”
“Bác hãy nhìn kĩ xem ai đang nói chuyện với bác ở đây”, Kate cãi lại. “Mẹ kiếp! Làm thế nào đưa bác ra khỏi nơi này được?”
“Trong một chiếc quan tài. Đó là cách duy nhất họ sẽ cho phép bác ra khỏi nơi này”.
“Tôi có nhiều luật sư tài giỏi có thể…”
“Bỏ qua ch.uyện ấy đi, Kate ạ. Chúng nó bắt bác một cách đàng hoàng thì bây giờ bác cũng phải ra đi một cách đàng hoàng”.
“Bác nói gì lạ vậy?”
“Bác không thích các lồng sắt. Chẳng bao giờ thích cả. Thế nhưng chúng nó không bao giờ dựng lên thứ lồng sắt nào khả dĩ giữ bác lại được”.
“Bác Banda, bác đừng có làm thế. Tôi xin bác. Chúng nó sẽ giết bác mất”.
“Không thứ gì có thể giết bác được đâu”, Banda nói. “Cháu đang nói chuyện với một người đã từng gặp cá mập, bãi mìn và chó săn mà vẫn sống”. Một tia sáng lóe lên trong mắt Banda. “Cháu biết không, Kate? Có lẽ đó là những giờ phút thú vị nhất trong cuộc đời của bác đó”.
Khi Kate đến thăm Banda ngày hôm sau, viên giám thị nhà giam nói, “Tôi xin lỗi, thưa bà Blackwell. Chúng tôi bắt buộc phải di chuyển hắn đi nơi khác vì lí do an ninh”.
“Ông ta bây giờ ở đâu?”
“Tôi không được phép nói ra”.
Khi Kate thức dậy vào sáng hôm sau, bà nhìn thấy hàng tít lớn trên tờ báo được đem đến trên chiếc khay đựng các thức ăn điểm tâm. Dòng tít ấy như sau: LÃNH TỤ PHIẾN LOẠN BỊ GIẾT TRONG KHI CỐ GẮNG VƯỢT NGỤC. Một giờ sau, Kate đến văn phòng của viên quản đốc nhà giam.
“Hắn ta bị bắn chết trong khi cố gắng vượt ngục, thưa bà Blackwell. Thế là chấm dứt mọi thứ”.
Ông lầm rồi, Kate nghĩ thầm, còn nhiều hơn thế nữa chứ. Banda đã chết, nhưng ước mơ tự do của bác ấy cho đồng bào của bác có chết được không?
Hai ngày sau, sau khi xếp đặt công việc mai táng cho Banda, Kate lên máy bay trở về New York. Bà nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay để xem lại một lần cuối cùng vùng đất nước thân yêu của bà. Đất màu đỏ, giàu có và màu mỡ, và trong lòng đất của nó đang chứa đựng những kho tàng lớn vượt sức tưởng tượng của con người. Đó là đất lựa chọn của Chúa, và Người đã tỏ ra rất rộng lượng. Nhưng có một lời nguyền rủa trên đất nước ấy. Ta sẽ không bao giờ trở lại nơi này nữa, Kate thầm nghĩ. Không bao giờ.
Một trong các trách nhiệm của Brad Rogers là trông coi cục Quy hoạch Dài hạn của công ty Kruger-Brent. Anh tỏ ra rất xuất sắc trong việc tìm ra những dịch vụ kinh doanh đem đến nhiều lợi lộc cho công ty.
Một hôm, vào đầu tháng năm, anh bước vào văn phòng của Kate Blackwell “Tôi vừa bắt được một cơ hội rất hay, Kate ạ”. Anh đặt hai tập hồ sơ trên bàn. “Hai công ty. Nếu ta nắm được một trong hai công ty này thì đó sẽ là một việc làm phi thường”.
“Cảm ơn, Brad. Để tôi xem xét các hồ sơ này tối nay”.
Tối hôm ấy, Kate ăn cơm một mình, rồi nghiên cứu các báo cáo mật của Brad về hai công ty – Công ty dầu và công cụ Wyatt, và công ty Kĩ thuật Quốc tế. Các báo cáo ấy dài và đi sâu vào chi tiết, nhưng cả hai đều kết thúc bằng chữ NIS, một thứ mật mã của công ty viết tắt chữ NOT INTERESTED IN SELLING (Không muốn bán). Điều này có nghĩa là, nếu muốn thủ đắc công ty ấy, họ cần phải thực hiện một lối giao dịch kinh doanh không phải là đơn giản. Nhưng Kate thầm nghĩ, hai công ty này đều đáng được tiếp quản cả. Mỗi công ty ấy đều do tư nhân kiểm soát, đứng đầu là một cá nhân giàu có, cương quyết; điều này loại trừ mọi cố gắng tiếp quản, nếu có. Thật là một cuộc thử thách lớn, nhưng đã từ lâu Kate quen đương đầu với các cuộc thử thách rồi. Càng nghĩ đến chuyện này, Kate lại càng thấy các khả năng ấy trở nên hấp dẫn. Bà nghiên cứu lại một lần nữa các bản quyết toán mật về tài sản của các công ty ấy. Công ty Wyatt do một người vùng Texas làm chủ, tên là Charlie Wyatt, và tài sản của công ty này gồm có các giếng dầu, một công ty dịch vụ công cộng, và hàng chục hợp đồng cho thuê đất có dầu rất nhiều lợi lộc. Không còn phải nghi ngờ gì nữa, Công ty Công cụ và Dầu Wyatt sẽ là một sự thủ đắc tốt đẹp cho Kruger-Brent.
Kate quay sự chú ý của bà sang công ty thứ hai. Công ty Kĩ thuật Quốc tế do một người Đức, Bá tước Frederick Hoffman làm chủ. Công ty này khởi sự bằng một nhà máy cán thép nhỏ ở Essen, rồi qua nhiều năm nó phát triển lên thành một tổ hợp công ty đồ sộ, với các xưởng đóng tàu, nhà máy hoá dầu, một đoàn tàu chở dầu và một chi cục điện toán.
Một công ty lớn như công ty Kruger-Brent cũng chỉ có thể “tiêu hoá” được một trong hai cơ sở khổng lồ ấy mà thôi. Kate đã biết được bà cần theo đuổi công ty nào. NIS, tờ báo cáo nói cho biết như vậy.
Ta sẽ xem xét kĩ vấn đề này, Kate nghĩ thầm.
Sáng sớm hôm sau, bà cho mời Brad Rogers đến văn phòng. Bà cười và nói, “Tôi muốn biết bằng cách nào anh đã có được các bản quyết toán mật ấy. Hãy nói rõ về Charlie Wyatt và Frederick Hoffman cho tôi nghe”.
Brad đã chuẩn bị sẵn. Charlie Wyatt sinh ở Dallas. Một con người thích phô trương, ồn ào, điều khiển cả đế quốc của ông ta một cách rất khôn ngoan. Thoạt tiên, ông ta chẳng có gì cả, sau đó may mắn tìm được dầu nhờ ở tính liều lĩnh, và từ đó phát triển lớn mãi, cho đến bây giờ thì một nửa Texas đã thuộc về ông ta”.
“Ông ta bao nhiêu tuổi?”
“Bốn mươi bảy”.
“Có con cái gì không?”
“Một con gái, hai mươi lăm tuổi. Theo như tôi được nghe nói thì cô ta có sắc đẹp mê hồn”.
“Cô ấy có chồng chưa?”
“Ly dị chồng”.
“Còn Frederick Hoffman?”
“Hoffman trẻ hơn Charlie Wyatt chừng vài tuổi. Ông ta là một bá tước, xuất thân từ một gia đình quý tộc Đức từ thời Trung cổ. Ông ta goá vợ. Ông nội ông ấy khởi sự với một nhà máy thép nhỏ. Hoffman thừa hưởng tài sản ấy của cha, rồi xây dựng nó lên thành một tổ hợp công ty. Ông ta là một trong những người đầu tiên đi vào lĩnh vực điện toán. Ông ta nắm trong tay nhiều đặc quyền sáng chế các máy vi tính. Mỗi lần chúng ta sử dụng một máy điện toán, ông bá tước Hoffman hưởng quyền tác giả”.
“Còn các con ông ta?”
“Một người con gái, hai mươi ba tuổi”.
“Cô ta trông thế nào?”
“Tôi không thể tìm hiểu được”, Brad nói. “Đó là một gia đình rất kín đáo. Họ đi lại trong phạm vi nhỏ hẹp của riêng họ mà thôi”. Anh do dự một lúc rồi nói tiếp, “Có lẽ chúng ta sẽ phí mất thì giờ về vấn đề này thôi, Kate ạ. Tôi có lần uống rượu với vài nhân vật cao cấp trong hai công ty ấy. Cả Wyatt lẫn Hoffman đều không muốn bán, sát nhập hay hợp tác kinh doanh với ai. Như chị thấy trong các quyết toán tài chính của họ, chỉ nghĩ đến vấn đề ấy cũng đủ làm họ phát điên lên rồi”.
Cảm tưởng thách đố một lần nữa lại trỗi dậy trong con người Kate, lôi kéo, thu hút bà.
Mười ngày sau, Kate được Tổng thống Mỹ mời tham dự một hội nghĩ các kĩ nghệ gia hàng đầu quốc tế để bàn về việc trợ giúp các nước kém phát triển. Kate gọi điện thoại rồi một thời gian ngắn sau đó, Charlie Wyatt và bá tước Frederick Hoffman cũng nhận được giấy mời tham dự hội nghị.
Kate đã hình dung trong đầu óc hai con người ấy – một người gốc Texas, người kia gốc Đức – như thế nào, và khi gặp họ, bà thấy họ đúng gần như chính xác những gì bà đã suy nghĩ về họ. Bà chưa hề bao giờ gặp một người xứ Texas nào mà lại bẽn lẽn, nhút nhát. Charlie Wyatt không phải là ngoại lệ. Ông ta có dáng người to lớn, vai rộng, thân hình của một vận động viên bóng bầu dục, nhưng béo hơn một chút. Mặt ông ta tròn, hồng hào, giọng nói to, oang oang. Ông ta tỏ ra là một người đáng tin cậy, Charlie Wyatt xây dựng đế quốc của ông ta không phải do may mắn. Ông ta là một thiên tài trong lĩnh vực kinh doanh. Kate chỉ nói chuyện với ông không đầy mười phút đã nhận ngay ra rằng ông ta không phải là một con người có thể thuyết phục được, nếu ông ta không muốn. Ông ta khăng khăng giữ ý kiến của mình và có vẻ rất ngoan cố. Không ai có thể tán tỉnh, dụ dỗ, đe doạ hay lừa gạt ông ta ra khỏi công ty của ông ta được. Nhưng Kate đã tìm được điểm yếu của ông và như thế là đủ rồi.
Frederick Hoffman là một mẫu người trái ngược hẳn lại. Ông này là một con người đẹp đẽ, có vẻ mặt quý phái, tóc nâu nhạt điểm những sợi bạc ở màng tang. Ông ta có vẻ đứng đắn, nghiêm túc cho đến từng chi tiết, với thái độ cử chỉ lịch sự theo lối xưa cổ. Ngoài mặt, Hoffman rất vui vẻ, hoà nhã, nhưng bên trong Kate biết rằng ông ta rất sắt đá.
Hội nghị Washington kéo dài ba ngày và tiến hành rất tốt. Các cuộc hội họp đều được đặt dưới sự chủ toạ của Phó Tổng thống, và chính Tổng thống cũng đã xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Mọi người đều có vẻ thán phục bà Blackwell. Bà là một người có uy tín và sức thu hút rất mạnh, đứng đầu một tổ hợp công ty lớn lao mà bà đã góp phần tạo dựng nên.
Khi Kate đứng riêng với Charlie Wyatt trong một lúc, bà hỏi, cố làm ra vẻ tự nhiên, “Ông có đem gia đình theo không, ông Wyatt?”
“Tôi có đem con gái tôi theo. Nó cần phải mua sắm ít thứ”.
“Ồ, thật thế à? Như vậy tuyệt quá!” Không ai biết rằng không những bà đã biết rằng con gái ông có đi theo mà còn biết loại áo dài mà cô ta vừa mua ở hiệu Garfinckel sáng hôm ấy. Bà nói tiếp, “Tôi sắp sửa tổ chức một bữa tiệc nhỏ ở Dark Harbor vào ngày thứ sáu này. Tôi rất hân hạnh nếu ông và quý tiểu thư đến dùng cơm với chúng tôi vào cuối tuần này”.
Wyatt không do dự. “Tôi đã nghe nói về ngôi nhà của bà, bà Blackwell ạ. Chắc chắn là tôi muốn được đến đó xem”.
Kate mỉm cười. “Vậy thì tốt. Tôi sẽ chuẩn bị để đưa ông đến đó bằng máy bay vào tối mai”.
Mười phút sau, bà nói chuyện với Frederick Hoffman. “Ông đến Washington một mình hay sao, ông Hoffman?” bà hỏi. “Vậy bà nhà có đi theo không?”
“Nhà tôi mất cách đây mấy năm. Tôi hiện ở đây với con gái tôi”, Hoffman đáp.
Kate đã biết rằng hai người hiện đang ở tại khách sạn Hay Adams, trong dãy phòng số 418. “Tôi sắp tổ chức một bữa tiệc nhỏ ở Dark Harbor. Tôi muốn mời ông và quý tiểu thư đến dùng cơm với chúng tôi vào cuối tuần này”.
“Tôi phải trở về Đức vào lúc ấy”, Hoffman đáp. Ông ta nhìn Kate một lúc như dò xét, rồi tủm tỉm cười nói, “Tôi chắc hoãn lại một vài ngày cũng không hề gì”.
“Vậy thì hay quá. Tôi sẽ sắp đặt việc đưa đón ông và quý tiểu thư”.
Kate có thông lệ tổ chức tiệc tùng ở Dark Harbor, hai tháng một lần. Khách khứa đến dự là những người rất quan trọng và có thế lực trên thế giới, và các cuộc gặp mặt như vậy thường rất có lợi. Kate dự tính sẽ làm sao cho buổi tiệc sắp tới phải rất đặc biệt. Vấn đề khó khăn đối với bà là làm sao tin chắc được rằng Tony sẽ đến tham dự. Trong năm qua, Tony ít khi muốn đến gặp bà, và mỗi khi đến anh chỉ có mặt chiếu lệ, rồi đi về ngay. Lần này thì bắt buộc anh ta phải đến và phải ở lại.
Khi Kate nhắc đến buổi tiệc cuối tuần này với Tony thì anh chỉ nói ngắn gọn, “Con… con không thể đến được. Con sẽ đi Canada ngày thứ hai, nhưng trước khi đi còn phải giải quyết cho xong một số công việc”.
“Buổi tiệc này quan trọng”, Kate nói. “Charlie Wyatt và Frederick Hoffman sẽ có mặt. Họ…”.
“Con biết họ là ai rồi”, Tony ngắt lời. “Con đã nói chuyện với Brad Rogers. Không có hi vọng gì thủ đắc được bất cứ công ty nào trong hai công ty ấy đâu”.
“Mẹ muốn thử cố gắng xem xao”.
Anh nhìn mẹ, hỏi “Mẹ định nhắm công ty nào?”
“Công ty dầu Wyatt. Nếu được như vậy nó sẽ làm tăng lợi nhuận của chúng ta lên mười lăm phần trăm, có lẽ hơn thế. Khi các nước Ả rập nhận thấy họ đã nắm thế giới ở ngay cổ họng, họ sẽ lập nên một “các-ten” (cartel), lúc ấy giá dầu sẽ tăng vọt lên. Dầu sẽ trở thành một thứ vàng nước”.
“Thế còn Công ty Kĩ thuật Quốc tế thì sao?”
Kate nhún vai. “Đó cũng là một công ty tốt, nhưng món bở nhất là công ty dầu Wyatt. Nó rất có lợi cho công ty ta. Mẹ muốn con có mặt hôm ấy. Việc đi Canada có thể hoãn lại it ngày”.
Tony ghét các buổi tiệc tùng. Anh ghét những cuộc chuyện trò chán ngắt, kéo dài như vô tận, các ông thì khoe khoang, còn các bà thì làm ra vẻ thông thái rởm. Nhưng đây là vì công việc.
“Thôi được, con sẽ dự”.
Như vậy là mọi thứ đều xếp đặt đâu vào đấy.
Hai cha con ông Wyatt được đưa đến Maine bằng chiếc máy bay Cessna của Công ty, rồi từ bến phà họ đi xe hơi đến Ngôi nhà trên đồi thông. Bà Kate đứng ở trước cửa để đón khách. Brad Rogers đã nói rất đúng về cô con gái của ông Wyatt. Thật là một cô gái xinh đẹp. Dáng người nàng cao, tóc đen, đôi mắt nâu điểm chấm vàng, nét mặt gần như hoàn hảo. Chiếc áo dài bóng mượt làm nổi bật lên dáng người mạnh khoẻ, tuyệt đẹp. Brad cũng cho biết rằng cách đây hai năm nàng đã bỏ chồng, một anh chàng người Ý, ăn chơi, giàu có. Kate giới thiệu Lucy với Tony, và để ý xem phản ứng anh ta như thế nào. Nhưng Tony không có phản ứng nào. Anh chào ông Wyatt và cô con gái với những cử chỉ lịch sự y hệt như nhau, rồi đưa họ đến quầy rượu, nơi người phục vụ đang đứng đợi để pha rượu cho khách.
“Căn phòng này thật là đẹp!” Lucy kêu lên. Giọng nàng nghe rất êm ái, dịu dàng, không mang một âm sắc nào của miền Texas cả. “Anh có hay đến nơi này không?”
“Không”.
Nàng chờ đợi Tony nói tiếp. Rồi, nàng hỏi, “Anh lớn lên ở đây sao?”
“Một phần nào”.
Bà Kate xen vào câu chuyện, cố khoả lấp sự im lặng của Tony. “Những kỉ niệm vui thích nhất của Tony là ở trong ngôi nhà này. Tội nghiệp, Tony quá bận rộn công việc nên ít khi có dịp ở lại vui chơi ở nơi này, có phải không, Tony?”
Anh đưa mắt lạnh nhạt nhìn mẹ, rồi nói, “Không. Lẽ ra tôi phải đi Canada…”
“Nhưng cậu ấy đã hoãn chuyến đi để được gặp cô và ông nhà đây”, bà Kate nói, trả lời hộ cho Tony.
“Thật là rất hân hạnh”, ông Wyatt nói. “Tôi đã nghe nói nhiều về cậu con bà”. Wyatt cười. “Cậu có muốn đến giúp việc cho tôi không?”
“Tôi không nghĩ rằng mẹ tôi có ý định như vậy, thưa ông Wyatt”.
Charlie lại nhe răng cười một lần nữa. “Tôi biết”. Rồi ông quay lại nhìn bà Kate. “Mẹ cậu đúng là một vị phu nhân tài giỏi. Phải trông thấy bà ấy dùng dây trói tay chân mọi người lại tại cuộc họp ở Nhà Trắng thì mới biết được. Bà…” Ông dừng lại, vì lúc ấy Frederick Hoffman và cô con gái, Marianne, đi vào trong phòng. Marianne là một hình ảnh mờ nhạt của cha cô. Cũng là những nét quý phái giống như vậy, nhưng cô có làn tóc màu hoe dài, Nàng mặc một chiếc áo sa trắng nhờ nhờ. Ngồi bên cạnh Lucy, nàng trông có vẻ phờ phạc.
“Tôi xin phép giới thiệu, đây là con gái tôi”. Bá tước Hoffman nói, “Tôi xin lỗi chúng tôi đã đến trễ. Máy bay bị chậm trễ ở La Gardia”.
“Ồ, như vậy thật tệ quá”, Kate nói. Nhưng Tony biết rằng mẹ anh đã xếp đặt việc chậm trễ này. Bà muốn cho hai gia đình Wyatt và Hoffman đi máy bay riêng, để làm sao cho cha con ông Wyatt phải đến trước, còn cha con Hoffman đến sau. Bà nói tiếp, “Chúng tôi mới dùng rượu thôi. Ông muốn dùng thứ gì ạ?”
“Cho tôi Scotch”, Bá tước Hoffman nói.
Kate quay sang Marianne. “Thế còn cô?”
“Cháu không uống gì cả. Xin cảm ơn bà”.
Ít phút sau, các khách khứa khác lục tục kéo đến. Tony đi đến hết người này, người kia, đóng vai chủ nhà lịch sự. Không một ai, ngoài Kate, biết rằng tiệc tùng đối với anh chẳng có ý nghĩa gì quan trọng. Bà biết rằng đó không phải là vì Tony cảm thấy buồn chán. Nguyên nhân đơn giản chỉ vì anh tự tách rời ra khỏi những gì diễn ra xung quanh anh. Anh không vui thích tiếp xúc với ai cả. Điều này khiến Kate rất lo lắng.
Hai chiếc bàn đã được bày ra trong phòng ăn rộng lớn. Kate xếp đặt cho Marianne Hoffman ngồi giữa một vị thẩm phán Tối cao Pháp viện và một nghị sĩ ở một bàn, còn Lucy thì ngồi bên phải Tony ở bàn thứ hai. Tất cả mọi người đàn ông – dù đã có vợ hay chưa có vợ – đều đưa mắt nhìn Lucy. Kate lắng nghe Lucy đang cố kéo Tony vào câu chuyện. Rõ ràng là Lucy đã có cảm tình với Tony. Kate tủm tỉm cười với chính mình. Bước đầu như vậy là rất tốt.
Sáng hôm sau, ngày thứ bảy, vào lúc ăn sáng, Charlie Wyatt nói với Kate. “Bà có chiếc thuyền buồm rất đẹp đang đậu ở kia, bà Blackwell ạ. Nó dài bao nhiêu thước đấy nhỉ?”
“Tôi không rõ lắm”, Kate quay về phía con trai. “Tony này, chiếc “Corsaire” (cướp biển) ấy dài bao nhiêu, con nhỉ?”
Bà đã biết chán chiếc ấy dài bao nhiêu rồi, nhưng Tony vẫn trả lời cho phải phép, “Trên hai mươi ba thước”.
“Chúng tôi ở Texas không thích chơi thuyền lắm. Chúng tôi lúc nào cũng hối hả, nên đi đâu cũng đi bằng máy bay thôi”, Wyatt cười lên thật to. “Nhưng có lẽ tôi cũng nên thử một chút cho ướt đôi bàn chân, như thế cũng hay”.
Kate cười, “Tôi hi vọng ông sẽ cho phép chúng tôi đưa ông và cô đi chơi một vòng xung quanh đảo. Chúng ta có thể đi bằng thuyền vào ngày mai”.
Charlie Wyatt nhìn Kate, ra dáng suy nghĩ, rồi nói, “Như vậy thì tốt quá”.
Tony im lặng nhìn hai người, không nói câu gì. Thế là bước đầu tiên của mẹ anh đã được thực hiện. Anh tự hỏi không biết Charlie Wyatt có biết điều đó hay không. Chắc là không. Ông ta là một nhà kinh doanh rất khôn ngoan, nhưng chưa hề bao giờ phải đối phó với một người như bà Kate.
Kate quay về phía Tony và Lucy. “Hôm nay trời rất đẹp. Hai người nên đi chơi bằng thuyền buồm, có thích hơn không?”
Tony chưa kịp từ chối thì Lucy đã vội nói. “Thế thì thích quá”.
“Tôi xin lỗi”, Tony nói cộc lốc. “Tôi phải đợi điện thoại từ nước ngoài gọi về”. Tony trông thấy rõ vẻ bất mãn của mẹ trong đôi mắt của bà.
Kate quay về phía Marianne Hoffman. “Tôi không gặp thân phụ cô sáng nay”.
“Cha tôi đang đi thăm hòn đảo. Ông ấy có thói quen dậy sớm”.
“Tôi chắc cô thích cưỡi ngựa. Chúng tôi có nhiều ngựa rất tốt ở đây”.
“Cảm ơn bà, tôi muốn đi lang thang xung quanh đây, nếu bà cho phép”.
“Tất nhiên là tôi rất vui lòng”. Kate quay về phía Tony. “Con nhất định không đưa cô Wyatt đi chơi một vòng bằng thuyền buồm hay sao, Tony?”. Giọng nói của bà có vẻ cứng rắn như thép.
“Vâng, con không thay đổi ý kiến”.
Thật là một sự đắc thắng nhỏ nhoi, nhưng dẫu sao nó cũng là sự đắc thắng. Tony nhất định không chịu thua trong trận chiến lần này. Mẹ anh không còn có quyền lừa anh nữa. Bà đã từng có lần sử dụng anh như một quân cờ rồi, lần này bà lại muốn tái diễn thêm lần nữa. Nhưng bà sẽ thất bại. Bà muốn chiếm lấy công ty dầu hoả Wyatt, còn Wyatt thì không có ý định sát nhập hay bán công ty ấy đi. Nhưng người nào cũng có một yếu điểm, và bà Kate đã tìm ra được yếu điểm ấy. Đó là cô con gái của ông ta. Nếu Lucy trở thành con dâu của gia đình Blackwell thì một hình thức sát nhập nào đó là điều không thể tránh được. Tony nhìn mẹ ngang qua bàn ăn và cảm thấy một sự khinh bỉ âm thầm. Bà đã đặt mồi nhử trong cái bẫy một cách tài tình. Lucy không những xinh đẹp, nàng còn thông minh, hấp dẫn nữa. Nhưng cô ta cũng là một quân cờ trong trò chơi này, chẳng khác gì chàng, vì vậy anh không muốn động chạm đến nàng một chút nào. Đây là cuộc chiến giữa anh và mẹ.
Ăn cơm sáng xong, Kate đứng dậy. “Tony, trước khi có điện thoại gọi đến, sao con không đưa cô Wyatt đi xem các khu vườn một lát?”
Tony không còn cách nào từ chối được nữa. “Thế cũng được”. Anh nói. Nhưng anh dự định sẽ chỉ đi chơi trong một khoảng thời gian rất ngắn thôi.
Kate quay về phía ông Wyatt. “Ông có thích đọc những cuốn sách hiếm không? Tôi có cả một bộ sưu tập trong thư viện”.
Rồi như sực nhớ ra điều gì, bà quay về phía cô Marianne và hỏi. “Cô không có gì phiền hà chứ, cô Marianne thân mến?”
“Da không, xin cảm ơn bà Blackwell. Xin bà đừng bận tâm về tôi”.
“Vâng”, Kate nói.
Tony hiểu ý bà trong câu nói này. Cô Hoffman không ích lợi gì cho bà cả, vì vậy bà cho cô ra rìa. Bà thực hiện điều này với một vẻ duyên dáng và với một nụ cười, nhưng bên trong bà theo đuổi một mục đích tàn bạo duy nhất mà Tony rất ghét.
Lucy đang đưa mắt theo dõi Tony. “Anh sẵn sàng rồi chứ, Tony?”
“Vâng”.
Tony và Lucy đi về phía cửa. Chưa đi được xa bao nhiêu thì Tony thoáng nghe bà Kate nói, “Thật là đẹp đôi!”
Hai người đi xuyên qua những khu vườn rộng, hướng về phía bến tàu, nơi chiếc Corsaire đang đậu. Có hàng mẫu Anh trồng hoa đủ màu sắc chói lọi, toả hương thơm trong không khí mùa hạ.
“Thật là một cảnh thiên đường!” Lucy nói.
“Vâng”.
“Chúng tôi không có những hoa như thế này ở Texas”.
“Không sao?”
“Ở đây thật là lặng lẽ, thanh bình”.
“Vâng”.
Lucy đột nhiên dừng lại, quay mặt lại nhìn Tony.
Anh trông thấy vẻ giận dữ hiện ra trên nét mặt nàng. “Không biết tôi có điều gì làm cô mất lòng không?”
“Chính anh không nói gì cả mới làm tôi mất lòng. Tôi chỉ nghe anh nói “Vâng” và “Không” thôi. Anh làm tôi có cảm tưởng như đang cố theo đuổi anh vậy”.
“Thật thế sao?”
“Phải, giá như tôi có thể dạy anh được cách nói chuyện, may ra anh mới có điều gì đó để mà nói”.
Tony nhoẻn miệng cười.
“Anh nghĩ gì vậy?” Lucy hỏi.
“Không”.
Anh đang nghĩ đến mẹ anh, và anh biết rằng mẹ anh không thích chịu thua bao giờ.
Kate dẫn Charlie Wyatt đi xem thư viện rất lớn, lát toàn bằng ván gỗ sồi. Trên giá sách là những ấn bản đầu tiên của Goldsmith, Laurence Sterne, Tobias Smolett và John Donne, cùng với bản thảo đầu tiên của Ben Johnson. Có cả tác phẩm của Samuel Butler, John Bunyan, và ấn bản đầu tiên của “Quenn Mab”, đã được in riêng vào năm 1813 và rất hiếm. Wyatt bước dọc theo các giá sách quý giá, mắt sáng rực lên. Ông dừng lại trước một ấn bản “Endymion”, đóng bìa da rất đẹp, của John Keats.
“Đây là bản của Roseberg” Charlie Wyatt nói.
Kate nhìn ông, tỏ vẻ ngạc nhiên. “Phải, người ta biết chỉ có hai bản mà thôi”.
“Tôi có bàn thứ hai”. Wyatt nói.
“Thế mà tôi không được biết đấy”, Kate cười to. “Tôi đã bị lừa vì cái vẻ “anh chàng người Texas chất phác” của ông!”
Wyatt cười. “Thế hả? Biết che đậy như thế cũng giỏi đấy chứ!”
“Xưa kia, ông đi học trường nào vậy?”
“Trường mỏ ở Colorado, rồi học ở Oxford nhờ một học bổng Rhodes”, ông nhìn Kate một lát như dò xét, rồi nói tiếp. “Người ta bảo tôi rằng bà đã đề nghị mời tôi đến dự tại hội nghị ở Toà Bạch Ốc”.
Kate nhún vai. “Tôi chỉ nhắc tên ông thôi. Họ rất sung sướng có ông tham dự”.
“Bà thật là tốt bụng. Bây giờ chỉ có riêng chúng ta với nhau, tại sao mà không nói thẳng cho tôi biết bà đang có dự tính gì trong đầu?”
Tony đang làm việc trong phòng đọc sách riêng của anh, một căn phòng nhỏ cách xa hành lang chính ở tầng lầu dưới. Anh đang ngồi trên chiếc ghế bành thì nghe có tiếng cánh cửa mở ra, rồi một người đi vào. Anh quay mặt lại. Đó là Marianne Hoffman. Tony chưa kịp lên tiếng cho biết có anh ngồi ở đấy thì nghe tiếng Marianne thở hổn hển.
Nàng đang đi ngắm các bức tranh treo trên tường. Đó là những bức tranh của Tony – một số ít tranh anh đã đưa về đây từ căn hộ của anh ở Paris, và đây là căn phòng duy nhất anh cho phép treo các bức tranh ấy. Anh nhìn theo nàng bước đi quanh phòng, xem hết bức tranh này đến bức tranh khác. Quá chậm rồi, anh không nói được lời nào nữa cả.
“Không thể tin nổi”, Marianne nói lẩm bẩm.
Tony cảm thấy cơn giận dữ nổi lên đột ngột trong lòng. Anh biết rằng các bức tranh của anh không đến nỗi tồi tệ như thế. Trong khi anh cử động, miếng da trên ghế anh ngồi kêu ken két, khiến Marianne quay lại, nhìn thấy anh.
“Ồ, xin lỗi”, nàng nói. “Tôi tưởng không có ai ở đây”.
Tony đứng dậy. “Không hề gì”. Giọng anh có vẻ hơi cứng rắn. Anh không muốn ai xâm phạm nơi ẩn náu này của anh. “Cô đang tìm gì vậy?”
“À không, tôi chỉ đi lang thang thôi. Bộ sưu tập này của anh chắc hẳn thuộc về viện bảo tàng nghệ thuật”.
“Ngoại trừ những bức này”.
Nàng bối rối trước vẻ thiếu thiện cảm trong giọng nói của anh. Nàng quay lại nhìn các bức tranh lần nữa. Nàng trông thấy chữ kí. “Anh vẽ các bức này sao?”
“Rất tiếc là các bức ấy không hấp dẫn lắm đối với cô”.
“Những bức ấy thật tuyệt vời!” Nàng tiến về phía anh. “Tôi thực không hiểu. Nếu anh vẽ được những bức tranh như thế này, tại sao anh còn muốn làm việc gì khác nữa? Tuyệt! Tôi không nói anh là một hoạ sĩ giỏi, mà tôi muốn nói rằng anh thật tuyệt vời!”
Tony đứng yên một chỗ, không nghe cô ta nói, mà chỉ muốn nàng ra khỏi nơi này.
“Tôi muốn trở thành một hoạ sĩ”, Marianne nói. “Tôi theo học ông Oska Kokosckka trong một năm. Cuối cùng tôi phải bỏ vì biết rằng mình không bao giờ vẽ giỏi được như mình mong muốn. Nhưng mà anh thì khác thế!” Nàng lại quay về phía các bức tranh. “Anh có học ở Paris sao?”
Anh chỉ muốn nàng để yên cho anh ngồi một mình.
“Vâng”.
“Thế rồi anh bỏ ngang hay sao?”
“Phải”.
“Thật là uổng. Anh…”
“Kìa, cô ấy đây rồi!”
Cả hai người đều quay đầu lại. Kate đang đứng ở cửa. Bà nhìn hai người một lát, rồi bước đến gần Marianne. “Tôi đang tìm cô khắp nơi, cô Marianne ạ. Cha cô nói rằng cô thích các cây ngọc lan. Cô phải đến thăm các nhà kính của tôi mới được”.
“Cảm ơn bà”, Marianne lẩm bẩm. “Thực ra tôi…”
Kate quay về phía Tony. “Tony, con ra tiếp các vị khách đi”. Trong giọng nói của bà có vẻ không hài lòng.
Bà cầm lấy cánh tay Marianne, rồi cả hai rời khỏi phòng.
Xem cái lối bà dùng thủ đoạn để điều khiển con người mới thấy là tài tình. Bà làm việc ấy một cách nhẹ nhàng trơn tru. Không có một động tác nào là thừa. Thoạt tiên bà xếp đặt để làm sao gia đình Wyatt đến đây sớm, còn gia đình Hoffman thì đến trễ sau đó. Lucy được xếp ngồi cạnh Tony ở tất cả mọi bữa ăn. Những cuộc họp riêng tư với ông Wyatt. Thật là quá rõ ràng, lộ liễu, thế nhưng Tony biết rằng nó chỉ lộ liễu đối với anh thôi, vì anh đã nắm được chìa khoá. Anh biết rõ mẹ anh và cung cách hoạt động của trí óc bà. Lucy Wyatt là một cô gái xinh đẹp, có thể trở thành một người vợ tuyệt vời cho một ai đó, ngoài anh ra. Không thể nào như thế được, khi bà Blackwell đứng ra làm kẻ bảo trợ cho nàng. Mẹ chàng là một con người tàn bạo, tính toán, và chừng nào Tony nhớ đến điều ấy, anh không thể để bà chi phối được. Anh tự hỏi không biết bước kế tiếp của bà sẽ như thế nào.
Anh không cần phải chờ đợi lâu mới biết được điều đó.
Họ đang ngồi trên sân thượng uống rượu “cocktail”. Kate nói với Tony, “Ông Wyatt đã có lòng tốt mời chúng ta đến thăm trang trại của ông vào cuối tuần sau. Con nghĩ xem, như thế có thích không?” Mặt bà rạng rỡ hẳn lên. “Mẹ chưa bao giờ được thấy một trang trại ở Texas”.
Thực ra, Kruger-Brent làm chủ một trang trại ở Texas và trang trại này lớn gấp đôi trang trại của Wyatt.
“Anh cũng đi chứ, Tony?” Ông Wyatt hỏi.
Lucy nói theo, “Anh hãy nhận lời đi”.
Họ cấu kết với nhau để thuyết phục anh. Thật là một cuộc thử thách. Anh quyết định nhận lời. “Tôi rất lấy làm vui thích”.
“Tốt”, trên nét mặt của Lucy lộ vẻ vui mừng thật sự. Và bà Kate cũng thế.
Tony nghĩ thầm, “Nếu Lucy cố ý quyến rũ mình, cô ấy sẽ bị thất vọng và phí thì giờ vô ích. Vết thương mà mẹ anh và Dominique gây ra đã ăn sâu vào lòng anh khiến cho anh không còn tin cậy vào phụ nữ nữa. Sự liên hệ duy nhất của anh với phái nữ là những cuộc giao du với những gái điếm hạng sang. Trong tất cả các loại phụ nữ, họ là những kẻ chân thực nhất. Cái mà họ muốn là tiền, và họ nói thẳng cho mình biết bao nhiêu tiền. Mình trả tiền mua cái mà mình cần và có được cái mà mình bỏ tiền ra mua. Không có vấn đề gì rắc rối, không cần nước mắt, không cần phỉnh gạt”.
Lucy rồi đây sẽ phải gặp một điều bất ngờ.
Sáng sớm chủ nhật, Tony xuống bể bơi để bơi. Marianne đã ở sẵn trong nước, mặc chiếc áo may-ô trắng. Nàng có dáng người xinh đẹp, cao, thon thon và duyên dáng. Tony đứng ngắm nàng đang bơi trong nước, hai cánh tay đưa lên đưa xuống theo một nhịp đều đặn, duyên dáng. Nàng thấy Tony, và bơi lại gần anh.
“Chào anh”.
“Chào cô. Cô bơi giỏi nhỉ”. Tony nói.
Marianne mỉm cười. “Tôi thích thể thao. Tôi đã học cái thói ấy của cha tôi”. Nàng kéo người ra khỏi bờ bể bơi. Tony đưa cho nàng chiếc khăn tắm. Anh nhìn ngắm nàng trong khi lau khô tóc một cách không ngượng ngùng, e thẹn.
“Cô ăn sáng chưa?” Tony hỏi.
“Chưa. Chắc là người đầu bếp không dậy sớm như vậy”.
“Ở đây giống như là một khách sạn. Họ phục vụ hai mươi bốn trên hai mươi bốn”.
Nàng nhìn Tony, mỉm cười, “Thích nhỉ”.
“Nhà cô ở đâu vậy?”
“Phần lớn thời gian ở Munich. Chúng tôi ở trong một cái “Schloss” tức là một toà lâu đài, ở bên ngoài thành phố”.
“Thế cô học ở đâu?”
Marianne thở dài. “ch.uyện ấy dài lắm. Trong thời gian chiến tranh, tôi được gửi đi học ở Thụy Sĩ. Sau đó tôi theo học tại Oxford, tại Sorbonne, rồi sống ở London trong mấy năm”. Nàng nhìn thẳng vào mắt Tony. “Tôi ở đó từ dạo ấy đến nay. Thế còn anh?”
“Ồ, tôi ở New York, Maine, Thụy Sĩ, Nam Phi, ít năm ở Thái Bình Dương trong thời gian chiến tranh, Paris…” Anh đột ngột ngưng lại, như cảm thấy mình đã nói quá nhiều.
“Xin lỗi, tôi có vẻ như tò mò, nhưng thực sự tôi không sao hiểu được lí do nào anh ngưng không vẽ tranh nữa”.
“ch.uyện ấy chẳng có gì quan trọng cả”, Tony nói cộc lốc. “Thôi, chúng ta đi ăn sáng đi”.
Hai người ăn sáng với nhau trên sân thượng, nhìn xuống vịnh mênh mông, lóng lánh. Nàng là người rất dễ tiếp chuyện. Nàng có một vẻ đoan trang, hiền dịu, khiến Tony cảm thấy rất mến. Nàng không đùa cợt, không nói lảm nhảm. Nàng có vẻ thích anh một cách thành thực. Tony cảm thấy mình bị thu hút bởi người thiếu nữ trầm lặng, nhạy cảm này. Tuy vậy, anh không thể nào không nghĩ rằng một phần sự cảm mến của anh đối với nàng là do anh muốn trêu tức mẹ anh.
“Khi nào cô trở về Đức?”
“Tuần sau”, Marianne đáp. “Tôi sắp lấy chồng”.
Câu nói của nàng quá bất ngờ, làm anh chưng hửng. “Ồ, thế à”, Tony nói ngắc ngứ. “Tuyệt quá nhỉ. Ai vậy?”
“Anh ấy là một bác sĩ. Chúng tôi quen biết nhau từ nhỏ đến lớn”. Tại sao cô ấy lại thêm câu này vào. Nó có ý nghĩa gì không nhỉ?
Bất chợt, Tony hỏi, “Cô có vui lòng đến dùng cơm với tôi ở New York không?”
Nàng nhìn anh, cân nhắc câu trả lời. “Tôi cũng thích được như vậy”.
Tony mỉm cười, tỏ vẻ hài lòng. “Đó là một cuộc hẹn hò”.
Họ ăn cơm với nhau tại một khách sạn nhỏ trên bờ biển ở Long Island. Tony muốn đi riêng với Marianne, tránh xa cặp mắt của mẹ anh. Đó là một buổi tối bình thường, không có chuyện gì, nhưng Tony biết rằng nếu mẹ anh nghe tin, bà sẽ tìm cách nào đó để ngăn cản. Đây là một chuyện riêng tư giữa anh và Marianne, và trong khoảng thời gian ngắn ây, anh không muốn có chuyện gì làm nó hư hỏng. Tony cảm thấy vui thích làm bạn với Marianne hơn là trước đây anh đã dự đoán. Nàng có tính tình nhanh nhẹn, vui tính một cách kín đáo. Tony thấy mình cười đùa vui thích hơn bao giờ hết, kể từ ngày anh rời Paris. Nàng giúp cho anh cảm thấy nhẹ nhõm, vô tư.
Khi nào cô trở về Đức?
Tuần sau… Tôi sắp lấy chồng.
Trong năm ngày tiếp theo đó, Tony gặp Marianne nhiều lần. Anh huỷ bỏ cuộc hành trình của anh đi Canada, nhưng không biết chắc chắn lí do vì sao. Anh đã có lúc nghĩ rằng nó có thể là một dạng chống đối dự tính của mẹ anh, một vụ trả thù lặt vặt, nhưng nếu điều ấy đúng vào lúc đầu thì bây giờ đây nó không còn đúng nữa. Anh cảm thấy mình bị thu hút bởi Marianne mỗi lúc một mạnh mẽ hơn. Anh yêu nàng một cách chân thực. Đó là một đức tính mà anh đã cố tìm nhưng chưa hề bao giờ có được.
Từ ngày Marianne đến New York với tư cách là một du khách, Tony đưa nàng đi thăm viếng khắp nơi. Họ trèo lên tượng thần Tự Do, cùng đi đến Staten Island trên chiếc tàu phà, lên đến đỉnh toà nhà chọc trời Empire State Building, và ăn uống tại khu vực người Trung Hoa. Họ ở lại suốt ngày tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật, và một buổi trưa tại Frick Collection. Họ chia sẻ các sở thích giống nhau. Họ thận trọng tránh né những vấn đề riêng tư, thế nhưng cả hai đều ý thức về sự hấp dẫn giới tính ngấm ngầm rất mạnh mẽ giữa họ với nhau. Ngày này qua ngày khác, chẳng mấy chốc đã đến ngày thứ sáu, ngày mà Tony phải đi thăm trang trại của ông Wyatt.
“Khi nào cô sẽ trở về Đức?”
“Sáng thứ hai”. Nhưng không có gì vui vẻ trong giọng nói của nàng cả.
Tony rời Houston vào buổi trưa hôm ấy. Lẽ ra anh có thể cùng đi với mẹ trong một chiếc máy bay của công ty, nhưng anh muốn tránh mọi cuộc gặp mặt riêng với mẹ. Đối với anh, mẹ anh chỉ là một người hợp tác kinh doanh, tài giỏi và nhiều quyền lực, không ngay thẳng và nguy hiểm.
Có một chiếc xe hơi hiệu Rolls Royce đón Tony tại phi trường Hobby ở Houston, từ nơi đó anh được đưa đến trang trại bằng xe hơi do một người tài xế mặc một chiếc quần “jean” hiệu Levi’s và một chiếc áo sơ mi thể thao màu sặc sỡ.
“Nhiều người muốn đi máy bay đến thẳng trang trại”, người tài xế nói. “Ông Wyatt có một bãi đáp lớn ở đấy. Từ nơi bãi đáp ấy về đến cổng trang trại phải mất một giờ xe hơi rồi thêm nửa giờ nữa mới đến ngôi nhà chính”.
Tony cho rằng anh tài xế này nói cường điệu. Nhưng chính anh đã lầm. Thì ra trang trại của ông Wyatt giống như một thành phố hơn là một trang trại. Chiếc xe anh đi lọt qua cổng chính đi vào một con đường cái tư, rồi sau ba mươi phút nó bắt đầu đi ngang qua các nhà phát điện, các chuồng ngựa, bãi nuôi gia súc, nhà khách, nhà ở của gia nhân. Toà nhà chính là một nhà một tầng có vẻ như dài vô tận. Tony cho rằng nó trông thật là xấu xí.
Kate đã đến nơi đó trước. Bà và Wyatt đang ngồi ở sân thượng nhìn xuống một hồ bơi lớn bằng một cái hồ nước nhỏ. Họ đang nói chuyện với nhau sôi nổi thì Tony xuất hiện. Vừa trông thấy Tony, ông Wyatt ngưng lại đột ngột giữa một câu nói. Tony có cảm tưởng hai người đang bàn với nhau về anh.
“Kìa cậu con trai của chúng ta kia rồi. Đi đường có vui không, Tony?”
“Vâng, xin cảm ơn ông”.
“Lucy mong con đáp chuyến máy bay sớm hơn thế”, Kate nói.
Tony quay lại nhìn mẹ, “Thế hả?”
Charli Wyatt vỗ nhẹ lên vai Tony, “Chúng tôi sẽ tổ chức một buổi ăn thịt nướng ngoài trời hết sức vĩ đại để mừng anh và bà Kate đấy. Mọi người sẽ bay đến đây để tham dự”.
“Ông thật tử tế quá”, Tony nói. Anh nghĩ thầm trong bụng, “Họ tổ chức càng to thì rồi đây sẽ càng thất vọng lớn thôi”.
Lucy xuất hiện, mặc một chiếc áo sơ mi trắng và quần jean bó sát người. Tony phải công nhận rằng nàng đẹp đến nỗi gây kinh ngạc.
Nàng bước đến Tony, chìa tay ra. “Tony! Em tưởng rằng anh không đến chứ!”
“Xin lỗi, tôi đến chậm”, Tony nói. “Tôi bận chút công việc, cần phải làm cho xong”.
Lucy ném cho anh một nụ cười niềm nở. “Không hề gì đâu. Miễn là anh có đến là được rồi. Anh muốn làm gì vào trưa hôm nay?”
“Cô có gì cho tôi nào?”
Lucy nhìn vào mắt Tony. “Bất cứ thứ gì anh muốn”, nàng nói khe khẽ.
Kate Blackwell và Charlie Wyatt cười rạng rỡ.
Buổi ăn thịt nướng ngoài trời thật là linh đình, dù xét theo các tiêu chuẩn của vùng Texas này. Gần hai trăm khách mời đã đến đây bằng máy bay riêng, xe hơi Mercedes hay Rolls Royce. Hai ban nhạc giúp vui cùng một lúc ở hai nơi trên các khu đất khác nhau. Năm, sáu người phục vụ rượu sâm banh, uytxki, nước ngọt, bia, trong khi bốn tay đầu bếp bận bịu chuẩn bị thức ăn trên những ngọn lửa ở ngoài trời… Thật là cả một sự phí phạm hiển nhiên nhất Tony chưa từng thấy. Đó là sự khác biệt giữa những kẻ mới nổi và những kẻ đã giàu có từ lâu. Phương châm của những kẻ đã giàu có từ lâu là: nếu tôi có tiền, tôi phải giấu nó đi. Còn những kẻ mới nổi thì chủ trương: nếu tôi có tiền, tôi cần phải phô trương nó ra.
Đây là một sự phô trương giàu có ngoài sức tưởng tượng. Các bà mặc những chiếc áo dài rất táo bạo, đeo nữ trang làm loá mắt thiên hạ. Tony đứng một bên nhìn các khách khứa ăn uống nhồm nhoàm, gọi nhau ơi ới. Anh có cảm tưởng như đang tham dự vào một nghi thức suy đồi, vô ý thức. Mỗi khi quay lưng lại, anh lại chạm phải một chiêu đãi viên vác một chiếc khay chứa đựng những bình caviar hay pa-tê rất lớn, hay sâm banh. Dường như số gia nhân phục vụ cũng đông bằng số quan khách đến dự. Anh lắng nghe những câu nói chuyện ở xung quanh.
“Hắn ta đến đây từ New York để bán cho tôi một hoá đơn hàng hoá, nhưng tôi bảo hắn, “Anh chỉ phí thời giờ thôi, anh bạn. Không có vụ giao dịch béo bở nào về dầu đến được miền Đông Houston…”
“Anh phải coi chừng những đứa có miệng lưỡi khéo léo. Chúng nó chỉ khoác lác chứ thật ra chúng chẳng có cái đếch gì cả…”
Lucy xuất hiện ở bên cạnh Tony. “Anh không ăn gì cả”. Nàng nhìn chàng chăm chú. “Có gì không vui hay sao, Tony?”
“Không, mọi thứ đều rất vui. Buổi tiệc này thật là lớn”.
Nàng cười. “Chưa thấm gì đâu, anh bạn ạ. Còn phải chờ xem pháo hoa nữa”
“Pháo hoa?”
“Ừ hứ”. Nàng sờ nhẹ lên cánh tay Tony. “Rất tiếc là đông người quá nên hơi lộn xộn. Không phải lúc nào cũng như thế này. Bố em muốn gây ấn tượng đối với mẹ anh”. Nàng cười tủm tỉm. “Ngày mai họ sẽ đi về hết”.
Tôi cũng thế, Tony thầm nghĩ một cách chua chát. Anh cho rằng anh đã phạm một sai lầm lớn vì đã đến đây. Nếu mẹ anh muốn chiếm công ty dầu Wyatt một cách gắt gao như vậy, bà sẽ làm mọi cách để đoạt lấy nó. Anh đưa mắt nhìn đám đông để tìm ra mẹ anh. Anh thấy bà đang đứng giữa một nhóm người ngưỡng mộ. Bà trông thật đẹp. Bà đã gần sáu mươi tuổi, nhưng trông trẻ hơn đến mười tuổi. Mặt bà không có nếp nhăn, thân hình rắn chắc và gọn gàng, nhờ tập luyện và xoa bóp hàng ngày. Bà đặt ra kỉ luật cho chính bản thân cũng như cho những người khác chung quanh bà. Về điểm này Tony cảm thấy khó chịu, nhưng anh cũng phải thán phục bà. Ai nhìn thấy bà lúc ấy cũng phải nghĩ rằng bà đang vui thích lắm. Bà nói chuyện với khách, nét mặt rạng rỡ, vui tươi. Nhưng Tony nghĩ bụng, bà ghét tất cả những thứ này, và bà có thể chịu đựng bất cứ việc gì miễn sao bà có được thứ mà bà muốn. Anh nghĩ đến Marianne và tin chắc rằng nàng cũng ghét cái loại liên hoan cuồng nhiệt một cách vô ý thức này. Ý nghĩ về nàng khiến cho Tony cảm thấy đau nhói trong lòng.
“Em sẽ lấy một bác sĩ. Em biết anh ta từ nhỏ đến lớn”.
Một nửa giờ sau, khi Lucy đến tìm anh thì anh đã lên đường trở về New York.
Anh goi điện thoại cho Marianne từ một phòng điện thoại công cộng ở phi trường. “Anh muốn gặp em”.
Không có một chút do dự nào. “Vâng”.
Tony không thể nào gạt được Marianne Hoffman ra khỏi những suy nghĩ của anh. Từ lâu nay, anh chỉ sống một mình, nhưng không cảm thấy cô đơn. Bây giờ, sống xa Marianne đối với anh là một sự cô đơn, một cảm giác như một phần th.ân thể anh đã bị mất đi. Được ở bên cạnh nàng là sự ấm áp, là sự ca ngợi cuộc sống, là xua đi những bóng đen ghê tởm đã từng ám ảnh anh bấy lâu nay. Anh có cảm tưởng như nếu để mất Marianne, anh sẽ chết. Anh cần đến nàng hơn bất cứ ai khác trong cuộc sống của anh.
Marianne đến gặp Tony trong căn hộ của anh. Khi nàng đi đến cánh cửa, Tony cảm thấy trong lòng một niềm khao khát tưởng chừng như đã bị tiêu diệt từ lâu rồi. Nhìn vào nét mặt nàng, anh biết rằng nàng cũng có niềm khao khát tương tự, nhưng họ không thốt ra một lời nào để tạo nên phép lạ này.
Nàng ngả vào vòng tay chàng, nỗi xúc cảm của hai người như nước xoáy của thuỷ triều tung họ lên cao; rồi cuốn họ đi mà không có cách nào cưỡng nổi; nó như nổ bùng lên, tạo nên một sự thoả mãn không thể nào tả xiết. Họ cùng nhau trôi nổi trong sự êm dịu, mượt mà như nhung, không còn biết thời gian, không gian, chìm đắm trong sự huy hoàng kì diệu của người này với người kia. Sau đó họ nằm ôm lấy nhau, mệt mỏi, làn tóc mềm mại của nàng xoã lên mặt chàng.
“Anh sẽ cưới em, Marianne ạ”.
Nàng giữ mặt anh trong hai bàn tay, nhìn vào mắt chàng như dò hỏi. “Có chắc như vậy không, Tony?” Giọng nàng rất dịu dàng. “Có một vấn đề khó khăn, anh ạ”.
“Vấn đề đính hôn của em chứ gì?”
“Không, em sẽ huỷ cuộc hứa hôn ấy. Em chỉ lo về mẹ anh”.
“Mẹ anh không có liên quan gì…”
“Không, để em nói hết đã. Mẹ anh dự tính anh sẽ cưới Lucy Wyatt”.
“Đó là dự tính riêng của mẹ anh thôi”. Anh ôm choàng lấy nàng một lần nữa. “Dự tính của anh là ở đây”.
“Bà ấy sẽ ghét em, Tony ạ. Em không muốn thế”.
“Em có biết anh muốn gì không?” Tony thì thầm.
Thế rồi phép lạ ấy lại diễn ra lần nữa.
Bốn mươi tám giờ sau đó, bà Kate Blackwell mới biết được tin tức về Tony. Anh đã biến mất khỏi trang trại của Wyatt mà không một lời giải thích hay từ biệt, và đã bay đi New York. Charlie Wyatt rất bối rối, còn Lucy Wyatt thì giận dữ. Kate đã phải xin lỗi một cách ngượng ngùng, rồi lấy máy bay của công ty bay trở về New York tối hôm ấy. Về đến nhà, bà điện thoại đến căn hộ của Tony, nhưng không có ai trả lời. Ngày hôm sau cũng vậy.
Kate đang ngồi trong văn phòng thì điện thoại riêng của bà trên bàn reo lên. Bà đã biết ai gọi bà trước khi nhấc ống nghe lên.
“Tony, con có được mạnh khoẻ không?”
“Con vẫn khoẻ, mẹ ạ”.
“Con hiện đang ở đâu vậy?”
“Con đang vui tuần trăng mật với vợ con. Marianne Hoffman và con vừa mới cưới nhau ngày hôm qua”. Một sự im lặng rất lâu tiếp theo đó. “Mẹ có còn ở đó không, mẹ?”
“Có, mẹ đang ở đây”.
“Mẹ phải nói gì đó để mừng con, chẳng hạn như “bách niên giai lão” hay “trăm năm hạnh phúc” vân vân”. Giọng nói của anh nghe có vẻ chua chát, chế nhạo.
“Phải, phải. Dĩ nhiên rồi. Mẹ chúc con hạnh phúc dồi dào”.
“Cảm ơn mẹ”. Đường dây điện thoại bị cúp.
Kate đặt ống nghe xuống, ấn nút trên máy “intercom”. “Brad, anh lại đây một chút được không?”
Khi Brad Rogers bước vào văn phòng, Kate liền nói. “Tony vừa gọi điện thoại”.
Brad nhìn vào mặt Kate và nói, “Lạy Chúa! Chắc chị đã làm được ch.uyện ấy rồi chứ gì!”
“Không, chính Tony làm đấy”, Kate mỉm cười. “Chúng ta đã nắm được đế quốc Hoffman và đặt nó trên đùi rồi”.
Brad ngồi sụp xuống ghế. “Thật khó tin nổi! Tôi biết rằng Tony cứng đầu cứng cổ lắm mà. Làm thế nào chị thuyết phục được hắn lấy Marianne Hoffman?”
“Rất đơn giản. Tôi đã thúc đẩy hắn không đúng hướng”.
Nhưng bà biết rằng đó mới là hướng đúng đắn. Marianne sẽ là một bà vợ tuyệt vời đối với Tony.
Lucy đã có lần bị mổ tử cung.
Marianne sẽ cho Tony một đứa con trai.
 
CHƯƠNG 21 -
Sáu tháng sau khi Tony và Marianne cưới nhau, công ty Hoffman được sát nhập vào công ty hữu hạn Kruger-Brent. Lễ kí bản thoả hiệp chính thức được tổ chức ở Munich, như là cử chỉ bày tỏ tình hữu nghị đối với Frederick Hoffman. Ông này điều hành chi nhánh của công ty ở Đức. Tony ngạc nhiên về thái độ hiền lành của mẹ anh khi chấp nhận cuộc hôn nhân này. Bà không có thói quen chấp nhận sự chiến bại một cách duyên dáng như vậy, thế nhưng bà tỏ ra rất thân thiện với Marianne khi Tony và cô dâu mới trở về nhà sau tuần trăng mật ở Bahamas. Bà nói cho Tony biết rằng bà rất sung sướng về cuộc hôn nhân này. Điều khiến Tony hết sức khó hiểu là bà đã tỏ ra rất thành thực. Sự thay đổi lập trường ấy quá nhanh chóng, không hợp với tính tình bà chút nào.Tony cho rằng anh chưa hiểu mẹ anh lắm như anh đã tưởng.
Cuộc hôn nhân này thành công một cách xuất sắc ngay từ lúc đầu. Marianne đã thoả mãn được một nhu cầu đã cảm thấy từ lâu của Tony, và mọi người xung quanh đều nhận ra sự thay đổi của anh – đặc biệt là Kate.
Khi Tony đi đây đó vì công việc, Marianne lúc nào cũng đi theo anh. Họ cùng vui chơi, cười đùa với nhau, và đều cảm thấy thực sự hạnh phúc. Nhìn hai người, Kate thầm nghĩ: “Mình đã làm được việc rất tốt cho con trai mình”.
Chính Marianne là người đã bắc cầu thông cảm giữa Tony và mẹ chàng. Khi trở về nhà, sau tuần trăng mật, Marianne nói với Tony: “Em muốn mời mẹ đến ăn cơm”.
“Đừng làm thế. Em không hiểu mẹ anh, Marianne ạ. Bà...”
“Em muốn làm quen với bà, Tony ạ. Xin anh nghe em, Tony”.
Anh không thích ý kiến này, nhưng rồi cũng đành phải nhượng bộ. Tony đoán rằng buổi tối hôm ấy chắc buồn chán lắm, nhưng anh đã phải ngạc nhiên. Bà Kate tỏ vẻ sung sướng đến cảm động được ngồi chung với hai người. Tuần lễ sau, bà mời hai vợ chồng đến dùng cơm tại nhà bà. Rồi sau đó điều này trở thành một thông lệ hàng tuần.
Kate và Marianne trở nên thân thiết với nhau. Họ nói chuyện với nhau trên điện thoại nhiều lần trong tuần lễ và ăn cơm với nhau ít nhất mỗi tuần một lần.
Họ gặp nhau vào buổi ăn trưa tại nhà hàng Lutece, nhưng ngay khi Marianne vừa bước vào, bà thấy có gì đó không ổn.
“Cho tôi một ly uýtxki lớn có đá” Marianne nói. Thường ngày ,Marianne chỉ dùng rượu vang thôi.
“Có chuyện gì xảy ra vậy, Marianne?”
“Con đã phải đi khám bác sĩ Harley”
Kate đột nhiên cảm thấy hoảng sợ. “Con không ốm chứ , Marianne?”
“Không , con vẫn khoẻ. Chỉ có điều...” Toàn thể câu chuyện bắt đầu tuôn ra.
Câu ch.uyện ấy bắt đầu mấy ngày trước đó. Marianne cảm thấy trong người không được khoẻ nên nàng đã xin gặp mặt bác sĩ John Harley...
“Bà trông khoẻ mạnh đấy chứ “, bác sĩ Harley tủm tỉm cười nói. “Năm nay bà bao nhiêu tuổi, bà Blackwell?”
“Hai mươi ba”.
“Có ai bị đau tim trong gia đình bà không?”
“Không”.
Ông ghi chép. “Ung thư ?”
“Không”.
“Cha mẹ bà còn sống không?”
“Cha tôi còn sống. Mẹ tôi mất vì một tai nạn”.
“Bà có bao giờ bị quai bị không?”
“Không”.
“Bệnh sởi?”
“Có lúc tôi lên mười”.
“Ho gà?”
“Không”.
“Có bị mổ bao giờ không?”
“Mổ amiđan, lúc chín tuổi”.
“Ngoài ch.uyện ấy ra, bà có bao giờ phải nằm bệnh viện vì lí do nào đó không?”
“Không... À có, chỉ có một lần, nhưng trong thời gian ngắn thôi”.
“Vì chuyện gì vậy?”
“Lúc đó tôi ở trong đội khúc côn cầu ở trường học, và trong lúc chơi, tôi bị ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy th.ì thấy mình đang nằm ở bệnh viện. Chỉ hai ngày thôi, thực ra chẳng có gì quan trọng cả”.
“Bà có bị thương trong khi chơi không?”
“Không. Tôi... tôi chỉ bị ngất thôi”.
“Lúc ấy bà bao nhiêu tuổi?”
“Mười sáu. Bác sĩ bảo đó chỉ là do sự rối loạn các tuyến vào tuổi thanh niên thôi”.
John Harley chồm về phía trước trên chiếc ghế ông đang ngồi.
“Khi bà tỉnh dậy vào lúc ấy, bà có thấy yếu ở một bên người không?”
Marianne suy nghĩ một lát. “Thật ra cũng có. Phải, thấy yếu ở bên phải. Nhưng chỉ ít ngày sau là hết. Từ đó không bao giờ bị trở lại nữa”.
“Bà có thấy đau đầu không? Có bị mờ mắt không?”
“Có, nhưng những triệu chứng ấy cũng biến mất”. Nàng bắt đầu cảm thấy lo ngại. “Ông nghĩ tôi có bệnh gì hay sao, thưa bác sĩ Harley?”
“Tôi chưa dám chắc. Còn phải làm ít cuộc thử nghiệm. Chỉ là để cho chắc chắn thôi”.
“Loại thử nghiệm gì?”
“Tôi muốn đo u mạch ở não. Không có gì phải lo ngại cả. Chúng tôi có thể làm ngay thôi”.
Ba ngày sau, Marianne nhận cú điện thoại của cô y tá yêu cầu nàng đến gặp bác sĩ John Harley. Ông ngồi trong phòng khám đợi nàng. “Chúng tôi đã tìm ra cái bí mật ấy rồi”.
“Có gì xấu không?”
“Không hẳn thế. Cuộc thử nghiệm cho biết bà bị một cơn “sốc” nhỏ thôi. Về y khoa chúng tôi gọi là chứng phình mạch “aneurysm”, rất thông thường ở phụ nữ, đặc biệt là những cô gái dưới hai mươi. Một mạch máu nhỏ trong não bị vỡ ra, làm rỉ ra một ít máu. Áp suất là cái đã gây nên chứng nhức đầu và mờ mắt. May thay, những thứ ấy có thể tự lành lại được”.
Marianne ngồi lắng nghe, trí óc nàng cố chống chọi với nỗi hoảng sợ. “Như thế... như thế là nghĩa thế nào? Nó có thể xảy ra lần nữa không?”
“Rất khó xảy ra lần nữa”. Ông tủm tỉm cười. “Trừ phi bà dự định tham gia đội khúc côn cầu lần nữa, ngoài ra bà có thể sống hoàn toàn bình thường”.
“Tony và tôi thích cưỡi ngựa và chơi quần vợt. Như thế có...?”
“Chừng nào bà không làm quá sức, mọi thứ đều được cả. Từ quần vợt cho đến việc ăn nằm. Không có vấn đề gì”.
Nàng mỉm cười cảm thấy an tâm. “Cảm ơn Chúa”.
Khi Marianne đứng dậy, John Harley nói. “Chỉ có một điều, bà Blackwell ạ. Nếu bà và Tony muốn có con thì tôi khuyên ông bà nên có con nuôi thì hơn”.
Marianne cảm thấy lạnh người. “Ông vừa bảo là tôi hoàn toàn bình thường mà”.
“Bà vẫn bình thường. Chỉ có điều là nếu bà có mang, nó sẽ làm tăng lên thể tích các mạch máu rất nhiều. Và trong thời kì từ sáu đến tám tháng mang thai, sẽ có sự gia tăng huyết áp. Một khi đã bị chứng phình mạch trong quá khứ, điều này sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều hơn. Không những nó nguy hiểm mà còn có khi rất tai hại nữa. Việc nuôi con nuôi bây giờ cũng rất dễ dàng tôi có thể thu xếp...”
Nhưng Marianne không còn nghe gì nữa. Nàng chỉ nghe văng vẳng tiếng Tony: ”Anh muốn chúng ta có một đứa con gái giống hệt như em.”
“...Con không thể nghe được nữa”, Marianne kể lại với Kate. “Con cố gắng hết sức dìm các cảm xúc xuống. Thật là một cú đánh choáng váng đối với bà, nhưng vẫn phải có cách giải quyết nào đó. Lúc nào cũng có một cách.
Bà cố nở một nụ cười rồi nói. “Thế mà mẹ tưởng rằng sắp có chuyện gì tệ hại hơn thế chứ”.
“Nhưng mẹ ạ, Tony và con rất mong có một đứa con”.
“Marianne ạ, ông bác sĩ John Harley là kẻ chuyên môn làm cho người ta hoảng sợ. Cách đây mấy năm con chỉ gặp một vấn đề nhỏ nhoi, thế rồi ông ta biến nó trở thành một điều gì ghê gớm lắm. Con cũng biết bọn bác sĩ họ như thế nào rồi”. Bà nắm lấy tay Marianne. “Con vẫn thấy khoẻ, phải không , Marianne?”
“Trước đây con vẫn khoẻ, nhưng khi...”
“Đó, con thấy không. Con không còn thỉnh thoảng bị những cơn ngất xỉu ngắn nữa phải không?”
“Không”.
“Ấy là bởi vì con đã khỏi hẳn rồi. Chính ông bác sĩ ấy nói những chừng ấy có thể tự nó chữa lành mà”.
“Ông ấy bảo những nguy cơ...”
Kate thở dài. “Marianne này, mỗi lần người đàn bà có mang, họ đều gặp rủi ro này khác. Cuộc đời toàn là rủi ro cả mà. Điều quan trọng trên đời là mình phải quyết định thứ rủi ro đáng để cho mình gánh chịu, con có đồng ý như vậy không?”
“Vâng” Marianne ngồi tại chỗ suy nghĩ. Nàng đã quyết định. “Mẹ nói đúng, chúng ta sẽ không nói gì về chuyện này với Tony cả. Nó chỉ làm cho anh ấy lo lắng thêm thôi. Chúng ta sẽ giữ bí mật”.
Kate thầm nghĩ, mình có thể giết cái lão John Harley chết tiệt ấy vì đã làm cho Marianne hoảng sợ. Bà nói: “Nó sẽ là một điều bí mật của chúng ta”, để bày tỏ ý tán thành.
Ba tháng sau, Marianne có mang. Tony mừng rỡ đến run người. Bà Kate cảm thấy đắc thắng âm thầm. Còn bác sĩ John Harley thì kinh hãi.
“Để tôi phải chuẩn bị cho việc phá thai ngay tức khắc”, ông nói với Marianne.
“Đừng bác sĩ Harley ạ. Tôi thấy khoẻ mà. Tôi sẽ có một đứa con”.
Khi Marianne nói với Kate về cuộc viếng thăm này, Kate đùng đùng nổi giận, xông đến phòng khám bệnh của bác sĩ John Harley. “Sao ông lại dám khuyên con dâu tôi phải phá thai?”
“Bà Kate này, tôi đã nói với bà ấy rằng nếu bà ấy mang thai cho đến thời kì ở cữ thì có nguy cơ là bà ấy sẽ chết”.
“Ông không hiểu gì cả. Bà ấy sẽ khoẻ mạnh như thường. Đừng có làm cho bà ấy hoảng sợ”.
Tám tháng sau, vào lúc bốn giờ sáng, đầu tháng hai, cơn đau đẻ của Marianne bắt đầu trước thời hạn. Những tiếng rên rỉ của nàng khiến Tony choàng tỉnh dậy.
Anh hối hả mặc quần áo. “Đừng lo, em yêu quý ạ. Anh sẽ đưa em đến bệnh viện ngay lập tức”.
Cơn đau thật là khủng khiếp. “Vội đi anh”.
Nàng do dự không biết có nên nói với Tony về cuộc nói chuyện giữa nàng và bác sĩ John Harley hay không. Không, bà Kate nói đúng. Nàng phải tự quyết định lấy.
Cuộc sống rất tuyệt vời, cho nên Chúa sẽ không để xảy ra chuyện gì không hay cho nàng đâu.
Khi Marianne và Tony đến bệnh viện, mọi thứ đều đã sẵn sàng. Tony được đưa đến phòng đợi. Marianne được chở đến phòng khám bệnh. Ông bác sĩ sản khoa, Mattson, đo huyết áp cho nàng. Ông nhăn mặt, đo lại một lần nữa, rồi ngước mắt lên, nói với cô y tá, “Đưa bà ấy đến phòng mổ – nhanh lên!”.
Tony đang đứng ở máy bán thuốc lá trong hành lang bệnh viện thì một giọng nói nổi lên ở sau lưng anh. “Phải, phải, nếu đó không phải là Rembrant”. Tony quay lại. Anh nhận ra người đàn ông trước đây anh gặp trước căn hộ cũa Dominique. Không biết lúc ấy nàng gọi tên anh ta là gì nhỉ? À Ben. Người ấy nhìn Tony trừng trừng, với vẻ khó chịu. Hắn ta ghen chăng? Không biết Dominique đã nói gì với hắn? Ngay lúc ấy Dominique xuất hiện. “Cô y tá bảo Micheline đang được săn sóc đặc biệt. Chúng ta sẽ đến...” Nàng nhìn thấy Tony, liền ngưng lại giữa câu nói.
“Tony, anh làm gì ở đây?”
“Vợ tôi sắp sinh”.
“Mẹ anh đã sắp đặt việc này à?” Ben hỏi.
“Anh nói thế là nghĩa thế nào?”
“Dominique nói với tôi rằng mẹ anh sắp đặt mọi thứ cho anh, anh bạn ạ”.
“Ben, anh câm mồm đi!”
“Sao? Không phải là sự thật hay sao? Chính em nói như vậy mà”.
Tony quay về phía Dominique. “Anh này nói gì lạ vậy?”.
“Không có gì đâu”, Dominique nhanh nhảu nói. “Ben, chúng mình đi ra khỏi nơi này”.
Nhưng Ben vẫn lấy làm thích thú. “Tôi muốn được có một bà mẹ như anh, anh bạn ạ. Anh muốn có một người mẫu để ngủ chung thì mẹ anh mua ngay cho anh một người. Anh muốn có một cuộc triển lãm tranh ảnh ở Paris thì mẹ anh thu xếp cho anh có phòng triển lãm. Anh...”
“Anh điên rồi”.
“Anh mà điên à, Dominique?” Ben quay về phía Dominique, nói “Anh chàng này không biết hay sao?”
“Anh bảo tôi không biết cái gì?”
“Chẳng có gì cả, Tony ạ”.
“Anh này bảo mẹ tôi xếp đặt cuộc triển lãm ở Paris. Đó là điều nói dối, phải không?” Tony nhìn thấy nét mặt của Dominique. “Có phải thế không?”
“Không”, Dominique nói một cách miễn cưỡng.
“Cô muốn nói rằng mẹ tôi đã trả tiền cho Goerg để... để trưng bày tranh của tôi, phải không?”
“Tony, ông ấy thực sự thích các bức tranh của anh mà”.
“Nói cho anh ta biết về vụ nhà phê bình tranh đi, Dominique”, Ben thúc giục.
“Thôi thế là đủ rồi Ben”. Dominique quay lưng đi. Tony nắm cánh tay Dominique, giữ nàng lại. “Khoan đã. Cô nói cho tôi biết về nhà phê bình ấy đi. Có phải là mẹ tôi xếp đặt cho ông ta đến dự cuộc triển lãm tranh không?”
“Phải”, Dominique nói, giọng nàng hạ thấp xuống thành một tiếng thì thào.
“Nhưng ông ta ghét tranh của tôi mà.”
Nàng nghe giọng nói chàng có vẻ đau đớn. “Không. Ông ấy không ghét. André d Usseau nói với mẹ anh rằng anh có thể đã trở thành một hoạ sĩ nổi tiếng.”
Anh đang phải đương đầu với một điều không thể nào tin nổi. “Mẹ tôi cho ông d Usseau tiền để ông ấy huỷ hoại tôi, phải thế không?”
“Không phải để huỷ hoại anh đâu. Bà tin rằng như thế là làm điều tốt cho anh.”
Tầm lớn lao của những gì mẹ anh đã làm thật là khủng khiếp. Mọi thứ bà nói với anh đều là giả dối cả. Bà không bao giờ có ý định để cho anh sống cuộc sống của riêng anh. Thế còn André d Usseau? Làm sao một người như ông ta mà lại có thể mua chuộc được? Nhưng mà dĩ nhiên, mẹ anh đã biết được cái giá của từng con người. Wilde có thể đã ám chỉ đến Kate khi ông nói về một con người biết được giá tiền của tất cả mọi thứ, nhưng không biết được giá trị của một thứ nào cả. Tất cả mọi thứ là để phục vụ cho công ty. Và công ty ấy chính là Kate Blackwell. Tony quay lại, bước đi dọc hành lang như một người mù.
Trong phòng mổ, các bác sĩ đã chiến đấu tuyệt vọng để cứu sống Marianne. Huyết áp của nàng xuống thấp một cách đáng lo ngại, và nhịp tim của nàng hỗn loạn. Người ta cho nàng thở oxy, truyền máu, nhưng tất cả đều vô ích. Marianne nằm bất tỉnh do xuất huyết não khi đứa bé đầu tiên được đỡ ra, rồi nàng qua đời ba phút sau khi đứa bé sinh đôi thứ hai được lấy ra.
Tony nghe tiếng gọi, “Ông Blackwell.” Anh quay lại. Bác sĩ Mattson đang đứng bên cạnh anh.
“Ông có hai đứa con gái sinh đôi rất kháu khỉnh và khoẻ mạnh, ông Blackwell ạ.”
Tony nhận ra trong mắt ông có vẻ gì khác lạ. “Marianne – nhà tôi vẫn khoẻ chứ? Phải thế không?”
Bác sĩ Mattson thở một cái thật sâu. “Tôi rất lấy làm tiếc. Chúng tôi đã làm mọi cách có thể được. Bà ấy qua đời trên...”
“Bà ấy sao?” Đó là một tiếng kêu thét. Tony nắm chặt lấy áo ông bác sĩ, lay thật mạnh. “Ông nói dối! Nhà tôi không chết!”
“Ông Blackwell...”
“Nhà tôi hiện ở đâu? Tôi muốn thấy bà ấy!”
“Ông không thể vào bây giờ được. Họ đang chuẩn bị...”
Tony thét lên. “Ông giết nhà tôi rồi! Ông là đồ chó đẻ! Ông giết bà ấy.” Anh đấm lên người bác sĩ thùm thụp. Hai bác sĩ nội trú vội vã chạy vào, giữ tay anh lại.
“Nào. ông hãy bình tĩnh lại đi, ông Blackwell.”
Bác sĩ John Harley vội vã đi đến nhóm người này.
“Thả ông ấy ra. Để chúng tôi nói chuyện riêng với nhau”. Ông ra lệnh.
Bác sĩ Mattson và hai viên nội trú bỏ đi. Tony khóc nức nở. “John, chúng nó giết Marianne rồi. Chúng ám sát nhà tôi.”
“Chị ấy qua đời rồi ,Tony ạ. Tôi rất lấy làm đau buồn. Nhưng không ai giết chị ấy cả. Tôi đã nói với chị ấy cách đây nhiều tháng rằng nếu chị ấy cứ tiếp tục mang thai thì điều này có thể dẫn đến cái chết.”
Phải một thời gian khá lâu nhưng lời lẽ này mới thấm vào đầu óc Tony. “Ông vừa nói gì lạ vậy?”.
“Thế Marianne không nói với ông sao? Mẹ anh cũng không nói gì cả à?”
Tony nhìn John Harley chằm chằm, chưa hiểu gì cả, “Mẹ tôi?”
“Bà ấy nghĩ rằng tôi chỉ làm cho người ta hoảng hốt thôi. Bà khuyên Marianne cứ tiếp tục mang thai. Tôi rất ân hận, Tony ạ. Tôi đã thấy hai đứa trẻ sinh đôi ấy. Chúng rất kháu khỉnh. Anh có muốn...?”
Nhưng Tony đã bỏ đi rồi.
Viên quản gia của Kate mở cửa cho Tony.
“Chào ông Blackwell.”
“Chào bác Lester.”
Viên quản gia đã nhận ra vẻ phờ phạc, nhếch nhác của Tony. “Không có chuyện gì cả chứ, ông Blackwell?”
“Chẳng có chuyện gì cả. Bác cho tôi một tách cà phê được không, Lester?”
“Thưa ông, có ngay ạ.”
Tony nhìn theo viên quản gia đi về phía nhà bếp. Nào, Tony, một tiếng nói trong đầu anh ra lệnh.
Phải, ngay bây giờ. Tony quay lại, bước đến phòng trưng bày chiến lợi phẩm. Anh đến một cái tủ nhỏ đựng bộ sưu tập súng. Anh nhìn chằm chằm vào những dụng cụ giết người được xếp đặt ngay ngắn, sáng ngời.
Mở tủ ra, Tony.
Anh mở tủ. Anh chọn một khẩu súng lục từ giá súng, kiểm soát nòng súng để tin chắc rằng nó đã được nạp đạn sẵn sàng.
Bà ấy sẽ ở lầu trên, Tony ạ.
Tony quay lại, bắt đầu bước lên cầu thang. Anh biết rằng không vì lỗi của mẹ anh mà bà ấy đã trở nên xấu xa như vậy. Bà ấy bị ám ảnh, và anh sẽ chữa trị cho bà. Công ty đã cướp mất linh hồn của bà, và bà Kate không chịu trách nhiệm về những gì bà làm. Mẹ anh và công ty đã hoà nhập lại với nhau thành một, và khi anh giết bà, công ty sẽ chết.
Bây giờ anh đang đứng ở ngoài phòng ngủ của bà Kate.
Mở cửa đi, tiếng nói ra lệnh.
Tony mở cánh cửa. Bà Kate đang mặc áo trước một tấm gương thì nghe tiếng cánh cửa mở ra.
“Tony! Con làm cái gì vậy...”
Tony chĩa súng vào người bà, rồi bắt đầu bóp cò.
 
CHƯƠNG 22 -
Quyền con trưởng thừa kế, tức là quyền hưởng chức tước tài sản gia đình của đứa trẻ sinh đầu tiên, có cội rễ ăn sâu trong lịch sử. Trong các gia đình vua chúa ở Âu Châu, một viên quan cao cấp phải hiện diện vào lúc sinh của vị thừa kế vị sẽ không bị tranh cãi. Vì vậy, bác sĩ Mattson phải cẩn thận ghi chép ai là người được đỡ ra trước tiên trong hai đứa trẻ sinh đôi.
Ai cũng phải đồng ý với nhau rằng những đứa con sinh đôi của Blackwell rất là xinh đẹp. Chúng nó khoẻ mạnh và có vẻ linh hoạt kì lạ. Các y tá trong bệnh viện luôn tìm cớ để đi vào xem hai đứa bé. Sự thu hút của chúng, mặc dầu không được thú nhận, một phần là do nhưng câu chuyện bí mật người ta loan truyền về gia đình của chúng. Mẹ chúng qua đời trong lúc sinh ra chúng. Cha chúng đã biến mất, và có tin đồn rằng ông ta đã bắn mẹ ruột của mình, nhưng người ta không thể xác nhận các lời đồn đại ấy. Báo chí không đề cập gì về chuyện này mà chỉ nói một cách ngắn ngủi rằng Tony Blackwell đã bị suy sụp thần kinh và bị nhốt ở một nơi. Khi báo chí hỏi ông bác sĩ Harley thì ông ta đưa ra một câu nói cộc lốc. “Không bình luận.”
Những ngày vừa qua quả là địa ngục đối với ông bác sĩ John Harley. Chừng nào ông còn sống, ông vẫn còn nhớ mãi đến quang cảnh ông đã chứng kiến khi ông đi đến phòng bà Kate Blackwell sau khi nhận được một cú điện thoại rối rít của người quản gia. Kate nằm dài trên sàn nhà trong cơn hôn mê, với nhiều vết đạn ở cổ và ngực, máu tuôn ra nhuộm đỏ cả tấm thảm trắng.Tony đang sục sạo các tủ áo của mẹ anh cắt loạn xạ các chiếc áo của bà ra từng mảnh bằng một cái kéo.
Bác sĩ Harley đưa mắt nhìn bà Kate thật nhanh, rồi hối hả gọi xe cứu thương đến. Ông quỳ xuống bên cạnh bà Kate, bắt mạch. Mạch của bà rất yếu và rất nhỏ, mặt bà đang trở sang màu xanh nhợt. Bà sắp sửa bị kích ngất. Ông liền tiêm cho bà một mũi adrenaline và sodium bicarbonate.
“Chuyện gì xảy ra vậy?” Bác sĩ Harley hỏi.
Viên quản gia, mồ hôi vã ra như tắm, đáp, “Tôi... tôi không biết. Ông Blackwell bảo tôi đi pha cà phê cho ông. Lúc tôi đang ở trong bếp thì nghe tiếng súng nổ. Tôi chạy lên lầu thì thấy bà Kate Blackwell nằm trên sàn nhà, như thế này. Ông Blackwell lúc ấy đang đứng phía trên bà ấy và nói. “Nó sẽ không làm hại mẹ nữa đâu, mẹ ạ. Con đã giết nó rồi.” Thế rồi ông ấy đi đến tủ áo và bắt đầu cắt các áo trong đó.”
Bác sĩ Harley quay về phía Tony. “Anh làm gì ở đấy Tony?”.
Anh lại cắt xé dữ dội. “Tôi giúp mẹ tôi. Tôi đang huỷ hoại công ty. Chính nó đã giết mẹ tôi, ông hiểu không?”Anh lại tiếp tục cắt xé quần áo trong tủ.
Người ta đưa gấp bà Kate vào khu cấp cứu trong một bệnh viện tư của Kruger-Brent. Bà được truyền máu bốn lần trong khi bác sĩ mổ để lấy các viên đạn ra.
Phải có ba người y tá nam mới lôi được Tony vào trong chiếc xe cứu thương, sau khi bác sĩ John Harley tiêm cho anh ta một mũi thuốc để làm cho anh yên bớt. Một toán lính cảnh sát đáp ứng lời kêu gọi của xe cứu thương, và bác sĩ John Harley cho mời Brad Rogers đến để tiếp xúc với họ. Bằng phương tiện nào đó mà bác sĩ Harley không hiểu được, các giới truyền tin không đề cập một chút gì đến vụ nổ súng.
Bác sĩ Harley đi đến bệnh viện để thăm bà Kate Blackwell, lúc này đang được chăm sóc đặc biệt. Câu nói đầu tiên bà thều thào thốt ra là: “Con trai tôi đâu rồi?”
“Anh ấy được chăm sóc, bà Kate ạ. Anh ấy không hề gì đâu.”
Tony được đưa đến một dưỡng đường tư ở Connecticut.
“Bác sĩ John này, tại sao Tony lại cố tình giết tôi?Tại sao?” Sự đau khổ trong giọng nói của bà dường như không thể nào chịu đựng nổi.
“Anh ấy oán trách bà về cái chết của Marianne.”
“Thật là điên rồ!”
John Harley không đưa ra lời bình luận nào.
Anh ấy trách bà về cái chết của Marianne!
Sau khi bác sĩ John Harley đã ra khỏi phòng, bà Kate nằm ở đó, không thể nào chấp nhận được những lời nói ấy. Bà đã yêu Marianne vì nàng đem lại hạnh phúc đến cho Tony. Tất cả những ước mơ của mẹ là dành cho con. Làm sao con không thể hiểu được điều ấy?
Thế nhưng anh ta đã ghét bà đến nỗi cố giết bà. Kate cảm thấy trong lòng tràn ngập đau khổ; bà chỉ muốn được chết. Nhưng bà không để cho mình phải chết. Bà đã làm những gì bà cho là phải. Họ đều lầm cả. Tony là một con người yếu đuối không dám một mình đương đầu với cuộc sống. Nhưng ta, Kate Blackwell, không yếu đuối. Ta có thể đương đầu với câu chuyện này, có thể đương đầu với bất cứ chuyện gì. Ta sẽ sống. Ta sẽ sống sót. Công ty của ta sẽ tồn tại.
 
CHƯƠNG 23 -
Kate hồi phục sức khoẻ ở Dark Harbor, để cho mặt trời và gió bể giúp bà chóng bình phục.
Tony ở trong một dưỡng đường tư để được sự săn sóc tốt nhất. Kate đã mời những nhà chuyên môn về tâm thần đến từ Paris, Vienna và Berlin, nhưng khi tất cả những cuộc thử nghiệm và khám nghiệm thực hiện xong, sự chẩn đoán của họ đều giống nhau: con trai bà bị chứng hoang tưởng bộ phận và tâm thần phân lập có khuynh hướng giết người.
“Anh ấy không có đáp ứng đối với các loại thuốc và biện pháp điều trị tâm lí. Chúng tôi phải giữ anh ấy trong tình trạng kiềm chế?”
“Kiềm chế như thế nào?”
“Anh ấy ở trong một căn phòng có bọc đệm xung quanh. Chúng tôi cho anh ấy mặc một thứ áo bó chặt chân tay hầu như suốt cả ngày.”
“Có cần thiết phải làm như vậy không?”
“Thưa bà Blackwell, nếu không làm thế, anh ấy sẽ giết bất cứ ai lại gần.”
Bà đau đớn, nhắm đôi mắt lại. Họ không phải đang nói chuyện về Tony hiền lành, dịu dàng của bà, mà nói về một kẻ lạ mặt nào đó, một kẻ bị ám ảnh. Bà mở cặp mắt ra.
“Không có cách đi đến được tận trí óc của anh ấy. Chúng tôi vẫn cho anh ấy dùng thuốc, nhưng ngay khi thuốc hết hiệu lực thì anh ta lại điên cuồng trở lại. Không thể nào tiếp tục lối điều trị này mãi mãi được.”
Kate đứng thẳng người dậy. “Vậy ông đề nghị làm thế nào, bác sĩ?”
“Trong những trường hợp tương tự như vậy, chúng tôi phải lấy đi một phần não thuỳ tương tự như vậy, chúng tôi phải lấy đi một phần não thuỳ thì cũng tạo nên kết quả khả quan.”
Kate nuốt nước bọt đánh ực một cái. “Một cuộc phẫu thuật não thuỳ?”
“Đúng vậy. Con trai bà sẽ vẫn có thể hoạt động về mọi phương diện, duy chỉ có điều là anh ấy sẽ không còn có những cảm xúc mạnh mẽ bất thường nữa.”
Kate ngồi yên tại chỗ, đầu óc và th.ân thể bà như run lên vì lạnh. Bác sĩ Morris, một bác sĩ trẻ của bệnh viện Menninger, phá tan sự im lặng. “Tôi biết rằng bà khó có thể chịu đựng được một hoàn cảnh như vậy. Nhưng nếu bà nghĩ đến...”
“Nếu đó là lối duy nhất để ngăn chặn sự đau khổ dày vò nó, thì các ông cứ tiến hành.” Kate nói.
Frederick Hoffman muốn đem các cháu của ông về nuôi. “Tôi muốn đưa chúng nó về Đức.”
Kate nhận thấy ông ta có vẻ như già đi đến hai mươi tuổi từ ngày Marianne qua đời. Bà thương hại ông ta, nhưng nhất định không chịu rời xa các con của Tony. “Chúng được nuôi dưỡng ở nơi này. Ông hãy đến thăm các cháu luôn.”
Cuối cùng, ông Frederick đành phải nghe lời.
Hai đứa trẻ sinh đôi được đưa đến ở tại nhà bà Kate. Một dãy buồng nuôi trẻ được xép đặt dành cho chúng. Kate phỏng vấn các cô nuôi dạy trẻ, và cuối cùng tuyển được một cô người Pháp tên là Solange Dunas.
Kate đặt tên cho đứa sinh ra đầu tiên là Eve và đứa em sinh đôi của nó là Alexandra. Chúng giống nhau như hệt, khó mà phân biệt được đứa này với đứa kia. Trông chúng chơi đùa với nhau giống như là nhìn vào hình ảnh trong một tấm gương. Kate ngạc nhiên trước phép lạ kì diệu mà con trai bà và Marianne đã tạo ra. Chúng là những đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn và dễ bảo, nhưng chỉ ít tuần lễ, Eve có vẻ phát triển hơn Alexandra. Eve là đứa đầu tiên biết bò, nói chuyện và bước đi. Alexandra theo kịp nhanh chóng, nhưng ngay từ lúc đầu, Eve là đứa trẻ đi tiên phong. Alexandra yêu thương chị nó, và cố bắt chước mọi thứ chị nó làm. Kate cố dành nhiều thì giờ tối đa để chơi với các cháu. Chúng làm cho bà thấy trẻ lại. Rồi bà lại bắt đầu mơ tưởng. Một ngày nào đó, khi ta già yếu, sẵn sàng rút lui thì...
Vào ngày sinh nhật đầu tiên của hai đứa trẻ song sinh, Kate tổ chức một bữa tiệc. Chúng có hai chiếc bánh sinh nhật y hệt như nhau, và hàng chục món quà của bạn bè, nhân viên công ty, và gia nhân. Tiệc sinh nhật lần thứ hai đến tiếp đó nhanh chóng. Kate không thể tin được rằng thời gian trôi qua nhanh như vậy, và các cháu bà cũng lớn lên như thổi. Bà có thể nhận ra rõ ràng hơn sự khác biệt về nhân cách của chúng: Eva, mạnh khoẻ hơn, táo bạo hơn, Alexandra thì dịu dàng hơn, sẵn sàng chịu sự điều khiển của chị nó. Kate thầm nghĩ, chúng nó không có mẹ có cha mà chúng yêu thương nhau như vậy thì đó là một phước lớn.
Nhưng,vào đêm trước ngày sinh nhật thứ năm, Eve tìm cách giết Alexandra.
Đã khá lâu rồi, Eve vẫn ghét em nó. Nó nổi sùng lên một cách âm thầm khi có người nào đó bồng Alexandra lên vuốt ve nó hay cho nó một món quà. Eve cảm thấy như nó bị đánh lừa. Nó muốn có tất cả riêng cho nó – tất cả tình thương, tất cả những thứ đẹp đẽ xung quanh hai đứa. Nó không thể có một ngày sinh nhật riêng cho nó. Nó ghét Alexandra vì cô bé này giống nó. mặc quần áo y như nó, chiếm đoạt một phần tình thương của bà nội mà đáng lẽ nó phải được hưởng hoàn toàn. Alexandra yêu mến Eve, nhưng Eve lại khinh bỉ Alexandra vì ch.uyện ấy. Alexandra có tính tình rộng rãi, sẵn sàng nhường lại cho Eve các con búp bê và đồ chơi, nhưng điều đó lại càng làm cho Eve thêm khinh bỉ. Eve không chia sẻ thứ gì cả. Cái gì thuộc về nó là của nó; nhưng như thế chưa đủ. Nó muốn bất cứ thứ gì mà Alexandra có. Đến đêm, dưới cặp mắt canh chừng của cô Solange Dunas, cả hai đứa bé cùng đọc kinh thật to, nhưng Eve bao giờ cũng thêm vào đó một lời cầu nguyện âm thầm rằng Chúa sẽ đánh chết Alexandra đi. Khi lời cầu nguyện ấy không được đáp ứng, Eve không thể chịu đựng được ý tưởng phải chia sẻ một bữa tiệc sinh nhật nữa với Alexandra. Khách khứa hôm ấy là những người bạn của riêng nó, các quà sinh nhật cũng là những quà riêng cho nó mà em gái nó sẽ đánh cắp từ tay nó. Nó phải giết Alexandra cho sớm.
Đêm trước hôm sinh nhật, Eve nằm trên gi.ường, mắt mở thao láo. Khi đã biết chắc rằng mọi người trong nhà đều ngủ cả, nó đi đến gi.ường của Alexandra đánh thức em nó dậy. “Alex.” nó thì thầm, “chúng mình xuống bếp xem các bánh sinh nhật đi.”
Alexandra nói với giọng còn ngái ngủ, “Mọi người đang ngủ cả.”
“Mình sẽ không đánh thức ai dậy cả.”
“Cô Dunas sẽ không bằng lòng đâu. Tại sao chúng ta không chờ đến sáng mai xem bánh cũng được?”
“Bởi vì chị muốn xem các bánh ấy ngay bây giờ. Em có đi hay không?”
Alexandra giụi mắt cho tỉnh ngủ. Nó chẳng thích gì xem các bánh ấy, nhưng không muốn làm chị nó phải buồn lòng. “Em đi.” nó nói.
Alexandra đi ra khỏi gi.ường, xỏ chân vào đôi giày vải. Cả hai đứa đều mặc áo ngủ bằng ni lông màu hồng.
“Ta đi nào. Đừng có làm ồn ào nhé.” Eve nói.
“Vâng,” Alexandra đáp.
Chúng rón rén ra khỏi phòng ngủ, đi vào hành lang ngang qua cửa phòng cô Dunas, xuống chiếc cầu thang dốc dẫn xuông bếp. Đó là một cái bếp rất rộng, với hai chiếc lò lớn đốt bằng khí, sáu cái lò nhỏ, ba tủ lạnh và một tủ ướp lạnh có thể bước vào được.
Trong tủ lạnh, Eve tìm thấy những chiếc bánh mà bà làm bếp Tyler đã làm xong. Một trong những chiếc bánh ấy có ghi dòng chữ, “Mừng sinh nhật Alexandra”, chiếc kia ghi, “Mừng sinh nhật Eve.”
Năm sau, Eve tự nhủ thầm. chỉ có một tên mà thôi.
Eve lấy chiếc bánh sinh nhật của Alexandra ra, đặt nó trên một cái thớt gỗ giữa bếp. Nó mở một ngăn kéo, lấy ra một gói nến đủ màu sắc.
“Chị làm gì thế?” Alexandra hỏi.
“Chị muốn xem khi mình đốt tất cả các cây nến lên nó sẽ trông như thế nào.” Eve bắt đầu gắn các cây nến lên lớp kem trên bánh.
“Em nghĩ chị không nên làm thế, Eve ạ. Chị làm hỏng chiếc bánh ấy đi, chắc bà Tyler sẽ giận lắm đấy.”
“Bà ấy sẽ chẳng để ý đến đâu.” Eve mở một ngăn kéo khác, lấy ra hai hộp diêm lớn. “Nào, giúp đỡ chị một tay.”
“Em muốn về gi.ường nằm ngủ.”
Eve quay lại nhìn em, giận dữ. “Thôi được, mày về gi.ường mà nằm. Đồ nhát như thỏ. Để tao làm một mình.”
Alexandra do dự. “Chị muốn em làm gì nào?”
Eve đưa nó một hôp diêm. “Thắp các ngọn nến đi.”
Alexandra sợ lửa. Cả hai đứa đều được căn dặn về sự nguy hiểm của việc chơi diêm. Chúng đã được nghe nói những câu chuyện ghê gớm về những đứa trẻ không nghe lời căn dặn ấy. Nhưng Alexandra không muốn làm chị buồn lòng, vì vậy nó phải vâng lời, bắt đầu châm các ngọn nến.
Eve đứng nhìn em nó trong một lát. “Mày quên không châm những cây nến phía bên kia, đồ ngu,” nó nói.
Alexandra nhoài người ra để châm những ngọn nến ở phía xa, lưng nó quay về phía Eve. Ngay lập tức, Eve quệt một que diêm, đặt nó sát vào các que khác trong chiếc hộp nó đang cầm ở tay. Các que diêm này cháy xoè lên thành những ngọn lửa. Eve thả hộp diêm dưới chân Alexandra, làm cho gấu chiếc áo ngủ của Alexandra bắt lửa. Một lát sau, Alexandra mới biết được chuyện gì đang xảy ra. Nó thấy đau đớn khủng khiếp ở chân, vội nhìn xuống, rồi hét to lên, “Cứu! Cứu tôi với!”
Eve nhìn chiếc áo đang bốc cháy, kinh hãi trước sự thành công mĩ mãn của mình. Alexandra đứng nguyên tại chỗ, cứng đờ, tê cóng vì sợ hãi.
“Đừng có động đậy !” Eve nói. “Để ta đi lấy một xô nước.” Nó hối hả chạy đến phòng chứa thực phẩm, tim đập rộn ràng với nỗi vui mừng pha lẫn chút sợ hãi.
Chính là nhờ một phim chớp bóng kinh hoàng mà người ta đã cứu sống được Alexandra. Đêm hôm ấy, bà Tyler, người đầu bếp của bà Blackwell, đi xem xi nê với một viên trung sĩ cảnh sát. Anh này thỉnh thoảng cũng chia sẻ chiếc gi.ường nằm với bà ta. Đặc biệt tối hôm ấy, màn ảnh chiếu toàn những cảnh người ta chết chóc, cụt tay cụt chân một cách quá ghê rợn khiến cho bà Tyler không thể chịu đựng được nữa. Giữa một cảnh chặt đầu ghê rợn bà Tyler nói, “Richard này, có lẽ anh quen với những cảnh tượng này hàng ngày, chứ tôi thì không chịu nổi rồi.”
Viên trung sĩ Richard Dougherty miễn cưỡng đưa bà ra khỏi rạp xi nê.
Hai người về đến nhà bà Blackwell sớm hơn một giờ. Vừa mới mở cửa ra, bà nghe tiếng Alexandra kêu thét từ trong bếp. Bà Tyler và Richard liền nhảy xổ vào trông thấy cảnh kinh hoàng trước mắt, họ lập tức ra tay hành động. Richard nhẩy đến chỗ Alexandra ngã lăn ra sàn nhà, nằm bất tỉnh. Bà Tyler đổ đầy một bình nước, rồi tưới lên ngọn lửa đang lan trên sàn nhà.
“Gọi ngay một chiếc xe cứu thương,” Trung sĩ Richard Dougherty ra lệnh, “Bà Blackwell có nhà không?”
“Có lẽ bà ấy đang ngủ trên lầu.”
Khi bà Tyler vừa gọi xong xe cứu thương, có tiếng khóc phát ra từ phòng chứa thực phẩm của viên quản gia, rồi Eve chạy ra, vác một xô nước, vừa chạy vừa khóc lóc điên cuồng.
“Alexandra có chết không?” Eve thét lên, “Nó chết rồi hay sao?”
Bà Tyler ôm nó trong hai cánh tay để an ủi. “Không, cháu yêu quý ạ. em nó không hề gì. Rồi nó sẽ khoẻ lại ngay thôi.”
“Đó là do lỗi tại tôi”, Eve nức nở. “Nó muốn thắp đèn nến trên cái bánh sinh nhật của nó. Lẽ ra tôi phải ngăn cản nó.”
Bà Tyler vuốt lưng Eve. “Không hề gì đâu. Cháu đừng có tự trách mình như thế.”
“Các que... que diêm ấy rớt ra khỏi tay tôi, thế là áo của nó bắt lửa. Ghê gớm quá!”
Trung sĩ Richard nhìn Eve, nói với vẻ thương xót, “Tội nghiệp con bé.”
“Alexandra bị bỏng ở chân và lưng.” bác sĩ Harley nói với Kate, “nhưng rồi nó sẽ khỏi ngay thôi. Vào thời buổi bây giờ, chúng tôi có thể chữa những trường hợp bị bỏng một cách kì diệu. Bà hãy tin tôi đi, chuyện vừa rồi có thể đã gây một thảm kịch khủng khiếp.”
“Tôi biết.” Kate nói. Bà đã nhìn thấy những vết phỏng của Alexandra và rất lấy làm kinh sợ. Do dự một lúc bà nói tiếp, “Bác sĩ này, tôi lo về Eve hơn đấy.”
“Eve cũng bị thương hay sao?”
“ Không phải về thể chất. Con bé tội nghiệp ấy tự trách mình đã gây ra tai nạn. Nó bị những cơn ác mộng khủng khiếp. Ba đêm qua, tôi đã phải đi vào phòng nó, ôm nó trên tay, nó mới ngủ lại được. Tôi không muốn câu chuyện này gây nên chấn thương nặng hơn nữa. Eve là một đứa bé rất nhạy cảm.”
“Trẻ con dễ quên đi nhanh chóng. Nếu có vấn đề gì, bà cứ cho tôi biết, rồi tôi giới thiệu cho bà một bác sĩ nhi khoa.”
“Cảm ơn,” Kate nói đầy vẻ biết ơn.
Eve rất bối rối khó chịu. Buổi tiệc sinh nhật đã bị huỷ bỏ. Chính Alexandra đã đánh lừa để làm mình mất đi cơ hội này, Eve thầm nghĩ một cách chua chát.
Alexandra đã lành lại hoàn toàn, không mang một vết sẹo nào trên người. Eve cũng vượt qua được cảm giác tội lỗi một cách dễ dàng đến kì lạ. Vì bà Kate đã trấn an nó, “Tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai, cháu ạ. Cháu đừng có tự trách mình như thế.”
Eve đâu có tự trách mình. Nó trách bà Tyler tại sao bà ấy lại về nhà sớm để làm hư hỏng tất cả mọi sự? Nó đã chuẩn bị hoàn hảo rồi mà.
Dưỡng đường, nơi Tony bị nhốt, nằm trong một vùng đất yên tĩnh có nhiều cây ở Connecticut. Kate vẫn đi xe đến đó thăm anh mỗi tháng một lần. Cuộc giải phẫu não thuỳ đã thành công. Anh không còn biểu lộ những dấu hiệu hung hãn nữa. Anh nhận ra được Kate và hỏi han về Eve và Alexandra. Nhưng anh không tỏ ra có ý muốn nào gặp chúng nó. Anh rất ít quan tâm đến bất cứ thứ gì. Anh có vẻ như vui thích. Không, không phải là vui thích, Kate chữa lại câu nói. Hài lòng thì đúng hơn. Nhưng hài lòng – về cái gì?
Kate hỏi ông Burger viên giam đốc dưỡng đường, “Con trai tôi có làm việc gì suốt mỗi ngày không?”
“Có chứ ạ, thưa bà Blackwell. Anh ấy ngồi hàng giờ để vẽ.”
Con trai bà lẽ ra có thể làm chủ cả thế giới này, thế mà anh ta lại ngồi vẽ suốt ngày. Kate cố không nghĩ đến sự phí phạm nếu cái đầu óc thông minh sáng láng ấy bị mất đi vĩnh viễn. “Anh ấy vẽ cái gì vậy?”
Viên giám đốc tỏ vẻ bối rối. “Không ai có thể nhận ra được anh ấy vẽ cái gì.”
 
CHƯƠNG 24 -
Trong hai năm kế tiếp, Kate rất lo lắng về Alexandra. Đứa bé ấy gặp hết tai nạn này đến tai nạn khác. Trong thời gian Eve và Alexandra nghỉ hè ở Bahamas trong một vùng đất thuộc gia đình Blackwell, Alexandra suýt bị chết chìm trong khi chơi với Eve trong bể bơi; may mà có bác làm vườn cứu kịp thời nên nó mới thoát chết. Năm sau, khi hai đứa đi cắm trại ngoài trời ở Palisades, không hiểu sao Alexandra bị trượt chân trên bờ vách núi, nhưng thoát chết nhờ bấu víu vào một bụi cây nhô ra khỏi sườn núi dốc.
“Bà muốn cháu trông nom em cháu cho thật kĩ”, Kate căn dặn Eve. “Nó vô ý vô tứ, không biết tự giữ gìn như cháu đâu”.
“Cháu hiểu”. Eve nói một cách trang nghiêm. “Cháu sẽ trông nom nó”.
Kate yêu các cháu gái, nhưng theo cách khác nhau. Chúng bây giờ đã bảy tuổi, và đều xinh đẹp giống như nhau, với tóc hoe dài, mềm mại, những nét mặt thanh tú và cặp mắt McGregor. Chúng trông giống nhau, nhưng cá tính thì hoàn toàn khác nhau.Vẻ hiền lành của Alexandra khiến cho bà nhớ đến Tony, trong khi Eve giống bà hơn, cũng bướng bỉnh và tự mãn như vậy.
Một người tài xế lái xe chở chúng đến trường trong một chiếc xe Rolls Royce. Alexandra bối rối khi các bạn bè trông thấy nó đi học bằng xe hơi với tài xế lái, nhưng Eve lại lấy thế làm thích thú. Kate cho mỗi đứa một số tiền tiêu vặt hàng tuần, và ra lệnh cho chúng phải ghi chép mọi thứ chi tiêu. Eve lúc nào cũng tiêu hết tiền trước cuối tuần và vay tiền của Alexandra; Eve học cách điều chỉnh sổ sách sao cho bà nội không biết được. Nhưng Kate biết và bà không thể giấu một nụ cười. Mới bảy tuổi mà nó đã chứng tỏ là một tay kế toán có đầu óc sáng tạo.
Thoạt tiên, Kate vẫn nuôi dưỡng hi vọng thầm kín rằng một ngày kia Tony sẽ trở lại bình thường, rằng anh sẽ rời dưỡng đường để trở về với công ty Kruger-Brent. Nhưng thời gian trôi qua, giấc mơ ấy phai tàn dần. Người ta mặc nhiên hiểu rằng mặc dầu Tony có thể rời dưỡng đường để thực hiện những cuộc viếng thăm ngắn ngủi, anh sẽ không bao giờ có thể tham dự vào thế giới bên ngoài.
Lúc ấy là vào năm 1962, và khi Kruger-Brent trở nên thịnh vượng và mở rộng, nhu cầu có lãnh đạo mới trở lại càng trở nên cấp bách. Kate vừa ăn mừng lễ thất tuần. Tóc bà bây giờ đã bạc, nhưng bà vẫn giữ dáng vẻ mạnh mẽ, thẳng thắng và linh hoạt, tràn đầy sức sống. Bà cũng biết rằng tuổi già mòn mỏi rồi đây sẽ bắt kịp bà. Bà phải chuẩn bị cho lúc ấy. Công ty phải được gìn giữ cho gia đình bà. Brad Rogers là một tay quản lí giỏi, nhưng ông ta không phải là một Blackwell. Ta phải sống cho đến khi hai đứa song sinh này có khả năng nắm lấy việc điều hành công ty. Bà nghĩ đến lời nói cuối cùng của Cecil Rhodes: “Việc đã làm còn quá ít, nhưng việc phải làm thì rất nhiều.”
Hai đứa trẻ song sinh lên mười hai tuổi, sắp sửa trở thành nhưng thiếu nữ. Kate đã dành nhiều thì giờ ở bênh cạnh chúng, nhưng lúc này bà phải chú ý đến chúng nhiều hơn. Bây giờ là lúc phải đưa ra một quyết định quan trọng.
Trong tuần lễ Phục sinh, Kate và hai đứa trẻ song sinh hay đến Dark Harbor bằng máy bay của công ty. Hai cô gái này đã viếng thăm tất cả những tài sản đất đai của gia đình, ngoại trừ tài sản ở Johannesburg, nhưng trong số đó, Dark Harbor là nơi chúng thích hơn cả. Chúng yêu thích vẻ tự do hoang dã và hẻo lánh của hòn đảo này. Chúng thích đi thuyền buồm, bơi lội, trượt trên nước, và ở Dark Harbor có đủ các thứ này cho chúng. Eve yêu cầu bà nội cho phép nó đem bạn bè theo về nơi đó, như trong quá khứ, nhưng lần này bà từ chối. Bà nội, một người đàn bà đầy quyền lực, uy nghi, vẫn thường đi ra đi vào, ban bố một món quà ở nơi này hôn lên má ở nơi kia, thỉnh thoảng lại căn dặn các con gái phải cư xử thế này, thế nọ, bà nội ấy bây giờ chỉ muốn được ở một mình với hai cháu. Lần này, các cô gái cảm thấy có gì khác lạ sắp sửa xảy ra. Bà nội chúng ngồi với chúng ở tất cả mọi bữa ăn. Bà đưa chúng đi chèo thuyền, bơi lội và cưỡi ngựa nữa. Kate điều khiển con ngựa với vẻ chắc chắn của một tay lão luyện.
Các cô gái vẫn còn giống nhau một cách lạ lùng, cả hai đều rất xinh đẹp, nhưng bà Kate quan tâm đến sự khác biệt của chúng hơn là sự giống nhau. Ngồi ở hàng hiên, nhìn xuống chúng vừa chơi xong một ván quần vợt, bà làm một bản tổng kết về chúng trong đầu óc. Eve là kẻ lãnh đạo, còn Alexandra chỉ là kẻ thừa hành. Eve là một vận động viên bẩm sinh, Alexandra vẫn còn gặp tai nạn. Chỉ mấy ngày trước đó, khi hai đứa cùng đi chơi trong một chiếc thuyền buồm nhỏ, Eve ngồi ở bánh lái. Gió thổi đến phía sau chiếc buồm, và cánh buồm lái theo chiều gió, xoay ngang một cái về phía đầu Alexandra. Cô gái không kịp tránh, bị quét ra khỏi thuyền và suýt chìm nghỉm. Một chiếc thuyền khác gần đó giúp Eve cứu Alexandra. Kate tự hỏi không biết tất cả những sự kiện như thế có liên quan gì đến việc Alexandra ra đời sau Eve ba phút hay không, nhưng các lí do không có gì là quan trọng. Kate đã có một quyết định. Trí óc bà không còn có gì phải thắc mắc nữa cả. Bà sẽ dồn tiền của bà về phía Eve, một sự đánh cuộc trị giá mười tỉ đô la. Bà sẽ kiếm một người chồng thật tốt cho Eve, rồi khi bà lui về dưỡng già, Eve sẽ điều khiển công ty Kruger-Brent. Còn về Alexandra, nó sẽ có một cuộc đời giàu sang, và đầy đủ tiện nghi. Nó sẽ rất có khả năng trông coi các khoản trợ cấp từ thiện mà bà Kate đã thiết lập nên. Phải, như thế là rất tốt cho Alexandra. Nó vốn là một đứa trẻ dịu dàng, giàu lòng thương người.
Bước đầu tiên nhằm đến việc thực hiện dự tính này của bà Kate là sao cho Eve được theo học một trường thích hợp. Bà Kate chọn trường Briarcrest, một trường rất tốt ở Nam Carolina, “Cả hai cháu tôi đều ngoan ngoãn cả” bà Kate nói bà hiệu trưởng, Chandler, như vậy. “Nhưng bà sẽ nhận thấy rằng Eve là một đứa rất thông minh. Nó là một đứa con gái kì lạ, và tôi chắc chắn rằng bà sẽ giúp cho nó thâu nhận được tất cả mọi lợi ích của trường này”.
“Alexandra à? Nó cũng dễ thương”. Đó là một lối nói không ngụ ý gì khen ngợi cả, Kate đứng dậy.
“Tôi sẽ kiểm soát sự tiến bộ của chúng một cách điều đặn”.
Bà hiệu trưởng nhận ra trong những câu nói của bà Blackwell một lời cảnh cáo nào đó, thật là kì lạ.
Eve và Alexandra yêu thích ngôi trường mới của chúng, đặc biệt là Eve. Nó cảm thấy được tự do vì sống xa nhà, không phải giải thích gì với bà nội và cô Solange Dunas. Các quy tắc ở trường Briarcrest rất nghiêm ngặt, nhưng Eve chẳng bận tâm gì về điều ấy vì nó dễ dàng tránh né các quy tắc ấy. Mối bận tâm duy nhất của Eve là Alexandra cùng ở nơi này với nó. Khi Eve mới nghe nói đến trường Briarcrest, nó năn nỉ,”Bà cho cháu đi học một mình, được không?”
Bà nó đáp, “Không, cháu ạ. Bà nghĩ rằng cho Alexandra cùng đi với cháu thì tốt hơn”.
Eve cố giấu nỗi bực tức. “Bà bảo sao cũng được bà ạ”.
Nó lúc nào cũng tỏ ra lễ phép và thân ái khi ở bên cạnh bà nội, vì nó biết quyền lực nằm ở đâu rồi. Cha nó là một người điên khùng đang bị nhốt trong một dưỡng đường của người điên. Mẹ nó đã chết rồi. Chính bà nội mới là người kiểm soát tiền bạc. Nó biết gia đình nó rất giàu có. Nó không biết họ có bao nhiêu tiền tất cả, nhưng chắc là nhiều lắm – thừa để mua tất cả những thứ đẹp đẽ mà nó thích. Eve thích những thứ đẹp đẽ. Chỉ có vấn đề khó khăn duy nhất: Alexandra.
Một trong các hoạt động được ưa thích nhất ở Briarcrest là lớp học cưỡi ngựa. Phần nhiều các cô gái học trường này đều có ngựa riêng. Eve và Alexandra cũng được bà nội cho mỗi đứa một con ngựa vào ngày sinh nhật thứ mười hai. Jerome Davis huấn luyện viên cưỡi ngựa, xem các học trò trổ tài trong sân tập, nhảy qua hàng rào cao ba mươi phân, rồi sáu mươi phân, rồi cuối cùng nhảy qua hàng rào trên một thước ba. Davis là một trong những huấn luyện viên tài ba nhất trong xứ. Nhiều học trò của ông ta được mề đay vàng, và ông rất thành thạo trong việc phát hiện ra một tay cưỡi ngựa có tài năng bẩm sinh. Người con gái mới đến trường, Eve Blackwell, là một trong những người ấy. Nó không cần phải suy nghĩ về việc gì nó sẽ làm, làm thế nào nắm dây cương hay ngồi trên yên ngựa. Nó với con ngựa là một, và trong khi người và ngựa nhảy vọt qua các hàng rào, làn tóc vàng óng của Eve bay tung trong gió, quang cảnh ấy thật là đẹp. Không có gì ngăn cản được cô bé ấy, Davis nghĩ thầm.
Tommy, tay giữ ngựa, ưa thích Alexandra hơn. Ông Davis nhìn Eve thắng yên ngựa, chuẩn bị đến phiên mình. Alexandra và Eve đeo những dải ruy băng màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Eve giúp Alexandra thắng yên ngựa trong khi Tommy bận bịu với một học sinh khác.
Davis được gọi đến toà nhà chính vì có điện thoại, rồi những gì xảy ra sau đó trở thành một vấn đề rắc rối vô cùng.
Do các chi tiết Davis thu nhặt và xếp đặt lại sau đó, ông được biết rằng Alexandra trèo lên ngựa, đi một vòng sân, rồi sắp sửa cho ngựa nhảy qua hàng rào thấp thứ nhất thì con ngựa bỗng chồm hai vó lên, ném Alexandra vào một bức tường. Nó bị ngã xuống bất tỉnh và suýt nữa bị vó ngựa đá vào mặt. Tommy khiêng Alexandra đến bệnh xá. Ở đó, ông bác sĩ của nhà trường chẩn đoán cho biết nó bị chấn thương nhẹ ở đầu.
“Không bị gãy xương, không có gì quan trọng cả”. Ông nói. “Đến sáng mai cô ấy sẽ khoẻ mạnh như thường, sẵn sàng lên ngựa lại”.
“Nhưng nó có thể đã bị chết!” Eve thét lên.
Eve không chịu rời Alexandra. Bà Chandler nghĩ thầm rằng bà chưa hề bao giờ thấy một người chị hết lòng đối với em như vậy. Thật là cảm động.
Khi ông Davis đã đưa được con ngựa của Alexandra trở lại bài tập, ông thấy tấm mền lót yên ngựa đẫm cả máu. Ông nhấc nó lên thì thấy một miếng thiếc lởm chởm cắt ra từ hộp bia, nhô ra từ lưng ngực và đã cắm sâu vào d.a thịt khi chiếc yên ngựa bị ép xuống. Ông liền báo cáo với bà Chandler. Sau đó bà cho mở một cuộc điều tra ngay lập tức. Tất cả những cô gái đã đứng ở gần chuồng ngựa đều bị chất vấn.
Bà Chandler nói, “Tôi chắc rằng kẻ nào đặt miếng kim khí vào đó tưởng rằng đó là một trò tinh nghịch vô hại, nhưng thực ra nó có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tôi muốn biết tên cô nào bày ra cái trò này”.
Khi không có ai thú nhận cả, bà Chandler nói chuyện với họ, từng người một, tại văn phòng. Khi đến lượt Eve bị chất vấn, nó tỏ ra bối rối một cách lạ lùng.
“Cô có nghi ai gây ra chuyện này cho em gái cô không?” bà Chandler hỏi.
Eve nhìn xuống nói. “Con không muốn nói”. Nó lầm bầm.
“Vậy cô có thấy gì không?”
“Cháu xin bà, bà Chandler ạ...”.
“Eve, Alexandra có thể bị thương nặng rồi. Cô gái nào làm ch.uyện ấy phải bị trừng trị để lần sau đừng có xảy ra những chuyện như thế nữa”.
“Không phải là một cô gái nào làm ch.uyện ấy”.
“Cô nói gì vậy?”
“Đó là Tommy”.
“Tên giữ ngựa?”
“Vâng, thưa bà, cháu thấy hắn. Cháu tưởng hắn buộc dây nịt ngựa thôi. Cháu chắn hắn không có ý làm hại. Alexandra thường hay sai bảo hắn nhiều nên có lẽ hắn muốn cho em cháu một bài học. Trời, thưa bà Chandler, lẽ ra bà không nên buộc cháu phải nói ra điều này. Cháu không muốn gây rắc rối cho ai cả”. Tội nghiệp con bé, nó hối hận, gần như phát cuồng lên.
Bà Chandler đi vòng quanh bàn viết, rồi quàng tay lên người Eve. “Không hề gì đâu, Eve ạ. Cháu nói với ta như thế là phải. Bây giờ, hãy quên hết tất cả mọi thứ. Để bà sẽ lo việc này cho”.
Sáng hôm sau, khi các cô gái đi ra đến chuồng ngựa thì đã thấy có một tay giữ ngựa mới.
Ít tháng sau, lại thêm một chuyện khó chịu nữa xảy ra ở trường học. Nhiều cô gái đã bị bắt quả tang đang hút thuốc lá có chất ma túy, và một đứa trong bọn chúng tố cáo Eve đã cung cấp thứ ấy. Eve chối lỗi một cách giận dữ. Bà Chandler liền cho lục lọi khắp mọi nơi thì phát hiện ra rằng chất cần sa được giấu trong ngăn kéo của Alexandra.
“Cháu không thể tin nổi chuyện này”. Eve nói thật lớn. “Có kẻ nào đó đã bỏ thứ ấy vào đó. Cháu biết”.
Bà hiệu trưởng báo cáo chuyện này với bà Kate, và bà này khen ngợi Eve hết lời vì đã tìm cách che chở cho em gái. Nó đúng là một McGregor.
Vào ngày sinh nhật thứ mười lăm, bà Kate đưa cả hai đứa đến một ngôi nhà của bà ở Nam Carolina, ở đó bà tổ chức một bữa tiệc mừng các cháu. Lúc này không phải là quá sớm để cho Eve làm quen với những chàng trai trẻ xứng đáng, vì vậy mọi chàng trai xứng đôi vừa lứa với nàng đều được mời đến tham dự.
Các cậu con trai đang ở vào tuổi chưa quan tâm đến các cô gái một cách nghiêm chỉnh, nhưng bà Kate cho rằng nhiệm vụ của bà là tạo nên cơ hội cho chúng quen biết nhau và kết thân với nhau. Biết đâu trong số ấy lại chẳng có một người chồng tương lai của Eve, một người thuộc về công ty Kruger-Brent về sau này.
Alexandra không thích tiệc tùng, nhưng lúc nào nó cũng làm ra vẻ vui thích để làm vừa lòng bà nội. Eve thì rất thích tiệc tùng. Nó thích được ăn mặc đẹp đẽ, được người ta ca ngợi, thán phục. Alexandra chỉ thích đọc sách và hội hoạ. Nó ngồi hàng giờ ngắm các bức tranh của bố nó ở Dark Harbor, và ao ước được biết bố trước khi ông ta bị ốm. Tony về nhà vào những ngày nghỉ với một đàn ông khác đi kèm, nhưng Alexandra nhận thấy nó không cách nào lại gần bố được. Ông là một người lạ mặt vui vẻ, dễ mến, muốn làm vui lòng kẻ khác, nhưng chẳng có gì để nói cả. Ông ngoại của hai đứa trẻ, Frederick Hoffman, còn sống ở Đức, nhưng ốm yếu lắm. Chúng ít khi có dịp được gặp ông.
Trong năm thứ hai ở trường học Eve có mang. Trong nhiều tuần lễ nàng tỏ ra lừ đừ, mặt mũi tái nhợt, và bỏ học nhiều buổi sáng. Khi bắt đầu nôn oẹ thường xuyên, nàng được đưa đến bệnh xá để khám bệnh. Bà Chandler được mời đến đó gấp.
“Eve đã có mang”, ông bác sĩ nói với bà Chandler.
“Nhưng nó chỉ mới là một đứa bé con thôi mà”
“Vâng nhưng đứa bé con này sắp làm mẹ rồi”.
Eve tỏ ra can đảm, không chịu nói gì về chuyện này. “Cháu không muốn ai bị lôi thôi về chuyện này”.
Đó là lối trả lời mà bà Chandler mong đợi ở một con người như Eve.
“Eve thân mến ạ, cháu phải nói cho ta biết chuyện gì đã xảy ra”.
Cuối cùng, Eve mới tiết lộ, “Cháu bị người ta hiếp”. rồi khóc oà lên.
Bà Chandler lộ vẻ sửng sốt. Bà ôm thân hình run rẩy của Eve sát vào người bà, rồi hỏi, “Ai vậy?”
“Thầy Parkinson”.
Đó là thầy giáo dạy nàng môn Anh văn.
Nếu như một kẻ nào, ngoài Eve ra, nói với bà Chandler như vậy hẳn bà đã không tin. Joseph Parkinson là một con người trầm tĩnh, ít nói, đã có vợ và ba con. Ông đã dạy học ở trường Briarcrest được tám năm rồi, và là người mà bà không bao giờ ngờ có thể làm những chuyện như vậy.
Bà cho gọi ông Parkinson đến văn phòng, và lập tức bà biết rằng Eve đã nói sự thực. Ông ta ngồi trước mặt bà, mặt co rúm vì lo lắng.
“Ông biết vì sao tôi gọi ông lên đây chứ, ông Parkinson?”
“V... vâng, có lẽ vậy”.
“Vấn đề có liên quan đến Eve”.
“V... vâng, tôi... tôi cũng đoán ra thế”.
“Nó bảo chính ông đã hiếp nó”.
Parkinson nhìn bà có vẻ không tin. “Hiếp cô ấy? Lạy Chúa! Nếu có ai bị hiếp thì người ấy chính là tôi”. Trong lúc bị quá xúc động ông sa vào lỗi văn phạm tiếng Anh mà không hay.
Bà Chandler nói một cách khinh bỉ. “Ông có hiểu những gì ông đang nói không? Con bé ấy nó...”.
“Cô ấy không phải là một con bé”. Giọng ông ta có vẻ độc địa. “Nó là một con quỷ cái”. Ông lau mồ hôi trên trán. “Suốt cả học kì, cô ấy ngồi ở bàn đầu ở lớp tôi dạy, vén cao váy lên. Hết giờ học, cô ấy lên bàn tôi, hỏi hết câu này đến câu khác một cách vô nghĩa trong khi ấy cô ta cứ cọ xát vào người tôi. Tôi vẫn không coi ch.uyện ấy là quan trọng. Thế rồi, vào một buổi trưa nọ, cách đây sáu tuần lễ, cô ấy đến nhà tôi trong khi vợ con tôi đi vắng rồi...”. Giọng ông tắc lại. “Trời Giê su Chúa tôi! Tôi không chịu nổi nữa rồi”. Ông ta bật khóc lên.
Người ta đưa Eve lên văn phòng. Dáng điệu của cô vẫn bình tĩnh. Cô nhìn thẳng vào mắt ông Parkinson, khiến ông ta phải quay mặt đi trước tiên. Trong văn phòng lúc ấy có bà Chandler, bà hiệu phó, viên cảnh sát trưởng địa phương.
Viên cảnh sát trưởng nói một cách ngọt ngào. “Cô có vui lòng nói cho chúng tôi biết câu chuyện xảy ra như thế nào không?”
“Vâng, thưa ông”. Giọng Eve hết sức bình tĩnh. “Thầy Parkinson nói ông ấy muốn thảo luận về bài Anh văn của tôi. Ông yêu cầu tôi đến nhà ông vào trưa chủ nhật. Lúc ấy ông ở nhà một mình. Ông bảo ông muốn cho tôi xem một cái gì đó trong phòng ngủ, thế rồi tôi theo ông lên lầu. Ông lôi tôi xuống gi.ường, rồi ông ấy...”
“Nói láo!” Parkinson thét lên. “Chuyện xảy ra không phải như vậy. Không phải như vậy!”
Bà Kate được mời đến và nghe giải thích các tình tiết. Bà đưa ra quyết định rằng, vì lợi ích chung của mọi người, câu chuyện này phải được giữ kín. Ông Parkinson bị đuổi khỏi trường và phải rời khỏi tiểu bang trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Sau đó, người ta sắp đặt việc phá thai cho Eve một cách kín đáo.
Kate lặng lẽ mua đứt văn tự cầm cố của nhà trường, do một ngân hàng cầm giữ, rồi tịch thu để thế nợ.
Khi Eve được tin tức này, cô thở dài một tiếng, “Cháu rất lấy làm ân hận, bà ạ. Cháu thực sự thích cái trường ấy”.
Ít tuần lễ sau, Eve đã bình phục sau một cuộc phẫu thuật. Cô và Alexandra ghi danh học tại trường Fernwood, một trường học Thuỵ Sĩ gần Lausanne.
 
CHƯƠNG 25 -
Có một ngọn lửa bùng cháy trong con người của Eve, mà nàng không thể nào dập tắt được. Đó không phải là tính dục. Tính dục chỉ là một phần nhỏ thôi. Đó là một sự h.am m.uốn đên cuồng được sống, một nhu cầu phải làm bất cứ thứ gì, phải trở thành bất cứ một hạng người nào. Cuộc đời là một người yêu, và Eve h.am m.uốn một cách hung dữ chiếm đoạt lấy nó với tất cả những gì nàng có. Nàng ghen tị với tất cả mọi người. Đi xem ba-lê (ballet), nàng ghét các vũ công bởi vì nàng không được lên sân khấu nhảy múa và được khán giả hoan hô. Nàng muốn trở thành một nhà khoa học, một phẫu thuật gia, một phi công, một nữ nghệ sĩ. Nàng muốn làm tất cả mọi thứ, và làm giỏi hơn bất kì ai. Nàng muốn tất cả và không thể nào chờ đợi lâu hơn nữa.
Ở phía bên kia thung lũng, từ trường Fernwood nhìn sang, có một trường võ bị cho thanh niên. Lúc Eve mười tám tuổi, hầu hết tất cả sinh viên và non một nửa huấn luyện viên đều dính líu đến nàng. Nàng ve vãn họ một cách trắng trợn và có những chuyện tình với họ một cách bừa bãi, nhưng vào lúc này, nàng đề phòng cẩn thận hơn vì không muốn bị mang bầu lần nữa. Nàng ưa thích tính dục, nhưng không phải nàng thích cái hành động tính dục mà thích cái uy quyền nó tạo ra cho nàng. Nàng là kẻ làm chủ tất cả. Nàng hể hả trước những cái nhìn van lơn của các thanh niên và đàn ông lớn tuổi nào muốn đưa nàng lên gi.ường và ân ái với nàng. Nàng thích những lời hứa hẹn dối trá của bọn họ nhằm chiếm đoạt lấy nàng. Nàng ưa thích uy quyền của nàng trên thể xác của họ. Nàng có thể kích thích họ bằng một cái hôn, rồi khiến họ phải “xìu” đi bằng một lời nói. Nàng không cần đến họ, chỉ có họ mới cần đến nàng. Nàng kiểm soát họ hoàn toàn, và cảm xúc ấy thật là mạnh mẽ vô cùng. Chỉ trong vòng ít phút, nàng có thể đo lường những chỗ mạnh, chỗ yếu của một người đàn ông. Nàng cho rằng đàn ông là những kẻ điên rồ, tất cả bọn chúng đều thế.
Eve là một cô gái xinh đẹp, thông minh, thừa kế một trong những tài sản lớn nhất thế giới, nên có hàng chục nơi dòm ngó, đề nghị hôn nhân nghiêm chỉnh. Nàng không thích nơi nào cả. Những chàng trai mà nàng ưa thích là những người mà Alexandra có cảm tình hơn cả.
Trong một buổi khiêu vũ đêm thứ bảy, Alexandra gặp một sinh viên người Pháp trẻ, tỏ vẻ ân cần, tên là René Mallot. Anh không đẹp trai, nhưng thông minh, nhạy cảm, và Alexandra cho rằng anh ta là tuyệt vời. Hai người chuẩn bị gặp nhau ở thị trấn vào thứ bảy sau.
“Bảy giờ nhé”, René nói.
“Em sẽ đợi”.
Trong phòng ngủ tối hôm ấy, Alexandra kể lại cho Eve về người bạn trai. “Anh ấy không giống như những người con trai khác. Hơi nhút nhát và dịu dàng. Chúng em sẽ đi xem hát với nhau vào thứ bảy này”.
“Em thích anh chàng ấy lắm, phải không, cô em bé nhỏ?” Eve trêu chọc.
Eve nằm xuống gi.ường, hai tay chắp lại sau gáy. “Không, chị không biết. Em nói đi. Có phải anh chàng ấy cố dụ em lên gi.ường với hắn, phải không?”
“Eve! Anh ấy không phải hạng người như vậy đâu. Em nói với chị là anh ấy nhút nhát mà”.
“Phải, phải. Cô em gái bé nhỏ của tôi đã si tình rồi”.
“Dĩ nhiên là không. Lẽ ra em không nên nói với chị chuyện này”.
“Chị rất mừng là em đã nói cho chị biết”, Eve nói một cách thành thực.
Khi Alexandra đến trước rạp hát vào ngày thứ bảy sau, nàng không thấy René đâu cả. Alexandra chờ ở góc phố cho đến một giờ đồng hồ, không để ý đến những cái nhìn tò mò của khách qua đường. Nàng cảm thấy mình như một con điên. Cuối cùng, nàng phải ăn cơm một mình trong một quán cà phê nhỏ, rồi trở về trường, hết sức khổ sở. Eve không ở trong phòng. Alexandra ngồi đọc sách cho đến khuya, rồi tắt đèn. Đến hai giờ sáng, Alexandra nghe tiếng bước chân Eve rón rén đi vào phòng.
“Em đang lo lắng cho chị quá”. Alexandra thì thào.
“Chị gặp vài người bạn cũ – Còn em thì thế nào? Tuyệt vời chứ?”
“Tệ lắm chị ạ. Anh ấy không thèm đến”.
“Tệ quá nhỉ” Eve ra vẻ thông cảm. “Em phải rút kinh nghiệm là đừng bao giờ tin cậy bọn đàn ông”.
“Không biết có chuyện gì xảy ra với anh ấy không?”
“Không đâu, Alex ạ, chị cho rằng anh ta có lẽ đã gặp một người nào đó anh ta thích hơn”.
Đúng vậy, Alexandra thầm nghĩ. Nàng không lấy thế làm ngạc nhiên cho lắm. Nàng không biết rằng nàng xinh đẹp đáng yêu như thế nào. Từ nhỏ đến lớn nàng sống trong cái bóng của người chị sinh đôi. Nàng yêu mến chị, và cho rằng nếu có ai đó say mê Eve thì đó cũng là điều phải thôi. Nàng cảm thấy mình thua kém Eve, nhưng nàng không bao giờ nghĩ rằng người chị gái của nàng đã nuôi dưỡng cái ý nghĩ ấy từ ngày còn bé.
Có nhiều cuộc lỡ hẹn khác nữa. Những chàng trai Alexandra thích cũng tỏ ra vẻ mến nàng, nhưng sau đó họ không bao giờ gặp lại nàng lần nữa. Vào một ngày cuối tuần nọ, nàng bất ngờ gặp René trên đường phố của Lausanne. Anh vội vã đi lại gần nàng và nói, “Có chuyện gì vậy? Em đã hứa sẽ gọi cho anh kia mà”.
“Gọi anh? Anh nói gì lạ vậy?”
Anh ta bước lùi lại, như chợt hiểu ra. “Eve đó phải không...?”
“Không, Alexandra”.
Mặt anh ta đỏ bừng lên. “Tôi... tôi xin lỗi. Tôi phải đi ngay bây giờ”.
Thế rồi anh ta vội vã bỏ đi, để nàng lại một mình, nhìn theo bối rối.
Tối hôm ấy, Alexandra kể lại cho Eve nghe chuyện này. Eve nhún vai nói. “Hắn rõ ràng là một thằng điên. Tốt hơn hết là em tránh hắn đi, Alex ạ”.
Mặc dầu Eve sành sỏi về đàn ông, có một điểm yếu của họ mà nàng không biết và chính điều đó đã gần như gây tai hoạ cho nàng. Từ thuở xa xưa, đàn ông vẫn có tính hay khoe khoang về những cuộc chinh phục của họ, và các sinh viên ở trường võ bị không phải là ngoại lệ. Họ bàn tán với nhau về cô Eve Blackwell với vẻ thán phục pha lẫn kinh sợ.
“Khi cô ấy đã làm xong xuôi mọi việc với tôi rồi, tôi không còn cựa quậy được nữa...”
“Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình lại gặp được một “cái mông” như thế...”
“Lạy Chúa nó giống như một con hổ cái”.
Ít nhất có đến hàng chục bọn con trai và nửa tá huấn luyện viên ca ngợi khả năng t.ình d.ục của Eve. Vì vậy, câu chuyện này trở thành một điều bí mật mà trong trường ai cũng biết. Một trong các huấn luyện viên kể lại câu chuyện bàn tán này với một cô giáo ở Fernwood, rồi cô này báo cáo lại với bà Collins, hiệu trưởng của trường này. Một cuộc điều tra kín đáo được mở ra, kết quả là có một cuộc họp giữa bà hiệu trưởng và Eve.
“Tôi nghĩ rằng vì danh tiếng của nhà trường, cô nên rời khỏi nơi này”.
Eve nhìn bà hiệu trưởng trừng trừng như thể cô cho rằng bà này bị loạn trí. “Bà nói cái gì lạ đời vậy?”
“Tôi đang nói về chuyện cô bấy lâu nay phục vụ cho một nửa số người ở trường võ bị. Còn nửa kia đang xếp hàng, nôn nóng chờ đợi”.
“Tôi chưa hề bao giờ được nghe những lời dối trá như vậy”. Giọng Eve run lên vì bực tức. “Bà không nghĩ rằng tôi sẽ báo cáo chuyện này với bà nội tôi sao? Nếu bà ấy nghe được...”.
“Cô khỏi phải làm ch.uyện ấy”, bà hiệu trưởng ngắt lời. “Tôi muốn tránh sự bối rối, khó xử cho trường chúng tôi, nhưng nếu cô không ra đi một cách lặng lẽ, tôi có sẵn một danh sách dài dự định sẽ gửi đến cho bà nội cô”.
“Tôi muốn xem cái danh sách ấy”.
Bà Collins đưa cho Eve, không nói một lời nào. Đó là một danh sách dài. Eve đọc thật kĩ và nhận ra rằng nó còn sót ít nhất là bảy tên. Nàng ngồi yên lặng, suy nghĩ.
Cuối cùng nàng ngẩng đầu lên, nói với một vẻ oai vệ, “Rõ ràng đây là một âm mưu chống lại gia đình tôi. Một kẻ nào đó muốn dùng tôi để gây bối rối cho bà nội tôi. Tôi sẵn lòng rời khỏi nơi này, thay vì để cho ch.uyện ấy xảy ra”.
“Như thế là một quyết định khôn ngoan”, bà Collins nói một cách lạnh nhạt. “Sẽ có một chiếc xe hơi đưa cô ra phi trường vào sáng mai. Tôi sẽ đánh điện cho bà nội cô để bà ấy biết cô sắp về nhà. Bây giờ cô có thể đi ra khỏi đây”.
Eve quay lưng lại, bước ra cửa, rồi đột nhiên nàng quay lại hỏi, “Thế còn em gái tôi?”
“Cô ấy sẽ ở lại đây”.
Khi Alexandra trở về phòng ngủ, nàng thấy Eve đang gói ghém quần áo. “Chị đang làm gì vậy?”
“Chị về nhà”.
“Về nhà? Ngay giữa học kì hay sao?”
Eve quay về phía cô em gái. “Alex, em không nhận ra rằng đi học tại trường này là một sự phí phạm lớn hay sao? Chúng mình chẳng học được gì ở đây cả. Chỉ là giết thì giờ thôi”.
“Chị đã nói với bà Collins chưa?”
“Có, mới cách đây mấy phút”.
“Thế bà ấy bảo sao?”
“Lại còn phải hỏi nữa? Bà ấy khổ sở lắm.Bà ấy sợ mất danh tiếng của trường bà, nên bà năn nỉ xin chị ở lại”.
Alexandra ngồi xuống bên mép gi.ường. “Em chẳng biết nói sao nữa”.
“Em chẳng cần phải nói gì nữa hết. Chuyện này chẳng có liên quan gì đến em”.
“Dĩ nhiên có liên quan chứ. Nếu chị ở đây khổ sở như thế thì...” nàng ngưng lại. “Có lẽ chị nói đúng. Mình quả có phí thì giờ thật. Ai mà cần chia động từ tiếng latinh kia chứ?”
“Đúng vậy. Hay ai cần biết cái ông Hannibal nào đó với cái thằng em trai khốn kiếp của ông ta tên là Hasdrubal?”
Alexandra bước đến chiếc tủ gắn vào tường, lấy ra chiếc va li của nàng, đặt nó lên gi.ường.
Eve tủm tỉm cười. “Chị không yêu cầu em rời khỏi nơi này, Alex ạ. Nhưng chị cũng rất vui sướng nêu chúng ta cùng về nhà với nhau”.
Alexandra bóp bàn tay chị thât mạnh. “Em cũng vậy”.
Eve nói, làm ra vẻ tình cờ. “Chị bảo em thế này nhé. Trong khi chị xếp đặt đồ đạc, em hãy gọi điện cho bà nội để tin cho bà biết chúng mình sẽ đi máy bay về nhà ngày mai. Em nói với bà rằng chúng mình không thể chịu nổi nơi này. Em có chịu làm cho chị không?”
“Được”. Alexandra do dự. “Em lo rằng bà nội sẽ không bằng lòng”.
“Đừng có lo về chuyện bà già ấy”. Eve nói với vẻ tin tưởng. “Chị có cách giải quyết với bà”.
Alexandra không có lí do nào để nghi ngờ điều ấy. Eve có thể xoay xở bà nội theo ý muốn của nàng. Thế nhưng mà, Alexandra thầm nghĩ, ai mà có thể từ chối Eve điều gì?
Nàng liền đi gọi điện thoại.
Bà Kate Blackwell có nhiều bạn bè, kẻ thù và những người kết giao trong giới kinh doanh ở các địa vị cao cấp, nên trong những tháng vừa qua có nhiều tin đồn khó chịu đã lọt đến tai bà. Thoạt tiên bà không để ý, cho rằng đó là do sự ghen tị nhỏ. Nhưng rồi các tin đồn ấy vẫn cứ dai dẳng. Eve đã giao du quá nhiều với bọn con trai ở trường võ bị. Eve đã có một lần phá thai. Eve đang được chữa trị vì một bệnh phong tình.
Vì vậy, khi được tin các cháu gái sắp về nhà, bà cũng cảm thấy đôi chút nhẹ nhõm. Bà dự tính sẽ tìm hiểu cặn kẽ về các tin đồn xấu xa ấy.
Ngày các cô gái trở về, bà ngồi ở nhà chờ đón chúng. Bà dẫn Eve vào phòng khách, cách xa phòng ngủ của bà, và nói, “Bà có nghe một số chuyện đáng buồn, vì vậy hôm nay bà muốn biết vì lí do nào mà cháu bị đuổi ra khỏi trường?” Mắt bà như xoáy vào mắt hai cô cháu gái.
“Chúng cháu không bị đuổi khỏi trường”, Eve đáp. “Alex và cháu đã quyết định rời khỏi nơi ấy”.
“Vì một số chuyện lôi thôi với bọn con trai, phải không?”
Eve nói, “Cháu xin bà. Cháu không muốn nhắc đến ch.uyện ấy nữa”.
“Bà nghĩ rằng rồi thế nào cháu cũng phải nói. Cháu đã làm những gì?”
“Cháu không làm gì cả. Chỉ có Alex nó...”
“Alex nó sao?” Bà Kate hỏi gay gắt.
“Cháu xin bà đừng trách nó”. Eve vội vã nói. “Cháu tin chắc rằng nó ở trong một hoàn cảnh không thể cưỡng lại được.Nó thích cái trò chơi trẻ con là giả làm cháu. Cháu không biết nó đã làm những chuyện gì cho mãi đến khi bọn con gái trong trường bắt đầu bàn tán. Hình như là nó đi lại với rất nhiều bọn con trai”. Đến đây Eve ngưng lại, không nói thêm được nữa, vì quá bối rối.
“Giả làm cháu à?” Bà Kate choáng váng. “Tại sao cháu không tìm cách ngăn cản nó?”
“Cháu cũng cố hết sức”. Eve ra vẻ khổ sở. “Nó doạ tự tử. Trời, bà ạ, chúa nghĩ rằng Alexandra có tính tình hơi...” Nàng làm ra vẻ như cố gắng thốt ra một tiếng – “hơi bất ổn định. Nếu bà nói chút gì với nó về chuyện này thì cháu rất lo sợ không biết nó có thể làm chuyện dại dột gì”. Đôi mắt đẫm lệ của Eve lộ vẻ đau khổ rõ rệt.
Bà Kate cảm thấy lòng mình như nặng trĩu trước vẻ đau khổ sâu sắc của Eve. “Eve ạ cháu đừng có khóc, cháu yêu quý. Bà sẽ chẳng nói gì với Alexandra đâu. Câu chuyện này chỉ có bà và cháu biết với nhau thôi”.
“Cháu... cháu không muốn cho bà biết chuyện này. Trời, bà ạ”. Nàng nức nở. “Cháu biết rằng nó làm cho bà buồn lòng lắm”.
Sau đó, vào giờ uống trà, bà Kate nhìn Alexandra chăm chú. Con bé ấy bề ngoài xinh đẹp ngoan ngoãn thế, nhưng bên trong thì hư hỏng, thối nát, bà thầm nghĩ. Alexandra dính líu vào những vụ bẩn thỉu như thế đã là một hành động, xấu xa lắm rồi, ấy thế mà nó còn tìm cách trút tất cả những lời chê trách lên đầu chị nó nữa! Bà Kate thấy khiếp hãi!
Hai năm kế tiếp đó, Eve và Alexandra hoàn tất việc học ở trường của bà Porter. Eve tỏ ra rất kín đáo. Nàng đã bị khiếp hãi vì câu chuyện suýt gây nguy hại cho nàng vừa rồi. Nàng không được làm gì khả dĩ gây nguy hại đến mối liên hệ với bà nội. Bà già này không còn sống lâu nữa. Nay bà đã bảy mươi chín tuổi rồi. Eve quyết sẽ trở thành người thừa kế của bà nội.
Để mừng ngày sinh nhật thứ hai mươi mốt của các cháu gái bà, bà Kate đưa hai cháu đi Paris để mua cho chúng ít quần áo mới ở hiệu Coco Chanel.
Trong một bữa tiệc nhỏ ở nhà hàng Le Petit Bedouin, Eve và Alexandra gặp bá tước Alfred Maurier và bà vợ là nữ bá tước Vivien. Ông bá tước là một người trạc ngũ tuần, trông có vẻ sang trọng với mái tóc bạc xám và th.ân thể cứng cáp của một vận động viên thể dục. Vợ ông ta là một người đàn bà vui vẻ và nổi tiếng là hay đãi đằng các khách quốc tế.
Eve không để ý đến cả ông bá tước lẫn bà bá tước, ngoại trừ một câu nhận xét nàng thoáng nghe được do một người nào đó nói với bà bá tước, “Tôi rất ao ước được như bà và ông bá tước. Hai vị là một cặp vợ chồng hạnh phúc nhất. Hai vị lấy nhau bao nhiêu lâu rồi nhỉ? Hai mươi lăm năm rồi phải không?”
“Năm tới là hai mươi sáu”, Alfred đáp. “Và có lẽ tôi là người Pháp duy nhất trong lịch sử không hề bao giờ phản bội vợ mình”.
Mọi người đều cười rộ, trừ Eve. Trong phần còn lại của buổi tiệc hôm ấy, nàng nhìn chăm chú ông bá tước và vợ ông ta. Eve không thể tin tưởng được ông bá tước ấy thấy gì hấp dẫn ở người đàn bà trung niên có d.a thịt mềm xèo ấy. Có lẽ ông ta chưa hề bao giờ được biết làm tình thực sự là như thế nào. Cái lối khoe khoang của ông ta thật là ngu xuẩn. Bá tước Alfred Maurier là một cuộc thử thách đối với nàng.
Ngày hôm sau, Eve gọi điện thoại cho Maurier tại văn phòng của ông ta. “Đây là Eve Blackwell. Có lẽ ông không nhớ tôi, nhưng...”.
“Làm sao tôi lại quên cô được, hỡi cô bé. Cô là một trong hai cô cháu gái xinh đẹp của bà bạn tôi. Kate Blackwell”.
“Tôi rất hân hạnh được ông nhớ đến, ông bá tước ạ. Tôi xin lỗi đã quấy rầy ông, nhưng tôi được nghe nói là ông rất sành về các loại rượu vang. Tôi đang chuẩn bị một bữa tiệc cho bà nội tôi”. Nàng phát ra một tiếng cười buồn bã. “Tôi muốn biết nên dọn ra loại rượu nào, nhưng tôi lại không biết gì về các loại rượu cả.Ông có thể vui lòng chỉ bảo cho tôi được không”.
“Tôi rất sẵn lòng”, ông nói với vẻ khoái trá. “Điều đó tuỳ thuộc vào thức ăn nào cô đang dọn ra. Nếu bắt đầu ăn bằng món cá thì nên dùng thứ rượu ngon và nhẹ tên là Chablis là thích hợp...”.
“Trời, làm thế nào mà nhớ được những thứ này nhỉ. Hay là tôi đến thăm ông để bàn thêm về chuyện này có được không? Ông có rảnh đến dùng cơm trưa với tôi ngày hôm nay không?”
“Để làm vui lòng một người bạn cũ thì tôi chắc có thể thu xếp được”.
“Thế thì hay quá”. Eve đặt ống nghe xuống chậm rãi. Đó sẽ là một bữa ăn trưa mà ông bá tước sẽ phải nhớ đời.
Hai người gặp nhau ở Laserre. Cuộc thảo luận về rượu chỉ ngắn ngủi thôi. Eve lắng nghe bài thuyết trình chán phèo của ông Maurier với vẻ sốt ruột, rồi cắt ngang câu nói của ông ta. “Em mê anh quá, anh Alfred ạ”.
“Em nói rằng em mê anh quá”.
Ông nhắp một hớp rượu. “Một năm được mùa nho”. Ông vỗ nhẹ lên bàn tay của Eve, rồi tủm tỉm cười. “Bạn bè tốt thì đều mến nhau cả”.
“Em không nói về tình yêu bạn bè, Alfred ạ”.
Thế rồi ông bá tước nhìn vào mắt Eve, và biết ngay rằng thứ tình yêu mà nàng muốn nói là tình yêu gì rồi. Ông lo sợ rõ rệt. Cô gái này chỉ mới hai mươi mốt tuổi, mà ông thì đã quá tuổi trung niên rồi và là một người chồng hạnh phúc. Ông thực sự không hiểu được cái gì đã len lỏi vào đầu óc của các cô gái trẻ vào thời buổi này. Ông ngồi đối diện với nàng mà cảm thấy bối rối, không yên. Ông lắng nghe nàng nói, và càng thấy bứt rứt hơn nữa bởi vì cô gái ấy có lẽ là người đàn bà xinh đẹp nhất, hấp dẫn nhất ông chưa từng gặp. Nàng mặc một chiếc váy xếp nếp màu “beige” và một chiếc áo len xanh mềm làm lộ ra bộ ngực căng phồng. Nàng không đeo nịt ngực nên ông thấy rõ những cái núm trên nhũ bộ nàng nhô lên. Ông nhìn khuôn mặt trẻ ngây thơ mà không biết ăn nói làm sao. “Cô... cô chưa hề biết rõ tôi”.
“Có chứ, em vẫn mơ tưởng đến anh từ ngày em còn nhỏ. Em tưởng tượng đến một người đàn ông mặc bộ áo giáp bóng loáng, cao, đẹp trai, và...”.
“Nhưng tôi e rằng bộ áo giáp của tôi hơi bị rỉ sét. Tôi...”.
“Xin anh đừng có chế giễu em nữa”, Eve năn nỉ. “Khi em thấy anh ở bàn tiệc tối hôm qua, em nhìn anh, không thể rời mắt. Em không nghĩ đến chuyện gì khác nữa từ lúc ấy. Em đã không ngủ được. Em không thể gạt hình ảnh anh ra khỏi đầu óc em dù chỉ trong chốc lát”. Điều này cũng hầu như là đúng.
“Tôi... tôi không biết nói với cô thế nào nữa, Eve ạ. Tôi là một người chồng hạnh phúc. Tôi...”.
“Trời, em không thể nói em thèm muốn được như vợ anh biết chừng nào. Bà ấy là người may mắn nhất trên thế gian này. Không biết bà ấy có nhận thấy như vậy không, Alfred nhỉ”.
“Cố nhiên bà ấy nhận ra điều ấy. Tôi nói với bà luôn luôn như vậy”. Ông tủm tỉm cười với vẻ lo lắng, không biết làm thế nào để xoay sang vấn đề khác.
“Bà ấy có thực sự thích anh không? Bà ấy có biết rằng anh nhạy cảm như thế nào không? Bà ấy có biết lo lắng cho hạnh phúc của anh hay không? Nhưng em thì quan tâm đến các vấn đề ấy”.
Ông bá tước cảm thấy mỗi lúc mỗi thêm khó xử. Ông nói, “Cô rất xinh đẹp. Rồi một ngày kia cô sẽ gặp được một chàng hiệp sĩ trong chiếc áo giáp sáng loáng, không rỉ sét, rồi thì...”.
“Em đã tìm thấy chàng ấy rồi, và em muốn được ân ái với chàng”.
Ông bá tước nhìn xung quanh, sợ có ai nghe tiếng. “Tôi xin cô, Eve!”.
Nàng vươn người về phía trước.”Em chỉ yêu cầu có từng ấy. Kỉ niệm này sẽ tồn tại với em suốt cả cuộc đời”.
Ông bá tước nói một cách cương quyết, “Không thể thế được. Cô đang đặt tôi vào một tình thế hết sức khó xử. Những cô gái trẻ như cô không nên đưa ra những lời gạ gẫm như thế với người lạ mặt”.
Chậm rãi, đôi mắt Eve nhoà lệ. “nh nghĩ em như vậy sao? Em gạ gẫm hay sao? Em chỉ biết một người đàn ông duy nhất trên đời. Chúng em đã đính hôn và sắp sửa cưới nhau”. Nàng không cần phải chùi đi những giọt nước mắt. “Anh ấy rất tốt, hiền lành và yêu mến em. Sau đó anh ấy bị chết trong một tai nạn leo núi. Chính mắt em trông thấy, thật là kinh khủng quá”.
Bá tước Maurier đặt một bàn tay lên người nàng. “Tôi rất ân hận”.
“Anh làm em nhớ đến anh ấy. Khi em gặp anh lần đầu tiên, em tưởng như là Bill trở về với em. Nếu anh chỉ dành cho em một giờ thôi, em sẽ không bao giờ quấy rầy anh nũa. Anh sẽ không cần phải gặp em lại lần nữa. Em van anh, anh Alfred!”.
Ông bá tước nhìn Eve một hồi lâu, như cân nhắc phải giải quyết như thế nào.
Dù thế nào đi chăng nữa, ông cũng là một người Pháp.
Hai người ở cùng nhau suốt một buổi trưa ở một khách sạn nhỏ trên đường Sainte Anne. Trong tất cả các kinh nghiệm của ông trước khi ông lập gia đình, bá tước Maurier chưa hề bao giờ ăn nằm với ai giống như Eve. Nàng là một cơn gió lốc, một vị nữ thần xinh đẹp, một con quỷ sứ. Nàng biết quá nhiều. Đến cuối trưa hôm ấy, Bá tước Maurier hoàn toàn kiệt sức.
Trong khi hai người đang mặc quần áo, Eve nói, “Khi nào thì em có thể gặp lại anh, anh yêu quý?”
“Anh sẽ gọi điện thoại cho em”, Maurier nói.
Ông không dự tính gặp lại cô gái này nữa. Nàng có vẻ gì đó làm cho ông khiếp hãi – một cái gì xấu xa tội lỗi. Nàng là thứ mà người Mỹ gọi là “bad news” (tin xấu), nên ông không có ý định dính líu với nàng nhiều hơn nữa.
Câu chuyện này lẽ ra đến đó là chấm dứt, nếu hai người không bị bà Alicia Vanderlake trông thấy khi họ cùng nhau rời khỏi khách sạn. Bà Alicia Vanderlake là người đã từng làm việc trong một uỷ ban từ thiện chung với bà Kate Blackwell năm ngoái. Bà là một người bon chen, nên dịp này là một thứ thang trời giúp cho bà thăng tiến. Bà đã thấy các bức hình của ông bà bá tước Maurier trên mặt báo, và cũng nhìn thấy hình các cô cháu gái song sinh của bà Blackwell. Bà Vanderlake biết nhiệm vụ của bà nên đặt ở đâu rồi. Bà liền giở cuốn điện thoại riêng tìm số điện thoại của bà Blackwell.
Người quản gia trả lời điện thoại. “Bonjour!”.
“Tôi muốn nói chuyện với bà Blackwell”.
“Xin cho tôi biết ai đang gọi?”
“Bà Vanderlake. Đây là một vấn đề riêng”.
Một phút sau, bà Kate Blackwell ở máy điện thoại. “Ai đó?”
“Đây là Alicia Vanderlake, bà Blackwell ạ. Tôi chắc bà vẫn còn nhớ tôi. Chúng ta cùng làm việc trong cùng một uỷ ban vào năm ngoái”.
“Nếu bà muốn quyên tiền thì xin gọi...”
“Không, không”, bà Alicia Vanderlake vội nói. “Đây là vấn đề riêng tư về cô cháu gái của bà đấy”.
Chắc bà Kate sẽ mời bà ta đến dùng trà để hai người cúng bàn về vấn đề ấy, giữa đàn bà với nhau. Đó sẽ là bước đầu cho một tình bạn nồng thắm giữa hai người.
Bà Kate nói. “Có chuyện gì về nó vậy?”
Bà Vanderlake không có ý định bàn về chuyện này trên điện thoại nhưng giọng không có vẻ thân thiện lắm của bà Kate khiến cho bà ta không còn lựa chọn nào khác. “Vâng, tôi nghĩ rằng tôi có bổn phận nói cho bà biết rằng cách đây ít phút tôi thấy cô ấy lén lút rời khỏi một khách sạn với Bá tước Alfred Maurier. Rõ ràng đó là một cuộc hẹn hò bất chính”.
Giọng bà Kate lạnh như nước đá.” Tôi thấy điều này khó tin lắm. Cô cháu nào trong hai đứa cháu của tôi?”
Bà Vanderlake cười với vẻ không chắc chắn. “Tôi... tôi không biết. Không thể phân biệt được hai cháu gái của bà. Mà ai có thể phân biệt được phải thế không?”
“Cảm ơn bà đã cho biết tin này”. Kate đặt điện thoại xuống.
Bà đứng ngay tại chỗ, cố suy nghĩ về tin bà mới nghe được. Chỉ mới tối qua, họ dùng cơm tối với nhau. Bà Kate đã quen biết Alfred Maurier từ mười lăm năm nay, và những gì bà vừa nghe được hoàn toàn không phù hợp với tính tình của ông ta và không thể tưởng tượng được. Thế nhưng, đàn ông nào cũng dễ động lòng nếu Alexandra đã tìm cách để dụ dỗ ông Alfred vào gi.ường ngủ thì...
Bà nhấc điện thoại lên, gọi tổng đài, Tôi muốn gọi điện thoại sang Thuỵ Sĩ, Trường Fernwood, ở Lausanne”.
Khi Eve trở về nhà xế trưa hôm ấy, nàng đỏ mặt vì thoả mãn, không phải vì nàng thấy vui thú về việc ân ái với Bá tước Maurier mà chính là vì nàng đã chiến thắng ông ta. Nếu mình có thể chiếm đoạt ông ta dễ dàng như thế thì mình có thể chiếm đoạt bất cứ ai. Mình sẽ làm chủ cả thế giới, Eve thầm nghĩ. Nàng bước vào thư viện thì thấy bà Kate đang ngồi ở đấy.
“Chào bà ạ. Ngày hôm nay bà có thấy vui không?”
Kate đứng nhìn đứa cháu nội duyên dáng. “Không vui lắm. Thế còn cháu?”
“Ồ, cháu đã mua sắm ít thứ. Không gặp được thứ gì cháu thích cả. Bà đã mua cho cháu đủ mọi thứ rồi. Bà lúc nào cũng...”
“Đóng cửa lại, Eve”.
Giọng nói của bà có vẻ như cảnh cáo. Eve đóng cánh cửa bằng gỗ sồi lại.
“Ngồi xuống”.
“Có chuyện gì không hay chăng thưa bà?”
“Cái ấy thì cháu nói cho bà nghe mới đúng. Bà đã dự tính mời Alfred Maurier lại đây, nhưng rồi bà quyết định tránh cho chúng ta tất cả sự nhục nhã ấy”.
Đầu óc Eve bắt đầu quay cuồng. Thật vô lí! Chẳng có ai biết được về chuyện nàng với Alfred Maurier. Nàng chỉ mới chia tay với ông ta một giờ trước đó.
“Cháu... cháu không hiểu được bà đang nói gì”.
“ Vậy thì để ta nói thẳng ra cho mà biết. Cháu ngủ với Alfred Maurier trưa hôm nay phải không?”
Những giọt nước mắt như vọt ra khỏi mắt Eve. “Cháu... cháu hi vọng rằng bà sẽ không bao giờ biết được những gì hắn đã làm với cháu, bởi vì hắn là bạn của bà”. Eve cố nói không vấp váp. “Thật kinh tởm quá. Hắn điện thoại cho cháu, mời cháu ăn cơm, phục rượu cho cháu say, rồi…”
“Câm mồm đi!” Giọng bà Kate như một con roi quất vào người. Mắt bà tràn ngập vẻ ghê tởm. “Mày thật đáng khinh bỉ”.
Bà Kate trải qua giờ phút đau đớn nhất trong đời bà, khi bà bắt đầu nhận ra được sự thật về đứa cháu gái. Bà vẫn còn nghe văng vẳng lời bà hiệu trưởng, “Thưa bà Blackwell, con gái nào thì cũng là con gái, vì vậy nếu chúng có một mối tình kín đáo thì đó không phải là vấn đề của tôi. Thế nhưng Eve nó ngủ bậy bạ một cách quá trâng tráo, cho nên vì lợi ích của nhà trường...”
Thế mà Eve lại trút tất cả tội lỗi lên đầu Alexandra.
Bà Kate nhớ lại các tai nạn đã xảy ra. Vụ Alexandra suýt chết cháy. Vụ Alexandra ngã từ vách núi, Alexandra bị hất ngã ra khỏi thuyền buồm có Eve ngồi trên ấy, suýt bị chết chìm. Bà còn nghe tiếng Eve kể lại vụ “hiếp dâm” do ông thầy dạy Anh văn: ông Parkinson nói ông muốn bàn luận với cháu về bài Anh văn. Ông yêu cầu cháu đến nhà ông vào trưa thứ bảy. Khi cháu đến đấy, ông ấy ở nhà một mình. Ông bảo ông muốn cho cháu xem cái gì đó trong buồng ngủ ông ấy. Theo ông lên cầu thang. Ông đè cháu xuống gi.ường, rồi ông...
Bà nhớ đến chuyện xảy ra ở Briancrest, khi Eve bị buộc tội là bán cần sa, rồi tội lỗi ấy lại bị trút lên đầu Alexandra. Eve đã không trách cứ Alexandra, mà lại bênh vực cho nó. Đó là cái mánh khoé của Eve. Nó là một kẻ xấu xa, nhưng lại đóng vai trò một kẻ anh hùng. Trời, thật là xảo quyệt!
Lúc này, bà Kate nhìn chăm chú con quỷ sứ xinh đẹp với nét mặt thiên thần đang đứng trước mặt bà. Ta xây dựng tất cả các dự tính tương lai xung quanh ngươi. Chính ngươi sẽ là kẻ nắm quyền điều khiển Kruger-Brent một ngày nào đó. Chính ngươi là kẻ mà trước đây ta yêu quý, nâng niu. Bà nói: “Tao muốn mày rời khỏi ngôi nhà này. Tao không muốn nhìn mặt mày nữa”.
Mặt Eve tái hẳn lại.
“Mày là một con đĩ. Tao nghĩ tao cũng có thể chịu đựng được điều ấy. Nhưng mày lại lừa đảo, xảo quyệt, lại mắc phải cái bệnh dối trá. Tao không thể chịu đựng được cái tính như vậy”.
Tất cả mọi sự diễn ra quá nhanh. Eve nói với vẻ đau khổ, “Bà ạ nếu Alexandra đã nói với bà những điều dối trá về cháu thì...”.
“Alexandra không biết chút gì về chuyện này. Tao vừa nói chuyện rất lâu với bà Collins”.
“Chỉ có thế thôi sao?” Eve cố làm ra vẻ như vừa trút ra khỏi một gánh nặng, qua giọng nói. “Bà Collins ghét cháu vì...”.
Bà Kate đột nhiên tỏ vẻ chán ngán, mệt mỏi. “Cái lối nói ấy không còn hiệu quả gì nữa đâu, Eve ạ. Dẹp nó đi. Hết rồi. Tao đã cho mời ông luật sư đến, và sẽ tước quyền thừa kế của mày”.
Eve cảm thấy như thế giới sụp đổ xung quanh nàng. “Bà không thể làm như thế được. Như thế thì cháu sẽ sống bằng cách nào?”
“Mày sẽ được một khoản trợ cấp nhỏ. Từ nay trở đi, mày sẽ sống tự lập. Mày muốn làm gì thì làm”. Giọng bà Kate trở nên cứng rắn. “Nhưng nếu tao còn nghe hay đọc thấy một lời nào về những vụ tai tiếng của mày, nếu mày làm ô danh gia đình Blackwell bằng cách nào đó, thì tao sẽ ngưng luôn khoản trợ cấp ấy. Nghe rõ chưa?”
Eve nhìn vào mắt bà nội, và biết rằng lần này thì không có sự hoãn lại việc thi hành quyết định này. Hàng chục cái cớ để tự bênh vực vọt lên đến môi nàng nhưng đều tắt ngay đi ở đó.
Bà Kate đứng dậy, nói bằng một giọng run run, “Tao không biết điều này có một ý nghĩa gì đối với mày hay không, nhưng đối với tao, đó là một việc khó khăn nhất mà tao đã quyết định phải làm trong đời tao”.
Bà quay lưng lại, bước ra khỏi phòng, lưng bà cứng nhắc và thẳng băng.
Kate ngồi trong căn phòng tối tăm, tự hỏi vì sao mà mọi thứ đều diễn ra tệ hại đến như vậy.
Nếu David không chết vì tai nạn, và Tony được quen biết bố nó.....
Nếu Marianne còn sống...
NẾU. Một từ chỉ gồm có ba chữ cái để nói lên cái mơ ước hão huyền.
Tương lai làm bằng đất sét để có thể nặn ra ngày này qua ngày khác, nhưng qua khứ là nền đá cứng, không thể thay đổi hình dạng. Tất cả những người mình yêu đã phản bội mình. Tony, Marianne, Eve. Sarter đã nói rất đúng: “Địa ngục là những kẻ khác”. Bà tự hỏi không bao giờ nỗi đau đớn của bà mới tan đi được.
Nếu bà Kate cảm thấy nỗi đau đớn tràn ngập, thì Eve cảm thấy tràn ngập nỗi giận dữ. Tất cả những gì nàng làm là để vui hưởng một vài giờ ân ái, thế mà bà nội lại coi như nàng đã phạm một ác không thể diễn tả được! Thật là một con mụ độc ác xưa cổ! Không, không phải xưa cổ mà là “già nua”. Đúng vậy, bà đã suy yếu vì tuổi già. Eve sẽ tìm một luật sư tài giỏi và sẽ làm cho bản chúc thư mới của bà bị huỷ bỏ trước toà án. Cha nàng và bà nội nàng đều là những người mất trí. Không ai có quyền tước bỏ quyền thừa kế của nàng. Kruger-Brent là công ty của nàng. Đã bao nhiêu lần, bà nội tuyên bố rằng một ngày kia công ty ấy sẽ thuộc về nàng. Còn Alexandra nữa! Trong suốt thời gian này, Alexandra đã h.ãm hại nàng. Không biết nó đã thì thầm những gì để đầu độc các lỗ tai của bà nội. Hắn muốn chiếm lấy công ty làm của riêng. Điều kinh khủng nhất vào lúc này là hắn có lẽ sẽ chiếm đoạt được công ty ấy. Những gì vừa xảy ra trưa nay đã tệ hại lắm rồi, nhưng ý tưởng là Alexandra sẽ chiếm đoạt quyền kiểm soát công ty thì thật không làm sao chịu nổi. Mình không thể để cho ch.uyện ấy xảy ra. Mình sẽ tìm cách ngăn chặn lại. Nàng đóng các khoá trên va li lại, rồi tìm em gái.
Alexandra đang ngồi đọc sách trong vườn. Nàng ngẩng đầu lên khi Eve bước lại gần.
“Alexandra ạ chị quyết định trở lại New York”.
Alexandra nhìn chị với vẻ ngạc nhiên. “Bây giờ sao? Bà nội đang dự tính cho chúng mình đi du thuyền dọc bờ biển Dalmatian vào tuần sau kia mà”.
“Ai cần đi chơi dọc bờ biển? Chị đã suy nghĩ nhiều về chuyện này rồi. Bây giờ đã đến lúc chị phải có riêng một căn hộ rất đẹp để ở, và nếu em tốt với chị, chị sẽ cho em thỉnh thoảng ở lại đêm tại đó”. Nói như thế là đúng, Eve thầm nghĩ. Thân mật, nhưng không bộc lộ tình cảm quá nhiều. Đừng có để cho nó biết mình đã rõ được ý định của nó.
Alexandra nhìn chị nó chằm chằm với vẻ lo lắng. “Thế bà nội đã biết chưa?”
“Chị đã nói với bà nội trưa nay. Dĩ nhiên là bà không hài lòng nhưng bà hiểu. Chị muốn có một việc làm, nhung bà cứ nhất thiết đòi tặng chị một khoản trợ cấp”.
Alexandra hỏi, “Chị có muốn em cùng đi với chị không?”.
Mẹ kiếp, cái con đàn bà hai mặt này! Thoạt tiên, nó làm áp lực buộc nàng phải ra khỏi nhà, bây giờ nó lại vờ muốn đi với nàng. Được rồi, họ không thể vứt bỏ Eve này dẽ dàng như vậy đâu. Mình sẽ tỏ rõ cho họ biết. Nàng sẽ có một căn hộ của riêng mình nàng sẽ tìm một nhà trang trí tài giỏi để làm công việc này – rồi nàng sẽ được hoàn toàn tự do đi đi về về tuỳ thích. Nàng sẽ mời bạn trai đến phòng nàng, dụ họ ngủ đêm tại đó. Nàng sẽ được tự do thực sự lần đầu tiên trong đời ý nghĩ này khiến lòng nàng cảm thấy phơi phới.
Váo lúc này nàng nói với Alexandra, “Em nói như thế là rất tử tế, Alexandra ạ, nhưng chị muốn ở riêng một mình một thời gian đã”.
Alexandra nhìn chị, cảm thấy một sự mất mát sâu sắc. Đây là lần đầu tiên hai chị em phải xa nhau. Nàng nói, “Vậy thì chúng ta sẽ gặp nhau luôn nhé?”.
“Dĩ nhiên là như vậy”, Eve hứa,”Gặp nhau nhiều hơn là em nghĩ đấy”.
 
CHƯƠNG 26 -
Khi Eve trở lại New York, nàng thuê một căn phòng trong khách sạn ở vùng giữa thành phố, như đã được chỉ dẫn. Một giờ sau, Brad Rogers gọi điện thoại cho nàng.
“Bà nội cô vùa gọi điện thoại từ Paris, Eve ạ. Hình như có chuyện xích mích gì giữa cô và bà nội”
“Không hẳn thế”, Eve cười to. “Chỉ là vấn đề nhỏ trong gia đình”. Nàng sắp sửa tung ra một cuộc chống chế tỉ mỉ, bổng nàng nhận ra được mối nguy hiểm nếu làm như vậy. Từ nay trở đi, nàng phải rất cẩn thận. Xưa nay, nàng chưa hề phải suy nghĩ về đồng tiền. Nhưng bây giờ nó hiện ra lù lù trong đầu óc nàng. Nàng chưa biết số tiền trợ cấp cho nàng là bao nhiêu, và lần đầu tiên trong đời, nàng cảm thấy lo sợ.
“Bà ấy có bảo cho cô biết rằng một bản chúc thư mới sẽ được soạn thảo, có phải vậy không?”
“Phải, bà có nhắc sơ sơ đến ch.uyện ấy”, nàng quyết phải tỏ ra lạnh nhạt.
“Tôi nghĩ có lẽ chúng ta nên gặp nhau để bàn về vấn đề này. Thứ hai này vào lúc ba giờ, được không?”
“Được, bác Brad ạ”
“Tại văn phòng tôi nhé. Được không?”.
“Tôi sẽ có mặt ở đấy”.
Vào lúc ba giờ kém năm, Eve đi vào toà nhà Kruger-Brent. Nàng được đón tiếp một cách kính cẩn bởi viên bảo vệ an ninh, người bấm nút thang máy, và cả người gác thang máy nữa. Tất cả mọi người đều biết mình. Eve thầm nghĩ. Mình là một Blackwell. Chiếc thang máy đưa nàng đến tầng lầu của ban lãnh đạo công ty, và một lát sau, Eve ngồi trong văn phòng của Brad Rogres.
Brad rất ngạc nhiên khi nhận được điện thoại của bà Kate cho biết rằng bà sẽ tước quyền thừa kế của Eve, vì ông biết rằng bà ta yêu thương đặc biệt cô cháu gái này và đã có nhiều dự tính dành cho cô ta. Brad không thể nào tưởng tượng ra được chuyện gì đã xảy ra. Dẫu sao, đó không phải là công việc của ông. Nếu Kate muốn bàn luận với ông về vấn đề ấy thì ông cũng sẵn lòng. Công việc của ông là thực hiện các lệnh của bà Kate. Ông cảm thấy một sự thương hại thoáng qua đối với cô con gái dễ thương đang ngồi trước mặt ông. Kate lúc gặp ông lần đầu tiên, vào thời xa xưa ấy, cũng trạc tuổi người con gái này, và ông lúc ấy cũng không già hơn bao nhiêu. Nhưng bây giờ, tuy ông đã già, tóc đã bạc, ông vẫn hi vọng rằng một ngày nào đó Kate Blackwell sẽ nhận thức rằng có kẻ nào đó vẫn còn yêu bà sâu đậm.
Ông nói với Eve, “Tôi có ít giấy tờ để cô kí. Xin cô đọc cho kĩ đã, rồi...”
“Điều đó không cần thiết”.
“Eve ạ, cái này quan trọng lắm. Cô cần phải hiểu đã”. Thế rồi ông bắt đầu giải thích, “Theo chúc thư của bà nội cô, cô là người thụ hưởng một quỹ kí thác không thể huỷ bỏ, hiện nay đã trên năm triệu đô la. Bà nội cô là người sử dụng quỹ này. Tuỳ theo ý muốn của bà ấy, số tiền ấy có thể trả cho cô bất cứ lúc nào từ tuổi hai mươi mốt đến ba mươi lăm”. Ông đằng hắng giọng, “Bà ấy quyết định sẽ trao số tiền ấy cho cô khi nào cô ba mươi lăm tuổi”.
Thật là một cái tát vào giữa mặt.
“Bắt đầu từ hôm nay, cô sẽ nhận được một khoản trợ cấp hằng tuần là hai trăm năm mươi đô la”
Thật vô lí! Một chiếc áo dài coi được cũng đắt hơn số tiền ấy. Làm thế nào nàng sống được với 250 đô la một tuần? Điều này chỉ nhằm mục đích hạ nhục nàng thôi. Lão khốn kiếp này có lẽ toa rập với bà nội nàng trong vụ này. Lão ấy đang ngồi sau chiếc bàn viết, cười cười ra vẻ thích thú lắm. Nàng chỉ muốn nhặt miếng chặn giấy bằng đồng trước mặt lão và nện lên đầu hắn. Nàng cảm thấy như nghe tiếng xương sọ của lão vỡ lạo xạo dưới tay nàng.
Brad vẫn tiếp tục nói với giọng đều đều. “Từ nay cô không được mua hàng chịu nữa, để thoả mãn nhu cầu riêng tư hay vì mọi lí do khác, và cũng không được dùng danh nghĩa gia đình Blackwell để mua sắm ở các cửa hiệu. bất cứ thứ gì cô mua đều phải trả bằng tiền mặt”.
Cơn ác mộng mỗi lúc mỗi trở nên tệ hại hơn.
“Tiếp theo nữa, nếu có bất kì lời bàn tán nào liên hệ đến tên cô trên nhật báo hay tạp chí – trong nước hay ngoài nước – thì số tiền trợ cấp hằng tuần này cũng sẽ bị ngưng lại. Cô rõ rồi chứ?”
“Vâng”. Giọng nói của nàng nghe như tiếng thì thầm.
“Cô và em cô là Alexandra được cấp giấy bảo hiểm sinh mạng của bà nội các cô, giá trị năm triệu đô la cho mỗi người. Giấy bảo hiểm về phần cô đã bị huỷ bỏ bắt đầu từ sáng hôm nay. Đến cuối năm, nếu bà nội cô cảm thấy hài lòng về cô, tiền trợ cấp hằng tuần của cô sẽ được tăng gấp đôi”. Ông do dự một lát rồi nói tiếp. “Còn một điều khoản cuối cùng nữa”.
Bà ấy lại muốn treo mình lên trước công chúng đây.
“Vâng?”
Brad Rogers trông có vẻ hơi bối rối. “Bà nội cô không bao giờ còn muốn gặp lại cô nữa, cô Eve ạ”
Nhưng mà, tôi muốn gặp lại bà lần nữa, bà già ạ. Eve nhủ thầm. Tôi muốn trông thấy bà chết trong sự đau đớn.
Giọng nói của Brad như nhỏ giọt vào đầu óc đang sôi sùng sục của Eve. “Nếu cô có gặp điều gì khó khăn, cứ điện thoại cho tôi. Bà nội cô không muốn cô bén mảng đến toà nhà này nữa hay đến thăm bất cứ tài sản nào của công ty”.
Về vấn đề này, Brad đã tranh luận với bà Kate. “Lạy Chúa! Cô ấy là cháu nội của bà mà. Nó là máu và thịt của bà. Thế mà bà đối xử với nó như là cùi hủi”
“Chính nó là cùi hủi”
Thế là cuộc bàn cãi chấm dứt.
Lúc này, Brad nói một cách ngượng nghịu, “Thôi được, như thế là tôi đã cho cô biết tất cả mọi sự. Cô còn có câu hỏi gì nữa không, cô Eve?”
“Không”. Nàng đang bị xúc động mãnh liệt.
“Vậy thì cô hãy kí vào các giấy tờ này”.
Mười phút sau, Eve đi xuống dường phố, với một tấm ngân phiếu 250 đô la trong túi.
 
CHƯƠNG 27 -
Hãng quảng cáo Berkley and Matthews là chiếc vương miện trên bảng xếp hạng các hãng trên đường Madison Avenue. Số quảng cáo hàng năm của hãng ấy vượt quá số quảng cáo gộp lại của hai hãng cạnh tranh gần nhất, nhất là nhờ có tài khoản lớn lao của Kruger-Brent và hàng chục các chi nhánh của nó trên khắp thế giới. Trên bảy mươi lăm nhân viên kế toán, người viết bài quảng cáo, giám đốc sáng tác, thợ ảnh, thợ khắc, nghệ sĩ, chuyên viên truyền tin đã được thu dụng nhờ có tài khoản của riêng công ty Kruger-Brent mà thôi. Vì vậy, khi bà Kate Blackwell điện thoại cho Aaron Berkley để yêu cầu ông ta tìm một chỗ cho Alexandra thì chỗ làm ấy được tìm ra ngay lập tức. Nếu bà Kate Blackwell muốn thì họ có lẽ cũng sẵn sàng nhường chức chủ tịch cho Alexandra nữa.
“Tôi tin rằng cháu gái Alexandra của tôi thích làm một người viết bài quảng cáo,” Bà Kate nói cho Aaron Berkley biết.
Berkley nói với bà Kate rằng tình cờ vừa mới có khuyết một chân viết bài quảng cáo nên cô Alexandra có thể bắt đầu công việc khi nào cô ấy muốn.
Alexandra bắt đầu đi làm việc vào ngày thứ hai.
Ít có hãng quảng cáo nào đặt trụ sở trên đường Madison Avenue, nhưng Berkley and Matthews là một ngoại lệ. Hãng có một toà nhà lớn, tối tân, ở góc đường Madison và đường số 57. Hãng chiếm tám tầng lầu và cho thuê các tầng lầu khác. Để đỡ phải thêm một sổ lương mới, Aaron Berkley và người hợp tác, Matthews, quyết định rằng Alexandra sẽ thay thế một nhân viên viết bài mới tuyển dụng trước đó sáu tháng. Tin này loan ra rất nhanh chóng. Khi nhân viên biết rằng cô gái bị đuổi sẽ được thay thế bởi con gái của vị thân chủ lớn nhất của hãng thì toàn thể mọi người đều bất mãn. Mặc dầu chưa hề gặp mặt Alexandra, họ đều đồng thanh cho rằng nàng là một mụ đàn bà xấu xa, đanh ác, có lẽ đã được gửi đến làm việc ở đó để do thám họ.
Khi Alexandra đến làm việc, nàng được hộ tống đến văn phòng đồ sộ, hiện đại của Aaron Berkley, ở đó cả hai, Berkley và Matthews đều có mặt để chào đón nàng. Cả hai người hợp tác kinh doanh này trông chẳng có gì giồng nhau cả. Berkley thì cao, gầy, tóc bạc trắng xoá, còn Matthews thì lùn tịt, to béo và hoàn toàn sói. Thế nhưng họ có hai điểm chung: cả hai đều là những nhà quảng cáo xuất sắc nhất trong thập niên qua, và cả hai đều là những tên độc tài tuyệt đối. Họ đối xử với nhân viên như những tên nô lệ, và sở dĩ các nhân viên chịu đựng lối đối xử như vậy, ấy là vì bất cứ ai đã làm việc cho hãng Berkley and Matthews này cũng có thể làm việc ở bất cứ hãng quảng cáo nào trên thế giới. Đó là nơi huấn luyện nghề nghiệp.
Lúc Alexandra đến làm việc, còn có một người khác nữa cũng hiện diện trong văn phòng. Đó là Lucas Pinkerton, phó chủ tịch của hãng, một con người lúc nào cũng tươi cười, có cử chỉ khúm núm và đôi mắt lạnh lùng. Pinkerton trẻ hơn là hai người kia, nhưng nếu ông ta thua kém về tuổi tác, bù vào đó, ông ta tỏ ra không thua kém về thái độ thù hằn đối với đàn ông và đàn bà làm việc dưới quyền ông.
Aaron Berkley dẫn Alexandra đến một chiếc ghế bành rất êm ái. “Cô muốn tôi mời cô thứ gì nào, thưa cô Blackwell? Cà phê hay trà?”
“Không, tôi không uống gì cả. Xin cảm ơn ông.”
“Vậy thì cô sẽ làm việc ở đây với chúng tôi với tư cách là một nhân viên viết bài.”
“Tôi rất cảm ơn quý ông đã tạo cho tôi cơ hội này. Tôi biết rằng tôi còn phải học hỏi nhiều lắm, nhưng tôi sẽ rán sức làm việc.”
“Điều đó thì không cần,” Norman Matthews vội vã nói. Nhưng tiếp đó ông sửa chữa lại. “Ý tôi muốn nói là cô không thể gấp rút học tập kinh nghiệm loại này được.”
“Tôi tin chắc rằng cô sẽ rất sung sướng làm việc với những người ở đây,” Aaron Berkley nói thêm. “Cô sẽ làm việc với những người giỏi nhất trong nghề.”
Một giờ sau, Alexandra ngồi suy nghĩ. Họ có thể là những người giỏi nhất, nhưng không hẳn là những người thân thiện nhất. Lucas Pinkerton đã đưa Alexandra đi mọi nơi để giới thiệu nàng với nhân viên, nhưng ở nới nào cũng vậy, sự tiếp đón khá nhạt nhẽo. Họ chấp nhận sự hiện diện của nàng, rồi sau đó họ nhanh chóng làm những công việc khác. Alexandra đã cảm thấy thái độ thiếu thiện cảm của họ, nhưng không hiểu nguyên nhân vì sao. Pinkerton dẫn nàng đến một phòng họp đầy khói thuốc lá. Giáp với tường là một chiếc tủ trưng bày các phần thưởng của Clios và các giám đốc nghệ thuật. Ngồi xung quanh một chiếc bàn là một người đàn bà và hai người đàn ông, tất cả đều hút thuốc lá, hết điếu này đến điếu khác. Người đàn bà lùn, thân hình chắc, mập, tóc màu sắt rỉ. Hai người đàn ông tuổi chừng ba mươi bốn ba mươi lăm, nét mặt tái mét, trông có vẻ ưu tư.
Pinkerton nói, “Đây là nhóm sáng tạo. Cô sẽ làm việc với nhóm này. Họ là Alice Koppel, Vince Barnes và Marty Bergheimer. Đây là cô Alexandra Blackwell.”
Cả ba người trố mắt nhìn Alexandra.
“Thôi, tôi để các người làm quen với nhau”. Pinkerton nói. Ông quay về phía Vince Barnes. “Tôi muốn có tờ quảng cáo thứ nước hoa mới trên bàn viết của tôi vào sáng mai. Anh hãy lo liệu sao cho cô Blackwell có được mọi thứ cô cần.”
“Cô cần thứ gì vậy.” Vince Barnes hỏi.
Alexandra bỡ ngỡ trước câu hỏi bất thình lình. “Tôi... tôi chỉ cần học công việc quảng cáo thôi.”
Alice Koppel nói một cách dịu dàng, “Cô đã đến đúng chỗ đó, cô Blackwell ạ. Chúng tôi đang muốn làm thầy giáo đến chết đi được.”
“Xéo đi chỗ khác,” Marty Bergheimer nói với Alexandra.
Alexandra bối rối. “Không biết tôi có làm điều gì mất lòng vị nào ở đây không?”
Marty Bergheimer đáp, “Không đâu, cô Blackwell ạ. Chúng tôi đang phải làm việc khẩn trương đây, về một chiến dịch quảng cáo nước hoa. Các ông Pinkerton và Matthews chưa hài lòng với những gì chúng tôi đã đưa ra.”
“Tôi sẽ cố không quấy rầy các anh chị.”
“Như vậy thì rất tốt,” Alice Koppel nói.
Những giờ còn lại của ngày hôm ấy cũng chẳng có gì khá hơn. Không ai nở một nụ cười ở nơi này. Một trong các đồng nghiệp của họ đã bị đuổi vì cô gái giàu có xấu xa này, vì vậy họ bắt cô ta phải trả giá đắt.
Vào cuối ngày đầu tiên của Alexandra, Berkley và Matthews đến văn phòng làm việc bé nhỏ họ đã dành cho Alexandra để xem cô có được thoải mái hay không. Cử chỉ này không qua mắt được các đồng nghiệp của nàng.
Tất cả mọi người trong hãng đều gọi nhau bằng tên riêng thân mật, riêng họ gọi Alexandra bằng tên họ của nàng là Blackwell.
“Gọi tôi là Alexandra,” nàng nói.
“Được.”
Nhưng đến lần sau, họ lại gọi nàng là “cô Blackwell.”
Alexandra học hỏi một cách nghiêm chỉnh và nóng lòng được đóng góp vào công việc. Nàng tham dự vào các phiên họp, trong đó các chuyên viên viết quảng cáo tha hồ đưa ra các sáng kiến của mình. Nàng nghe ông Lucas Pinkerton bác bỏ không tiếc lời bài viết quảng cáo được đệ trình cho ông duyệt. Ông ta là một con người xấu xa ti tiện. Alexandra cảm thấy thương hại cho những người làm việc dưới quyền ông ta. Nàng đi đi lại lại từ lầu này đến lầu kia để tham dự các cuộc họp của các vị giám đốc, các cuộc họp với khách hàng, những buổi chụp ảnh, các phiên họp bàn cãi chiến lược quảng cáo. Nàng ngồi yên lặng, lằng nghe để học hỏi. Vào cuối tuần lễ thứ nhất, nàng cảm thấy thời gian lâu như cả một tháng. Nàng trở về nhà mệt mỏi, không phải vì công việc mà vì sự căng thẳng do sự hiện diện của nàng gây ra ở sở làm.
Khi bà Kate hỏi nàng công việc tiến triển như thế nào. Alexandra đáp, “Cũng tốt, bà nội ạ. Rất hay.”
“Bà chắc chắn rằng cháu sẽ làm việc rất tốt. Nếu có gì khó khăn, cháu cứ gặp ông Berkley hay ông Matthews.”
Nhưng đó là một điều mà Alexandra không bao giờ muốn làm.
Ngày thứ hai kế tiếp, Alexandra đến sở làm với ý định phải tìm cho ra một cách náo đó giải quyết vấn đề này. Có những giờ nghỉ giải lao vào buổi sáng và buổi trưa để mọi người uống cà phê, và đó là cơ hội thuận tiện để mọi người nói chuyện với nhau một cách tự nhiên, thỏi mái.
Alexandra bước vào, cuộc nói chuyện ngưng bặt lại.
“Để tôi đem cà phê đến cho cô nhé, thưa cô Blackwell”.
“Cảm ơn, tôi có thể tự đi lấy được.”
Mọi người im lặng trong khi Alexandra bỏ một đồng tiền vào máy cà phê tự động. Khi nàng bỏ đi cuộc nói chuyện lai bắt đầu trở lại.
“Các bạn có nghe vụ quảng cáo Xà phòng tinh khiết bị hớ to vừa rồi không? Cái cô người mẫu đẹp như tiên được dùng để quảng cáo ấy hoá ra là một minh tinh của loại ảnh khiêu dâm...”
Vào lúc giữa trưa. Alexandra nói với Alice Koppel, “ Nếu các anh chị rảnh có thể ăn cơm trưa với tôi, chúng ta có thể...”
“Xin lỗi, tôi có một cuộc hẹn.”
Alexandra đưa mắt sang Vince Barnes. “Tôi cũng thế,” anh nói.
Nàng nhìn về phía Marty Bergheimer. “Thời gian biểu của tôi cũng đã đầy ắp cả rồi.”
Alexandra cảm thấy quá thất vọng, không còn muốn ăn uống gì nữa. Họ đã khiến nàng có cảm tưởng như mình là một kẻ bị gạt ra ngoài lề xã hội, và nàng cảm thấy giận dữ. Nhưng nàng nhất định không bỏ cuộc. Nàng sẽ tìm ra một cách nào đó để đi đến với họ, để cho họ biết rằng ở sâu dưới cái tên Blackwell, nàng vẫn là một người trong bọn họ. Nàng ngồi dự các phiên họp, lắng nghe Berkley, Matthews và Pinkerton mắng chửi các nhà sáng tạo quảng cáo trong khi những người này chỉ cố gắng hết sức mình để làm công việc cho tốt. Alexandra thương hại cho họ, nhưng họ không cần sự thương hại ấy của nàng. Họ cũng chẳng cần có nàng nữa.
Alexandra chờ đợi thêm ba ngày, rồi lại cố gắng một lần nữa. Nàng nói với Alice Koppel, “Tôi nghe nói có một tiệm ăn Ý.”
“Tôi không ăn các thức ăn Ý.”
Nàng quay nhìn về phía Vince Barnes. “Tôi ăn kiêng.”
Alexandra lại nhìn Marty Bergheimer. “Tôi sẽ đi ăn cơm Tàu.”
Mặt Alexandra đỏ bừng lên. Họ không muốn người ta thấy họ đi chung với nàng. Thôi được, mặc kệ họ. Đối với nàng như thế là quá đủ rồi. Nàng đã vượt qua thông lệ để cố làm thân với họ, và mỗi lần như vậy nàng lại bị đánh gục. Làm việc ở đây thật là một sai lầm lớn. Nàng cần phải tìm việc làm với một công ty nào đó không liên hệ gì đến bà nội nàng cả. Nàng sẽ rời nơi này vào cuối tuần. Nhưng nàng tự nhủ, “Mình phải làm cho tất cả mọi người nhớ rằng mình đã từng ở nơi này.”
Lúc một giờ trưa, tất cả mọi người, trừ nhân viên ở tổng đài diện thoại, đều đi ăn trưa. Alexandra ở lại văn phòng. Nàng nhận ra rằng tại các phòng giấy của lãnh đạo đều có máy điện đàm nội bộ nối liền với các phòng sở, để khi nào một cấp lãnh đạo muốn nói chuyện với một thuộc hạ, ông ta chỉ việc ấn nút trên hộp máy, ở đó có ghi tên mỗi nhân viên trên một tấm phiếu. Alexandra lẻn vào trong các văn phòng vắng người của Berkley, Matthews và Pinkerton rồi đổi các phiếu tên lẫn lộn. Vì vậy, vào lúc đầu giờ trưa hôm ấy, Pinkerton ấn nút máy liên lạc, nối liền ông ta với một chuyên viên viêt bài, và nói trong máy, “Vác cái đít của mày lên đây. Ngay bây giờ!”
Một giây phút yên lặng, có vẻ như choáng váng, tiếp theo đó, rồi có tiếng Matthews gầm lên, “Anh nói cái gì?”
Pinkerton nhìn trừng trừng vào máy sững sờ, “Ông Matthews à? Ông ở đó sao?”
“Mày nói đúng rồi đấy. Vác cái đít của mày lên đây ngay!”
Một phút sau, một chuyên viên viết quảng cáo ấn trên máy liên lạc đặt trên bàn làm việc và nói, “Tôi có ít bài vừa viết xong để anh đem gấp xuống nhà dưới cho tôi.”
Giọng của Berkley gầm lên ở đầu dây bên kia đáp lại. “Anh anh cái gì?”
Thế là sự hỗn loạn bắt đầu. Phải bốn giờ đồng hồ sau sự lộn xộn do Alexandra tạo ra mới được chỉnh đốn lại, và đó cũng là bốn giờ vui nhộn nhất cho các nhân viên của Berkley và Matthews. Mỗi lần một sự kiện mới xảy ra họ lại reo lên vui thích. Các cấp lãnh đạo bị gọi trên máy để được sai làm việc lặt vặt, đi mua thuốc lá hay sửa lại một chậu rửa trong phòng vệ sinh bị vỡ. Berkley, Matthews và Pinkerton dò hỏi khắp nơi để tìm ra thủ phạm, nhưng không một ai biết.
Người duy nhất đã trông thấy Alexandra đi vào các phòng làm việc là Fran, một nữ nhân viên ở tổng đài điện thoại, nhưng cô ta rất ghét các ông chủ hơn là ghét Alexandra nên cô ta chỉ nói, “Tôi không thấy một mạng nào cả.”
Đêm hôm ấy, khi Fran nằm ngủ trên gi.ường với Vince Barnes cô kể lai câu chuyện xảy ra.
Vince Barnes ngồi hẳn dậy trên gi.ường. “Cái cô gái Blackwell làm ch.uyện ấy à? Mình thật ngốc quá!”
Sáng sớm hôm sau, khi Alexandra bước vào văn phòng, Barnes, Koppel và Bergheimer đang ngồi ở đấy chờ đợi. Họ nhìn nàng chằm chằm trong yên lặng. “Có chuyện gì không hay chăng?” Nàng hỏi.
“Chẳng có chuyện gì Alex ạ,” Alice Koppel nói. “Các anh ấy và tôi muốn mời chị cùng đi ăn cơm trưa với chúng tôi. Chúng tôi biết cái tiệm ăn Ý nhỏ nổi tiếng ở gần nơi này...”
 
CHƯƠNG 28 -
Từ ngày còn bé, Eve Blackwell đã ý thức được khả năng vận động mọi người xung quanh bằng những mánh khoé khôn ranh. Trước kia, đó là một thứ trò chơi đối với nàng, nhưng bây giờ nó là một cuộc vận động nghiêm chỉnh rất nguy hiểm. Nàng đã bị đối xử tồi tệ, đã bị tước đi tài sản đáng lẽ thuộc về nàng một cách chính đáng, bởi cô em ruột nhiều mưu mô và một bà nội già đầy thù hận. Những người này phải trả giá đắt cho những gì họ đã gây cho nàng. Ý nghĩ này tạo cho nàng một niềm vui thích đến tột độ. Mạng sồng của họ bây giờ nằm trong tay nàng.
Eve chuẩn bị kế hoạch của nàng rất tỉ mỉ và cẩn thận, phối hợp mọi động tác một cách ăn ý. Thoạt tiên, George Mellis do dự chưa muốn tham gia vào cuộc âm mưu này.
“Lạy Chúa, cái trò này nguy hiểm lắm. Tôi chẳng muốn dính líu váo một việc như thế này,” anh ta cãi lại. “Tôi cần bao nhiêu tiền thì cũng có thể có được, cần gì làm ch.uyện ấy.”
“Bằng cách nào kia chứ?” Eve hỏi với vẻ khinh bỉ. “Bằng cách ăn nằm với những cô gái tóc xanh béo phục phịch ấy à? Anh định sống suốt đời như vậy hay sao? Thế rồi đến lúc anh béo thêm một chút nữa, bắt đầu có những vết nhăn xung quanh mắt, thì chuyện gì sẽ xảy ra với anh? Không, George ạ, anh sẽ không bao giờ có được một cơ hội tốt như thế này đâu. Nếu anh chịu nghe tôi, anh và tôi sẽ có thể làm chủ cả một tổ hợp công ty lớn lao nhất thế giới. Anh nghe không? Hãy làm chủ cả một cơ nghiệp lớn lao như vậy.”
“Làm sao mà em biết rằng kế hoạch này sẽ thành công?”
“Bởi vì tôi là người hiểu rõ nhất về bà nội và em gái tôi. Cứ tin tôi đi, kế hoạch này sẽ thành công.”
Eve nói với vẻ tin tưởng, nhưng vẫn có chút dè dặt, và chính những sự dè dặt này khiến cho Mellis lo lắng. Eve biết rằng có thể đóng được vai trò của nàng, nhưng chưa chắc rằng Mellis có khả năng làm như vậy. Y có vẻ lưỡng lự, không ổn định, nhưng trong việc thực thi kế hoạch này, không được phép có sai lầm. Chỉ một lỗi lầm nhỏ, cả kế hoạch sẽ bị tan vỡ.
Lúc này, nàng nói với Mellis. “Quyết định đi. Anh định dấn thân vào hay rút ra?”
Mellis nhìn nàng một lúc như dò xét. “Dấn vào.” Y sáp lại gần Eve, vuốt vai nàng. “Dấn vào cho đến tận cùng.”
Eve cảm thấy cơn dục tình của nàng dâng lên khắp người. “Được rồi” nàng thì thầm, “nhưng tôi làm theo cách của tôi.”
Chỉ qua một đêm, mọi thứ đều thay đổi đối với Alexandra. Những gì đã xảy ra và xem như là hoạt động cuối cùng của nàng ở hãng Berkley và Matthews đã trở thành một sự đắc thắng của nàng. Từ một kẻ bị gạt ra ngoài lề, nàng đã trở thành một nữ anh hùng. Tin tức về hành động tinh nghịch của nàng lan rộng khắp đại lộ Madison Avenue.
“Chị đã trở thành một huyền thoại ngoài giờ làm việc.”
Bây giờ nàng đã trở thành một người trong bọn họ rồi.
Alexandra ham thích công việc của nàng, đặc biệt là những buổi họp đưa ra sáng kiến diễn ra mỗi buổi sáng. Nàng biết rằng đó không phải là công việc nàng sẽ làm suốt đời, nhưng thực sự nàng không biết chắc chắn nàng muốn làm gì. Đã có ít nhất hàng chục nơi cầu hôn và nàng cũng đã xiêu lòng trong một vài trường hợp, nhưng vẫn có cái gì đó còn thiếu. Vấn đề đơn giản là nàng chưa tìm ra được người hợp ý với nàng.
Một buổi sáng thứ sáu, Eve điện thoại cho Alexandra mời nàng cùng ăn cơm trưa. “Có một tiệm ăn Pháp vừa mới mở cửa. Chị nghe nói thức ăn ở đó ngon lắm.”
Alexandra rất vui sướng được biết tin về Eve. Nàng rất lo cho chị. Alexandra đã điện thoại hai, ba lần một tuần lễ cho Eve, nhưng lần nào Eve cũng hoặc đi vắng, hoặc quá bận rộn không gặp được nàng. Lúc này, dù Alexandra đã có một cuộc hẹn, nàng nói, “Em rất thích được ăn cơm trưa với chị.”
Tiệm ăn thật sang trọng và đắt tiền, và ở quầy hàng, có rất đông khách còn chờ đợi các bàn trống. Eve đã phải sử dụng tên bà nội nàng để đặt trước một bàn ăn. Điều này làm nàng khó chịu,nhưng nàng nghĩ, “Cứ chờ đấy, rồi một ngày kia các người sẽ phải van lạy ta đến ăn tại tiệm ăn bẩn thỉu này,” Eve đã ngồi sẵn tại đó khi Alexandra bước vào. Nàng nhìn theo Alexandra trong khi người trưởng nhóm hầu bàn dẫn Alexandra đến bàn ăn, rồi tự nhiên nàng có cảm giác kì lạ là nàng đang nhìn chính mình đi lại gần chiếc bàn.
Eve chào em bằng một nụ hôn trên má. “Em trông xinh đẹp quá, Alexandra ạ, công việc làm có vẻ thích hợp với em lắm thì phải.”
Họ gọi thức ăn và hỏi han nhau về cuộc sống của mỗi người.
“Công việc làm của em thế nào?” Eve hỏi.
Alexandra kể lại cho chị nghe tất cả những gì đã xảy ra với nàng. Eve cũng cẩn thận kể lại các hoạt động theo lối riêng của nàng. Trong lúc hai người đang trò chuyện, Eve đưa mắt nhìn lên, George Mellis đang đứng ở đấy. Anh nhìn hai người, hơi có vẻ bối rối trong chốc lát. “Lạy Chúa.” Eve nghĩ thầm “anh ta không biết mình là người nào trong hai người !”
“George!” Nàng nói.
Anh quay lại về phía nàng, mừng rỡ. “Eve !”
Eve nói, “Thật là một sự ngạc nhiên thú vị”. Nàng hất đầu về phía Alexandra. “Chắc anh chưa gặp em gái tôi. Alex, chị xin giới thiệu em anh George Mellis.”
George cầm lấy tay Alexandra và nói, “Hân hạnh.” Eve đã cho anh biết rằng nàng là em sinh đôi, nhưng anh không nghĩ rằng họ giống hệt nhau đến như vậy.
Alexandra nhìn Mellis, chằm chằm, có vẻ thán phục.
Eve nói, “Anh vui lòng ngồi ăn với chúng tôi chứ?”
“Tôi rất muốn thế nhưng tôi đang trễ một cuộc hẹn. Xin lần khác vậy.” Anh nhìn Alexandra. “Hi vọng sẽ có một dịp khác gần đây nhất.”
Hai người nhìn theo Mellis bước ra ngoài. “Trời ơi! Ai vậy, hở chị?” Alexandra hỏi.
“À, anh ấy là một người bạn của Nita Ludwig. Chị gặp anh ấy trong một bữa tiệc tai nhà Nita.”
“Không biết em có điên rồ hay không, chứ em thấy anh ấy đẹp trai quá. Có thật như vậy không, chị?”.
Eve cười to. “Anh ta không thuộc “týp” người của chị, nhưng các cô gái thì hình như cho rằng anh ta hấp dẫn lắm.”
“Em cũng nghĩ như vậy. Anh ấy có vợ chưa nhỉ?”
“Chưa, nhưng không phải là vì các cô gái không cố ve vãn anh ta hết mình, em ạ. George giàu có lắm. Có thể nói rằng anh ta có đủ mọi thứ: dáng vẻ bề ngoài, tiền của, gốc gác xã hội.” Sau đó, Eve khôn khéo nói lảng sang chuyện khác.
Khi Eve yêu cầu người chiêu đãi viên đưa phiếu tính tiền bữa ăn thì người ấy nói cho nàng biết rằng ông Mellis đã trả tiền rồi.
Alexandra không thể nào ngưng suy nghĩ về George Mellis.
Trưa thứ hai, Eve gọi điện thoại cho Alexandra và nói, “Có vẻ như em đã bắn trúng đích rồi đấy, em ạ. George Mellis vừa gọi điện thoại cho chị, hỏi số điện thoại của em. Em có cho phép chị cho anh ấy số điện thoại không?”
Alexandra ngạc nhiên thấy mình nở một nụ cười. “Nếu chị tin chắc rằng, chị không thích anh ấy thì...”.
“Chị đã nói với em rồi. Anh ấy không hợp với “týp” người của chị.”
“Vậy thì chị cho anh ta số điện thoại của em cũng không hề gì.”
Hai người nói chuyện với nhau thêm ít phút nũa, rồi Eve đặt điện thoại xuống. Nàng ngước mắt nhìn Mellis, đang nằm trần truồng bên cạnh nàng trên gi.ường. “Cô ấy bằng lòng rồi.”
“Bao giờ?”
“Khi nào tôi bảo anh.”
Alexandra cố quên chuyện Mellis sẽ gọi điện thoại đến nàng, nhưng càng cố gạt ra khỏi đầu óc, nàng lại càng nhớ đến anh ấy. Nàng chưa hề đặc biệt chú ý đến những người đàn ông đẹp trai, vì nàng thấy đa số những người ấy thường tự cho mình là trung tâm. Nhưng George Mellis, theo nàng nghĩ, có vẻ khác họ. Anh ta có một sức mạnh thu hút kì lạ. Anh chỉ cần sờ vào bàn tay là nàng đã thấy rung động cả người. “Mình điên rồ quá.” nàng tự nhủ, “Mình chỉ mới thấy anh ta trong hai phút thôi.”
Mellis không gọi điện thoại cho nàng trong suốt tuần lễ ấy, các cảm xúc của nàng đi từ chỗ sốt ruột đến thất vọng, rồi đến giận dữ. “Kệ anh ta” Nàng nghĩ. “Chắc là anh ta đã gặp một người nào khác rồi. Như thế lại càng hay!”
Vào cuối tuần lễ, chuông điện thoại của Alexandra kêu vang. Nàng nghe tiếng trầm trầm, khàn khàn của chàng, Nỗi giận dữ tiêu tan như do một phép lạ.
“George Mellis đây,” Chàng nói. “Chúng ta gặp nhau quá ngắn ngủi, khi cô và chị cô dùng cơm trưa với nhau. Eve nói cô cho phép tôi gọi điện thoại cho cô.”
“Nhưng chị ấy không nói rằng anh sẽ gọi điện thoại cho tôi”. Alexandra nói một cách tự nhiên. “Tiện thể đây tôi xin cảm ơn anh về bữa ăn hôm đó.”
“Cô xứng đáng cả một bữa tiệc lớn, chứ như thế thì có gì.”
Alexandra cười vui thích với cái lối nói cường điệu ấy của chàng.
“Không biết cô có vui lòng đến ăn cơm với tôi một buổi tối nào đó không?”
“Về ch.uyện ấy thì... Vâng. Như thế cũng tốt.”
“Vậy thì tuyệt đối. Nếu cô từ chối thì có lẽ tôi đến phải tự tử mất.”
“Đừng làm thế chứ,” Alexandra nói. “Tôi cũng không thích ăn một mình.”
“Tôi cũng vậy.Tôi biết có một tiệm ăn nhỏ trên đường Mulberry, tên là Matoon s. Ở đó rất tối, nhưng thức ăn thì...”
“Matoon s à? Tôi thích nơi ấy lắm!” Alexandra kêu lên. “Đó là nơi tôi thích nhất.”
“Cô biết nơi ấy à?” Giọng anh ta có vẻ ngạc nhiên.
“Ồ, có chứ.”
George nhìn qua Eve, rồi nhoẻn miệng cười. Anh phải phục cái tài khôn ranh của cô gái này. Nàng đã nói cho Mellis biết tất cả những cái thích và không thích của Alexandra. George Mellis đã biết mọi thứ cần phải biết về cô em gái của Eve.
Khi Mellis đặt điện thoại xuống. Eve nghĩ thầm, “Thế là mọi sự đã bắt đầu.”
Thật là một buổi tối tuyệt vời nhất trong đời Alexandra. Một giờ trước khi Mellis đến, anh đã gửi đến cho nàng một tá bong bóng màu hồng, với một đoá hoa ngọc lan buộc vào trong đó. Alexandra, trước đó, đã lo sợ rằng trí tưởng tượng có thể khiến cho nàng mong đợi quá nhiều, nhưng ngay khi nàng gặp lại Mellis, tất cả mọi nghi ngờ của nàng đều tiêu tan. Một lần nữa, nàng thấy sức thu hút của anh mạnh mẽ như là nam châm.
Hai người uống rượu với nhau ở nhà, rồi sau đó cùng đi đến tiệm ăn.
“Cô có muốn xem qua thực đơn không?” George Mellis hỏi. “Hay là để tôi gọi cho cô vậy?”
Alexandra đã có sẵn những món nàng vẫn ưa thích ở nhà hàng này, nhưng để làm vui lòng Mellis nàng nói, “Sao anh không chọn đi?”
Mellis chọn toàn những món Alexandra ưa thích, khiến cho nàng có cảm giác say sưa rằng chàng đã đọc được các ý nghĩ của nàng. Họ cùng ăn món áctisô nhồi thịt bò non Matoon, một đặc sản của nhà hàng, và món “tóc tiên”, tức là một thứ mì sợi rất ngon. Họ cũng ăn một đĩa xà lách mà Mellis tự trộn lấy ở bàn ăn một cách thật là thành thạo.
“Anh quen nấu ăn lắm à?”
“À, đó là một trong các thú vui của tôi. Chính mẹ tôi đã dạy tôi. Bà ấy nấu nướng rất giỏi”.
“Anh có ở gần gia đình không, anh George?”
Anh tủm tỉm cười. Alexandra cho rằng đó là một nụ cười đẹp nhất nàng chưa từng thấy.
“Tôi là một người Hi Lạp”, Mellis nói một cách đơn giản. “Tôi là con trai trưởng với ba em trai và hai em gái, thế nhưng chúng tôi như là một”. Một vẻ buồn thoáng qua trên mặt anh. “Phải xa chúng nó thật là đau lòng hết sức. Cha tôi và các em trai tôi cứ năn nỉ tôi đừng đi. Chúng tôi có một cơ sở kinh doanh lớn nên họ rất cần có tôi ở nhà”.
“Thế sao anh không ở nhà?”
“Có lẽ cô nghĩ rằng tôi điên rồ, nhưng thật ra tôi muốn tự lập thân. Tôi lúc nào cũng không muốn nhận quà tặng của bất cứ ai, mà cơ sở kinh doanh ấy lại là một món quà được truyền lại từ ông tôi cho đến cha tôi. Không, tôi không muốn lấy chút gì của cha tôi cả. Cứ để cho các em trai lấy hết phần của tôi cũng được”.
Alexandra cảm phục Mellis quá trời!
“Hơn thế nữa “ Mellis nói thêm bằng giọng khe khẽ. Nếu tôi ở lại Hi Lạp, tôi chắc chẳng bao giờ gặp được cô.”
Alexandra cảm thấy mặt nàng đỏ bừng lên. “Anh chưa bao giờ lấy vợ hay sao?”
“Chưa. Tôi vẫn thường hứa hôn mỗi ngày một lần”, Mellis làm ra vẻ như nói đùa, “nhưng cứ đến lúc sắp thành hôn thì lần nào tôi cũng cảm thấy có cái gì đó không ổn”. Y vươn người về phía trước, nói với giọng nghiêm chỉnh, “Cô Alexandra ạ, cô có thể cho rằng tôi là một con người xưa cổ, thế nhưng một khi đã thành hôn rồi thì cuộc hôn nhân ấy là vĩnh cửu. Đối với tôi chỉ một người đàn bà là đủ, nhưng phải là một người đàn bà xứng đáng”.
“Tôi cho rằng như vậy rất tốt”, nàng nói thì thầm.
“Thế còn cô?” Mellis hỏi. “Cô có yêu bao giờ chưa?”
“Chưa.”
“Thật là không may cho một kẻ nào đó, nhưng rất may mắn cho...”
Ngay lúc ấy, người hầu bàn đem món tráng miệng đến. Alexandra đang nóng lòng muốn yêu cầu chàng nói nốt câu chàng vừa bỏ giở, nhưng nàng e ngại không dám.
Alexandra chưa hề bao giờ cảm thấy thoải mái hoàn toàn với bất cứ ai. Mellis có vẻ thực sự quan tâm đến nàng, khiến cho nàng buột miệng kể cho chàng nghe về thời niên thiếu của nàng, những kinh nghiệm nàng đã tích lũy và ấp ủ.
George tự cho mình là một tay thành thạo về đàn bà. Anh biết rằng đàn bà xinh đẹp thường cảm thấy rất bất an, vì đàn ông thường tập trung sự chú ý của họ vào sắc đẹp đó, khiến cho đàn bà có cảm tưởng họ là những đồ vật chứ không phải là những con người. Khi Mellis ở bên cạnh một người đàn bà đẹp, anh không bao giờ đề cập đến sắc đẹp của nàng. Anh làm cho người đàn bà cảm thấy rằng anh yêu thích trí óc, tâm hồn của họ, rằng anh là người bạn tinh thần cùng chia sẻ với nàng các giấc mơ. Đó là một kinh nghiệm rất lạ lùng đối với Alexandra. Nàng kể cho Mellis nghe về bà nội Kate và về Eve.
“Chị cô không ở với cô và nội sao?”
“Không. Chị ấy... Eve muốn có một căn hộ riêng”.
Alexandra không thể nào tưởng tượng được vì sao Mellis không bị thu hút bởi người chị ruột của nàng. Dù lí do thế nào chăng nữa, nàng cũng mừng thầm. Trong lúc đang ăn cơm, Alexandra để ý rằng mọi cô gái ở nơi ấy đều biết Mellis, nhưng anh ta không hề nhìn quanh quất một lần nào, cũng không bao giờ rời mắt khỏi nàng.
Vào lúc uống cà phê, Mellis nói, “Tôi không biết cô có thích nhạc jazz không, nhưng ở đường St Market s Place có một câu lạc bộ, gọi là Five Spot...”
“Đó chính là nơi Cecil Tayler vẫn thường chơi”.
Mellis trố mắt nhìn Alexandra với vẻ ngạc nhiên. “Cô đã đến nơi ấy rồi chăng?”
“Rất nhiều lần!” Alexandra cười hớn hở. “Tôi rất thích nhạc sĩ ấy! Thật lạ lùng đến độ khó tin! Không hiểu sao chúng ta có những sở thích giống nhau thế!”
Mellis lặng lẽ đáp lại. “Nó giống như là một phép lạ”.
Hai người ngồi nghe Cecil Tayler chơi dương cầm, rồi họ cùng đi đến một quán rượu trên đường Blecher, nơi đó các khách hàng uống rượu, ăn bắp ngô rang, ném phi tiêu và nghe chơi dương cầm. Alexandra ngồi nhìn trong khi Mellis đang thi ném phi tiêu với một khách hàng thường xuyên ở nơi này. Người ấy chơi rất giỏi, nhưng anh ta không thắng được một lần nào. Mellis chơi một cách hăm hở, đầy nhiệt tình, trông thật đáng sợ. Đó chỉ là một trò chơi, nhưng anh chơi như thể nó là một cuộc đấu tranh sống còn. Anh ta là một con người lúc nào cũng phải thắng, Alexandra thầm nghĩ.
Lúc hai người rời quán rượu thì đồng hồ đã chỉ hai giờ sáng. Alexandra không muốn buổi tối hôm ấy chấm dứt.
Mellis ngồi bên cạnh Alexandra trong chiếc xe Rolls Royce do tài xế lái, mà anh ta đã thuê. Anh không nói lời nào mà chỉ nhìn vào mặt nàng. Hai chị em giống nhau đến kì lạ. Anh nghĩ thầm, “Không biết thân hình của họ có giống nhau không nhỉ?” Anh tưởng tượng Alexandra đang nằm trên gi.ường với anh, quằn quại và la thét vì đau đớn.
“Anh đang nghĩ gì vậy?” Alexandra hỏi.
“Tôi sợ rằng cô sẽ cười.”
“Không, tôi sẽ không cười. Tôi hứa đấy”.
“Nếu cô có cười thì tôi cũng không trách cô được. Tôi cho rằng tôi bị xem như là một kẻ ăn chơi. Cô cũng hiểu rõ cuộc đời – những cuộc đi chơi bằng du thuyền, tiệc tùng và bao nhiêu những thứ khác”.
“Vâng...”
Đôi mắt đen của anh dán chặt vào Alexandra. “Tôi nghĩ rằng cô là người đàn bà có thể thay đổi tất cả các thứ ấy. Mãi mãi”.
Alexandra cảm thấy mạch máu của nàng đập nhanh hơn. “Em... em không biết nói làm sao”,
“Xin em đừng nói một tiếng nào nũa”. Đôi môi chàng gần sát với môi nàng. Alexandra đã sẵn sàng. Nhưng Mellis không tiến thêm một bước nào nữa. “Đừng có tấn công trước”, Eve đã căn dặn chàng.
“Nhất là vào đêm đầu tiên. Nếu anh làm như vậy, anh sẽ trở thành một trong những chàng Romeo đang xếp hàng hai khao khát một cách vô hiệu quả được đặt bàn tay lên người nàng và lên tài sản của nàng. Phải để cho nàng tiến lên trước”.
Vì vậy, Mellis chỉ cầm lấy tay nàng cho đến khi chiếc xe hơi nhẹ nhàng đỗ trước toà lâu đài Blackwell. Alexandra dẫn chàng đến cánh cửa trước. Nàng quay lại nói với chàng, “Em không thể nói đêm nay em đã được vui thích đến thế nào”.
“Thật là một đêm kì diệu đối với anh”.
Nụ cười của Alexandra đủ rạng rỡ để chiếu sáng cả đường phố.
“Chào anh George Mellis”, nàng thì thầm, rồi biến mất vào trong căn nhà.
Mười lăm phút sau, điện thoại trong phòng Alexandra reo vang. “Em có biết anh vừa làm gì không? Anh gọi điện thoại cho gia đình anh. Anh kể lại cho họ nghe về người con gái tuyệt vời anh mới gặp tối nay. Em ngủ ngon nhé, Alexandra”.
Đặt điện thoại xuống, George Mellis suy nghĩ. “Sau khi nó với mình cưới nhau rồi, mình sẽ gọi điện thoại cho gia đình mình... rồi bảo cho họ biết mình sẽ cần đếch gì họ nữa”.
 
CHƯƠNG 29 -
Alexandra không còn nhận tin tức gì về George Mellis nữa. Không có tin gì ngày hôm nay, rồi đến ngày kế tiếp, rồi suốt cả tuần cũng vậy. Mỗi lần điện thoại reo vang nàng lại chồm đến, nhặt ống nghe lên, nhưng lần nào nàng cũng bị thất vọng. Nàng không hiểu đã xảy ra chuyện gì. Nàng cố gợi lại trong trí nhớ kỉ niệm tối hôm ấy: “Anh nghĩ em là người duy nhất có thể thay đổi tất cả những thứ ấy” và “Anh đã gọi điện thoại cho ba mẹ và các em của anh, và nói cho họ biết về người con gái tuyệt vời anh đã gặp đêm nay”. Alexandra kiểm điểm trong đầu óc một loạt các lí do mà nàng cầu mong là có thực để giải thích vì sao chàng đã không gọi điện thoại cho nàng.
Phải chăng nàng đã làm mất lòng chàng bằng cách nào đó mà nàng không biết?
Chàng mến nàng quá và sợ phải si mê nàng nên đã quyết định không gặp lại nàng lần nữa?
Chàng đã đi đến quyết định rằng nàng không phải là “týp” người thích hợp với chàng?
Chàng đã gặp một tai nạn khủng khiếp và bây giờ đang nằm bất động tại một bệnh viện nào đó?
Chàng đã chết rồi?
Không còn chịu đựng được nữa, Alexandra điện thoại cho Eve. Nàng cố gắng nói chuyện lảm nhảm một lúc trước khi bật mồm nói ra, “Eve này, chị có nghe được tin tức gì về George Mellis không?”
“À, không. Chị tưởng rằng hôm ấy anh ta mời em đi ăn cơm tối chứ?”
“Có, chúng em ăn cơm tối với nhau tuần trước”.
“Thế mà từ đó em không nhận được tin tức gì về anh ta cả à?”
“Không”.
“Có lẽ anh ta bận.”
Không ai bận đến như vậy cả, Alexandra thầm nghĩ. Nàng nói to, “Có lẽ vậy”.
“Thôi quên anh ta đi, em ạ. Có một chàng trai người Gia nã đại rất hấp dẫn. Chị muốn giới thiệu anh ta cho em. Anh ta làm chủ một hãng hàng không...”
Khi Eve gác máy điện thoại, nàng ngả người trên ghế tủm tỉm cười. Nàng ước mong làm sao bà nội có thể biết được nàng đã sắp đặt mọi thứ một cách tuyệt vời như thế nào.
“Này, có chuyện gì làm chị bực dọc thế?” Alice Koppel hỏi.
“Xin lỗi”, Alexandra đáp.
Alexandra gắt gỏng với mọi người vào tất cả mọi buổi sáng. Đã mấy tuần lễ rồi, nàng không có tin tức gì về George Mellis cả. Nàng giận dữ – không phải nàng giận Mellis, mà giận bản thân mình đã không thể nào quên được chàng. Anh ta có nợ gì nàng đâu. Họ là những kẻ lạ gặp nhau một buổi tối, thế mà nàng làm như là nàng đang chờ đợi anh ta phải cưới nàng. George Mellis có thể cưới bất cứ người đàn bà nào trên thế gian này. Tại sao chàng lại có thể thích nàng được?
Ngay đến cả bà nội nàng cũng nhận ra tính khí cáu kỉnh ấy của nàng. “Có chuyện gì vậy, hở cháu? Có phải ở hãng ấy, họ bắt đầu làm việc nhiều quá không?”
“Không, bà ạ. Chỉ có điều là gần đây cháu... cháu ngủ không được ngon thôi”.
Khi nào nàng ngủ được thì nàng lại có những giấc mơ tình ái với George Mellis. Mẹ kiếp anh chàng ấy! Giá như Eve đừng giới thiệu anh ta với nàng thì hay cho nàng biết bao nhiêu!
Trưa ngày hôm sau, có điện thoại gọi đến nàng ở sở làm. “Alex? George đây.” Làm như thể nàng không từng nghe giọng nói trầm trầm ấy trong các giấc mơ!
“Alex? Em có ở đấy không?”
“Có, em ở đây “. Lòng nàng rộn lên với những cảm xúc lẫn lộn. Nàng không biết nên khóc hay nên cười. Anh chàng ấy vô tình, ích kỉ, chỉ biết có mình, còn nàng thì không còn quan tâm đến chuyện gặp chàng lại nữa hay không.
George Mellis xin lỗi. “Anh muốn gọi em sớm hơn, thế nhưng anh mới từ Athens trở về cách đây mấy phút”.
Trái tim của Alexandra như mềm đi. “Bấy lâu nay anh ở Athens sao?”
“Phải. Em có nhớ đêm chúng mình ăn cơm chung với nhau không?”
Dĩ nhiên là Alexandra còn nhớ.
“Sáng hôm sau, người em trai của anh, tên là Steve, gọi điện thoại cho anh, nói rằng bố anh lên cơn đau tim”.
“Trời George!” Nàng cảm thấy mình tội lỗi vì đã nghĩ đến những điều kinh khủng về Mellis. “Bây giờ ông ấy thế nào?”
“Cũng sắp khỏi rồi, cảm ơn Trời! Thế nhưng anh cảm thấy mình như bị xé ra từng mảnh. Ông van nài anh trở về Hi Lạp để thay ông trông nom công việc kinh doanh.”
“Anh có về đó không?” Nàng nín thở, chờ đợi câu trả lời.
“Không.”
Nàng thở phào một cái.
“Anh biết rằng bây giờ nơi ở của anh là ở đây. Không có một ngày nào hay một giờ nào mà anh không nghĩ đến em. Khi nào gặp được em?”
“Ngay bây giờ !” Tối nay, em rảnh có thể đi ăn cơm với anh được”.
Mellis lại muốn nêu tên một tiệm ăn mà nàng ưa thích. Nhưng thay vì làm như vậy, anh nói, “Thế thì tuyệt. Em muốn chúng mình ăn ở đâu nào?”
“Nơi nào cũng được. Hay là anh ăn cơm ở nhà em vậy?”
“Không được”. Anh chưa sẵn sàng gặp mặt bà Kate Blackwell. Eve đã dặn anh, “Trong trường hợp, phải cố gắng tránh xa bà Blackwell vào lúc này. Bà ấy sẽ là một chướng ngại vật lớn lao nhất cho anh đấy”. Mellis liền nói. “Anh sẽ đến đón em vào lúc tám giờ”.
Alexandra gác máy điện thoại, hôn lên má Alice Koppel, Vince Barnes và Marty Bergheimer và nói. “Tôi phải đi đến hiệu làm tóc. Sẽ gặp các anh chị ngày mai”.
Họ nhìn theo Alexandra đi ra khỏi phòng.
“Lại một anh chàng nào đó rồi”, Alice Koppel nói.
Hai người ăn cơm tối tại nhà hàng Maxwell s Plum. Một người trưởng nhóm hầu bàn dẫn họ đi ngang qua một quầy rượu hình móng ngựa đông nghẹt khách khứa, gần cửa ra vào, rồi đi lên cầu thang đến phòng ăn. Họ gọi các món ăn.
“Em có nghĩ gì đến anh không, lúc anh đi vắng?”
“Có”. Nàng cảm thấy hoàn toàn chân thật với chàng trai này – một con người lúc nào cũng rất cởi mở và nhạy cảm. “Không được tin anh, em cứ hay nghĩ đến một chuyện gí khủng khiếp có thể xảy ra. Rồi em đâm ra hoảng sợ. Em tưởng rằng không thể chịu đựng thêm được một ngày nữa”.
Phải cho Eve mười điểm trên mười mới được, Mellis nghĩ thầm. Eve đã bảo anh, “Ngồi yên tại chỗ. Tôi sẽ nói cho anh biết rằng lúc nào thì nên điện thoại cho Alexandra”. Lần đầu tiên, Mellis có cảm tưởng rằng kế hoạch này sẽ có hiệu quả thực sự. Cho đến lúc này, anh để nó gậm nhấm ở bên rìa trí óc anh, đùa giỡn với ý tưởng sẽ kiểm soát được tài sản lớn không tưởng tượng nổi của gia đình Blackwell, nhưng anh không dám thực sự tin tưởng vào điều ấy. Nó chỉ là một trò chơi mà anh và Eve đang cùng tham dự. Nhìn Alexandra, lúc này đang ngồi trước mặt, cặp mắt tràn đầy yêu thương, George biết rằng nó không còn là một trò chơi nữa. Alexandra đã thuộc về anh rồi. Đây chỉ là bước đầu tiên trong kế hoạch. Những bước sau có lẽ nguy hiểm hơn, nhưng với sự giúp đỡ của Eve, anh có thể đảm đương nổi một cách thành công.
Eve đã nói, “Chúng ta sẽ cùng tham dự vào vụ này suốt từ đầu đến cuối, George ạ, rồi chúng ta sẽ chia sẻ với nhau tất cả mọi thứ cho đến tận phần ở giữa.”
George Mellis không tin tưởng vào những kẻ hợp tác với mình. Khi anh ta đã có thứ gì anh ta thích, khi anh ta đã chiếm được Alexandra rồi thì lúc ấy anh sẽ thanh toán với Eve. Ý nghĩ này khiến anh ta vui thích vô cùng.
“Anh cười gì vậy?” Alexandra hỏi.
Anh đặt bàn tay lên tay nàng. Sự động chạm này khiến nàng cảm thấy ấm áp. “Anh đang nghĩ chúng mình ngồi bên nhau ở đây thật là hạnh phúc biết bao. Nghĩ đến chúng mình sẽ ở gần bên nhau tại bất cứ nơi nào”. Anh móc từ trong túi ra một chiếc hộp nữ trang. “Anh đem thứ này từ Hi Lạp để tặng em”.
“Trời, George....”
“Em mở ra xem. Alex”
Bên trong là một chuỗi kim cương đeo ở cổ, đẹp đẽ tuyệt vời.
“Thật là đẹp”.
Đó chính là chuỗi nữ trang đã lấy của Eve.
Eve đã nói với Mellis, “Cứ đưa cái này cho nó, không sợ gì đâu. Nó chưa từng thấy cái chuỗi ấy”.
“Anh cho em thế này là quá nhiều. Thật đấy”.
“Như thế chưa hẳn là đủ.Anh muốn nhìn thấy em đeo nó lên cổ”.
“Em... em…” Alexandra run lên. “Cảm ơn anh”.
Mellis nhìn vào đĩa ăn của nàng. “Em chưa ăn gì cả”.
“Em không đói”.
Anh lại nhìn vào ánh mắt của Alexandra lần nữa, rồi cảm thấy sức mạnh quen thuộc trong con người anh bắt đầu dâng lên. Anh đã nhìn thấy ánh mắt của không biết bao nhiêu đàn bà: những người đàn bà xinh đẹp xấu xí, giàu có, nghèo khổ. Anh đã sử dụng tất cả bọn họ. Bằng cách này hay cách khác, họ đều đã cho anh thứ gì đó. Nhưng cô gái này sẽ cho anh nhiều hơn là tất cả những người ấy gộp lại.
“Vậy em muốn làm gì nào?” Giọng nói khàn khàn của anh là một lời mời mọc.
Nàng chấp nhận nó một cách đơn giản và cởi mở “Em muốn ở gần anh”.
George Mellis có đủ lí do để tự hào về căn hộ của y. Nó là một căn hộ đẹp đẽ, sang trọng, được trang bị bởi những người yêu biết ơn y – cả đàn ông lẫn đàn bà – những kẻ đã mua chuộc tình cảm của y bằng những món quà đắt tiền, và đã thành công, một sự thành công lúc nào cũng chỉ tạm thời.
“Căn hộ này đẹp quá”, Alexandra kêu lên.
Y đến sát bên nàng, chậm rãi quay người nàng lại để cho chuỗi kim cương lóng lánh trong ánh sáng đã được làm dịu bớt đi của căn phòng. “Nó thật hợp với em, em yêu quý ạ”.
Rồi y hôn nàng thoạt tiên nhè nhẹ, rồi gấp gáp hơn nữa. Alexandra không còn biết gì nữa, khi y dẫn nàng vào phòng ngủ. Căn phòng được trang trí bằng các màu xanh lơ đậm nhạt khác nhau với những đồ đạc rất mĩ thuật. Ở giữa phòng là một chiếc gi.ường rất lớn. George Mellis lại ôm nàng trong vòng tay, và thấy toàn thân nàng run rẩy. “Em có hề gì không?”
“Em... em hơi bị xúc động”. Nàng sợ làm người đàn ông này thất vọng. Nàng thở mạnh ra một cái, rồi bắt đầu cởi khuy áo ra.
Mellis thì thầm, “Để anh”. Y bắt đầu cởi áo cho cô gái tóc hoe tuyệt trần đang đứng trước mặt y. Y nhớ lại câu nói của Eve: “Hãy tự kiềm chế. Nếu anh làm cho Alexandra bị đau, nếu nó biết được rằng anh thực sự là một con heo đáng ghê tởm, anh sẽ không bao giờ được gặp lại nó lần nữa. Anh có hiểu không? Dành các quả đấm của anh cho bọn gái điếm và những thằng con trai bé nhỏ xinh đẹp”.
Vì vậy, y cởi áo cho Alexandra một cách nhẹ nhàng, và kéo nàng sát vào người y. Hai người đứng sát vào nhau, nhìn vào mắt nhau, Mellis nhẹ nhàng, chậm chạp và trìu mến...
“Ôi, anh yêu quý”, nàng nói. “Xin anh làm mau đi... ngay bây giờ...”.
Cuối cùng, Alexandra nằm yên trong cánh tay Mellis, và thì thầm, “Trời, anh yêu quý. Em mong rằng anh cảm thấy chuyện này tuyệt vời đối với anh”.
Y nói dối, “Thật tuyệt vời”.
Nàng ép sát vào người y, rồi không hiểu sao, nàng rơi nước mắt. Ấy chỉ vì nàng mừng thầm đã được hưởng những giây phút thật vui sướng, huy hoàng.
“Kìa, em.” Mellis nói như vỗ về. “Mọi thứ đều thật là tuyệt diệu”.
Mà tuyệt diệu thật.
Chắc hẳn Eve phải rất tự hào về y.
Trong mọi chuyện yêu đương, đều có những sự hiểu lầm ghen tuông, những xúc phạm nho nhỏ, nhưng trong mối tình giữa Mellis và Alexandra thì không thế. Với sự dìu dắt, chỉ bảo của Eve, George Mellis có thể làm rung động mọi xúc cảm của Alexandra một cách thành thạo. Y biết những nỗi lo sợ, những ý nghĩ kì quặc, những đam mê và ác cảm của nàng, và lúc nào cũng sẵn sàng thoả mãn đúng nhu cầu của nàng. Y biết những gì làm cho nàng cười hay khóc. Alexandra run người lên với lối ân ái của y, nhưng y lại thấy như vậy chẳng có gì thích thú. Khi y ân ái với Alexandra, lắng nghe những tiếng kêu rên rỉ của nàng, sự kích thích của nàng làm cho cơn sốt của y lên đến cựa độ. Lúc ấy y chỉ muốn hành động như một con thú dữ, muốn nàng phải kêu thét van lơn, có như vậy y mới thấy dễ chịu. Nhưng y biết rằng nếu làm như vậy, y sẽ phá hoại tất cả mọi thứ. Sự buồn chán của y cứ tăng dần lên. Càng ân ái với Alexandra, y lại càng thấy khinh bỉ nàng.
Có một số nơi khả dĩ khiến cho Mellis được thoả mãn, nhưng y biết y phải cẩn thận. Vào lúc đêm khuya, y lui tới những tiệm rượu của những kẻ độc thân vô danh và những tiệm disco vui nhộn, rồi y nhặt những bà goá phụ cô đơn muốn tìm thú vui qua một tối, những đứa con trai truỵ lạc khát tình, những bọn gái điếm khát tiền. Y đem chúng đến những khách sạn tồi tàn ở phái Tây New York, trong các vùng Bowery và Greenwich Village. Y không bao giờ trở về cùng một khách sạn hai lần, mà người ta cũng chẳng ai hoan nghênh y trở lại. Người ta thường thấy những người tình của y hoặc nằm bất tỉnh hoặc nửa tỉnh nửa mê, th.ân thể bầm dập và đôi khi đầy vết bỏng vì thuốc lá.
Y không thích bọn “masochists” tức là những kẻ thích được đau đớn trong lúc ân ái, do y gây ra, vì như vậy làm cho y mất vui. Không, y phải nghe họ kêu thét, van xin y thương hại, giống như y đã từng khóc thét, van xin khi còn bé mỗi lúc bị cha y đánh đập. Lối trừng phạt của cha y về những tội nhỏ nhất là đánh đập tàn nhẫn, nhiều khi khiến y phải nằm bất tỉnh. Lúc y tám tuổi, một hôm cha y bắt gặp y và một thằng con trai ông láng giềng trần truồng với nhau, thế là cha y đánh y cho đến khi máu chảy ra đằng mũi và mồm, rồi để cho y chừa cái tội này, ông ta dí điếu thuốc lá đang cháy lên “con chim” của y. Vết thương bên ngoài sau đó lành lại thành sẹo, nhưng cái sẹo sâu hơn ở bên trong tâm hồn bị nhiễm độc.
George Mellis có bản chất hung bạo, đam mê của tổ tiên người Hi Lạp. Y không chịu được ý tưởng bị ai khống chế. Y phải chịu khuất phục trước những lời châm chọc, quở trách của Eve bởi vì y cần đến nàng. Một khi y đã nắm được tài sản Blackwell trong tay, y dự định sẽ trừng trị nàng cho đến khi nàng phải van xin y giết nàng cho chết. Gặp gỡ Eve là một điều y cho là may mắn nhất chưa từng có trong đời. Y thầm nghĩ, “Đó là một điều may mắn cho mình, nhưng không may cho nàng”.
Alexandra vẫn tiếp tục ngạc nhiên vì sao George Mellis lúc nào cũng biết được loại hoa nào nàng thích, loại đĩa nhạc nào nàng muốn mua và những cuốn sách nào nàng thích đọc. Khi y đưa nàng đi xem một viện bảo tàng, y tỏ ra thích thú trước những bức tranh mà chính nàng cũng ưa thích. Thật là một điều khó tin đối với Alexandra, vì sao mà sở thích của hai người lại có thể giống hệt nhau đến như vậy. Nàng cố tìm ra một khuyết điểm nào đó ở George Mellis, nhưng chịu không thể tìm ra. Anh ấy là người hoàn hảo! Nàng càng lúc càng muốn cho bà Kate gặp được chàng.
Nhưng Mellis luôn luôn tìm ra một cái cớ nào đó để tránh phải gặp bà Kate Blackwell.
“Tại sao, hở anh? Anh sẽ thấy mến bà. Hơn nữa, em cũng muốn khoe khoang với bà một chút về anh”.
“Chắc chắn là bà nội em là một người đàn bà tuyệt vời”, Mellis nói với vẻ ngây thơ như đứa trẻ con, “Thế nhưng anh sợ bà sẽ nghĩ rằng anh không xứng đáng với em”.
“Anh nói thật vô lí!” Thái độ nhũn nhặn của anh làm nàng xúc động, “Bà nội em sẽ yêu anh lắm”.
“Rồi sẽ đến lúc, em ạ”, anh nói với Alexandra. “Chừng nào mà anh có đủ can đảm đã”.
Một tối nọ, anh thảo luận về vấn đề này với Eve.
Nàng suy nghĩ một lúc rồi nói, “Được rồi. Không chóng thì chầy anh cũng sẽ phải giải quyết vấn đề này. Nhưng anh phải cảnh giác từng giây từng phút. Bà ấy là một con mụ già đanh ác, nhưng rất khôn ngoan. Đừng có đánh giá bà ta quá thấp bất cứ lúc nào. Nếu nghi ngờ anh có mưu đồ gì, bà ta sẽ cắt trái tim anh ra đem cho chó ăn đấy”.
“Tại sao chúng mình lại phải cần bà ấy?” Mellis hỏi.
“Bởi vì nếu anh làm điều gì khiến cho Alexandra phản kháng lại bà ấy, tất cả chúng ta sẽ bị ra rìa hết”.
Alexandra chưa bao giờ cảm thấy hồi hộp, lo lắng như vậy. Mellis, Alexandra và bà Kate sẽ ăn cơm tối với nhau lần đầu tiên. Alexandra cầu nguyện sao đừng có chuyện gì bất trắc xảy ra cả. Hơn bất cứ thứ gì khác trên đời này, nàng mong muốn rằng bà nội nàng và Mellis sẽ mến nhau, bà nội sẽ thấy rằng Mellis là con người tuyệt vời, còn Mellis sẽ kính mến bà Blackwell.
Bà Kate Blackwell chưa hề bao giờ thấy cô cháu gái vui vẻ như vậy. Alexandra đã từng gặp những chàng trai trẻ rất xứng đáng, nhưng nàng không thích ai cả. Bà Kate dự tính sẽ xem xét thật kĩ con người đã thu hút được cháu gái bà. Bà đã từng có nhiều năm kinh nghiệm với những kẻ “ đào mỏ” nên không muốn để cho Alexandra bị mắc vào bẫy của một kẻ nào trong bọn ấy.
Bà nóng lòng muốn gặp “ông George Mellis” ấy. Bà có cảm tưởng như anh này do dự không muốn gặp mặt bà, và bà lấy làm lạ về điều ấy.
Bà Kate nghe tiếng chuông ở cửa rung lên, rồi một phút sau, Alexandra đi vào phòng khách, dắt tay một người lạ mặt cao lớn và đẹp trai theo lối cổ điển.
“Bà nội ạ, đây là George Mellis”.
“Cuối cùng rồi tôi cũng gặp được anh”, bà Kate nói, “Tôi sắp sửa nghĩ rằng anh lại muốn tránh tôi lần nữa, anh Mellis ạ”.
“Trái lại thế, thưa bà Blackwell, chắc bà không hiểu được tôi đã trông ngóng được gặp bà như thế nào”. Anh sắp sửa định nói, “Bà trông đẹp đẽ hơn là Eve đã mô tả với tôi”, nhưng anh kịp ngưng ngay lại.
Cẩn thận đấy. Đừng có nịnh hót, George ạ. Nó giống như một lá cờ đỏ đối với bà già ấy. Eve đã căn dặn như vậy.
Một người quản gia đi vào, pha rượu, rồi kín đáo rút lui.
“Anh ngồi xuống đi, anh Mellis”.
“Xin cảm ơn”.
Alexandra ngồi bên cạnh anh trên đi văng, đối diện với bà nội.
“Chắc anh đã hiểu biết khá nhiều về cháu gái tôi rồi đấy nhỉ”.
“Thưa bà, đó là một niềm vui thích đối với tôi”.
Kate nhìn anh như dò xét bằng cặp mắt xám đục. “Alexandra nói với tôi anh làm cho một hãng môi giới”.
“Vâng ạ”.
“Thật tình tôi lấy làm lạ vì sao anh lại chọn làm một nhân viên hưởng lương trong khi anh có thể đứng đầu một cơ sở kinh doanh của gia đình rất có lợi”.
“Thưa bà, cháu đã giải thích cho bà...”.
“Bà muốn nghe chính anh Mellis này nói ra, Alexandra ạ”.
Phải lễ độ, Eve đã căn dặn, nhưng đừng có tỏ ra khúm núm, quỵ luỵ quá đối với bà ta. Nếu anh tỏ ra một dấu hiệu yếu ớt nào, bà ấy sẽ xé anh ra từng mảnh.
“Thưa bà Blackwell, tôi không quen nói về cuộc sống riêng tư của mình “. Anh do dự một lát, như thể để đưa ra một quyết định. “Thế nhưng, trong hoàn cảnh này, tôi nghĩ rằng...” Anh nhìn thẳng vào mắt bà Blackwell và nói, “Tôi là một con người độc lập, không muốn nhận sự bố thí của ai. Nếu chính tôi là người sáng lập nên Mellis và Công ty, tôi đã tự mình điều khiển nó vào lúc này rồi. Nhưng cơ sở ấy là do ông nội tôi thiết lập nên rồi sau đó cha tôi xây dựng nó thành một cơ sở kinh doanh rất nhiều lợi lộc. Nó không cần sự hiện diện của tôi. Tôi có ba em trai hoàn toàn có khả năng điều khiển cơ sở kinh doanh ấy. Tôi chỉ muốn làm việc hưởng lương, cho đến khi nào tôi tự xây dựng được cho bản thân tôi và lấy làm hãnh diện về điều ấy”.
Bà Kate gật đầu chậm rãi. Anh chàng này không giống như bà đã nghĩ chút nào. Bà nghĩ rằng anh ta là một kẻ ăn chơi đàng điếm, một tên đào mỏ, thuộc loại người vẫn từ lâu đeo đuổi các cháu gái bà. Anh chàng này thì khác hẳn. Thế nhưng, vẫn có điều gì đó khiến bà băn khoăn về anh ta, nhưng bà không thể làm sao xác định được.Anh ta hầu như quá hoàn hảo, đến mức khó tin.
“Tôi biết rằng gia đình anh giàu có”. Bà Kate nói.
Anh nhớ câu nói của Eve, “Chỉ cần bà ta tin rằng anh rất giàu có, và yêu cháu gái bà ta điên cuồng, George ạ. Hãy tỏ ra dễ thương, hấp dẫn. Hãy kiềm chế các cảm xúc lại, thế là xong mọi việc”.
“Thưa bà Blackwell,” anh nói. “Tiền bạc là cần thiết, thế nhưng có hàng trăm thứ khác hấp dẫn đối với tôi nhiều”.
Bà Kate đã cho điều tra giá trị thực sự của George Mellis và công ty. Theo báo cáo bà nhận được, tài sản ấy vượt quá con số ba mươi triệu đô la.
“Anh có gần gũi gia đình anh không?”
Mắt Mellis sáng lên. “Có lẽ quá gần gũi”. Y để một nụ cười loé trên môi. “Chúng tôi có một phương ngôn trong gia đình, thưa bà Blackwell, ấy là “máu chảy ruột mềm”. Chúng tôi vẫn liên lạc với nhau thường xuyên”. Thật ra thì y chưa hề nói chuyện với một ai trong gia đình y đã trên ba năm nay rồi.
Kate gật đầu ra vẻ tán thưởng. “Tôi tin tưởng vào các gia đình kết hợp gắn bó với nhau chặt chẽ như vậy”.
Bà đưa mắt nhìn cô cháu gái. Một vẻ kính phục trìu mến hiện ra trên mặt Alexandra. Thoáng qua một lúc, nó gợi cho bà nhớ đến bà và David vào những thời xa xưa, khi hai người yêu nhau say đắm. Nhiều năm trôi qua vẫn chưa xoá nhoà kí ức về những cảm xúc của bà lúc ấy.
Lester đi vào trong phòng. “Thưa bà, cơm đã dọn rồi ạ”.
Cuộc trò chuyện trong bữa ăn có vẻ tự nhiên hơn, nhưng các câu hỏi của bà Kate vẫn rất sắc nét. Mellis đã chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi quan trọng nhất, khi nào nó đến.
“Anh có thích trẻ con không, anh Mellis?”
Eve đã căn dặn anh: “Bà ấy mong mỏi có một đứa chắt trai... Bà ấy mong mỏi điều này hơn bất cứ thứ gì trên đời”.
Mellis liền quay về phía bà Kate, tỏ vẻ ngạc nhiên. “Thích trẻ con ư? Một người đàn ông mà không có con trai hay con gái thì còn có ý nghĩa gì nữa? Tôi e rằng khi nào tôi lấy vợ, bà vợ tội nghiệp của tôi sẽ rất bận rộn. Ở nước Hi Lạp chúng tôi, giá trị của một người được đo lường bằng số con mà anh ta đã sinh ra”.
Hắn ta có vẻ chân thực, bà Kate thầm nghĩ. Nhưng cẩn thận bao giờ cũng hơn. Ngày mai, mình phải bảo Brad Rogers mở một cuộc điều tra về các tài khoản riêng của anh chàng này mới được.
Trước khi đi vào gi.ường nằm, Alexandra điện thoại cho Eve. Nàng đã nói cho Eve biết rằng George Mellis sẽ đến ăn cơm tối hôm ấy.
“Chị nóng lòng đợi tin tức về ch.uyện ấy”. Eve đã nói với nàng như vậy. “Khi nào anh ấy rời khỏi nhà em nhớ điện thoại cho chị nhé. Chị muốn nghe báo cáo thật đầy đủ”.
Và bây giờ đây, Alexandra sắp sửa làm báo cáo ấy. “Chị ạ, em nghĩ rằng bà nội thích anh ấy lắm”.
Eve rùng mình vì sung sướng. “Bà nói gì?”
“Bà hỏi George hàng trăm câu hỏi riêng tư. Anh ấy trả lời tất cả một cách khôn khéo”.
Thế là hắn ta làm đúng rồi.
“À, thế là hai cô cậu sắp sửa cưới nhau chứ gì?”
“Em... Anh ấy chưa hỏi em ch.uyện ấy, Eve ạ, nhưng chắc cũng sắp sửa”.
Nàng có thể nhận ra vẻ sung sướng trong giọng nói của Alexandra. “Thế bà nội sẽ tán thành chứ?”
“Ồ, em chưa chắc. Bà sẽ còn điều tra thêm về tài khoản riêng của anh ấy nữa, nhưng em chắc không có vấn đề gì”.
Eve cảm thấy trái tim nàng chao đảo.
Alexandra nói, “Chị cũng biết rằng bà nội thận trọng lắm”.
“Phải.” Eve nói. “Chị biết”.
Thế là toi mạng cả lũ! Trừ phi nàng nghĩ ra được một kế gì khác.
“Nhớ cho chị biết mọi tin tức nhé”.
“Em hứa. Chúc chị ngủ ngon”.
Ngay khi vừa đặt ống nghe xuống, Eve quay số điện thoại của Mellis. Y chưa về đến nhà. Cứ mười phút, Nàng gọi lại một lần, cuối cùng y trả lời. Eve nói, “Anh có thể nào kiếm gấp được một triệu đô la không?”
“Em nói cái gì mà lạ thế?”
“Bà Kate sẽ điều tra về tài chính của anh”.
“Bà biết gia đình tôi có bao nhiêu rồi. Bà ấy...”
“Tôi không nói về gia đình anh. Tôi nói về anh kia. Tôi đã bảo anh là bà ấy không ngu đâu”.
Một phút yên lặng kế tiếp theo đó. “Kiếm đâu cho ra một triệu đô la bây giờ?”
“Tôi có một ý kiến”, Eve nói.
Khi bà Kate đến văn phòng bà ngày hôm sau, bà nói với viên phụ tá, “Bảo Brad Rogers thực hiện ngay một cuộc điều tra về tình trạng tài chính riêng của George Mellis. Anh ta làm công cho hãng Hanson and Hanson”.
“Ông Brad Rogers đi vắng, ngày mai mới về, thưa bà Blackwell. Có thể chờ đến lúc ấy, hay là...?”
“Ngày mai cũng được”.
Ở phía dưới Manhattan, trên đường Wall Street, George Mellis ngồi ở bàn giấy tại hãng môi giới Hanson and Hanson. Các vụ trao đổi chứng khoán đã bắt đầu, và văn phòng rộng lớn này trở thành một nơi hỗn loạn đầy tiếng ồn ào và hoạt động náo nhiệt. Có 225 nhân viên trong các ban chỉ huy của hãng: những kẻ môi giới, phân tích gia, kế toán, buôn bán chứng khoán và đại diện khách hàng. Tất cả, ngoại trừ George Mellis. Anh đang ngồi yên ở bàn viết, trong cơn hoảng sợ. Điều anh sắp sửa làm có thể sẽ đưa anh ta vào nhà tù, nếu thất bại. Nếu nó thành công, anh sẽ làm chủ cả thế giới.
“Anh không trả lời điện thoại hay sao?”
Một trong các đồng nghiệp đang đứng nhìn anh, hỏi. Lúc ấy George Mellis mới nhận ra rằng máy điện thoại của anh đang reo từ nãy giờ. Anh phải hành động với vẻ bình thường để không gây nghi ngờ. Anh nhặt máy điện thoại lên. “George Mellis đây”, rồi tủm tỉm cười với anh bạn đồng nghiệp.
Sáng hôm ấy, Mellis bận bịu nhận các lệnh mua và bán chứng phiếu, nhưng trí óc của anh vẫn quanh quẩn với kế hoạch ăn cắp một triệu đô la mà Eve đã gợi ý cho anh. Nó thật là đơn giản, George ạ. Tất cả công việc anh phải làm chỉ là mượn các giấy chứng nhận cổ phần qua một đêm thôi. Sáng hôm sau anh có thể trả lại chỗ cũ mà không ai có thể hay biết.
Mỗi hãng môi giới cổ phần đều có hàng triệu đô la bằng cổ phần và trái phiếu cất giữ trong các hầm để thuận tiện cho các khách hàng. Một số các chứng phiếu có đề tên người chủ, nhưng đa số đều mang số mật mã để có thể nhận ra người chủ sở hữu, khi cần. Các giấy chứng nhận cổ phần ấy không thể đổi thành tiền được nhưng Mellis không có ý định lấy tiền mặt. Anh ta đã có dự tính khác trong đầu. Ở hãng Hanson and Hanson, các cổ phiếu được giữ trong một hầm lớn ở tầng thứ bảy trong một vùng an toàn, có cảnh sát võ trang canh gác trước một cánh cửa, mà cửa này chỉ có thể mở ra được bằng một tấm thẻ bằng nhựa có ghi mã số. George Mellis không có tấm thẻ nhựa này. Nhưng anh biết ai có tấm thẻ ấy.
Helen Thatcher là một bà goá phụ cô đơn ở trong tuổi bốn mươi. Nàng có khuôn mặt dễ coi, dáng người khá đẹp, và nấu ăn rất giỏi. Nàng đã có chồng được hai mươi ba năm, nhưng cái chết của chồng nàng đã khiến cuộc đời nàng trở nên trống rỗng. Nàng cần có một người đàn ông để chăm sóc cho nàng. Vấn đề khó khăn là các đàn bà, con gái trong hãng lại trẻ hơn nàng, và trông hấp dẫn hơn đối với những người môi giới làm việc trong sở. Không ai rủ nàng đi chơi cả.
Nàng làm việc tại phòng kế toán ở lầu phía trên văn phòng của Mellis. Lần đầu tiên gặp George Mellis, nàng đã nghĩ rằng anh sẽ là một người chồng lí tưởng của nàng. Đã nhiều lần nàng mời anh đến ăn cơm do chính nàng nấu, và gợi ý bóng gió rằng không phải chỉ có ăn uống mà còn có những thứ khác nữa. Thế nhưng lúc nào Mellis cũng tìm cách chối từ. Đặc biệt sáng hôm ấy, chuông điện thoại của nàng reo vang, Thatcher nhặt điện thoại lên nói, “Bà Thatcher ở phòng kế toán đây”. Giọng Mellis vang lên trong máy. “Helen đó hả? George đây”. Giọng anh ấm áp khiến toàn thân nàng run lên vì sung sướng, “Anh cần gì tôi vậy, George?”
“Tôi có một điều bất ngờ nho nhỏ dành cho cô đấy. Cô có thể xuống ngay văn phòng tôi được không?”
“Ngay bây giờ à?”
“Phải”.
“Tôi sợ rằng bây giờ tôi đang...”
“Nếu cô bận quá thì thôi cũng được. Tôi sẽ giữ nó lại đã, sẽ nói sau”.
“Không, không... Tôi xuống ngay bây giờ đây”.
Điện thoại của Mellis lại reo vang. Anh để mặc nó ở đấy. Nhặt lấy một nắm giấy tờ, anh đi về phía dãy thang máy. Nhìn quanh quất không thấy ai quan sát mình, anh đi qua thang máy, trèo lên cầu thang ở phía sau. Lên đến tầng trên, anh kiểm soát xem Helen đã rời văn phòng chưa, rồi bước vào tự nhiên như thể anh đang có công việc ở đấy. Giá như anh ta bị bắt nhưng anh không thể nghĩ đến ch.uyện ấy. Anh mở ngăn kéo giữa của Helen ra, vì anh biết nàng vẫn để tấm thẻ nhựa ở đấy. Nó ở kia rồi. Anh nhặt lấy, nhét vào túi, rời khỏi phòng, vội vã đi xuống lầu. Về đến bàn giấy, anh thấy Helen đang đứng ở đấy, nhìn quanh quất để tìm anh.
“Xin lỗi”, Mellis nói. “Tôi vừa bị gọi đi ra ngoài một phút”.
“Không hề gì đâu.Anh nói cho tôi biết cái điều bất ngờ ấy là gì?”
“À, một con chim bé nhỏ nào đó bào cho tôi biết hôm nay là sinh nhật của cô, vì vậy tôi muốn mời cô ăn cơm trưa với tôi hôm nay”. Anh nhìn mặt của nàng để xem phản ứng của nàng như thế nào. Nàng băn khoăn không biết có nên nói sự thực cho chàng biết hay không, nhưng lại sợ lỡ mất cơ hội được hẹn hò với chàng.
“Như thế thì... rất tốt. Tôi cũng muốn cùng ăn trưa với anh”, nàng nói.
“Được rồi, vậy tôi sẽ gặp cô ở hiệu Tony lúc một giờ nhé”. Đó là một cuộc hẹn hò mà anh có thể đề nghị với nàng bằng điện thoại, nhưng Thatcher quá vui sướng nên không hỏi han gì cả. Anh nhìn theo trong khi nàng rời khỏi văn phòng.
Ngay lúc nàng vừa đi khỏi, Mellis liền ra tay hành động. Anh còn phải làm nhiều việc trước khi trả lại tấm thẻ nhựa ấy. Anh dùng thang máy đi lên tầng thứ bảy, rồi tiến đến khu vực an ninh có người canh giữ trước một cánh cổng sắt. Mellis nhét tấm thẻ vào thì cánh cổng mở ra. Khi anh sắp sửa bước vào, người bảo vệ nói, “Hình như tôi chưa gặp anh bao giờ”.
Trái tim của Mellis đập lên thật nhanh. “Phải, tôi vẫn không thường hay đến đây. Một trong các khách hàng của tôi đột nhiên muốn xem các chứng phiếu của ông ấy nên tôi phải đến moi nó ra. Hi vọng công việc này không làm tôi mất toi cả buổi trưa”.
Tên bảo vệ tủm tỉm cười ra vẻ thông cảm. “Chúc anh may mắn”. Y nhìn theo Mellis trong khi anh bước vào trong hầm.
Hầm này bằng bê tông, khoảng mười thước trên năm thước. Mellis bước tới những chiếc tủ hồ sơ làm bằng vật liệu chống cháy, chứa đựng các chứng phiếu, rồi mở các ngăn kéo ra. Bên trong có hàng trăm các chứng phiếu cổ phần của các công ty ở New York và các giao dịch chứng khoán của Mỹ. Số cổ phần biểu thị trên mỗi giấy chứng nhận được in trên mặt giấy, và có thể từ một đến một trăm nghìn cổ phần, Mellis lục lọi rất nhanh và thành thạo. Anh chọn các giấy chứng nhận của nhiều công ty khác nhau có uy tín, giá trị đến một triệu đô la. Anh nhét các giấy tờ vào túi áo, đóng ngăn kéo lại, rồi trở lại nên người bảo vệ đang đứng.
“Nhanh nhỉ”, người ấy nói.
Mellis nói, “Các máy điện toán cho ra các con số sai. Sáng mai tôi sẽ lại phải đến điều chỉnh cho đúng”.
“Những cái máy điện toán khốn kiếp ấy!” tên bảo vệ nói ra vẻ thương hại. “Chúng có thể làm tiêu ma sự nghiệp của tất cả chúng ta cũng chưa biết chừng”.
Khi trở về đến bàn giấy, Mellis thấy mồ hôi anh vã ra như tắm. Nhưng cho đến lúc này, mọi thứ đều trôi chảy cả. Anh nhấc điện thoại lên, gọi Alexandra.
“Em yêu quý ạ. Anh muốn gặp bà nội em và em tối hôm nay”.
“Em tưởng anh có một phiên họp bàn về công việc tối hôm nay chứ?”
“Có, nhưng anh đã huỷ bỏ nó rồi.Anh có một chuyện quan trọng muốn nói với em”.
Vào đúng một giờ trưa, Mellis đã có mặt trong văn phòng của Helen Thatcher để bỏ tấm thẻ lại trong ngăn kéo, trong khi nàng đang ngồi chờ đợi anh ở tiệm ăn. Anh rất muốn giữ lại tấm thẻ nhựa ấy, vì sẽ còn phải dùng đến nó, nhưng anh biết rằng tấm thẻ nào không được trả lại vào mỗi buổi tối thì máy điện toán sẽ làm cho nó mất hiệu lực vào sáng hôm sau. Đến một giờ mười phút, Mellis ăn cơm trưa với Helen Thatcher.
Anh nắm lấy bàn tay Thatcher và nói, “Tôi muốn chúng ta được gặp nhau như thế này thường xuyên hơn”. Mellis vừa nói vừa nhìn nàng như dò xét. “Ngày mai cô có rảnh để ăn cơm trưa nữa với tôi không?”
Nét mặt nàng rạng rỡ. “Được, được, anh George ạ”.
Khi Mellis rời khỏi văn phòng trưa hôm ấy, anh đã có trong tay các giấy chứng nhận cổ phần trị giá một triệu đô la.
Anh đến nhà bà Blackwell rất nhanh vào lúc bảy giờ tối và được đưa đến thư viện, nơi bà Kate và Alexandra đang ngồi chờ đợi.
“Chào bà và cô”, Mellis nói, “Tôi xin mạn phép đến đây bất thình lình như thế này, vì có điều muốn thưa cùng bà và cô. Tôi biết làm như thế này thật ra có vẻ nệ cổ, nhưng tôi thành thực muốn xin bà cho phép Alexandra và tôi tin rằng cô ấy cũng yêu tôi. Nếu được bà cho phép, đó là điều hạnh phúc lớn lao cho cả hai chúng tôi”. Y thọc tay vào túi áo, rút ra các giấy chứng nhận cổ phần, ném lên bàn trước mặt bà Kate. “Tôi sẽ cho cô ấy một triệu đô la làm quà cưới. Cô ấy sẽ không cần bất cứ số tiền nào của bà, mà chúng tôi chỉ cần được bà cho phép thôi”.
Bà Kate nhìn xuống các giấy chứng nhận cổ phần mà Mellis đã trải ra một cách cẩu thả. Bà nhận ra tên của tất cả các công ty ghi trên đó. Alexandra bước đến gần Mellis, đôi mắt sáng ngời, “Ôi, anh yêu mến!” Nàng quay về phía bà nội, nhìn với đôi mắt van lơn, “Bà?”
Kate nhìn hai người đang đứng bên cạnh nhau. Không có cách nào từ chối chúng được nữa. Trong giây phút ngắn ngủi, bà thèm muốn được như chúng nó. Bà nói, “Các người được phép của ta”.
Mellis nhoẻn miệng cười, bước đến bà Kate. “Xin bà cho phép”. Y hôn lên má bà một cái.
Trong hai giờ kế tiếp đó, họ bàn với nhau về lễ cưới, “Cháu không muốn một lễ cưới linh đình, bà ạ”, Alexandra nói. “Cần gì phải làm thế, phải không bà?”
“Anh đồng ý.” Mellis đáp. “Tình yêu là một vấn đề riêng tư”.
Cuối cùng, họ quyết định tổ chức một cuộc lễ nhỏ với một vị thẩm phán đứng ra làm chủ hôn.
“Cha anh có đến dự lễ cưới không, Mellis?” Bà Kate hỏi.
Mellis cười. “Không thể nào gạt ông ấy ra rìa được. Cha tôi, ba em trai và hai em gái sẽ có mặt ở đây.”
“Tôi rất mong được gặp họ”.
“Bà sẽ thích họ.” Mellis đưa mắt nhìn Alexandra.
Bà Kate tỏ vẻ rất xúc động suốt tối hôm ấy. Bà mừng cho cháu gái bà – mừng vì nó được lấy một người mà nó rất yêu quý. Bà tự nhủ, “Mình phải nhớ bảo Brad Rogers đừng bận tâm tìm hiểu về tình trạng tài chính của George Mellis nữa”.
Trước khi ra về, Mellis ngồi một mình với Alexandra và nói ra vẻ tình cờ, “Anh nghĩ mình không nên để các giấy tờ chứng nhận một triệu đô la này vương vãi ở trong nhà. Anh sẽ cất chúng tạm thời cho em.”
“Thật vậy sao?”
Mellis nhặt các giấy chứng nhận cổ phần lên, bỏ cả vào trong túi áo.
Sáng hôm sau, Mellis lặp lại công việc làm với Helen Thatcher giống như trước. Trong khi Thatcher xuống lầu dưới để gặp anh (“Tôi có một món quà nhỏ tặng cô”) thì anh ta đi vào phòng Thatcher, lấy cắp tấm thẻ nhựa. Anh tặng nàng một chiếc khăn quàng – một món quà sinh nhật chậm trễ – rồi xác nhận cuộc hẹn hò vào bữa ăn trưa. Lần này y đi vào hầm lưu trữ dễ dàng hơn. Anh đặt lại các giấy cứng nhận cổ phần vào chỗ cũ, trả lại tấm thẻ nhựa, rồi đi đến gặp Thatcher ở một tiệm ăn gần đó.
Nàng cầm lấy tay anh và nói, “ George này, anh cho phép em mời anh ăn cơm tối nay, do chính em nấu nhé?”
Nhưng Mellis đáp, “Anh e rằng anh không thể đến được em ạ. Anh sắp sửa lấy vợ”.
Ba ngày trước lễ thành hôn, George Mellis đến nhà bà Blackwell, nét mặt buồn rầu. “Cháu vừa nhận được tin khủng khiếp quá. Cha cháu vừa bị một cơn đau tim”.
“Trời, thật là tiếc quá”. Bà Kate nói. “Thế ông ấy có bình phục được ngay không?”
“Cháu vừa nói điện thoại với gia đình cháu suốt đêm. Họ bảo cha cháu thế nào cũng bình phục, nhưng chắc là ông không thể đến dự đám cưới của cháu được”.
“Chúng mình có thể đi Athens trong tuần trăng mật và thăm gia đình anh luôn thể”. Alexandra nói.
Mellis vuốt lên má Alexandra. “Anh có những dự định khác cho tuần trăng mật của chúng ta rồi em ạ. Không có gia đình nào hết, mà chỉ có hai đứa mình thôi”.
Lễ thành hôn được cử hành trong phòng khách của toà lâu đài Blackwell. Không đến mười hai người khách tham dự, trong đó có Vince Barnes, Alice Koppel và Mary Bergheimer. Alexandra van xin bà Kate cho phép Eve đến tham dự, nhưng bà Kate vẫn giữ lập trường sắt đá. “Chị cháu sẽ không bao giờ được bén mảng đến ngôi nhà này”.
Mắt Alexandra đẫm lệ. “Bà ạ, bà làm thế thì tàn nhẫn quá. Cháu yêu cả bà lẫn chị ruột cháu. Bà không thể tha thứ cho chị ấy hay sao?”
Trong phút chốc, bà Kate định tuôn ra hết câu chuyện phản bội, bất nghĩa của Eve, nhưng bà kịp ngưng lại và nói. “Bà chỉ làm những gì cho bà là tốt nhất cho cả mọi người”.
Một người thợ nhiếp ảnh chụp ảnh trong lễ cưới, và chính tai bà Kate nghe Mellis yêu cầu anh ta rửa thêm nhiều tấm để y còn gửi về cho gia đình. Thật là con người chu đáo, bà Kate khem thầm.
Sau lễ cắt bánh, Mellis thì thầm với Alexandra, “Em yêu quý ạ, anh sắp sửa phải lánh mặt trong khoảng một giờ đồng hồ”.
“Có chuyện gì không hay chăng?”
“Dĩ nhiên là không rồi.Anh chỉ có một cách duy nhất để thuyết phục sở làm của anh cho phép anh nghỉ việc một thời gian để đi chơi tuần trăng mật, ấy là hứa với họ rằng anh phải làm xong công việc cho một khách hàng quan trọng. Sẽ không lâu đâu. Máy bay của chúng ta mãi đến năm giờ mới cất cánh”.
Alexandra mỉm cười. “Anh nên vội trở về nhé. Em không thể đi chơi tuần trăng mật mà không có anh.”
Khi Mellis trở lại căn hộ của Eve, nàng đang ngồi chờ đợi, mặc một bộ đồ ngủ mỏng dính. “Anh vui với lễ cưới của anh rồi chứ, anh yêu quý?”
“Vui chứ, cảm ơn em. Nó nhỏ nhưng mà sang trọng. Tất cả đều trôi chảy, không gặp một trục trặc nào”.
“Anh biết đó là nhờ ai không, George? Nhờ em đấy, đừng có quên điều ấy”.
Anh nhìn nàng, nói chậm rãi. “Không quên đâu”.
“Chúng ta hợp tác từ đầu chí cuối”.
“Dĩ nhiên rồi”.
Eve mỉm cười. “Hay thật! Thế là anh cưới em gái tôi rồi đấy”.
Mellis nhìn vào đồng hồ. “Phải. Tôi phải trở về đó ngay bây giờ”.
“Chưa được đâu”, Eve nói.
“Sao vậy?”
“Bởi vì anh sẽ phải ân ái với tôi trước đã, anh yêu quý ạ. Tôi muốn nằm với người chồng của em gái tôi”.
 
CHƯƠNG 30 -
Eve đã lập kế hoạch cho tuần lễ trăng mật của Mellis – Alexandra. Nó sẽ rất tốn kém, nhưng nàng nói với Mellis, “Đừng có hà tiện về bất cứ thứ gì”.
Nàng bán ba món nữ trang nàng đã lấy được từ tay những kẻ si mê theo đuổi nàng, rồi đưa tiền ấy cho George Mellis.
“Anh rất cảm ơn em, Eve ạ”. Y nói. “Anh sẽ...”
“Tôi sẽ lấy lại mà”.
Tuần trăng mật thật hoàn hảo. Mellis và Alexandra ở trong khách sạn Round Hill, trong vịnh Montego Bay, thuộc miền bắc Jamaica. Hành lang của khách sạn là một toà nhà nhỏ, màu trắng, đặt ở giữa vài chục ngôi nhà một tầng rất đẹp của tư nhân, trải dài từ đồi xuống bãi bể màu nước trong xanh. Đôi vở chồng Mellis ở trong một ngôi nhà trệt Noel Coward, có một bể bơi riêng và một người hầu gái sửa soạn những bữa ăn sáng trong phòng ăn ngoài trời. Mellis thuê một chiếc thuyền để hai người du ngoạn và câu cá. Họ bơi, đọc sách, chơi cờ và ân ái với nhau. Alexandra làm đủ mọi cách để làm vui lòng Mellis khi hai người ân ái với nhau, và khi nghe những tiếng rên rỉ của chồng vào những lúc cực khoái, nàng cũng run người lên vì thấy mình có thể đem lại sự vui sướng như vậy cho chàng.
Đến ngày thứ năm, Mellis nói, “Alexandra này, anh phải lái xe đi Kingston có công việc. Hãng của anh có một chi nhánh văn phòng ở đấy nên họ yêu cầu anh để mắt trông coi”.
“Được, để em sẽ đi với anh.” Alexandra nói.
Y nhăn mặt. “Anh cũng muốn như vậy lắm em ạ, nhưng anh đang đợi một cú điện thoại từ nước ngoài. Em nên ở nhà để tiếp nhận lời nhắn nhủ hộ anh”.
Alexandra tỏ vẻ thất vọng. “Có thể nào nhờ phòng tiếp tân của khách sạn nhận hộ cho mình được không?”
“Việc này rất quan trọng nên anh không thể tin tưởng ở họ được”.
“Thôi được, để em ở nhà vậy”.
Mellis thuê một chiếc xe hơi và lái đến Kingston. Y đến đó vào lúc xế trưa. Các đường trong thành phố này đông nghẹt du khách mặc quần áo sặc sỡ vừa bước xuống từ các du thuyền để đi mua sắm tại các chợ và hiệu tạp hoá nhỏ. Kingston là một thành phố thương mại, với các nhà máy tinh lọc, nhà kho, và chuyên nghề đánh cá, nhưng vì là một hải cảng có đất liền vây quanh nên nó cũng là một thành phố có nhiều toà nhà xưa cổ rất đẹp, các viện bảo tàng và thư viện. Mellis không quan tâm gì đến các thứ này. Y đang bị tràn ngập bởi một thứ nhu cầu mãnh liệt đã tích tụ trong con người y qua bao nhiêu tuần lễ và cần phải được thoả mãn. Y đi vào trong tiệm rượu đầu tiên và nói chuyện với chủ quán. Năm phút sau, y dắt tay một cô gái điếm da đen mười lăm tuổi bước lên cầu thang của một khách sạn rẻ tiền. Y ở với cô gái suốt hai giờ đồng hồ. Khi ra khỏi khách sạn y đi một mình ngồi vào xe hơi lái về Montego Bay. Alexandra cho y biết rằng nàng ngồi đợi điện thoại khẩn cấp, nhưng không có ai gọi.
Sáng sớm hôm sau, các báo cáo ở Kingston loan tin rằng một du khách nào đó đã đánh đập và gây thương tật cho một gái điếm, và cô ta đang hấp hối.
Ở hãng Hanson and Hanson, các nhà hợp tác kinh doanh cao cấp của hãng đang bàn luận với nhau về trường hợp George Mellis. Họ đã nhận được nhiều lời than phiền của một số khách hàng về cung cách làm ăn của y với các tài khoản chứng khoán. Họ đã đi đến quyết định thải hồi y. Thế nhưng, bây giờ, họ bắt đầu suy nghĩ lại.
“Hắn ta đã cười một trong hai cháu gái của bà Kate Balckwell”, một người nói. “Vấn đề này phải được đặt lại trên một căn bản khác”.
Người thứ hai nói thêm. “Chắc chắn phải như vậy. Nếu chúng ta có thể thu về tài khoản của bà Blackwell thì...”.
Sự tham lam thèm muốn của họ hầu như có thể sờ thấy được trong không khí. Họ quyết định cần phải cho George Mellis thêm một cơ hội khác nữa.
Khi Alexandra và Mellis trải qua tuần trăng mật, trở về đến nhà, bà Kate nói với hai người, “Bà muốn hai cháu dọn đến ở đây với bà. Nhà này rất rộng, nên không ai gây trở ngại cho ai cả”.
Mellis cắt ngang câu nói của bà Kate. “Bà rất tốt với các cháu, nhưng cháu nghĩ Alexandra và cháu nên có nơi ở riêng thì tốt hơn”.
Y không có ý định sống chung một mái nhà với một bà già lúc nào cũng bay lượn ở trên đầu để dò xét từng cử chỉ của mình.
“Bà hiểu”, Bà Kate đáp. “Nếu như vậy, các cháu hãy để cho bà mua cho các cháu một ngôi nhà. Nó sẽ là một món quà cưới do bà tặng”.
Mellis quàng tay lên người bà Kate và hôn tíu tít. “Bà thật là rộng lượng”. Giọng y khàn đi vì xúc động, “Alexandra và cháu xin nhận lời với tất cả lòng biết ơn”.
“Cảm ơn bà”, Alexandra nói. “Chúng cháu muốn ở gần để tiện trông nom săn sóc cho bà. Bà thật hấp dẫn vô cùng, bà ạ”.
Trong vòng một tuần lễ, họ tìm được một nhà kiểu cổ xây bằng đá nâu rất đẹp gần công viên, chỉ cách lâu đài Blackwell chừng mười khu nhà ở cho gia nhân, một cái bếp lớn, một phòng ăn lát ván, một phòng khách sang trọng và một thư viện.
“Em sẽ tự trang trí lấy ngôi nhà này, em ạ”. Mellis nói với Alexandra. “Anh bận bịu với các khách hàng quá”.
Sự thật là y không đến sở làm bao giờ, và cũng ít tiếp xúc với khách hàng. Hàng ngày, y bận bịu với những vấn đề thích thú hơn nhiều. Cảnh sát nhận được một loạt báo cáo của những hạng đĩ điếm, cả gái lẫn trai, những người đàn bà cô đơn lui tới các quán rượu, cho biết rằng họ bị tấn công thô bạo. Các nạn nhân mô tả kể tấn công họ là một chàng trai đẹp đẽ, có học thức, gốc gác từ nước ngoài, có lẽ gốc gác la tinh. Một số người nước được cho xem các ảnh căn cước ở sở cảnh sát, nhưng không thể nào nhận diện được tên ấy.
Eve và Mellis ngồi ăn cơm trưa tại một tiệm ăn nhỏ ở dưới phố, nơi họ ít có cơ hội bị nhận diện.
“Anh phải bào Alexandra lập một bản chúc thư mới, nhưng không được để cho bà Kate biết.”
“Làm thế đếch nào được?”
“Tôi sẽ bảo cho anh, anh yêu quý ạ...”
Tối hôm sau, Mellis gặp Alexandra ở Le Plaisir, một trong những tiệm ăn Pháp ngon nhất ở New York, để cùng ăn cơm tối. Y đến trễ gần ba mươi phút, Pierre Jourdan, ông chủ tiệm, dẫn y đến chiếc bàn ăn nơi Alexandra đang ngồi đợi. “Anh xin lỗi, thiên thần của anh ạ”, Mellis thở hổn hển nói. “Anh vừa mới gặp các luật sư của anh. Em biết họ như thế nào rồi. Lúc nào cũng làm mọi chuyện thêm rắc rối”.
Alexandra hỏi. “Có chuyện gì không hay chăng?”
“Không, chỉ có vấn đề thay đổi bản chúc thư cùa anh thôi”, y cầm tay Alexandra.” Nếu có chuyện gì xảy ra với anh bây giờ, tất cả những gì anh có sẽ thộc về em hết”.
“Anh ạ, em không muốn...”
“Ồ nó có đáng gì so với gia tài Blackwell nhưng nó cũng có thể tạo cho em một cuộc sống dễ chịu”.
“Không có chuyện gì xảy ra cho anh đâu. Không bao giờ”.
“Dĩ nhiên là không rồi, Alexandra ạ. Cuộc đời đôi khi có những trò éo le lắm. Thật ra nghĩ đến những chuyện như thế thì không vui lắm, nhưng nếu có dự tính trước để chuẩn bị tinh thần thì bao giờ cũng hơn, phải thế không em?”
Nàng ngồi yên lặng suy nghĩ một lát. “Vậy thì em cũng nên thay đổi bãn chúc thư của em chứ. Có nên không anh?”
“Để làm gì?” Giọng y nói có vẻ ngạc nhiên. “Anh là chồng em, vậy tất cả mói thứ của em đều là của anh”.
Y rút bàn tay y lại. “Alexandra ạ. Anh không quan tâm một chút nào đến tiền bạc của em cả”.
“Em biết như vậy chứ, George ạ, nhưng anh nói đúng. Mình phải nhìn trước mọi chuyện để chuẩn bị”. Mắt nàng đẫm lệ. “Em biết rằng em ngu lắm, nhưng em đang được hạnh phúc quá nên không thể nào chịu đựng nổi với ý nghĩ rằng sẽ có chuyện gì đó xảy ra với anh hoặc với em. Em muốn chúng ta cứ tiếp tục bên nhau mãi mãi.”
“Nhất định rồi”. Mellis nói khe khẽ.
“Em sẽ nói với bác Brad Rogers vào ngày mai về chuyện sửa đổi chúc thư”.
Y nhún vai. “Nếu em muốn như vậy thì anh cũng phải chịu thôi”. Nhưng rồi, y suy nghĩ lại và nói tiếp, “Nghĩ lại chuyện này, có lẽ em nên để cho luật sư của anh làm việc sửa đổi này cho em. Ông ta đã quen thuộc với các công việc liên quan đến tài sản của anh rồi, nên có thể phối hợp mọi thứ dễ dàng hơn”.
Y vuốt má Alexandra. “Chúng ta không nên để cho bà nội biết chuyện này. Anh yêu quý bà lắm nhưng phải chăng là chúng mình nên giữ mọi việc của chúng mình hoàn toàn có tính cách riêng tư?”
“Anh nói đúng, anh yêu quý ạ. Em sẽ không nói gì với bà nội. Anh có thể nào thu xếp cho em gặp luật sư của anh vào ngày mai được không?”
“Em hãy nhớ nhắc anh gọi điện thoại cho ông ta nhé. Bấy giờ thì anh đói bụng lắm rồi. Chúng ta hãy bắt đầu ăn món cua bể kia nhỉ...”
Một tuần lễ sau, Mellis gặp Eve ở căn hộ của nàng.
“Alexandra có kí vào bản chúc thư mới không?”
“Sáng nay. Nó sẽ thừa hưởng phần của công ty dành cho nó vào tuần sau, đúng vào ngày sinh nhật”.
Tuần lễ kế tiếp đó, 49 phần trăm các cổ phần của công ty hữu hạn Kruger-Brent được chuyển nhượng cho Alexandra. Mellis gọi điện cho Eve để báo tin này. Eve nói, “Tuyệt vời! Lại đây tối nay nhé. Chúng ta sẽ ăn mừng”.
“Anh không đến được. Bà Kate sẽ tổ chức buổi tiệc sinh nhật cho Alexandra”.
Một phút im lặng. “Họ dọn món ăn gì vậy?”
“Biết thế đếch nào được?”
“Cố dò hỏi cho ra”. Đường dây bị cúp.
Bốn mươi lăm phút sau, Mellis gọi lại Eve. “Anh không biết vì sao em lại quan tâm đến thực đơn ấy như vậy”, y nói với vẻ cáu kỉnh, “vì em có được mời đến đâu. Nhưng thôi được, nó gồm có món “Coquille Saint Jacques”, “Chateaubriand”, xà lách cải, “Brie Cappucino” và một chiếc bánh sinh nhật, với thứ kem đá Alexandra thích nhất, gọi là Neapolitan. Thoả mãn chưa?”
“Rồi, George ạ. Tôi sẽ gặp anh tối nay”.
“Không được, Eve ạ. Không cách nào bỏ đi được giữa lúc Alexandra đang...”
“Anh sẽ nghĩ ra cách nào đó”.
Mẹ kiếp cái con mẹ quái ác! Mellis gác máy điện thoại, nhìn vào đống hô. Mẹ kiếp tất cả mọi thứ! Y có một cuộc hẹn với một khách hàng quan trọng mà y đã lỡ hẹn đến hai lần rồi. Bây giờ thì đã trễ rồi. Y biết các chủ hãng còn giữ y lại làm việc chỉ vì đã cưới một người thuộc dòng họ Blackwell. Y không dám làm điều gì có thể gây nguy hại cho địa vị của y. Y đã tạo nên một hình ảnh khả kính đối với Alexandra và bà Kate, cho nên điều bắt buộc là y không được làm điều gì khả dĩ phá huỷ nó đi. Chẳng bao lâu nữa, y sẽ chẳng cần đến bất cứ người nào trong bọn họ.
 
CHƯƠNG 31 -
Tâm thần của George Mellis bị rúng động thảm hại vì những gì vừa xảy ra. Y đã tiến gần một cách nguy hiểm đến việc huỷ hoại tất cả những gì y đang thèm muốn. Trước đó, y đã ý thức rất rõ rằng nếu y kiểm soát được công ty Kruger-Brent thì điều đó có ý nghĩa lớn lao đối với y như thế nào. Y đã từng thoả mãn với cuộc sống nhờ vả vào các món quà tặng của các bà, các cô cô đơn, nhưng bây giờ y đã cưới được một cô gái thuộc gia đình Blackwell và sắp sửa nắm bắt được một công ty lớn lao hơn bất cứ thứ gì mà cha y đã từng mơ ước. Bố ơi, nhìn con đây này. Con đã sống lại và đã làm chủ một công ty lớn hơn công ty của bố rất nhiều. Đó không phải là một trò chơi nữa. Y biết rằng y phải giết người để có những gì y ao ước.
Mellis cố hết sức tạo ra cho mình hình ảnh của một người chồng hoàn hảo. Y phải luôn luôn ở bên cạnh Alexandra, chừng nào có thể được. Họ ăn sáng chung với nhau, y dắt vợ ra phố ăn cơm trưa và chiều nào cũng về nhà sớm. Vào những ngày cuối tuần, hai vợ chồng cùng đến ngôi nhà trên bờ biển của bà Kate Blackwell ở East Hampton, hay đi đến Dark Harbor bằng chiếc máy bay Cessna 620 của Công ty. Dark Harbor là nơi mà Mellis lấy làm vui thích nhất. Y thích ngôi nhà cổ ấy với các đồ cổ đẹp đẽ và những bức tranh vô giá. Y lang thang hết phòng này sang phòng khác. Chẳng bao lâu nữa những thứ này sẽ thuộc về ta. Ý nghĩ này gây cho y một cảm giác ngây ngất.
Mellis cũng là một đứa cháu rể hoàn hảo. Y rất chăm lo cho bà Kate. Bà đã tám mươi mốt tuổi, bà lãnh đạo công ty Kruger-Brent, một người đàn bà cương nghị, tràn đầy sức sống. Mellis thu xếp làm sao để y và Alexandra có thể ăn cơm tối với bà Kate mỗi tuần một lần, và cứ ít ngày y lại điện thoại cho bà một lần để nói chuyện. Y cẩn thận xây dựng nên hình ảnh của một người chồng tốt, một đứa cháu rể có lòng hiếu thảo.
Không ai có thể ngờ được rằng y dang âm mưu giết hai người mà y rất yêu thương.
Sự thoả mãn của George Mellis bị phá vỡ đột ngột vì một cú điện thoại của bác sĩ John Harley.
“Tôi đã thu xếp cho anh đến gặp một bác sĩ tâm thần. Bác sĩ Peter Templeton.”
Mellis cố đáp lại bằng một giọng sốt sắng, cố làm ra vẻ dễ mến. “ch.uyện ấy bây giờ không thực sự cần thiết nữa, bác sĩ Harley ạ. Tôi nghĩ rằng…”
“Tôi đếch cần anh nghĩ cái gì. Chúng ta đã thoả thuận với nhau – tôi không báo cáo với cảnh sát, và anh phải đi khám bệnh với một bác sĩ tâm thần. Nếu anh muốn phản bội lời hứa…”
“Không, không.” Mellis vội vã và nói. “Nếu ông muốn như vậy thì cũng được thôi.”
“Số điện thoại của bác sĩ Templeton là 555 3161. Ông ấy chờ anh gọi điện thoại hôm nay.” Nói xong bác sĩ Harley đập mạnh ống nghe xuống.
Đồ rách việc! Mellis rủa thầm. Y ghét nhất là mất thì giờ với những chuyện như vậy, nhưng y không dám liều mạng với bác sĩ Harley. Y sẽ gọi bác sĩ Templeton, gặp ông ta một, hai lần, rồi chuồn luôn.
Eve điện thoại cho George Mellis ở văn phòng. “Tôi đã về nhà.” “Em có...” Y sợ không dám hỏi, “Em có được bình thường không?”
“Đến đây sẽ biết. Tối nay.”
“Vào lúc này anh khó mà đi được lắm. Anh và Alexandra...”
“Tám giờ.”
Y khó có thể tin được. Eve đứng trước mặt y, trông vẫn xinh đẹp như bao giờ. Y nhìn kĩ mặt nàng, nhưng không tìm thấy một vết thương tích nào do y đã gây ra cho nàng trước đây.
“Thật khó tin nổi. Em giống hệt như xưa kia.”
“Phải. Tôi vẫn xinh đẹp đấy chứ? Phải không, George?” Nàng tủm tỉm cười kín đáo, trong khi đầu óc nàng đang dự tính sẽ làm gì với anh chàng này. Y là một con vật bệnh hoạn, không đáng được sống. Y sẽ phải trả đủ cho những gì y đã gây ra cho nàng, nhưng chưa đến lúc. Nàng vẫn còn cần y. Hai người đứng ở đó, nhìn nhau, tủm tỉm cười.
“Eve này, anh không thể nói với em anh đã hối hận như thế nào…”
Nàng đưa bàn tay lên. “Thôi đừng nói đến ch.uyện ấy nữa. Xong rồi. Không có gì thay đổi cả.”
Nhưng Mellis nhớ rằng đã có một sự thay đổi. Y nói, “Anh vừa nhận điện thoại của bác sĩ Harley. Ông ấy đã xếp đặt cho anh gặp một bác sĩ tâm thần khỉ gió nào đó.”
Eve lắc đầu. “Bảo với ông ấy rằng anh không có thì giờ.”
“Anh cũng đã cố làm như vậy. Nhưng nếu anh không đi, ông ta sẽ báo cáo với cảnh sát về tai nạn vừa rồi.”
“Mẹ kiếp!”
Nàng đứng yên tại chỗ, ra dáng suy nghĩ, “Ai vậy?”
“Ông bác sĩ tâm thần ấy à? Một người nào đó tên là Templeton. Peter Templeton.”
“Tôi có nghe tên ông ta. Ông ấy nổi tiếng lắm.”
“Đừng lo. Tôi chỉ nằm xuống trên đi văng chừng năm mười phút và sẽ không nói gì hết. Nếu...”
Eve không lắng nghe. Một ý kiến chợt đến với nàng, và nàng đang thăm dò nó xem sao.
Nàng quay về phía George Mellis và nói. “Có thể rằng đó là điều may mắn cho anh đấy.”
Peter Templeton ở vào tuổi ba mươi, cao trên hai thước, vai rộng, nét mặt sáng sủa, đôi mắt xanh tò mò, trông giống như một tiền vệ bóng bầu dục hơn là một bác sĩ. Lúc này, anh nhăn mặt đọc một ghi chú trên thời khoá biểu của anh: George Mellis – cháu rể bà Kate Blackwell.
Những vấn đề của người giàu có không phải là mối quan tâm của anh. Đa số các đồng nghiệp của anh đều vui mừng khi được tiếp xúc với các bệnh nhân thuộc tầng lớp cao trong xã hội. Khi mới bắt đầu hành nghề, anh cũng đã từng tiếp xúc với họ, nhưng rồi anh nhanh chóng nhận ra rằng anh không thể nào thông cảm với những vấn đề của họ. Anh đã gặp những bà quả phụ thừa kế giàu có la hét trong văn phòng của anh vì các bà ấy không được mời tham dự vào một buổi tiệc tùng nào đó, những nhà tài chính doạ tự tử vì đã mất tiền trong thị trường chứng khoán, những bà mập ú xen kẽ cuộc sống trong các nông trại với những cuộc hội hè, tiệc tùng. Thế giới toàn những vấn đề, nhưng đó không phải là những vấn đề anh quan tâm giúp đỡ để giải quyết.
George Mellis. Peter miễn cưỡng đồng ý gặp y chỉ vì lòng kính trọng của anh đối với bác sĩ Harley. Chính anh đã nói. “Tôi mong ông giới thiệu anh ta với bác sĩ khác, vì hiện nay thời khoá biểu của tôi đã đầy cả rồi.”
“Anh cứ xem đây là một đặc ân của anh dành cho tôi, Peter ạ.”
“Trường hợp anh ta như thế nào?”
“Đây là một trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của anh. Tôi chỉ là một bác sĩ già ở thôn quê thôi.”
“Thôi được.” Peter đồng ý. “Ông bảo anh ta gọi lại tôi.”
Lúc này, Mellis đã đến phòng khám bệnh của anh. Templeton ấn nút máy “intercom” trên bàn. “Mời ông Mellis vào đây.”
Peter Templeton đã thấy ảnh của George Mellis trên báo chí nhưng anh ngạc nhiên trước dáng vẻ mạnh khoẻ, tràn đầy sức sống của y.
Họ bắt tay nhau. Peter nói. “Ngồi xuống đi, anh Mellis.”
Mellis nhìn lên chiếc đi văng. “Ở nơi kia sao?”
“Đâu cũng được, miễn là anh thấy thoải mái.”
Mellis ngồi trên chiếc ghế đối diện với bàn giấy. Y nhìn Templeton tủm tỉm cười. Y nghĩ rằng y sẽ kinh sợ giờ phút này lắm, nhưng sau khi nói chuyện với Eve, y đã thay đổi ý kiến. Bác sĩ Templeton sẽ là người đồng minh với y, là nhân chứng của y.
Peter nhìn chằm chằm vào người đối diện, với anh. Khi bệnh nhân đến với anh, họ thường tỏ vẻ lo lắng. Một số che đậy sự lo lắng ấy bằng vẻ can đảm bề ngoài, một số khác chỉ yên lặng, tự bênh vực hay nói thật nhiều. Trái lại, anh chàng này xem ra có vẻ vui thích. Kì lạ thật, Peter nghĩ thầm.
“Bác sĩ Harley bảo tôi anh có vấn đề.”
Mellis thở dài. “Tôi có hai vấn đề thì đúng hơn.”
“Vậy anh hãy kể cho tôi nghe đi.”
“Tôi cảm thấy rất thẹn thùng. Vì vậy, tôi xin... tôi đòi phải được đến đây gặp ông.” Y tựa lưng vào chiếc ghế và nói một cách nghiêm chỉnh. “Tôi đã làm một việc mà tôi chưa bao giờ làm trước kia, bác sĩ ạ. Tôi đã đánh một người đàn bà.”
Peter chờ đợi.
“Chúng tôi cãi cọ nhau, thế rồi tôi thấy hoa mắt. Khi tỉnh dậy th.ì ra tôi... tôi đã đánh cô ấy.” Giọng y hơi tắc lại “Thật kinh khủng quá.”
Tiếng nói bên trong của Templeton nói với anh rằng anh đã biết vấn đề của Mellis là gì rồi. Y thích đánh đập đàn bà.
“Có phải anh đánh vợ anh không?”
“Chị vợ tôi.”
Peter Templeton thỉnh thoảng cũng có đọc những bài báo về hai chị em song sinh Blackwell trên báo chí khi họ xuất hiện ở những hội từ thiện hay tiệc tùng. Peter Templeton nhớ rằng họ giống hệt nhau, và đều xinh đẹp cả. Như vậy, anh chàng này đã đánh cô chị vợ. Đây là một vấn đề khá thú vị. Điều thú vị khác nữa là anh chàng Mellis này làm ra vẻ như y chỉ mới đánh cô gái ấy một, hai lần thôi. Nếu sự thực là như vậy thì bác sĩ Harley hẳn đã không nằng nặc đòi Peter phải khám bệnh cho y.
“Anh nói anh đã đánh cô ta. Vậy anh có làm cô ta đau không?”
“Thật ra, tôi đã gây thương tích khá nặng cho cô ấy. Nhưng tôi đã nói với ông, lúc ấy tôi hoa mắt, không còn biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, tôi không thể nào tin nổi mắt tôi nữa.”
Khi tôi tỉnh dậy. Đó là một lối tự bênh vực rất cổ điển. Tôi không làm ch.uyện ấy, mà chính là tiềm thức tôi đã làm.
“Anh có biết nguyên do nào đã gây ra phản ứng ấy không?”
“Gần đây tôi đã bị tinh thần căng thẳng khủng khiếp. Cha tôi bị ốm nặng. Ông ta bị nhiều cơn đau tim. Tôi rất lo lắng về ông ta. Gia đình chúng tôi sống rất gần gũi nhau.”
“Cha anh có ở đây không?”
“Ông ấy ở Hi Lạp.”
À, đúng ông Mellis ấy rồi. “Anh bảo anh có hai vấn đề.”
“Phải, vợ tôi, Alexandra...” Y ngưng lại.
“Anh có những vấn đề rắc rối về chuyện vợ chồng?”
“Không phải theo nghĩa ông muốn nói đâu. Chúng tôi rất yêu nhau. Chỉ có vấn đề là...” Y do dự một lát, “Gần đây, Alexandra không được khoẻ.”
“Về thể chất?”
“Về cảm xúc. Vợ tôi luôn luôn tỏ ra buồn bã. Nàng luôn nói về chuyện tự vẫn.”
“Bà ấy có tìm sự giúp đỡ của y khoa không?”
Mellis tủm tỉm cười, nói. “Nhà tôi từ chối.”
Tệ quá nhỉ, Peter nghĩ. Một ông bác sĩ nào đó ở Park Avenue lại mất một cơ hội hốt bạc. “Thế anh đã nói điều này với bác sĩ Harley chưa?”
“Chưa.”
“Vì ông ấy là bác sĩ gia đình, tôi đề nghị anh nên nói với ông ta. Nếu cần, ông ấy sẽ giới thiệu cho một bác sĩ tâm thần.”
George Mellis nói ra vẻ lo lắng. “Không. Tôi không muốn Alexandra cảm thấy rằng tôi đã nói sau lưng nàng. Tôi e rằng ông Harley sẽ…”
“Thế cũng được. Để tôi sẽ gọi điện thoại cho ông ấy.”
“Eve ạ, chúng mình nguy to rồi.” Mellis nói.
“Có chuyện gì vậy?”
“Anh đã nói hệt như em dặn. Anh bảo rằng anh lo lắng vì Alexandra có ý định tự vẫn.”
“Thế thì sao?”
“Tên bác sĩ chó đẻ ấy sẽ gọi điện thoại cho Harkey và bàn vấn đề này với ông ta.”
“Lạy Chúa! Không thể để hắn làm thế!”
Eve bước qua lại, suy nghĩ. Bỗng nàng dừng lại, nói, “Thôi được rồi. Để tôi giải quyết với lão Harley. Anh còn có cuộc hẹn nào với Templeton nữa không?”
“Có”
“Phải đến đúng hẹn.”
Sáng hôm sau, Eve đến gặp Harley ở văn phòng ông ta. John Harley rất yêu mến gia đình Blackwell. Ông đã trông thấy hai cô gái này lớn lên. Ông đã chứng kiến thảm kịch về cái chết của Marianne, vụ tấn công bà Kate, và việc đưa Tony vào dưỡng đường người điên. Kate đã đau khổ quá nhiều. Ông không biết nguyên nhân nào đã gây ra những ch.uyện ấy, nhưng đó không phải là công việc của ông. Công việc của ông là chăm lo sức khoẻ về thể chất của gia đình này.
Khi Eve bước vào, ông nhìn nàng và nói, “Keith Webster đã thành công tuyệt vời!” Một vết tích duy nhất còn lại trên mặt Eve là một cái sẹo đỏ, rất nhỏ, hầu như không thể trông thấy được, ngang qua trán. Eve nói, “Bác sĩ Webster sẽ làm cho cái sẹo này mất đi trong vòng một tháng nữa thôi.”
Harley vỗ nhẹ trên cánh tay Eve. “Nó chỉ làm cho cô xinh đẹp thêm thôi. Eve ạ, tôi rất mừng.” Ông chỉ cho nàng đến ngồi trên chiếc ghế. “Cô cần gì tôi nào?”
“Không phải vì tôi, bác sĩ ạ, mà vì Alexandra kia.”
Harley nhăn mặt. “Cô ấy có gì rắc rối chăng? Vì George hay sao?”
“Ồ, không đâu,” Eve nói thật nhanh. “George rất tử tế với nó. Sự thật là George rất lo lắng về nó. Gần đây, Alex có những cử chỉ rất lạ lùng. Nó rất buồn bã, và có ý định tự tử nữa.”
Harley nhìn Eve, và nói thẳng thắn, “Tôi không tin, Alexandra không bao giờ như vậy.”
“Tôi biết. Chính tôi trước đây cũng không tin. Vì vậy, tôi đến gặp nó. Tôi ngạc nhiên vì thấy nó thay đổi nhiều quá. Nó ở trong một trạng thái hết sức suy sụp. Tôi rất lo, bác sĩ John ạ, nhưng tôi không thể đến gặp bà nội tôi được để nói về chuyện này. Vì vậy, tôi phải đến gặp ông, ông phải làm điều gì đó để giúp đỡ nó.” Mắt nằng như nhoà hẳn đi. “Tôi đã mất bà nội tôi, bây giờ tôi không muốn mất cả em gái của tôi nữa.”
“Câu chuyện này xảy ra bao lâu rồi?
“Tôi không biết chắc. Tôi van xin nó nói rõ cho ông biết về ch.uyện ấy. Thoạt tiên, nó từ chối, nhưng cuối cùng tôi thuyết phục nó được. Ông cần phải giúp đỡ cho em gái tôi.”
“Cố nhiên tôi sẽ giúp. Bảo cô ấy lại đây vào sáng mai. Và cô cũng đừng có lo, Eve ạ. Có những phương thuốc chữa trị mới rất có hiệu quả.”
Harley đưa nàng ra đến cửa. Ông cầu mong sao cho bà Kate tỏ ra khoan dung chứ đừng quá cứng rắn như thế. Eve thật là một cô gái biết quan tâm đến mọi người.
Khi Eve trở về phòng, nàng cẩn thận thoa kem để che đi sẹo đỏ trên trán.
Sáng hôm sau, nhân viên tiếp khách của bác sĩ Harley loan báo. “Bà George Mellis muốn gặp ông, bác sĩ ạ.”
“Mời bà ấy vào.”
Nàng bước vào chậm rãi, do dự. Mặt nàng tái nhợt, và có những vết thâm quầng xung quanh mắt.
John Harley cầm tay nàng nói, “Rất mừng được gặp cô. Alexandra ạ. Tôi nghe cô đang gặp vấn đề rắc rối vậy bây giờ cô hãy cho tôi biết đó là những vấn đề gì?”
Giọng nàng nói rất nhỏ. “Tôi làm bận rộn ông như thế này thật là vớ vẩn quá. Chắc rằng tôi chẳng đau ốm gì cả. Nếu Eve không nằng nặc buộc tôi phải đến đây, chắc chắn tôi không phiền đến ông làm gì. Tôi vẫn cảm tháy khoẻ mạnh, về thể chất.”
“Thế còn về cảm xúc thì sao?”
Nàng do dự, “Tôi ngủ không được ngon giấc lắm.”
“Còn gì nữa không?”
“Có lẽ ông sẽ nghĩ rằng tôi mắc chứng hay lo ngại về bệnh tật.”
“Tôi biết rõ về cô hơn thế chứ. Alexandra.”
Nàng cúi gằm mặt xuống. “Nhiều khi tôi cảm thấy chán nản. Có vẻ như là lo âu và... mệt mỏi. George làm đủ mọi cách cho tôi được sung sướng và nghĩ ra những việc cho chúng tôi cùng làm với nhau và những nơi chúng tôi thăm viếng. Vấn đề là tôi không thấy thích làm gì hay đi đâu cả. Mọi thứ có vẻ như là… vô vọng.”
Ông bác sĩ lắng nghe kĩ từng lời và quan sát nét mặt nàng. “Còn gì nữa không?”
“Tôi… tôi nghĩ đến việc tự vẫn.” Giọng nàng rất nhỏ, khiến cho ông nghe không được rõ lắm. Nàng ngước mắt nhìn lên mặt ông bác sĩ và nói, “Có phải tôi sắp bị điên không?”
“Cô có bao giờ nghe nói cái trạng thái là “anhedonia” không?”
Nàng lắc đầu.
“Đó là một trạng thái rối loạn sinh lí thường gây nên những triệu chứng cô vừa kể. Nó cũng rất thông thường thôi, và hiện nay có những thứ thuốc điều trị dễ dàng. Những thuốc này không có những hậu quả phụ, và rất hiệu nghiệm. Tôi sẽ khám cho cô, nhưng chắc rằng cô không đau ốm gì đâu.”
Khi cuộc khám nghiệm hoàn tất, và Alexandra đã mặc lại áo quần, bác sĩ Harley nói, “Tôi sẽ viết đơn cho cô mua thuốc Wellbutrin. Đó là một loại thuốc mới chống tình trạng suy sụp tinh thần, một thứ thuốc mới thần diệu.”
Nàng nhìn ông lơ đãng trong khi ông viết toa thuốc.
“Tôi muốn cô trở lại đây một tuần lễ nữa, tính từ ngày hôm nay. Trong thời gian ấy, nếu cô có vấn đề gì, xin cứ gọi điện thoại cho tôi, dù ngày hay đêm.”
Ông đưa cho nàng toa thuốc.
“Cảm ơn, bác sĩ John. Tôi hi vọng rằng thứ thuốc này sẽ chấm dứt cơn mơ.”
“Mơ gì?”
“Ồ, tôi tưởng đã nói với ông rồi chứ. Đêm nào cũng vậy, tôi mơ thấy mình đang đi trên một con thuyền giữa lúc gió to, rồi tôi nghe tiếng gọi của biển cả. Tôi đi đến lan can, nhìn xuống, rồi thấy mình đang ở dưới nước, sắp chết đuối…”
Nàng bước ra khỏi văn phòng bác sĩ Harley, rồi đi xuống đường phố. Nàng tựa vào toà nhà để thở thật sâu.
Mình đã thành công rồi. Eve nghĩ thầm một cách đắc chí. Nàng vứt toa thuốc xuống đất.
 
CHƯƠNG 32 -
Bà Kate Blackwell cảm thấy mệt mỏi. Cuộc họp đã kéo dài quá lâu. Bà đưa mắt nhìn quanh bàn họp, nhìn ba người đàn ông và ba người đàn bà trong lãnh đạo công ty. Tất cả đều tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Không, không phải phiên họp đã kéo dài quá lâu, mà bà cảm thấy chính bà đã ngồi quá lâu. Ta đã tám mươi hai tuổi rồi, bà thầm nghĩ. Ta đã già rồi. Ý nghĩ này khiến bà cảm thấy phiền muộn, không phải vì bà sợ chết, mà vì bà cảm thấy bà chưa sẵn sàng để nhắm mắt. Bà không muốn chết chừng nào công ty Kruger-Brent chưa có một người thuộc gia đình Blackwell đứng ra điều hành nó. Sau khi chịu nỗi thất vọng với Eve, bà Kate cố gắng xây dựng các dự tính tương lai cho Alexandra.
Chính Alexandra đã nói với bà “Bà biết rằng cháu sẵn lòng làm bất cứ điều gì cho bà, bà nội ạ, duy có điều là cháu không thích sau này phải dính líu đến công ty, Goerge sẽ là một nhân viên điều khiển xuất sắc…”
“Bà có đồng ý không, bà Kate?” Brad Rogers thình lình đặt câu hỏi.
Câu hỏi ấy khiến bà Kate tỉnh khỏi giấc mơ. Bà nhìn Bard như để nhận lỗi. “Tôi xin lỗi, câu hỏi gì vậy?”
“Chúng ta đang thảo luận về việc sát nhập công ty Delco.” Giọng Brad Rogers đầy vẻ kiên nhẫn. Bard lo lắng về bà Kate Blackwell. Trong những tháng gần đây, bà có thói hay đãng trí, mơ màng giữa các phiên họp của công ty, thế nhưng ngay khi Brad bắt đầu lo lắng rằng bà đã già rồi và sẽ phải rút lui khỏi ban lãnh đạo thì đột nhiên bà đưa ra một quyết định sáng suốt khiến cho mọi người ngạc nhiên vì sao họ đã không nghĩ ra được ý kiến ấy. Bà thật là một con người kì lạ. Ông nghĩ đến câu chuyện tình ngắn ngủi xa xưa, rồi một lần nữa ông tự hỏi vì sao nó chấm dứt đột ngột như vậy.
Bây giờ là lần khám bệnh thứ hai của George Mellis tại văn phòng bác sĩ Templeton. “Trong quá khứ anh có nhiều hành động hung bạo không, George?”
George Mellis lắc đầu. “Không, tôi rất ghét bạo lực.”
Ghi nhớ câu nói ấy nhé, đồ chó đẻ, Peter Templeton nhủ thầm. Nhân viên điều tra các vụ giết người sẽ hỏi mày về ch.uyện ấy.
“Anh nói cha mẹ anh không bao giờ trừng phạt anh về thể xác cả, phải không?”
“Đúng vậy.”
“Vậy anh có thể nói rằng anh là một đứa con biết vâng lời không?”
Cẩn thận đấy nhé. Đây là cái bẫy. “Vào hạng trung bình thôi. Tôi nghĩ như vậy.”
“Đứa trẻ trung bình thỉnh thoảng cũng bị phạt vì vi phạm quy phạm của người lớn.”
Mellis nở một nụ cười ngụ ý không tán thành. “Tôi cho rằng tôi đã không có vi phạm nào cả.”
Hắn nói dối. Peter nghĩ thầm. Vấn đề là vì sao? Hắn đang muốn che giấu cái gì? Anh nhớ lại cuộc nói chuyện với Harley sau khi khám bệnh cho Mellis lần thứ nhất.
“Hắn bảo hắn đã đánh cô chị vợ, John ạ và…”
“Đánh cô ấy à?” Giọng Harley đầy vẻ bực tức. “Hắn chặt người ta như một tên đồ tể vậy, Peter ạ. Hắn đánh vỡ xương gò má cô ấy, làm gãy mũi và ba cái xương sườn, rồi đốt cháy mông và bàn chân cô ta bằng thuốc lá đang cháy dở.”
Peter thấy cảm giác kinh tởm như một làn sóng tràn khắp người, “Hắn không nhắc ch.uyện ấy với tôi.”
“Tôi cũng đoán rằng hắn không nói,” Harley nói. “Tôi bảo với hắn rằng nếu hắn không đến với anh, tôi sẽ báo cáo với cảnh sát.”
Peter nhớ lại lời của Mellis. “Tôi cảm thấy thẹn quá. Vì vậy tôi đòi phải đến gặp ông”. Thì ra, hắn nói dối ngay cả ch.uyện ấy nữa.
“Mellis nói với tôi rằng vợ hắn mắc bệnh hay chán nản, buồn bực và có ý định tự tử.”
“Phải, điều ấy thì tôi bảo đảm là có. Alexandra đến gặp tôi cách đây mấy ngày. Tôi cho uống Wellbutrin. Tôi rất lo lắng về cô ấy. Cảm tưởng anh đối với George Mellis thế nào?”
Peter nói chậm rãi. “Tôi chưa biết. Tôi có cảm giác rằng hắn là một kẻ nguy hiểm.”
Bác sĩ Keith Webster không thể nào gạt hình ảnh Eve Backwell ra khỏi đầu óc được. Nàng giống như một vị nữ thần xinh đẹp, không có thực, không sờ mó được. Nàng cởi mở, linh hoạt, hấp dẫn trong khi ông buồn tẻ, nhếch nhác. Keith Webster chưa bao giờ lấy vợ, bởi vì ông không bao giờ thấy một người đàn bà nào không xứng đáng để làm vợ ông. Ngoài công việc làm ra, ông không bao giờ tự đánh giá quá cao. Ông lớn lên dưới sự chăm sóc của một bà mẹ độc đoán, hung dữ, và một người cha yếu ớt, dễ bị bắt nạt. Lòng h.am m.uốn t.ình d.ục của Webster ở mức độ rất thấp, và nếu ông có chút ít h.am m.uốn nào thì nó cũng được làm cho trong sạch trong công việc làm của ông. Nhưng bây giờ đây, ông bắt đầu mơ tưởng đến Eve Blackwell, và khi nhớ đến những giấc mơ vào buổi sáng thì ông cảm thấy bối rối. Nàng đã lành hẳn rồi, nên ông không còn có lí do nào đến gặp nàng nữa, thế nhưng ông biết thế nào ông cũng phải gặp nàng.
Ông gọi điện thoại đến căn hộ của Eve. “Eve? Đây là Keith Webster. Tôi mong rằng tôi không quấy rầy cô. Tôi… tôi vừa nghĩ đến cô hôm trước đây, và không… không biết bây giờ cô như thế nào”.
“Tôi vẫn khoẻ, cảm ơn ông. Thế còn ông thì sao?” Trong giọng nói của nàng có vẻ như trêu ghẹo.
“Cũng… khá” ông nói. Một phút im lặng kế tiếp theo đó. Webster cố lấy can đảm. “Tôi e có lẽ cô quá bận rộn không thể đến ăn cơm trưa với tôi được”.
Eve mỉm cười với chính mình. Anh chàng nhút nhát một cách thật là dễ thương. Chuyện này sẽ vui lắm đây. “Tôi muốn lắm chứ”.
“Thật thế hả?” Nàng có thể nhận thấy vẻ ngạc nhiên qua giọng nói của Webster. “Khi nào?”
“Ngày mai nhé?”
“Nhớ hẹn đấy”. Ông nói thật nhanh, sợ rằng nàng có thể thay đổi ý kiến.
Eve rất vui trong bữa ăn trưa hôm ấy. Bác sĩ Webster hành động như một cậu học trò vừa mới được yêu. Ông đánh rơi khăn ăn, làm vung vãi rượu ra bàn, và làm đổ một bình hoa. Nhìn ông ta, Eve cảm thấy vui vui, và nghĩ thầm. “Không ai có thể tưởng tượng được rằng đây là một nhà phẫu thuật hết sức tài giỏi”.
Khi bữa cơm trưa vừa xong, Webster bẽn lẽn hỏi, “Không biết… chúng ta có thể gặp nhau lần nữa vào một hôm nào đó không?”
Nàng nhìn thẳng vào mặt ông và nói, “Có lẽ không nên. Keith ạ. Tôi sợ rằng tôi phải lòng anh mất thôi.”
Mặt Webster đỏ bừng. Ông không biết nói làm sao nữa.
Eve vỗ nhẹ lên tay ông nói “Tôi sẽ không quên anh”. Ông bác sĩ lại làm đổ bình hoa một lần nữa.
John Harley đang ăn cơm trưa tại quán ăn trong bệnh viện thì Webster đến gặp ông. Webster nói. “John này, tôi hứa với anh rằng tôi sẽ giữ bí mật, nhưng tôi cảm thấy dễ chịu hơn nếu anh nói cho tôi biết sự thật và những gì đã xảy ra với cô Eve Blackwell.”
Harley do dự một lúc, rồi nhún vai nói, “Thôi được. Chính thằng em rể của cô ta, George Mellis, đã làm ch.uyện ấy.”
Bây giờ, Webster cảm thấy mình đang được chia sẻ một phần thế giới bí mật của Eve.
George Mellis tỏ vẻ sốt ruột. “Tiền bạc ở đó rồi, bản chúc thư đã được sửa đổi. Vậy thì chúng ta còn chờ đợi gì nữa?”
Eve nằm trên đi văng, hai chân dài gấp lại, nhìn theo Mellis trong khi y đi qua đi lại. “Anh muốn giải quyết xong chuyện này cho rồi, Eve ạ”
Hắn mất can đảm rồi, Eve thầm nghĩ. Hắn giống như một con rắn độc đang cuộn mình lại. Rất nguy hiểm. Nàng đã phạm một sai lầm với hắn bằng cách thúc hắn đi quá xa, và đã suýt mất mạng vì ch.uyện ấy. Nàng sẽ không để phạm sai lầm nữa.
“Tôi đồng ý” nàng nói chậm rãi. “Chắc cũng đã đến lúc rồi.”
Y đang bước vội dùng phắt lại. “Khi nào?”
“Tuần sau.”
Buổi khám bệnh đã gần như xong, nhưng George Mellis không nhắc đến vợ y lần nào. Đột nhiên hắn nói “Tôi lo lắng về Alexandra quá, bác sĩ ạ. Vẻ buồn nản của cô ấy có vẻ như trầm trọng hơn. Đêm qua, cô ấy cứ nói về chuyện chết chìm. Tôi không biết phải làm thế nào.”
“Tôi đã nói chuyện với ông Harley. Ông ấy đã cho cô ta ít thuốc uống có thể giúp cô ta chóng bình phục”,
“Tôi hi vọng thế”. Mellis nói với vẻ nghiêm chỉnh “Tôi chắc không chịu đựng nổi nếu có chuyện gì xảy ra cho nhà tôi”.
Với lỗ tai quen bắt lấy những lời lẽ không được nói ra, bác sĩ Peter Templeton có cảm giác khó chịu là ông đang chứng kiến một trò chơi đố. Ở trong anh chàng này có ẩn một sự hung bạo nguy hiểm. “Anh Mellis này, quan hệ của anh với các phụ nữ trước đây như thế nào?”
“Bình thường”.
“Anh có bao giờ giận dữ, nổi sùng lên không?”
Mellis biết rằng câu hỏi ấy đang dẫn dắt y đến đâu rồi. Y nói, “Không bao giờ”. Y nghĩ bụng, tôi cũng đủ khôn ngoan để không bị mắc lừa ông đâu, bác sĩ ạ. “Tôi nói ông rồi mà. Tôi không thích bạo lực.”
Câu nói của Harley vẫn còn văng vẳng: “Hắn chặt người ta như một tên đồ tể. Hắn đập vỡ xương gò má, làm gãy mũi, ba xương sườn, rồi đốt mông và bàn chân cô ấy bằng thuốc lá đang cháy dở.”
“Với một số người sự hung bạo đôi khi cũng tạo cho người ta một lối thoát cần thiết, một sự giải toả về mặt xúc cảm”, Peter nói.
“Tôi hiểu ông nói gì rồi. Tôi có thằng bạn thường xuyên hay đánh đập bọn gái điếm.”
Tôi có một thằng bạn. Đó là một dấu hiệu báo động. “Nào anh nói cho tôi nghe về bạn anh đi.”
“Hắn ghét bọn gái điếm lắm. Chúng lúc nào cũng tìm cách bóc lột hắn. Vì vậy, khi làm xong xuôi rồi, hắn đánh đập chúng chút xíu, chỉ để cho chúng một bài học thôi.” Y nhìn vào mặt Peter, nhưng không thấy dấu hiệu nào tỏ ý phản đối. Y mạnh dạn nói tiếp, “Tôi nhớ có lần hắn và tôi cùng ở Jamaica với nhau. Con gái điếm da đen bé nhỏ ấy dẫn hắn đến một phòng khách sạn, rồi sau khi nó cởi quần áo cho thằng ấy rồi, nó đòi thêm tiền,” Mellis tủm tỉm cười, “thế là hắn đánh con bé ấy đến vãi phân ra. Tôi chắc chắn rằng con bé ấy tởn đến già, không dám đòi thêm tiền của ai nữa”.
Hắn là một thằng loạn óc. Peter thầm nghĩ. Không có bạn bè nào cả, dĩ nhiên rồi. Hắn khoe khoang, khoác lác về mình, che giấu bên trong một “cái tôi” khác của hắn. Hắn mắc chứng hoang tưởng tự đại, và rất nguy hiểm.
Peter nghĩ rằng anh cần phải nói chuyện với bác sĩ Harley càng sớm càng tốt.
Hai người gặp nhau ở câu lạc bộ Harvard. Peter Templeton ở trong một tình thế khó khăn. Anh cần có tất cả thông tin về Mellis, mà không vi phạm sự bí mật, của mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân...
“Ông có thể cho tôi biết chút ít về người vợ của Mellis không?” Anh hỏi bác sĩ Harley. “Alexandra là một cô gái xinh đẹp, dễ thương. Tôi đã săn sóc cho cả hai chị em cô ấy, từ ngày chúng mới ra đời.” Ông cười khúc khích. “Anh đã từng nghe nói về những đứa trẻ em sinh đôi chứ gì, thế nhưng anh không bao giờ nhận thức ra được ý nghĩa của điều ấy cho đến khi nào anh thấy hai đứa ấy đứng bên cạnh nhau.”
Peter chậm rãi hỏi, “Chúng giống hệt nhau sao?”
“Không ai có thể phân biệt chúng được. Chúng thường thường bày ra những trò chơi độc địa, khi chúng còn nhỏ như những con chó con. Tôi còn nhớ có lần Eve bị ốm, cần phải tiêm, rốt cuộc, không hiểu làm sao tôi lại chích lầm cho Alexandra”. Ông nhấp một chút rượu rồi nói tiếp, “Thật là lạ lùng, chúng bây giờ đã lớn rồi, thế mà tôi vẫn chưa phân biệt được đứa này với đứa kia.”
Peter suy nghĩ về vấn đề này. “Ông bảo rằng Alexandra đến khám bệnh với ông vì cô ấy có khuynh hướng muốn tự tử phải không?”
“Đúng vậy”.
“Ông John này, làm sao ông biết được đó là Alexandra?”
“Điều đó rất dễ”, bác sĩ Harley nó, “Eve vẫn còn một cái sẹo nhỏ trên trán vì bị mổ sau vụ Mellis đánh đập cô ấy”.
Peter cảm thấy mình lâm vào ngõ cụt. “À ra thế”.
“Công việc của anh với Mellis tiến triển thế nào?”
Peter do dự, băn khoăn không biết mình có thể nói được bao nhiêu. “Tôi vẫn chưa tìm ra. Hắn nấp kín trong một vẻ ngoài giả dối. Tôi đang cố gắng vạch trần nó ra”.
“Cẩn thận đấy, Peter ạ. Nếu anh muốn nghe ý kiến tôi, hắn là một thằng loạn óc”. Ông nhớ đến cảnh Eve nằm trên gi.ường, giữa một vũng máu.
“Hai chị em cô ấy là thừa kế một gia tài lớn, phải thế không?” Peter hỏi.
Bây giờ đến lượt Harley do dự. “Đây là một vấn đề riêng tư của gia đình, nhưng câu trả lời của tôi là “không”. Bà nội của họ đã từ cô Eve, không cho một hào nhỏ. Alexandra được hưởng tất cả”.
Peter nhớ lại câu nói của Mellis, “Tôi lo cho Alexandra – Cô ấy cứ hay nói về việc chết chìm. Tôi không thể chịu đựng được nếu có gì xảy ra cho nhà tôi.”
Đối với Peter Templeton, lối nói ấy giống như một lối dàn dựng cổ điển cho một vụ giết người, duy chỉ có điều là Mellis là kẻ thừa kế một tài sản lớn lao riêng của y. Không có lí do gì hắn lại giết người vì tiền. Mình chỉ hay tưởng tượng thôi, Peter tự trách mình.
Một người đàn bà sắp chết đuối giữa bể lạnh, còn anh thì đang bơi đến bên cạnh cô ta, nhưng sóng cao quá và cô ta cứ chìm xuống dưới sóng bể, rồi lại nhô lên. “Giữ yên như thế, tôi đến ngay đây”, anh kêu to lên. Anh cố bơi nhanh lên, nhưng tay chân anh nặng như chì. Rồi anh đành nhìn cô ta chìm xuống làn nước. Khi tới đến nơi cô gái ấy vừa biến mất, anh nhìn xung quanh thì thấy một con cá mập trắng to lớn đang sắp tấn công anh. Peter tỉnh dậy. Anh vặn đèn lên, rồi ngồi trên gi.ường nghĩ đến giấc mơ vừa qua.
Sáng sớm hôm sau, anh điện thoại cho trung uý thám tử Nick Pappas.
Nick Pappas là một con người to lớn, cao trên hai thước, nặng trên trăm cân. Như nhiều bọn tội phạm có thể chứng minh, không một lạng d.a thịt nào của anh là mỡ cả. Trung uý Pappas ở trong đội điều tra các vụ giết người trong khu vực “tất lụa” của Manhattan.
Peter đã gặp Pappas nhiều năm trước đây, khi anh đứng ra làm chứng với tư cách nhà chuyên môn về bệnh tâm thần trong một vụ xử án giết người. Từ đó anh và Pappas trở thành bạn thân thiết. Pappas thích chơi cờ vua, và cả hai thường gặp nhau mỗi tháng một lần để cùng nhau chơi cờ.
Nick trả lời điện thoại. “Pappas, phòng hình sự đây”
“Đây là Peter, Nick ạ”
“À, anh bạn! Những vụ bí mật của tâm trí tiến triển ra sao rồi?”
“Tôi đang cố tìm ra manh mối, Nick ạ. Tina có được khoẻ không?”
“Tuyệt vời. Anh cần gì tôi nào?”
“Tôi cần ít tin tức. Anh vẫn có những mối liên hệ với Hi Lạp chứ?” Peter hỏi.
“Có liên hệ à? Tôi có một trăm người bà con thân thuộc ở đó. Tất cả đều cần tiền, và tôi phải làm cái việc ngu xuẩn là gửi tiền cho họ đều đều. Có lẽ anh cần phải phân tích tâm lí tôi mới được.”
“Chậm rồi anh bạn ơi. Anh là một ca tuyệt vọng”. Peter nói đùa.
“Tina cũng bảo với tôi như thế đó. Bây giờ anh cần những tin tức gì nào?”
“Anh có bao giờ nghe cái tên George Mellis không?”
“Gia đình nổi tiếng về thực phẩm ấy à?”
“Phải.”
“Hắn không hẳn ở trong phạm vi điều tra của tôi, nhưng tôi biết hắn là ai. Về chuyện gì vậy?”
“Tôi muốn biết hắn có tiền bạc gì không”.
“Anh không nói đùa đấy chứ? Gia đình hắn…”
“Tôi muốn nói đến tiền riêng của hắn kia”.
“Để tôi sẽ điều tra xem sao, nhưng chỉ mất thì giờ thôi. Gia đình Mellis ấy giàu vô kể”.
“À này, nếu anh có nhờ ai hỏi ông bố của George Mellis thì bảo với người ấy phải khéo léo, nhẹ nhàng một chút, kẻo ông già ấy hay lên cơn đau tim lắm đấy”.
“Được rồi. Tôi sẽ dặn điều ấy trên điện tín”.
Peter nhớ lại giấc mơ, “Nick này, anh có thể nào gọi điện thoại thay vì dùng điện tín được không? Ngay hôm nay?”
Giọng của Pappas nghe có vẻ khác. “Có điều gì anh muốn nói cho tôi biết không, Peter”.
“Không có gì để nói cả. Tôi chỉ muốn thoả mãn trí tò mò của tôi thôi. Anh hãy để tôi trả tiền điện thoại ấy”.
“Dĩ nhiên là phải như vậy rồi, lại còn một bữa cơm anh sẽ đãi tôi nữa khi nào anh nói cho tôi biết cái chuyện khỉ gió ấy là chuyện gì”.
“Đồng ý”. Peter gác máy điện thoại. Anh cảm thấy trong người dễ chịu hơn.
Bà Kate Blackwell cảm thấy không được khoẻ. Bà đang ngồi ở bàn giấy, nói chuyện trên máy điện thoại, thì lên cơn đột ngột. Căn phòng bắt đầu xoay như chong chóng. Bà nắm lấy bàn viết thật chặt cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường.
Brad đi vào văn phòng. Ông nhìn qua nét mặt tái nhợt của bà, rồi hỏi, “Bà có bình thường không, bà Kate?”
Bà thả tay ra khỏi bàn và đáp “Chỉ hơi choáng váng thôi. Chẳng có gì quan trọng”.
“Đã bao lâu rồi bà không khám bác sĩ?”
“Tôi không thì giờ đâu để làm cái chuyện vớ vẩn ấy, Brad ạ”.
“Phải cố tìm ra thì giờ chứ. Tôi sẽ bảo Annette gọi điện thoại để xếp đặt cho bà một cuộc hẹn với bác sĩ Harley”.
“Quỷ tha ma bắt anh đi, Brad ạ. Đừng có cuống quýt lên như thế nữa”.
“Thế bà có sẽ đi khám bác sĩ không?”
“Tôi sẽ đi nếu việc ấy sẽ làm cho anh thôi không quấy rầy tôi nữa”.
Sáng hôm sau, viên thư kí của Peter nói, “Thám tử Pappas gọi ông trên điện thoại”.
Peter nhấc ống nghe. “Chào anh, Nick”.
“Tôi nghĩ anh với tôi nên bàn với nhau chút xíu, anh bạn ạ”.
Peter đột nhiên cảm thấy lo lắng. “Anh đã nói chuyện với ai về Mellis chưa?”
“Tôi đã nói với chính ông bố của George Mellis. Trước hết, ông ta chưa hề bao giờ đau tim cả. Thứ hai, ông ta nói rằng, riêng đối với ông ta, ông coi George Mellis như đã chết rồi. Khi tôi hỏi tại sao thì ông già ấy cúp ngay điện thoại. Thế rồi tôi gọi cho một số bạn cũ ở Athens. Tên George Mellis của anh, hắn quả thực là nổi danh. Cảnh sát ở đó biết hắn rất rõ. Hắn có cái thú riêng là đánh đập đàn bà và bọn trai trẻ. Nạn nhân cuối cùng của hắn trước khi rời Hi Lạp là một thằng bé trong một khách sạn, và liên hệ vụ này với George Mellis. Lão già mua chuộc ai đó để thả hắn ra, rồi “đá đít” hắn ra khỏi xứ. Vĩnh viễn. Như vậy anh đã thoả mãn chưa?”
Peter đã quá thoả mãn rồi. Nó làm cho anh khiếp sợ “Cảm ơn Nick. Thế là tôi nợ anh một lần điện thoại nhé”.
“Ồ, không đâu, anh bạn ạ. Lần này thì tôi chịu tiền điện thoại. Nếu thằng ấy được thả rông lần nữa, anh nên cho tôi biết nhé”.
“Sẽ cho anh biết sớm tối đa, Nick ạ. Gửi lời thăm Tina nhé”. Peter gác máy điện thoại. Anh có nhiều chuyện phải suy nghĩ. George Mellis sẽ đến đây vào lúc trưa.
Bác sĩ John Harley đang khám bệnh thì nhân viên tiếp khách của ông nói, “Bà George Mellis đang ở đây, chờ được gặp ông, bác sĩ ạ. Bà ấy không có hẹn khám bệnh, nên tôi nói cho bà ấy biết thời khoá biểu của ông là…”
Harley nói, “Đưa bà ấy vào bằng cửa hông, rồi mời bà ta vào văn phòng tôi”.
Mặt nàng trông nhợt nhạt hơn lần trước, vết thâm quầng xung quanh mắt đậm hơn. “Tôi xin lỗi đã đến đột ngột như thế này, bác sĩ ạ, nhưng…”.
“Không hề gì, Alexandra ạ. Có chuyện gì vậy?”
“Nhiều chuyện lắm. Thật là kinh khủng quá…”.
“Cô vẫn uống đều Wellbutrin chứ?”
“Có”.
“Thế mà cô vẫn còn cảm thấy buồn nản?”
Bàn tay nàng nắm chặt lại. “Còn tệ hơn như thế nữa. Tôi cảm thấy tuyệt vọng, tưởng chừng không còn có thể kiểm soát được gì nữa. Tôi không còn có thể chịu đựng chính mình nữa. Tôi sợ, tôi sợ rằng tôi sẽ làm chuyện gì ghê gớm lắm”.
Bác sĩ Harley trấn an, “Cô chẳng có bệnh tật gì đâu. Tôi xin đem danh dự của tôi ra để bảo đảm với cô như vậy. Tất cả chỉ là vấn đề xúc cảm thôi. Tôi sẽ đổi thứ thuốc khác. Lần này tôi sẽ cho cô dùng Nomifensine, một thứ rất công hiệu. Cô sẽ thấy rõ sự thay đổi chỉ trong vòng ít ngày”. Ông viết đơn thuốc, rồi đưa cho nàng. “Nếu đến thứ sáu, cô không thấy khá hơn, xin cô cứ gọi tôi. Tôi có thể giới thiệu cô với một bác sĩ tâm thần”.
Ba mươi phút sau, trở lại căn hộ. Eve xoá đi lớp kem nhợt thoa trên mặt và chùi đi những vệt thâm quầng quanh mắt.
Bước đi bây giờ nhanh hơn.
George Mellis ngồi đối diện với Peter Templeton, tủm tỉm cười và tin tưởng.
“Hôm nay anh cảm thấy thế nào?”
“Khá hơn nhiều lắm bác sĩ ạ. Những buổi khám bệnh như thế này có hiệu quả hơn là ông nghĩ”.
“Thật thế sao? Hiệu quả bằng cách nào?”
“Ấy chỉ là như mình có một người nào đó để nói chuyện. Cũng giống như lệ xưng tội của Thiên Chúa giáo vậy. Nguyên tắc cũng như vậy, phải không?”
“Tôi rất mừng các buổi tiếp xúc này đã giúp anh nhiều. Vợ anh khoẻ rồi chứ?”
George Mellis nhăn mặt, “Tôi e rằng chưa. Nhà tôi lại gặp bác sĩ Harley lần nữa, nhưng vẫn cứ nói về chuyện tự tử mỗi lúc một nhiều hơn. Tôi có lẽ phải đưa nàng đi xa. Nàng cần có sự thay đổi”.
Peter nghe như đây là điềm báo trước đáng ngại. Có thể nào đó là do trí tưởng tượng của hắn chăng?
“Hi Lạp là nơi nghỉ ngơi rất tốt”, Peter nói, “Anh đã đưa vợ anh đến đó để gặp gia đình anh chưa?”
“Chưa. Họ đang rất mong được gặp Alex”. Y cười. Chỉ có điều khó khăn duy nhất là mỗi lần cha tôi và tôi gặp mặt nhau thì ông ấy cứ nằng nặc khuyên tôi nên trở về để nắm lấy cơ sở kinh doanh của gia đình”.
Ngay lúc này, Peter thấy rằng Alexandra đang gặp nguy hiểm thực sự.
Sau khi Mellis rời khỏi văn phòng một hồi lâu, Peter ngồi xem lại những điều ghi chép. Cuối cùng, anh với lấy điện thoại, quay một con số.
“Tôi muốn nhờ ông một việc, bác sĩ John ạ. Ông có thể dò hỏi hộ xem George Mellis đã đưa vợ đi chơi tuần trăng mật ở đâu”.
“Tôi có thể cho anh biết ngay bây giờ. Chính tôi đã tiêm cho họ trước khi họ lên đường. Lúc ấy họ đi Jamaica”.
Peter nhớ lại câu chuyện của Mellis. “Tôi có một thằng bạn hay đánh đập các con điếm. Tôi nhớ một lần chúng tôi cùng ở Jamaica với nhau...”.
Thế nhưng vẫn chưa có bằng cớ nào về việc George Mellis dự tính giết vợ hắn cả. John Harley đã kiểm chứng rằng Alexandra Mellis có khuynh hướng tự vẫn. Đó không phải là vấn đề của mình, Peter cố tự nhủ như vậy. Nhưng anh biết rằng đó chính là vấn đề của anh.
Peter Templeton trước kia đã phải làm việc để kiếm tiền ăn học. Cha anh là nhân viên bảo vệ ở một trường đại học trong một thị trấn nhỏ, nên dù có học bổng, Peter cũng không thể nào theo học được một trong các trường đại học y khoa danh tiếng. Anh tốt nghiệp trường đại học Nebraska với danh dự, rồi tiếp tục theo học ngành tâm lí trị liệu. Anh thành công ngay từ ban đầu. Bí quyết của anh là lòng thành thực yêu người. Anh quan tâm đến những gì xảy ra với họ. Alexandra không phải là bệnh nhân của anh, nhưng anh có dính líu đến nàng. Nàng là phần thiếu sót trong bài toán đố, và sự giáp mặt với nàng có thể giúp anh giải được bài toán đố ấy. Anh giở tập hồ sơ về Mellis ra, tìm số nhà và điện thoại cho Alexandra. Một người đầy tớ gái gọi nàng đến điện thoại.
“Bà Mellis ạ, tên tôi là Peter Templeton. Tôi là...”.
“Ồ, tôi biết ông là ai rồi, bác sĩ ạ. George nói với tôi về ông”.
Peter rất ngạc nhiên. Anh tưởng rằng Mellis không bao giờ nhắc nhở tên anh với vợ hắn cả. “Tôi không biết chúng ta có thể nào gặp nhau được không. Có thể là tại một bữa ăn trưa nào đó?”
“Có phải là về vấn đề của George không? Có chuyện gì không hay chăng?”
“Ồ, không đâu. Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta có thể nói chuyện với nhau một chút thôi”.
“Được lắm chứ, bác sĩ Templeton”.
Họ hẹn nhau vào ngày hôm sau.
Hai người ngồi ở một bàn trong góc tại quán ăn La Grenouille. Từ khi Alexandra bước vào tiệm ăn, Peter không thể nào rời mắt nàng. Nàng chỉ đơn giản mặc một chiếc váy và áo khoác trắng làm lộ ra dáng người xinh đẹp của nàng, và đeo một chuỗi hạt trai xung quanh cổ. Peter cố tìm ra những nét mệt mỏi và buồn chán trên mặt nàng, như bác sĩ Harley đã nói. Nhưng anh không thấy gì cả. Nếu Alexandra biết rằng Peter đang quan sát nàng thì nàng cũng không lộ ra một dấu hiệu nào như thế cả.
“Chồng tôi vẫn bình thường phải không, bác sĩ Templeton?”
“Vâng”. Điều này sẽ trở nên khó xử hơn là anh đã tiên đoán. Anh đang đi trên một sợi dây rất nhỏ. Anh không có quyền vi phạm mối quan hệ thiêng liêng giữa bác sĩ và bệnh nhân, thế nhưng đồng thời anh cảm thấy có nhiệm vụ phải cảnh cáo Alexandra.
Sau khi đã gọi món ăn, Peter nói, “Chồng bà có nói cho bà biết vì sao anh ấy phải đi khám tại văn phòng tôi không, bà Mellis?”
“Có chứ. Gần đây tinh thần anh ấy rất căng thẳng. Các ông chủ hãng của anh ấy đặt phần lớn trách nhiệm trên vai anh ấy. George làm việc rất có lương tâm. Chắc ông cũng biết điều này, phải không, bác sĩ?”
Thật là khó tin. Nàng không biết chút gì về việc hắn đã tấn công chị ruột nàng. Tại sao không ai nói cho nàng biết cả?
“George bảo anh cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi có một người nào đó để anh có thể giãi bày tất cả những vấn đề khó khăn”. Nàng nhìn Peter tủm tỉm cười. “Tôi rất mừng là ông đã giúp anh ấy”.
Nàng thật là ngây thơ, vô tội! Rõ ràng nàng đã thần tượng hoá ông chồng. Làm sao anh có thể nói cho nàng biết rằng chồng nàng chỉ là một tên loạn óc đã từng từng giết một đứa bé trai làm điếm kiếm tiền; rằng hắn đã bị gia đình từ bỏ và đã cưỡng dâm tàn bạo chị ruột nàng? Thế nhưng, làm sao anh có thể không nói ra được?
“Làm một bác sĩ tâm thần cũng rất là thú vị, vì ông có thể giúp đỡ được cho biết bao nhiêu người”. Alexandra nói.
“Có khi tôi giúp được, nhưng cũng có khi không”. Peter đáp một cách thận trọng.
Thức ăn được đưa đến. Hai người nói chuyện với nhau trong khi ăn. Cuộc giao tiếp giữa họ thật là dễ dàng thoải mái. Peter thấy mình như đã bị thu hút bởi Alexandra, và đột nhiên anh có cảm giác khó chịu là anh đang ghen tị với George Mellis.
“Tôi rất vui thích về bữa ăn trưa hôm nay, bác sĩ Templeton ạ” Alexandra nói, “Thế nhưng hình như ông muốn gặp tôi hôm nay vì một lí do nào đó, phải thế không?”
Cơ hội cần phải trình bày sự thật đã đến.
“Vâng, thật ra, tôi…”
Peter dừng lại. Những lời nói tiếp theo của anh có thể sẽ làm tan vỡ cuộc sống của nàng. Anh đã quyết định đến đây là để nói cho nàng biết về những mối nghi ngờ của anh và đề nghị đưa chồng nàng vào một bệnh viện tâm thần. Nhưng bây giờ gặp mặt nàng, anh nhận ra rằng vấn đề không phải đơn giản như vậy. Anh lại nhớ đến câu nói của Mellis “Nhà tôi không khá hơn chút nào. Tôi lo nhất là nàng có ý định tự vẫn”. Trái lại thế, anh chưa bao giờ thấy một người đàn bà nào hạnh phúc và bình thường hơn nàng. Phải chăng là do thứ thuốc nàng đang uống? Cuối cùng, anh cũng hỏi được nàng về ch.uyện ấy, “John Harley nói rằng bà đang uống…”
Ngay lúc ấy, tiếng nói của Mellis vang lên, “À, em ở đây rồi! Anh gọi điện thoại về nhà và được biết rằng em hiện đang ở đây”. Y quay về phía Peter, nói, “Chào ông, bác sĩ Templeton. Tôi cùng ngồi ăn chung với hai người được chứ?”
Thế là cơ hội tan biến mất.
“Tại sao anh chàng bác sĩ ấy lại muốn gặp Alex?” Eve hỏi.
“Anh chẳng hiểu chút nào”, Mellis đáp. “May mà Alex đã nhắn cho biết rằng nàng đang ở đâu, trong trường hợp anh cần gặp nàng. Thì ra cô ấy đi gặp Templeton. Lạy Chúa! Tôi vội vàng đi đến đó gấp”.
“Tôi e ngại ch.uyện ấy lắm”. Eve nói.
“Tin tôi đi. Chẳng có gì nguy hại cả đâu. Tôi đã hỏi cô ấy sau đó, và cô ấy nói rằng hai người không thảo luận về vấn đề gì đặc biệt cả”.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta nên xúc tiến chương trình của chúng ta đi”.
George Mellis cảm thấy một sự kích thích gần giống như t.ình d.ục rung lên trong con người y qua câu nói ấy. Y đã chờ đợi cơ hội quá lâu rồi. “Khi nào?”
“Ngay bây giờ”.
 
CHƯƠNG 33 -
Những cơn chóng mặt trở nên tệ hơn, và mọi thứ bắt đầu nhoà đi trong trí óc bà Kate. Bà có khi ngồi ở bàn giấy nghiên cứu việc đề nghị sát nhập công ty rồi đột nhiên bà nhận ra rằng vấn đề sát nhập ấy đã xảy ra mười năm trước đó rồi. Bà thấy khiếp hãi, rồi cuối cùng bà quyết định nghe lời khuyên của Brad Rogers là nên gặp bác sĩ John Harley để được khám bệnh.
Đã lâu rồi, bác sĩ Harley đã không thuyết phục được bà Kate Blackwell đi kiểm tra sức khoẻ toàn bộ, cho nên ông lợi dụng triệt để cơ hội này. Ông khám bệnh rất kĩ, và khi khám xong, ông yêu cầu bà chờ đợi ông ở văn phòng. John Harley rất bối rối. Bà Kate vẫn còn có những dấu hiệu đáng lo ngại. Các động mạch của bà rõ ràng đã cứng lại thỉnh thoảng gây chứng choáng váng và làm cho trí nhớ bà kém đi. Lẽ ra bà nên rút lui dưỡng già cách đây nhiều năm rồi, thế nhưng bà vẫn bám vào công việc một cách dai dẳng, không muốn trao dây cương cho bất kì một ai khác. Thế nhưng mình có tư cách nào khuyên bà như vậy không, bác sĩ John tự hỏi. Chính ông lẽ ra cũng đã phải rút lui từ lâu rồi.
Bây giờ, với kết quả khám nghiệm trước mặt, John Harley nói, “Tôi ước ao có điều kiện sức khoẻ như bà”.
“Bỏ cái lối nịnh hót ấy đi, ông John. Tôi có vấn đề nào?”
“Chủ yếu là do tuổi già. Các động mạch hơi cứng và...”.
“Bệnh xơ cứng động mạch chứ gì?”
“Đó là danh từ y khoa dùng để mô tả bệnh ấy. Dù sao chăng nữa, bà cũng đang ở trong tình trạng như vậy”.
“Có nặng lắm không?”
“Ở tuổi bà, như thế là khá bình thường. Tất cả những thứ này đều là tương đối cả thôi”.
“Ông có thể cho tôi thứ thuốc gì để làm mất đi những cơn choáng váng khó chịu ấy không? Tôi không thích ngã xỉu ra trước mặt bọn đàn ông. Với phụ nữ, như thế trông không hay lắm”.
Ông gật đầu. “Tôi nghĩ rằng điều đó không khó khăn gì. Khi nào thì bà định sẽ rút lui dưỡng già?”
“Khi nào tôi có chắt trai để trông nom cơ sở kinh doanh của tôi”.
Hai người bạn già ấy đã quen biết nhau từ rất nhiều năm rồi. Bây giờ họ ngồi đối diện ở bàn giấy nhìn như để đánh giá lẫn nhau. John Harley không phải lúc nào cũng đồng ý với bà Kate, nhưng cũng phải phục bà về lòng can đảm.
Như đã đọc được ý nghĩ của Harley, bà Kate thở dài và nói, “Ông có biết nỗi thất vọng lớn lao nhất trong đời tôi là cái gì không? Chính là con Eve. Tôi đã thực sự quan tâm, săn sóc nó, và muốn trao cho nó cả thế giới này, nhưng nó chẳng thèm nghĩ đến ai cả ngoài bản thân nó”.
“Bà lầm rồi, bà Kate ạ. Cô ấy rất quan tâm đến bà”.
“Phải, quan tâm như quỷ sứ ấy”.
“Tôi có điều kiện để biết rõ điều này. Gần đây cô ấy...”. Ông phải cẩn thận lựa chọn từng chữ. “Cô ấy đã gặp một tai nạn khủng khiếp. Cô ấy suýt chết”.
Bà Kate cảm thấy trái tim bà chao đảo. “Tại sao, tại sao ông không nói cho tôi biết lúc ấy?”
“Cô ấy không cho phép tôi nói. Cô ấy sợ rằng bà quá lo lắng nên bắt tôi phải thề không được nói lời nào”.
“Trời ơi”. Bà thốt lên một tiếng thì thào đau đớn. “Nó... nó có sao không?” Giọng bà khàn hẳn đi.
“Bây giờ cô ấy khoẻ lại rồi”.
Bà Kate ngồi nhìn chằm chằm vào trong không gian. “Cảm ơn ông đã cho tôi biết, ông John ạ. Cảm ơn”.
“Để tôi viết cho bà một cái toa để mua các viên thuốc ấy”. Khi ông viết xong toa, ngước mắt nhìn lên thì bà Kate đã bỏ đi đâu rồi.
Eve mở cánh cửa ra, nhìn chằm chằm như không thể tin vào mắt mình nữa. Bà nội nàng đang đứng trước mặt, người cứng và thẳng băng như ngày nào, không biểu lộ một nét nào yếu ớt cả.
“Bà có thể vào nhà được không?” Bà Kate hỏi.
Eve bước qua một bên, chưa có thể nhận định được chuyện gì đang xảy ra. “Được chứ ạ”.
Bà Kate bước vào, nhìn quanh căn hộ bé nhỏ, nhưng không đưa ra lời bình luận nào. “Bà ngồi được chứ?”
“Cháu xin lỗi. Xin mời bà ngồi. Xin bà tha lỗi cho. Bà dùng thứ gì để cháu lấy. Trà, cà phê hay thứ gì?”
“Không, cảm ơn. Cháu có được khoẻ không Eve?”
“Dạ khoẻ, cảm ơn bà”.
“Bà vừa gặp bác sĩ Harley. Ông ấy nói cho bà biết cháu vừa gặp một tai nạn ghê gớm”.
Eve nhìn bà nội một cách thận trọng, không biết chắc những gì sắp diễn ra. “Vâng...”
“Ông ấy bảo cháu suýt chết, nhưng cháu không cho phép ông ấy báo cho bà biết vì cháu không muốn làm cho bà phải lo lắng”.
À thì ra thế. Eve bây giờ cảm thấy yên tâm hơn. “Đúng vậy, thưa bà nội”.
“Điều ấy chứng tỏ rằng...” Bà Kate đột nhiên cảm thấy nghẹn lời. “...rằng cháu quan tâm đến bà”.
Eve bắt đầu khóc thổn thức vì mừng thầm đã trút được một mối lo ngại. “Cố nhiên rồi, cháu lúc nào cũng quan tâm đến bà”.
Thế rồi chỉ một lát sau đó, Eve ngã vào vòng tay của bà nội. Bà Kate ôm nàng thật chặt, áp sát môi bà lên đầu tóc hoe đặt trên đùi bà, rồi bà thì thầm “Bấy lâu nay, bà thật là ngu xuẩn. Cháu có tha thứ cho bà không?” Bà Kate rút ra chiếc khăn mù soa để sỉ mũi. “Bà đã tỏ ra quá cứng rắn đối với cháu. Nếu có chuyện gì không hay xảy ra cho cháu, chắc bà sẽ không chịu đựng nổi”.
Eve vuốt ve bàn tay đầy gân xanh của bà nội và nói, “Cháu không hề gì, bà nội ạ. Mọi việc đều tốt đẹp cả”.
Bà Kate đứng dậy chớp mắt để giữ lại những gịot nước mắt. “Chúng ta sẽ khởi sự lại từ đầu, được không?” Bà kéo Eve lên, nhìn vào mặt nàng, “Bà đã tỏ ra ngoan cố, cứng rắn, giống như cha bà xưa kia. Rồi bà sẽ đền bù lại chuyện này. Việc đầu tiên bà sẽ làm là ghi tên cháu lại trên bản chúc thư của bà, đúng như quyền của cháu đáng được hưởng”.
Những gì xảy ra lúc ấy quá tốt đẹp đến mức khó tin. “Cháu không cần tiền. Cháu chỉ quan tâm đến bà thôi”.
“Cháu là người thừa kế của bà – cháu và Alexandra. Hai cháu là tất cả gia đình mà bà hiện có”.
“Cháu sống như thế này cũng tốt rồi, nhưng nếu điều đó làm bà vui sướng thì...”
“Điều ấy sẽ làm cho bà rất sung sướng cháu ạ. Thật sự sung sướng. Khi nào cháu có thể trở về nhà?”
Eve chỉ do dự một lát, rồi nói, “Cháu nghĩ tốt hơn hết cháu ở lại đây, nhưng cháu sẽ đến thăm bà luôn luôn. Bà ạ, chắc bà không biết từ dạo ấy đến nay cháu cảm thấy mình cô đơn như thế nào”.
Bà Kate cầm lấy tay cháu gái và nói, “Cháu có thể tha thứ cho bà được không?”
Eve nhìn vào mắt bà nội và nói một cách nghiêm trang, “Dĩ nhiên rồi, cháu có thể tha thứ cho bà”.
Khi bà Kate đã ra về, Eve pha một li rượu Scotch nặng với nước, rồi nằm lăn xuống đi văng để mường tượng lại cảnh khó tin vừa xảy ra với nàng. Nàng muốn thét to lên vì vui mừng. Bây giờ nàng và Alexandra là những người thừa kế duy nhất của tài sản Blackwell. Loại bỏ Alexandra sẽ là một chuyện khá dễ dàng. Chỉ riêng có George Mellis là nàng hơi lo. Đột nhiên hắn ta trở thành một chướng ngại vật đối với nàng.
“Có sự thay đổi trong kế hoạch của ta”, Eve nói với George Mellis. “Bà Kate đã để tên tôi lại vào chúc thư”.
George Mellis đang châm điếu thuốc lá, vội dừng ngay lại. “Thật thế hả? Mừng em nhé”.
“Nếu có chuyện gì xẩy ra cho Alexandra vào lúc này thì người ta sẽ nghi ngờ. Vậy chúng ta sẽ thanh toán nó sau này, khi...”.
“Anh e rằng như thế không thích hợp với anh chút nào”.
“Anh nói thế là nghĩa làm sao?”
“Anh không ngu đâu, cô em yêu quý ạ. Nếu có chuyện gì xảy ra cho Alexandra anh sẽ thừa hưởng phần của cô ấy. Em muốn gạt anh ra rìa hả?”
Eve nhún vai. “Phải nói rằng anh là một điều rắc rối không cần thiết. Tôi sẵn sàng điều đình với anh. Cứ xin li dị đi, rồi chừng nào tôi nắm được tiền trong tay, tôi sẽ cho anh”.
Melles cười to. “Thật là buồn cười. Như thế không tốt đâu, cô bé ạ. Không có gì thay đổi cả. Alex và anh đã hẹn với nhau vào tối thứ sáu ở Dark Harbor. Anh có ý định sẽ đến đúng hẹn”.
Alexandra mừng rỡ vô cùng khi được nghe tin về Eve và bà nội. “Thế là gia đình ta lại được sum họp trở lại”, nàng nói.
Điện thoại.
“Alô, tôi hi vọng không quấy rầy cô, cô Eve ạ. Webster đây”.
Lúc này anh đã bắt đầu gọi điện thoại cho nàng hai, ba lần một tuần. Thoạt tiên vẻ nhiệt tình, vụng về của anh làm cho Eve thấy vui vui, nhưng rồi nó trở thành một điều bực mình.
“Tôi không thể nói chuyện với anh vào lúc này. Tôi sắp đi đây”, Eve nói.
“Ồ, xin lỗi”, Webster nói, “Vậy tôi không dám giữ cô lâu đâu. Tôi có hai vé đi xem biểu diễn ngựa tuần sau. Tôi biết cô thích ngựa”.
“Xin lỗi, có lẽ tuần sau tôi đi vắng xa”.
“À, ra thế”. Nàng nghe giọng nói anh có vẻ thất vọng. “Vậy có lẽ tuần sau nữa chắc là được. Tôi sẽ mua vé xem hát. Cô thích xem vở gì?”
“Tôi xem cả rồi”, Eve nói cộc lốc, “Tôi phải đi gấp đây”. Nàng đặt máy xuống. Bây giờ là lúc mặc quần áo. Nàng sẽ đi gặp Rory McKenna, một kịch sĩ trẻ nàng mới quen biết. Anh ta trẻ hơn nàng năm tuổi, và giống như một con ngựa đực hung hăng, không bao giờ thoả mãn. Eve tưởng tượng đến lúc ân ái với anh ta mà cảm thấy trong lòng bị kích thích, đê m.ê. Nàng trông ngóng được hưởng một đêm vui thú với chàng.
Trên đường trở về nhà, George Mellis dừng lại mua hoa cho Alexandra. Tâm trạng của y đang vô cùng phấn chấn. Việc bà Kate đã đặt lại tên Eve vào trong chúc thư là một điều mỉa mai thú vị, nhưng nó không thay đổi gì cả. Sau tai nạn sẽ xảy ra với Alexandra, y sẽ thanh toán Eve. Tất cả mọi sự xếp đặt đã sẵn sàng. Ngày thứ sáu, Alexandra sẽ chờ đợi y ở Dark Harbor. Y đã hôn nàng và căn dặn: “Chỉ có hai chúng ta thôi. Em đừng có đem bọn gia nhân đi theo, em yêu quý ạ”.
Peter Templeton không thể nào gạt Alexandra ra khỏi đầu óc. Anh dường như nghe câu nói của Mellis văng vẳng bên tai: “Tôi sẽ đưa nàng đến một nơi nào đó. Nàng cần có sự thay đổi”. Tất cả bản năng nói cho chàng biết rằng Alexandra đang gặp nguy hiểm.
Thế nhưng anh bất lực, không làm gì được. Anh không thể đến với Nick Pappas khi anh còn có những mối nghi hoặc, anh không có bằng chứng nào cả.
Ở bên kia thành phố, trong văn phòng của Kruger-Brent, bà Kate Blackwell đang kí một bản chúc thư mới, để lại các tài sản của bà cho hai cô cháu gái.
Ở phía bắc tiểu bang New York, Tony Blackwell đang đứng trước giá vẽ trong vườn dưỡng đường. Bức tranh trên giá vẽ là một mớ hỗn độn các màu sắc, một thứ tranh vẽ mà một đứa trẻ không có tài năng cũng có thể làm được. Tony lùi lại mấy bước, tủm tỉm cười vui sướng.
Thứ sáu, 10 giờ 57 sáng.
Ở phi trường La Guardia, một chiếc taxi dừng lại trước trạm hàng không Eastern Airlines. Eve bước ra khỏi xe. Nàng chìa cho người lái taxi một tờ 100 đô la.
“Này cô, tôi không có tiền thối. Cô có giấy bạc nhỏ hơn không?” anh ta nói.
“Không”.
“Vậy cô vào trong đó đổi tiền đi”.
“Tôi không có thì giờ. Tôi phải lên chuyến máy bay sắp tới đi Washington”, nàng nhìn chiếc đồng hồ Baume Mercier đeo trên cổ tay, rồi đưa ra quyết định, “Thôi anh cứ giữ cả số tiền ấy”. Người lái xe trố mắt nhìn ngạc nhiên.
Eve vội vã đi vào trạm hàng không. Nàng nửa đi nửa chạy đến cổng khởi hành có đề chữ “Máy bay đi Washington”. “Đi Washington khứ hồi”. Eve vừa thở hổn hển vừa nói.
Người của hãng hàng không nhìn đồng hồ ở phía trên đầu và nói, “Trễ hai phút rồi. Máy bay mới cất cánh”.
“Tôi nhất định phải đi chuyến này. Tôi cần đi gấp. Ông có cách nào giúp tôi được không?”
“Yên chí đi. Sẽ có một chuyến Shuttle (loại máy bay chuyên chở đường ngắn ở Mỹ. Không cần mua vé trước, hành khách trả tiền vé trên máy bay, giống như xe đò) khác trong vòng một tiếng nữa”.
“Lại ch.uyện ấy nữa. Mẹ kiếp!”.
Người ấy chờ đợi nàng lấy lại bình tĩnh.
“Thôi được rồi. Tôi sẽ đợi. Có tiệm cà phê nào gần đây không?”
“Không. Nhưng có một máy bán cà phê ở cuối hành lang”.
“Cảm ơn”.
Ông ta nhìn theo nàng, ngẫm nghĩ. Người đâu mà đẹp thế. Chắc cô ta vội vã đi gặp người yêu. Anh chàng nào mà phúc thế.
Thứ sáu, 2 giờ chiều.
Đây là tuần trăng mật thứ hai của mình. Alexandra thầm nghĩ. Ý nghĩ này làm nàng vui thích. Mellis đã nói, “Đừng đem theo bọn gia nhân. Chỉ có hai ta thôi. Chúng ta sẽ có một ngày cuối tuần tuyệt vời”. Lúc này, Alexandra đang sắp rời ngôi nhà xây bằng đá nâu của nàng để đi đến Dark Harbor gặp Mellis. Nàng đã hơi trễ vì có cuộc hẹn ăn cơm trưa và bữa cơm này kéo dài hơn là dự tính. Nàng nói với người hầu gái. “Tôi đi bây giờ đây. Sẽ trở về vào sáng thứ hai”.
Vừa đến cửa trước nhà, nàng nghe tiếng điện thoại reo vang. Mình đã trễ rồi. Mặc kệ cho nó reo. Nghĩ vậy, nàng hối hả đi ra khỏi cửa.
Thứ sáu, 7 giờ tối.
George Mellis đã nghiên cứu kế hoạch của Eve thật kĩ. Nó không có một sơ hở nào. Sẽ có một chiếc xuồng máy đợi anh ở Phibrock Cove. Hãy lái nó đến Dark Harbor, nhưng phải cẩn thận đừng để ai trông thấy. Buộc nó vào đuôi chiếc du thuyền Corsair (Quỷ bể). Anh dùng chiếc du thuyền ấy đưa Alexandra đi chơi dưới ánh sáng trăng. Khi đã ra khơi rồi, anh tha hồ muốn làm gì nó thì làm, George ạ, chỉ cần không để lại một vết máu nào. Vứt xác nó xuống bể, nhảy xuống chiếc xuồng máy, rồi để mặc chiếc du thuyền ấy trôi dạt trên biển. Anh sẽ đem chiếc xuống máy ấy trở về Phibrock Cove, rồi lên chiếc tàu phà Lincolville đến Dark Harbor. Lấy một chiếc taxi trở về nhà. Hãy dùng một cái cớ nào đó để dụ tên tài xế taxi vào trong nhà để làm sao cho cả hai người đều cùng phát hiện ra rằng chiếc Corsair đã mất tích, không còn đậu ở bến nữa. Khi anh thấy rằng Alexandra không có nhà, anh sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát. Họ sẽ chẳng bao giờ tìm ra được xác Alexandra. Thuỷ triều sẽ cuốn nó ra ngoài khơi. Hai vị bác sĩ danh tiếng sẽ chứng nhận rằng đó là một vụ tự vẫn.
Y thấy chiếc xuống máy đã đậu sẵn ở Phibrook Cove, chờ đợi y, đúng như kế hoạch.
George cho xuồng vượt qua vùng vịnh, dùng ánh sáng trăng chứ không dùng đèn để lái. Y đi ngang qua nhiều chiếc thuyền đậu ở đó mà không bị ai phát hiện, rồi đến bến đậu của nhà Blackwell. Y tắt máy, buộc chiếc xuồng vào chiếc du thuyền Corssair.
Nàng đang nói chuyện điện thoại, chờ đợi y trong phòng khách thì Mellis bước vào. Nàng đưa tay ra vẫy, rồi bịt ống nghe lại, nói với y, “Eve đấy”. Nàng lắng nghe một lúc, rồi nói trong máy, “Em phải đi bây giờ đây, chị Eve ạ. Người yêu của em vừa đến. Sẽ gặp lại chị vào buổi ăn trưa tuần sau”. Nàng đặt máy xuống, vội vã chạy đến hôn Mellis. “Anh đến sớm đấy. Em rât mừng”.
“Anh nhớ em quá nên bỏ tất cả mọi thứ để đến đây với em”.
Nàng hôn y. “Em yêu anh”.
Nàng tủm tỉm cười. “Chỉ có hai chúng mình ở đây thôi. Thôi được rồi. Em phải đi thay quần áo đã. Chỉ không đầy một phút thôi”
“Để anh thi với em xem ai nhanh hơn”.
Y đi lên lầu, đến tủ, thay quần áo, mặc một chiếc quần dài, áo len, và đi đôi giày dùng để đi thuyền. Bây giờ cơ hội đã đến, y cảm thấy hân hoan mong đợi, một niềm thích thú như nổ bùng lên trong người.
Y nghe tiếng nàng gọi, “Em sẵn sàng rồi, anh yêu quý ạ”.
Y quay lại. Nàng đứng ở bậc cửa, mặc một chiếc áo len ngắn, chiếc quần màu đen và đi đôi giày vải. Mái tóc dài, màu hoe buộc ở phía sau bằng một sợi dây ruy băng xanh nhỏ. Lạy Chúa! Nàng xinh đẹp quá! Thật là phí phạm nếu phải phá huỷ một sắc đẹp như vậy, y thầm nghĩ.
“Anh cũng xong rồi đây”, Mellis đáp lại với nàng.
Nàng để ý thấy y buộc chiếc xuồng máy vào đuôi chiếc du thuyền. “Như thế để làm gì hở anh?”
“Ở cuối vịnh có một hòn đảo nhỏ mà mấy lâu nay anh vẫn muốn thám hiểm xem sao”, Mellis giải thích. “Chúng ta sẽ đi xuồng máy đến đó, như vậy sẽ không sợ va phải đá ngầm”.
Y tháo các dây buộc thuyền, cho chiếc du thuyền thong thả rời khỏi bến đậu. Y quay mũi thuyền về hướng gió để kéo cánh buồm chính và cánh buồm tam giác lên. Chiếc thuyền trở buồm, hướng về mạn phải. Mellis cho chiếc du thuyền đi thẳng ra khơi. Khi đi qua đê chắn sóng, họ gặp cơn gió mạnh, chiếc thuyền bắt đầu chòng chành.
“Thật là dữ dội và tuyệt vời”, Nàng kêu lên. “Em sung sướng quá, anh ạ”.
“Anh cũng thế”, Y tủm tỉm cười đáp lại.
Mellis cảm thấy một niềm vui thú hết sức kì quặc rằng Alexandra đang vui sướng và sẽ được chết với nỗi vui sướng ấy. Y nhìn về phía chân trời để tin chắc rằng không có chiếc thuyền nào khác gần đó. Chỉ có ít ánh sáng lờ mờ ở phía xa xăm. Bây giờ đã đến lúc rồi.
Y để cho chiếc thuyền được điều khiển tự động, đưa mắt nhìn lần cuối cùng về phía chân trời vắng vẻ, rồi đến chỗ bức rào chắn gió, tim y bắt đầu đập dồn dập.
“Alex”, y gọi. “Lại đây nhìn cái này”.
Nàng đi về phía y, nhìn xuống nước đen ngòm, lạnh lẽo đang chạy ở phía dưới.
“Lại đây”, giọng y nghe như một mệnh lệnh gay gắt.
Nàng ngã vào cánh tay y, y hôn nàng thật chặt trên môi. Cánh tay y ôm chặt lấy người nàng. Y cảm thấy th.ân thể nàng như giãn ra, y co bắp thịt, nhấc bổng thân hình nàng lên cao, đưa về phía bức rào chắn.
Nàng đột ngột chống cự và kêu lên, “George!”
Y nhấc nàng lên cao nữa, và cảm thấy nàng cố vùng ra khỏi tay y, nhưng y khoẻ quá so với nàng. Lúc này nàng đã bị đưa lên gần đỉnh bức rào chắn, hai chân đá dữ dội. Y cố sức đẩy nàng qua khỏi mạn thuyền. Ngay khi ấy, y bỗng thấy một cơn đau nhói ở ngực. Ý nghĩ đầu tiên của y là, “Mình đang lên cơn đau tim!” Y mở mồm ra để nói thì máu phọt ra. Y thả cánh tay xuống, nhìn lên ngực. Y không thể nào tin được, máu đang tuôn ra từ một vết thương trên ngực y. Y ngước mắt nhìn lên, thấy nàng đang đứng ở đấy, tay cầm một con dao, nhìn y tủm tỉm cười.
Ý nghĩ cuối cùng thoáng qua trong đầu óc y, “Eve”.
 
CHƯƠNG 34 -
Lúc mười giờ tối, Alexandra đi đến ngôi nhà ở Dark Harbor. Nàng cố gọi điện thoại cho Mellis nhiều lần, nhưng không có ai trả lời. Nàng hi vọng rằng y sẽ không giận nàng vì đã đến chậm. Thật là một rắc rối ngu xuẩn. Trưa hôm ấy, khi Alexandra sắp sữa đi đến Dark Harbor thì có tiếng điện thoại reo vang. Lúc ấy nàng nghĩ, mình trễ rồi, cứ để cho nó reo, rồi đi thẳng ra xe. Người hầu gái chạy đuổi theo nàng và nói, “Bà Mellis, chị bà vừa gọi điện thoại đến, bảo rằng có việc gấp lắm”.
Khi Alexandra nhấc điện thoại lên, Eve nói, “Em ạ, chị đang ở Washington D.C đây.Chị đang gặp một vấn đề kinh khủng lắm. Chị cần gặp em”.
Alexandra liền đáp ngay, “Dĩ nhiên rồi. Em sắp đi đến Dark Harbor gặp Mellis, nhưng em sẽ trở về vào sáng thứ hai và...”
“Chuyện này không thể trì hoãn được”. Giọng Eve có vẻ tuyệt vọng. “Em có thể gặp chị ở phi trường La Guardia được không? Chị sẽ đi trên chuyến máy bay lúc năm giờ”.
“Em cũng muốn vậy, chị Eve ạ, nhưng em đã nói với George Mellis...”
“Việc này khẩn cấp lắm Alex ạ, nhưng nếu em quá..”
“Thôi được, em sẽ đi đến đó!”
“Cảm ơn em. Chị biết rằng chị có thể trông cậy ở em”.
Ít khi Eve nhờ Alexandra việc gì, vì vậy nàng không thể từ chối chị được. Nàng sẽ đi máy bay đến hòn đảo ấy. Nàng điện thoại đến văn phòng cho biết rằng nàng sẽ đến trễ, nhưng Mellis không có mặt ở đấy.
Nàng nhờ người thư kí của y ghi lại lời nhắn nhủ. Một giờ sau, nàng thuê taxi đi đến phi trường La Guardia cho kịp chuyến bay từ Washington. Nhưng Eve không có mặt trên chuyến bay ấy. Alexandra chờ đợi thêm hai giờ nữa, nhưng vẫn không thấy Eve. Alexandra không biết tìm gặp Eve ở nơi nào trong thành phố Washington D.C. Cuối cùng, vì không còn cách nào khác nữa nàng lên máy bay đi đến hòn đảo. Lúc này, nàng đã đến gần ngôi nhà Cedar Hill, và thấy nó tối bưng. Chắc chắn Mellis đã đến đây trước nàng rồi. Nàng đi từ phòng này qua phòng khác, và bật đèn lên cho sáng.
“George?”
Không thấy bóng dáng anh ta đâu cả. Nàng điện thoại về nhà nàng ở Manhattan. Người hầu gái trả lời.
“Có ông Mellis ở nhà không?” Alexandra hỏi.
“Thưa không ạ. Ông ấy bảo bà và ông sẽ nghỉ cuối tuần”.
“Cảm ơn Marie. Chắc ông ấy bị mắc kẹt ở nơi nào đó”
Chắc hẳn phải có lí do chính đáng nào đó cho sự chậm trễ này. Rõ ràng đã có công việc nào đó xảy đến vào phút chót, và như mọi lần các ông chủ đã phải nhờ Mellis giải quyết hộ. Chắc anh ấy sẽ đến ngay thôi. Nàng quay số điện thoại của Eve.
“Eve!” Alexandra kêu lên. “Có chuyện gì xảy ra với chị vậy?”
“Xảy ra với chị à? chị chờ em ở phi trường Kennedy, thế mà không thấy em đến”
“Kennedy à? Chị bảo em đến phi trường La Guardia chứ!”
“Không em ạ. Chị nói phi trường Kennedy”
“Nhưng...” Vấn đề không còn quan trọng nữa.
“Em xin lỗi. Có lẽ em nghe lầm. Chị có được bình thường không? “
“Bây giờ thì khá rồi. Chị vừa trải qua một thời gian kinh khủng quá. Chị có dính líu với một nhà chính khách lớn ở Washington. Ông ta ghen tuông điên cuồng nên...” nàng cười to lên “Thôi, chị không thể nói chi tiết trên điện thoại được. Công ty điện thoại sẽ gỡ máy điện thoại của chúng ta đi mất. Chị sẽ nói với em về chuyện này vào ngày thứ hai”.
“Được rồi”, Alexandra nói. Nàng cảm thấy rất yên tâm.
“Chúc em một ngày cuối tuần hết sức vui vẻ”. Eve nói. “George bây giờ thế nào?”
“Anh ấy không có ở đây”. Alexandra cố không bộc lộ nỗi lo âu của nàng qua giọng nói. “Em chắc anh ấy bị vướng bận công việc nên không có thời giờ gọi đến cho em được”
“Chắc em sẽ được tin tức của anh ta ngay thôi. Chúc em ngủ ngon”.
Alexandra đặt máy xuống, suy nghĩ. Mong sao chị Eve gặp được một người chồng thật tốt, cũng tốt và hiền lành như George Mellis. Nàng nhìn vào đồng hồ đeo tay. Đã gần mười một giờ khuya rồi. Chắc là anh ấy sẽ có cơ hội gọi cho mình vào lúc này. Nàng nhấc ống nghe lên. Quay số điện thoại của hãng môi giới. Không có tiếng trả lời. Nàng gọi đến câu lạc bộ của Mellis. Không, họ không thấy Mellis đâu cả. Đến nữa đêm, nàng đâm ra lo sợ, và đến một giờ sáng thì nàng hoảng hốt thực sự. Nàng không biết nên làm thế nào. Có thể rằng Mellis đi đâu đó với một khách hàng nên không điện thoại được cho nàng, hoặc có lẽ anh ấy đã lên máy bay đi đâu đó mà không có cách nào liên lạc được với nàng trước khi đi. Có một lối giải thích đơn giản nào đó. Nếu nàng gọi điện thoại cho cảnh sát, rồi sau đó George Mellis bước vào nhà thì nàng sẽ cảm thấy lố bịch vô cùng.
Đến hai giờ sáng, nàng điện thoại cho cảnh sát. Không có trạm cảnh sát nào ở đảo Isleboro. Trạm cảnh sát gần nhất là ở quận Waldo.
Một giọng nói ngái ngủ trả lời, “Sở cảnh sát quận Waldo. Đây là trung sĩ Lambert”
“Đây là bà George Mellis ở ngôi nhà Cedar Hill”
“Vâng, thưa bà Mellis”. Giọng nói ấy tỉnh lại ngay lập tức. “Bà cần gì ạ?”
Alexandra ngập ngừng nói, “Thật ra, tôi cũng không biết chắc chắn phải nhờ ông chuyện gì. Nhà tôi lẽ ra trở về nhà gặp tôi vào bữa chiều, thế nhưng đến bây giờ anh ấy vẫn chưa về nhà”
“À ra thế”. Có rất nhiều ngụ ý trong câu nói ngắn ngủi ấy. Viên trung sĩ ấy biết ít nhất có ba lí do khiến một ông chồng vắng nhà vào lúc hai giờ sáng: các cô gái tóc hoe, tóc nâu và tóc đỏ.
Anh nói một cách lịch sự, “Có thể nào ông ấy bận việc ở nơi nào đó chăng?”
“Anh ấy... anh ấy thường gọi điện thoại về”.
“Chắc bà cũng hiểu rõ vì sao rồi chứ, thưa bà Mellis. Có khi người ta ở trong một hoàn cảnh không thể gọi điện thoại được. Chắc bà sẽ nghe tin ông ấy ngay thôi”
Quả thật nàng cảm thấy mình lố bịch. Dĩ nhiên cảnh sát không thể làm gì được trong trường hợp này. Nàng đã đọc thấy ở đâu đó rằng có người đã mất tích hai mươi bốn giờ rồi, lúc ấy cảnh sát mới bắt đầu tìm kiếm. Mellis không bị mất tích, anh ấy chỉ về trễ thôi.
“Chắc là ông nói đúng”. Alexandra nói trong máy. “Tôi xin lỗi đã quấy rầy ông”
“Không có gì đâu, bà Mellis ạ. Tôi cuộc với bà rằng ông nhà sẽ trở về trên chuyến tàu phà lúc bảy giờ sáng mai”
Mellis không có mặt trên chuyến tàu phà lúc bảy giờ sáng và cả chuyến tàu kế tiếp đó. Alexandra lại điện thoại về ngôi nhà của nàng ở Manhattan. George Mellis cũng không có ở đó.
Alexandra bắt đầu có cảm giác rằng một tai hoạ nào đó đã xảy ra. Mellis đã gặp một tai nạn; anh ấy đang ở bệnh viện, ốm đau, hay chết. Giá như nàng không có chuyện lộn xộn với Eve ở phi trường thì đâu đến nỗi! Có lẽ Mellis đã trở về nhà, và khi không thấy có nàng ở đó, anh ấy đã bỏ đi. Nhưng còn có nhiều điều không được giải thích. Anh ấy có thể để lại một mảnh giấy. Cũng có thể anh đã bị bọn trộm cướp tấn công hay bắt cóc. Alexandra tìm tòi, lục lọi khắp các phòng, may ra tìm được một manh mối nào đó, nhưng tất cả đều nguyên vẹn. Nàng đi xuống bến tàu. Chiếc du thuyền Corsair vẫn còn bỏ neo ở đó, không có gì suy suyển.
Nàng điện thoại cho trạm cảnh sát ở Waldo một lần nữa. Trung uý Philip Ingram, một tay lão luyện trong lực lượng cảnh sát với hai mươi năm kinh nghiệm, đang trực vào buổi sáng ấy. Ông ta đã biết Mellis đã không trở về nhà suốt đêm. Vấn đề này đã trở thành một đề tài thảo luận ở trạm cảnh sát này suốt cả buổi sáng, phần lớn là những câu chuyện tục tĩu.
Lúc này ông trung uý nói với Alexandra. “Không có vết tích gì của ông ấy cả hay sao, thưa bà Mellis? Được rồi, tôi sẽ đích thân đến đó”. Ông biết rằng đây chỉ là một chuyện làm phí thì giờ. Anh chồng bà này có lẽ đã đi mò gái ở các ngõ ngách nào đó. Nhưng khi một người trong gia đình Blackwell đã gọi thì những kẻ thấp kém phải chạy đến ngay, ông suy nghĩ một cách gượng gạo. Dẫu sao, cô gái này cũng là con người dễ thương. Ông từng gặp cô ta ít lần qua nhiều năm nay.
“Tôi sẽ trở về trong khoảng một giờ”, ông nói với viên trung sĩ ngồi bàn giấy.
Trung uý Ingram lắng nghe câu chuyện của Alexandra; ông kiểm soát trong nhà, trên bến tàu, và đi đến kết luận rằng quả Alexandra đang gặp vấn đề rắc rối. Lẽ ra George Mellis phải gặp vợ vào buổi tối hôm trước ở Dark Harbor, nhưng anh ta không đến. Mặc dầu đó không phải là vấn đề của Ingram, ông biết rằng nếu ông giúp đỡ cho một người trong gia đình Blackwell thì cũng chẳng có hại gì. Ingram điện thoại cho phi trường trên đảo và cho trạm tàu phà ở Lincolnville. George Mellis đã không sử dụng các phương tiện này trong vòng hai mươi bốn giờ qua. “Ông ấy không đến Dark Harbor”, viên trung uý nói với Alexandra. Như thế là thế nào? Tại sao anh chàng ấy đột nhiên biến mất? Theo lối suy nghĩ có cân nhắc của viên trung uý, không một người đàn ông nào biết suy nghĩ lại cố tình bỏ rơi một người đàn bà như Alexandra.
“Chúng tôi sẽ lục soát các bệnh viện và nhà...” Ông vội ngưng bặt lại. “...và các nơi khác nữa, rồi sẽ ra thông cáo đi khắp mọi nơi để tìm ra ông ấy”
Alexandra cố nén các cảm xúc, nhưng viên trung uý có thể nhận ra rằng nàng đã cố hết sức để làm như vậy. “Cảm ơn trung uý, chắc ông cũng hiểu cho tôi sẽ chịu ơn ông lớn lao đến như thế nào về những gì ông có thể làm hộ cho tôi”
“Đó là nhiệm vụ của tôi”, trung uý Ingram nói.
Khi trung uý Ingram trở về trạm, ông bắt đầu gọi điện thoại đến các bệnh viện và nhà xác. Không có tin tức gì. Không có báo cáo tai nạn nào về George Mellis. Công việc kế tiếp của Ingram là điện thoại cho một người bạn làm phóng viên cho tờ Main Courier. Sau đó, ông ra một bản thông cáo gửi đi khắp nơi về vụ mất tích.
Các tờ báo buổi trưa hôm ấy đăng tin này bằng hàng tít lớn : CHỒNG BÀ THỪA KẾ BLACKWELL BỊ MẤT TÍCH.
Peter Templeton thoạt tiên nghe tin này qua viên thám tử Nick Pappas.
“Peter, chắc anh còn nhớ cách đây ít lâu anh có nhờ tôi điều tra về George Mellis chứ?”
“Phải...”
“Hắn ta vừa diễn trò mất tích”
“Hắn sao?”
“ Hắn biến mất, bỏ trốn hay chết rồi”. Anh chờ một lúc cho Peter kịp “tiêu hoá” tin này.
“Hắn có đem theo cái gì không? Tiền bạc, quần áo, giấy thông hành?”
“Không. Theo báo cáo nhận được từ Maine, Mellis chợt tan đi trong không khí. Anh là bác sĩ của hắn, chắc anh cũng có thể biết phần nào tại sao hắn ta lại làm một chuyện như vậy?”
Peter nói thành thật. “Chính tôi cũng chẳng thể hiểu vì sao, Nick ạ”
“Nếu anh có ý kiến gì, cho tôi biết nhé. Chuyện này rồi sẽ sôi nổi lắm đây”
“Phải”, Peter hứa. “Tôi sẽ cho anh biết”
Ba mươi phút sau, Alexandra gọi điện thoại cho Peter Templeton. Anh nhận ra được tiếng the thé hoảng hốt của nàng qua điện thoại. “George bị mất tích rồi. Không ai biết chuyện gì đã xảy ra với anh ấy. Tôi hi vọng anh Mellis có thể đã nói với ông điều gì đó có thể giúp tìm ra manh mối...” Nàng ngưng bặt lại.
“Tôi rất tiếc, bà Mellis ạ. Anh ấy không nói gì. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra.”
“Trời!”
Peter muốn tìm lời lẽ nào đó để an ủi nàng. “Nếu tôi nghĩ ra được điều gì, tôi sẽ gọi lại cho bà. Tôi có thể tiếp xúc với bà ở đâu?”
“Ở Dark Harbor. Nhưng tôi sẽ trở về New York tối nay. Tôi sẽ ở nhà bà nội tôi”
Alexandra không chịu đựng được cảm giác cô đơn vào lúc này. Nàng đã gọi điện thoại nhiều lần cho bà Kate sáng hôm ấy. Bà Kate ngỏ lời khuyên nhủ, “Không hề gì đâu, cháu ạ. Anh ấy có lẽ đi lo công việc nào đó, không kịp báo cho cháu biết thôi”
Cả hai bà cháu đều thật sự không tin có ch.uyện ấy.
Eve trông thấy chuyện George Mellis mất tích trên truyền hình. Có những bức ảnh về bên ngoài toà nhà Cedar Hill, về George Mellis và Alexandra sau ngày cưới. Có cả ảnh Mellis chụp gần cho thấy y đang nhìn lên, đôi mắt mở rộng. Nó nhắc nhở cho Eve vẻ ngạc nhiên trên mặt Mellis ngay trước khi y chết.
Người bình luận trên truyền hình nói, “Người ta không có bằng chứng rằng đây là một trò xấu xa, và cũng không có chuyện đòi tiền chuộc. Cảnh sát dự đoán rằng George Mellis có thể là nạn nhân của một tai nạn nào đó, và cũng có thể ông ta bị mất trí nhớ”. Eve mỉm cười thoả mãn.
Người ta sẽ chẳng bao giờ tìm được xác hắn cả. Nó đã bị thuỷ triều cuốn đi xa rồi. Tội nghiệp cho George. Hắn đã làm theo đúng kế hoạch của nàng. Nhưng chính nàng đã thay đổi kế hoạch ấy. Nàng đã bay đi Maine, thuê một chiếc xuồng máy ở Philbrook Cove, giữ nó lại đó “cho một người bạn”. Tiếp đó, nàng thuê một chiếc xuồng thứ hai từ một bến đậu gần đó, rồi đưa nó đến Dark Harbor. Nàng ở lại đó chờ George Mellis. Y hoàn toàn không ngờ chút gì. Chính nàng đã cẩn thận lau sạch boong cửa chiếc du thuyền trước khi đem chiếc du thuyền này trở lại bến đậu. Sau đó là công việc đơn giản: kéo chiếc xuồng máy thuê của George trở lại cầu tàu, trở về chiếc xuồng của nàng, rồi bay ngay về New York để chờ cú điện thoại của Alexandra mà nàng chắc chắn thế nào cũng phải đến.
Thật là một vụ giết người toàn hảo. Cảnh sát sẽ liệt nó vào loại mất tích bí mật.
Người phát ngôn trên truyền hình nói.”Về các tin tức khác...”. Eve tắt máy truyền hình.
Nàng không muốn đến trễ trong cuộc hẹn hò sắp tới Rory McKenna.
Vào lúc sáu giờ sáng hôm sau, một chiếc thuyền đánh cá tìm thấy xác của Mellis mắc vào đê chắn sóng ở vịnh Penobscob. Các bản tin sớm nhất gọi đây là một vụ chết đuối và là một cái chết ngẫu nhiên, nhưng khi nhiều tin tức đổ dồn đến thì luận điệu bắt đầu thay đổi. Từ sở khám nghiệm tử thi có những tin tức đưa đến cho biết rằng những vết thương mà đầu tiên người ta ngỡ là do cá mập đớp thật ra là do những nhát dao đâm. Các số báo về buổi chiều hét to lên: NGHI NGỜ CÓ VỤ ÁM SÁT TRONG CÁI CHẾT BÍ MẬT CỦA GEORGE MELLIS - NHÀ TRIỆU PHÚ BỊ ĐÂM CHẾT.
Trung uý Ingram nghiên cứu bản đồ thuỷ triều vào đêm trước. Làm xong việc này, ông ngả lưng trên ghế, vẻ bối rối hiện rõ trên nét mặt. Xác George Mellis có lẽ đã bị cuốn ra ngoài bể khơi nếu nó không bị mắc vào đê chắn sóng. Điều khiến cho viên trung uý bối rối là xác chết ấy chắc chắn đã bị nước thuỷ triều cuốn đi từ hướng Dark Harbor. Nhưng Mellis, theo như người ta biết, đã không đến đó.
Thám tử Nick Pappas bay đến Maine để nói chuyện với trung uý Ingram.
“Tôi nghĩ rằng sở của tôi có thể giúp anh trong vụ này”, Nick nói. “Chúng tôi có một số tin tức khá thú vị về lí lịch của George Mellis. Tôi biết rằng việc này không thuộc thẩm quyền của chúng tôi, nhưng nếu anh cần có sự hợp tác của chúng tôi, chúng tôi rất sẵn lòng, trung uý ạ”.
Trong hai mươi năm làm việc với Sở cảnh sát quận Waldo, trung uý Ingram chỉ chứng kiến một vụ duy nhất thực sự sôi nổi là một du khách say rượu bắn rơi một cái đầu nai sừng ra khỏi bức tường trong một tiệm đồ cổ. Bây giờ vụ ám sát George Mellis được đăng trên trang đầu của báo chí: ông Ingram nghĩ rằng đây là một cơ hội để tạo tên tuổi cho ông. Với chút ít may mắn, nó có thể dẫn đến cho ông một việc làm giống như một thám tử trong sở cảnh sát của thành phố New York. Vì vậy, vào lúc này, ông nhìn Nick Pappas và nói lẩm bẩm. “Tôi chưa biết”
Như đã đọc được ý nghĩ của Ingram, Nick Pappas nói, “Chúng tôi không hề nghĩ đến công trạng nào trong việc này cả. Trong vụ này rồi đây sẽ có nhiều áp lực cho nên chúng ta cần phải giải quyết nó xong cho nhanh. Tôi có thể bắt đầu bằng cách cung cấp cho anh về lí lịch của George Mellis”.
Ingram nghĩ rằng ông không có gì mất mát cả nên ông nói, “Thôi được, tôi đồng ý.”
Alexandra nằm trên gi.ường, sau khi uống khá nhiều thuốc ngủ. Trí óc nàng khăng khăng không chịu chấp nhận sự kiện rằng George đã bị ám sát. Làm sao có thể như vậy được? Không có lí do nào để cho người ra giết anh ấy cả. Cảnh sát đã nói đến vết thương do dao đâm nhưng họ đã lầm. Đó chỉ là do một tai nạn tình cờ nào đó. Không ai lại muốn giết anh ấy cả... Không ai muốn giết anh ấy... Chất thuốc phiện do bác sĩ Harley cho nàng uống bắt đầu có tác dụng. Nàng ngủ thiếp đi.
Eve choáng váng khi nghe tin người ta đã tìm ra xác Mellis. Nhưng có lẽ, đó là điều may, Eve nghĩ thầm. Alexandra sẽ là kẻ bị tình nghi. Nó có mặt ở trên đảo vào lúc ấy.
Bà Kate ngồi bên cạnh Eve trên đi văng trong phòng khách. Tin tức vừa qua đã khiến cho bà sửng sốt.
“Tại sao lại có kẻ nào đó muốn giết George kia chứ?” Bà hỏi.
Eve thở dài. “Cháu không biết, bà ạ. Thực sự cháu không hiểu. Tim cháu như vỡ ra vì thương hại Alexandra quá chừng”
Trung uý Ingram thẩm vấn nhân viên trông coi tàu phà Lincoln – Isleboro. “Anh có chắc không thấy cả vợ lẫn chồng Mellis trên chuyến tàu phà ngày thứ sáu chứ?”
“Họ không đi trên chuyến phà vào lúc ca tôi phụ trách. Tôi cũng đã dò hỏi nhân viên phụ trách vào buổi sáng hôm ấy, anh ta cũng không thấy họ. Có lẽ họ đi đến đó bằng máy bay”.
“Thêm một câu hỏi nữa, Lew, có người lạ mặt nào đi phà vào ngày thứ sáu không?”
“Mẹ kiếp, anh cũng biết rằng không có người lạ mặt nào đi đến đảo ấy vào thời gian này trong năm. Có một số du khách vào mùa hè – nhưng vào tháng mười một ấy à? Có chó nó đi!”
Trung uý Ingram lại đi đến gặp viên quản đốc phi trường Isleboro. Anh ta nói, “Chắc chắn George Mellis không đến đây bằng máy bay vào tối hôm ấy. Có lẽ ông ta đến đảo bằng tàu phà”.
“Lew nói rằng anh ấy không thấy Mellis”
“Thế thì hẳn ông ta bơi qua vịnh. Có thể như thế được hay sao?”
“Thế còn bà Mellis?”
“Có, bà ấy đến đây bằng chiếc máy bay Beechcraft vào lúc mười giờ. Thằng con trai tôi, Charley, đã lái xe cho bà ta từ phi trường đến ngôi nhà Cedar Hill”.
“Tâm trạng của bà Mellis lúc ấy có vẻ như thế nào?”
“Anh hỏi thật là buồn cười. Bà ấy có vẻ sốt ruột như ngồi trên lửa bỏng vậy. Ngay cả thằng con tôi cũng nhận thấy điều ấy. Thường ngày, bà ấy điềm đạm, ăn nói lúc nào cũng vui vẻ với mọi người. Nhưng tối hôm ấy, bà ta có vẻ hấp tấp lắm”.
“Thêm một câu hỏi nữa. Có người lạ mặt nào đến đây bằng máy bay vào trưa hôm ấy không? Vào buổi tối? Có mặt nào quen thuộc không?”
Anh ta lắc đầu. “Không. Toàn là người quen biết cả.”
Một giờ sau, Ingram điện thoại cho Nick “Những tin tức mà tôi thu thập được đến giờ đều rối mù. Tối thứ sáu, bà Mellis đến Isleboro bằng máy bay riêng vào lúc mười giờ, nhưng không có chồng bà ta theo. Chồng bà ta cũng không đi đến đó bằng máy bay hay bằng tàu phà. Thật sự, không có dấu vết nào chứng tỏ ông ấy có mặt trên đảo vào tối hôm ấy”
“Ngoại trừ nước thuỷ triều”
“Phải”
“Kẻ nào giết Mellis có lẽ sẽ ném y xuống bể từ một chiếc thuyền, nghĩ rằng thuỷ triều sẽ cuốn xác y ra bể. Anh có kiểm soát chiếc Corsair chưa?”
“Tôi đã xem khắp nơi. Không có vết máu cũng chẳng có dấu hiệu nào chứng tỏ có xảy ra bạo lực”.
“Tôi muốn đem một chuyên viên toà án đến đó xem. Anh có thấy trở ngại gì không?”
“Không, chừng nào anh vẫn có nhớ điều thoả thuận của chúng ta.”
“Tôi vẫn nhớ. Gặp anh vào ngày mai.”
Nick Pappas và một toán chuyên viên đến vào sáng hôm sau. Trung uý Ingram dẫn họ đi đến bến tàu của nhà Blackwell, nơi có chiếc du thuyền Corsair đang đậu. Hai giờ sau, các chuyên viên nói, “Có vẻ như chúng ta đã vớ được món bở rồi, Nick ạ. Có một số vết máu ở bên dưới tấm rào chắn gió”.
Trưa hôm ấy, các phòng thí nghiệm của cảnh sát xác nhận rằng các vết máu ấy phù hợp với loại máu của George Mellis.
Khu vực cảnh sát “tất lụa” của vùng Manhattan vào lúc này bận rộn hơn bao giờ hết. Một loạt những vụ ma tuý, rượu chè xảy ra suốt đêm đã làm các lồng giam người đầy ắp và và các phòng giam cũng đông nghẹt bọn gái điếm, bọn say rượu và những kẻ xâm phạm tiết hạnh. Tiếng ồn ào và mùi hôi thối tranh nhau lôi cuốn sự chú ý của Peter Templeton trong khi anh được dẫn đến văn phòng của Nick Pappas giữa tiếng động đinh tai nhức óc.
“Chào, Peter. Rất mừng anh ghé thăm tôi”.
Trứơc đó, Pappas đã nói với anh bằng điện thoại, “Anh cứ giấu tôi mãi, anh bạn ạ. Hãy đến văn phòng tôi vào lúc sáu giờ, nêu không tôi cho toán truy nã lôi cổ anh đến đấy”.
Khi toán người hướng dẫn rời khỏi văn phòng, Peter hỏi, “Câu chuyện này là thế nào, hở Nick? Có điều gì làm anh bực mình vậy?”
“Để tôi nói cho anh biết cái gì làm tôi bực mình. Ấy là có đứa nó còn khôn ngoan hơn mình nữa. Anh có biết chúng tôi gặp chuyện gì không? Một anh chàng mất tích trên một hòn đảo mà anh ta chưa hề đặt chân đến”.
“ch.uyện ấy thì vô lí thực”.
“Anh nói cho tôi nghe thử. Tên điều khiển chiếc tàu phà và anh chàng trông coi phi trường đều thề thốt rằng họ không thấy George Mellis vào đêm hắn mất tích. Cách duy nhất hắn có thể đi đến Dark Harbor là bằng xuồng máy. Chúng tôi hỏi tất cả những người lái xuồng máy trong vùng. Không ai thấy gì cả”
“Có lẽ hắn không ở Dark Harbor tối hôm ấy”.
“Phòng thí nghiệm của toà án lại nói khác. Họ tìm thấy bằng chứng rằng Mellis đã có mặt ở trong ngôi nhà đó. Hắn thay bộ quần áo làm việc bằng bộ quần áo đi thuyền và người ta tìm thấy xác hắn trong bộ quần áo này”
“Hắn bị giết ở trong nhà hay sao?”
“Trên chiếc du thuyền của nhà Blackwell. Xác hắn bị vứt ra khỏi thuyền. Kẻ nào giết hắn có lẽ nghĩ rằng dòng nước sẽ cuốn xác hắn đến tận nước Tàu”
“Làm sao mà...”
Nick Pappas giơ bàn tay rắn chắc của anh lên. “Đến lượt tôi nói. Mellis là bệnh nhân của anh. Chắc hẳn hắn có nói với anh về vợ hắn.”
“Bà ấy có dính líu gì đến chuyện này?”
“Đến mọi chuyện. Bà ấy là lựa chọn thứ nhất, thứ hai và thứ ba của tôi”
“Anh điên rồi”
“Này, một bác sĩ tâm thần như anh không bao giờ sử dụng những tiếng như là “điên”“
“Nick này, có lí do nào khiến anh nghĩ rằng Alexandra giết chồng bà ta?”
“Bà ấy đã có mặt ở đó, và đã có một ý định nào đó. Bà ta đến hòn đảo vào lúc tối mịt đêm ấy với lí do là đã bị trì hoãn vì đón chị bà ấy ở một phi trưòng nhưng bà chị lại đến ở một phi trường khác”
“Thế chị bà ấy nói thế nào?”
“Khoan đã. Anh còn muốn bà ấy nói cái khỉ khô gì nữa? Họ là chị em sinh đôi. Chúng ta biết Mellis có mặt ở ngôi nhà ấy tối hôm ấy, nhưng vợ hắn lại thề thốt rằng bà ta không thấy mặt hắn. Nhà ấy lớn thật nhưng không quá lớn đến như vậy. Tiếp đó nữa, bà ta cho bọn gia nhân nghỉ làm việc vào ngày cuối tuần ấy. Tôi có hỏi bà ta lí do thì bà ấy bảo rằng đó là ý muốn của Mellis. Dĩ nhiên, George Mellis làm sao cãi lại được?”
Peter ngồi yên một chỗ, suy nghĩ. “Anh nói rằng bà ấy có ý định. Vậy ý định ấy như thế nào?”
“Anh có trí nhớ ngắn quá. Anh là người đầu tiên bảo tôi điều tra anh chàng ấy. Người đàn bà ấy lấy một thằng loạn trí thích bạo dâm bất cứ kẻ nào hắn tóm được. Có lẽ hắn đã đánh bà ta khá nhiều. Ta cứ cho rằng bà ta không còn muốn chơi với hắn nữa và đã đòi li dị. Hắn ta không chịu. Việc gì mà hắn phải chịu, chính hắn đã gây ra chuyện đó mà. Bà ấy không dám đưa hắn ra toà, vì như thế sẽ gây quá nhiều tai tiếng. Không còn cách nào khác nữa, bà ta phải giết hắn”. Anh ngả người vào lưng ghế.
“Vậy thì anh muốn tôi giúp anh việc gì?”, Peter hỏi.
“Tin tức. Anh đã ăn cơm trưa với vợ Mellis cách đây mười ngày”. Nick ấn nút trên máy ghi âm, “Chúng ta hãy ghi âm cuộc nói chuyện này, Peter ạ. Anh hãy nói cho tôi nghe về bữa ăn trưa hôm ấy. Thái độ Alexandra lúc ấy thế nào? Có vẻ căng thẳng không? Có giận dữ, sôi nổi cuồng nhiệt không?”
“Nick ạ, tôi chưa hề thấy một người đàn bà có chồng nào mà lại có thái độ cử chỉ thoải mái, hạnh phúc đến như vậy”
Nick Pappas nhìn anh giận dữ, tắt máy ghi âm đánh cộp một tiếng.
“Đừng có xử tệ với tôi như vậy anh bạn ạ. Tôi đã gặp bác sĩ Harley sáng nay. Ông ấy đã cho Alexandra dùng thuốc để ngăn ngừa bà ấy tự tử!”
Bác sĩ Harley đã tỏ ra rất lo lắng vì cuộc nói chuyện với trung uý Pappas. Viên thám tử này đã đi thẳng đến điểm chính yếu.
“Gần đây ông có khám bệnh cho bà Mellis không?”
“Tôi xin lỗi”, Bác sĩ Harley nói.”Tôi không có quyền nói về các bệnh nhân của tôi. Tôi e rằng không thể giúp ông được”
“Được rồi. Tôi hiểu điều đó. Ông và họ là bạn cũ vơi nhau mà. Ông muốn giữ kín miệng về toàn thể câu chuyện. Đối với tôi thì như thế cũng được”. Nick đứng dậy. “Đây là một trường hợp giết người. Tôi sẽ trở lại trong vòng một giờ với một giấy phép để xem xét các sổ khám bệnh của ông. Nếu tôi tìm ra được những gì tôi muốn biết, tôi sẽ cung cấp tin ấy cho báo chí”
Bác sĩ Harley nhìn Nick Pappas như dò xét.
“Chúng ta có thể xử sự theo cách ấy, hay là ông nói cho tôi biết ngay bây giờ những gì tôi muốn biết, rồi tôi sẽ cố gắng giữ kín đến tối đa. Đồng ý chứ?”
“Ông ngồi xuống đi”, Harley nói, Nick ngồi xuống. “Gần đây, Alexandra có một số vấn đề liên quan đến xúc cảm”
“Vấn đề gì?”
“Bà ấy bị suy sụp tin thần trầm trọng, và có nói đến chuyện tự vẫn”
“Bà ấy có nói gì đến việc sử dụng một con dao không?”
“Không bà ấy thường hay có những giấc mơ thấy mình bị chết đuối. Tôi cho bà ấy dùng thuốc Wellbutrin. Sau đó bà ấy trở lại, nói với tôi rằng bà ấy chưa đỡ, rồi tôi cho bà ấy dùng Monifensine – tôi không biết thuốc này có công hiệu hay không”
Nick Pappas ngồi tại chỗ, cố sắp đặt các chi tiết lại với nhau trong đầu óc. Cuối cùng, anh ngẩng đầu lên hỏi. “Còn gì nữa không?”
“Chỉ có thế thôi, trung uý ạ”
Nhưng thật ra còn nhiều hơn thế nữa. Lương tâm của bác sĩ Harley đang dày vò ông. Ông đã cố ý không nhắc đến vụ đối xử tàn bạo của George Mellis đối với Eve Blackwell. Một phần lo lắng của ông là về chuyện ông đã không báo cáo ch.uyện ấy cho cảnh sát khi việc ấy xảy ra, nhưng phần lớn là vì ông muốn bảo vệ cho gia đình Blackwell. Ông không có cách nào biết được rằng có mối liên hệ nào hay không giữa vụ tấn công Eve và cái chết của George Mellis, nhưng bản năng bảo cho ông biết rằng tốt hơn hết là không nên nêu vấn đề ấy ra. Ông dự định làm tất cả những gì có thể được để bảo vệ cho bà Kate Blackwell.
Muời lăm phút sau khi ông đưa ra quyết định, người nữ y tá của ông nói, “Bác sĩ Keith Webster gọi ông ở đường dây số hai, bác sĩ ạ”
Sự việc diễn ra như thể chính lương tâm ông đang thúc đẩy ông.
Webster nói, “Ông John này, tôi muốn ghé thăm ông vào xế chiều hôm nay. Ông có rảnh không?”
“Tôi cố thu xếp. Mấy giờ?”
“Năm giờ được không?”
“Được, Keith ạ. Tôi sẽ gặp anh vào lúc ấy”
Thế là sự việc không thể gác sang một bên một cách dễ dàng.
Đến năm giờ, Harley mời Webster vào văn phòng.
“Anh muốn dùng thức uống gì?”
“Cảm ơn ông. Tôi không uống. Tôi xin lỗi vì đã quấy rầy ông như thế này”
John Harley nhận ra rằng cứ mỗi lần gặp Keith Webster thì anh này lại đưa ra lời xin lỗi về một chuyện gì đó. Webster là một anh chàng bé nhỏ, hiền lành, không hề làm mất lòng ai, và chỉ thích làm vui lòng mọi người – giống như con chó con chờ đợi người ta vỗ lên đầu. Thật khó tưởng tượng được bên trong một con người nhợt nhạt, không màu sắc ấy lại ẩn nấp một tài năng thật xuất sắc.
“Anh cần tôi có chuyện gì vậy, Keith?”
Keith Webster thở một cái thật sâu. “Về câu chuyện – như ông biết rồi đấy – chuyện George Mellis đánh đập cô Eve Blackwell ấy?”
“Có chuyện gì liên quan đến việc ấy?”
“Ông cũng biết rằng cô Eve suýt chết”
“Phải”
“Thế nhưng vấn đề ấy không được cảnh báo cho cảnh sát. Do những sự việc vừa xảy ra – vụ ám sát George Mellis và tất cả mọi thứ – tôi tự hỏi rằng không biết mình có nên nói với cảnh sát về ch.uyện ấy hay không.”
Sự thể là như vậy. Không còn cách nào thoát ra khỏi vấn đề rắc rối ấy nữa.
“Anh nên làm bất cứ thứ gì mà anh cho là tốt nhất, Keith ạ.”
Keith Webster nói một cách buồn bã. “Tôi biết. Chỉ có điều là tôi không muốn làm điều gì có hại cho Eve Blackwell. Nàng là một con người rất đặc biệt.”
Bác sĩ Harley nhìn Webster một cách thận trọng. “Đúng vậy”
Keith Webster thở dài. “Điều băn khoăn duy nhất, bác sĩ John ạ, là nếu tôi giữ kín câu chuyện này bây giờ, rồi sau này cảnh sát phát hiện ra thì không còn mặt mũi nhìn ai nữa”
Điều đó tai hại cho cả hai chúng ta, John Harley nghĩ thầm. Ông thấy có một lối giải quyết. Ông nói, làm ra vẻ tình cờ. “Không chắc cảnh sát sẽ tìm ra được. Eve tất nhiên không bao giờ nhắc ch.uyện ấy, và anh đã chữa trị cho cô ấy một cách toàn hảo. Ngoài một cái sẹo nhỏ, không ai biết cô ấy đã bị làm xấu xí mặt mày”.
Keith Webster chớp mắt một cái, “Vết sẹo nào?”
“Vết sẹo màu đỏ trên trán ấy. Cô ấy bảo tôi anh sẽ làm cho mất vết sẹo ấy đi trong vòng một vài tháng”
Bác sĩ Webster bây giờ chớp mắt lia lịa. Đó là một cái tật máy giật, Harley thầm nghĩ.
“Tôi không... thế ông gặp cô Eve lúc nào?”
“Cô ấy đến đây cách đây mười ngày để nói về một vấn đề liên quan đến em cô ấy. Thật ra, cái sẹo ấy là thứ duy nhất giúp tôi nhận ra rằng đó là Eve, chứ không phải Alexandra. Hai người ấy giống nhau như hệt, anh biết không?”
Keith Webster gật đầu chậm rãi. “Phải tôi đã thấy ảnh cô em của Eve trên báo. Họ giống nhau đến kì lạ. Và ông nói rằng ông chỉ có thể phân biệt được họ là nhờ ở cái sẹo trên trán cô Eve do cuộc mổ xẻ tôi đã thực hiện?”
“Đúng như vậy”
Bác sĩ Webster ngồi im lặng, cắn môi suy nghĩ. Cuối cùng anh nói. “Có lẽ tôi chưa nên đi vội đến sở cảnh sát. Tôi muốn suy nghĩ về vấn đề này thêm chút nữa”.
“Thành thực mà nói, anh làm như thế là khôn ngoan, Keith ạ. Hai cô gái ấy đều trẻ đẹp và dễ thương cả. Báo chí gợi ý xa xôi rằng cảnh sát nghi rằng chính Alexandra đã giết George Mellis. Thật vô lí. Tôi nhớ lại khi chúng còn là hai đứa bé gái...”
Nhưng bác sĩ Webster không còn nghe gì nữa.
Rời khỏi văn phòng bác sĩ Harley, Keith Webster chìm đắm trong suy nghĩ. Chắc chắn anh đã không để lại một vết sẹo nào trên khuôn mặt xinh đẹp của Eve. Thế nhưng Harley đã thấy có vết sẹo ấy. Có thể rằng Eve đã bị thêm một vết sẹo sau đó do một tai nạn nào khác. Nhưng tại sao cô ấy phải nói dối? Thật là vô lí.
Anh xét vấn đề này từ nhiều khía cạnh, lược qua tất cả mọi khả năng khác nhau, rồi khi đã đi đến một kết luận, anh thầm nghĩ, “Nếu mình nghĩ đúng thì điều này sẽ thay đổi toàn thể cuộc sống của mình...”
Vào lúc sáng sớm tiếp theo đó, anh gọi điện thoại cho bác sĩ Harley. “Ông John ạ, tôi xin lỗi đã quấy rầy ông. Có phải ông nói rằng Eve Blackwell đến nói chuyện với ông về Alexandra không?”
“Đúng vậy”.
“Sau khi Eve đến thăm ông. Alexandra có đến gặp ông không?”
“Có, thật ra cô ấy đến gặp tôi ngay ngày hôm sau. Tại sao anh hỏi vậy?”
“Chỉ vì tò mò thôi. Ông có thể cho biết Alexandra đến gặp ông về chuyện gì không?”
“Cô ấy bị suy sụp tinh thần trầm trọng. Eve cố tìm cách giúp đỡ em gái”
Eve đã bị đánh đập và suýt bị chồng Alexandra giết. Ấy thế mà bây giờ người chồng ấy bị giết thì Alexandra lại bị buộc tội.
Keith Webster luôn luôn tự cho rằng mình không phải là người xuất sắc cho lắm. Ở trường học anh đã phải cố gắng hết sức để chỉ đạt được điểm vừa đủ đỗ thôi. Anh là cái đích thường trực để bạn bè chòng ghẹo, đùa giỡn. Anh không phải là một vận động viên thể thao, một học giả, và cũng không có khả năng tiếp xúc xã hội. Anh gần như một con số không. Trong gia đình anh không ai có thể ngờ rằng anh lại có thể vào được trường y khoa. Khi anh có ý muốn trở thành nhà phẫu thuật, các bạn bè. thầy giáo đều không mong đợi anh sẽ trở thành một phẫu thuật gia vĩ đại. Nhưng anh đã làm cho tất cả mọi người phải ngạc nhiên. Anh trở thành một nhà nặn tượng tuyệt vời đã tạo nên những phép lạ với d.a thịt con người chứ không phải với đất sét, và chỉ trong một thời gian ngắn, tiếng tăm của anh lan rộng. Thế nhưng mặc dầu thành công như vậy, anh không thể nào vượt qua được sự chấn thương của thời tuổi trẻ. Bên trong, anh vẫn là một cậu bé con gây buồn chán cho mọi người, và là đối tượng cho các cô gái chế giễu, trêu chọc...
Cuối cùng anh gọi điện thoại đến Eve, hai bàn tay anh ướt đẫm mồ hôi. Nàng trả lời qua đường dây, “Rorry đó hả?” Giọng nàng thấp và sôi nổi.
“Không, đây là Keith Webster”
“À, chào anh”
Anh nghe nàng thay đổi giọng nói. “Cô có được khoẻ không?”
“Khoẻ”
Anh thấy nàng có vẻ như sốt ruột. “Tôi.. tôi muốn gặp cô”
“Tôi không muốn gặp ai cả. Nếu anh đọc báo chắc anh cũng rõ rằng người em rể tôi vừa bị giết. Tôi đang hết sức buồn phiền.”
Anh chùi tay trên quần. “Chính tôi đang muốn gặp cô về ch.uyện ấy, cô Eve ạ. Tôi có một số tin tức cô cần phải biết.”
“Tin gì?”
“Tôi không muốn nói trên điện thoại “. Anh có thể tưởng tượng trí óc lúc này của Eve đang hoạt động.
“Được rồi, Vậy khi nào gặp?”
“Ngay bây giờ, nếu tiện”
Khi anh đến căn hộ của Eve ba mươi phút sau đó, Eve ra mở cửa và nói.” Tôi đang bận lắm. Anh muốn gặp tôi về chuyện gì?”
“Về cái này,” Webster nói như để xin lỗi. Anh mở một phong bì bằng giấy dày đang cầm ở tay, lấy ra một tấm ảnh, rụt rè đưa cho Eve. Đó là một tấm ảnh của nàng.
Nàng nhìn tấm ảnh, tỏ vẻ ngạc nhiên. “Vậy có chuyện gì?”
“Đó là một bức ảnh của cô.”
“Biết rồi,” nàng cộc lốc, “Vậy thì sao?”
“Ảnh này chụp lúc cô vừa được mổ xong.”
“Có gì lạ đâu?”
“Không có vết sẹo nào trên trán cô cả, cô Eve ạ”
Anh nhận ra sự thay đổi trên nét mặt Eve.
“Anh ngồi xuống đi.”
Anh ngồi xuống đối diện với nàng, trên mép chiếc đi văng, nhưng vẫn nhìn nàng không rời mắt. Anh đã nhìn thấy nhiều đàn bà xinh đẹp trong lúc hành nghề, nhưng Eve Blackwell đã làm anh hoàn toàn mê mẩn tâm thần. Anh chưa hề bao giờ thấy ai giống như nàng.
“Tôi nghĩ cô nên nói rõ cho tôi biết tất cả chuyện này”
Anh khởi sự ngay từ lúc đầu. Anh nói với nàng về cuộc viếng thăm bác sĩ John Harley, và về vết sẹo bí mật. Trong khi nói, Webster vẫn nhìn vào đôi mắt nàng. Đôi mắt ấy có vẻ như không có tinh thần.
Khi Webster nói xong. Eve tiếp lời, “Tôi không biết anh đang nghĩ gì, nhưng dù thế nào chăng nữa, anh đã làm tôi mất quá nhiều thời giờ. Còn về cái sẹo ấy, tôi đùa giỡn chút xíu với cô em gái tôi mà thôi. Chỉ đơn giản có như vậy. Bây giờ nếu anh nói xong rồi. Tôi còn phải làm nhiều chuyện khác nữa.”
Webster vẫn ngồi yên tại chỗ, “Tôi xin lỗi đã quấy rầy cô. Tôi nghĩ tôi cần phải nói chuyện với cô trước khi đi đến sở cảnh sát”
Đến đây thì anh nhận thấy đã thu hút hoàn toàn sự chú ý của Eve.
“Trời ơi, anh định đến sở cảnh sát làm gì?”
“Tôi bắt buộc phải báo cáo về vụ George Mellis đã bạo hành đối với cô trước đây. Rồi đến chuyện cô và vết sẹo trên trán. Tôi chưa hiểu về chuyên này, nhưng chắc chắn cô có thể giải thích rõ cho họ”
Eve lần đầu tiên cảm thấy sợ hãi, như có một vết dao đâm vào lưng. Cái anh chàng bé nhỏ buồn tẻ đần độn đang đứng trước mặt nàng không biết câu chuyện đã thực sự xảy ra như thế nào, nhưng anh ta cũng biết khá nhiều để khiến cảnh sát phải đặt ra câu hỏi.
George Mellis là người khách thường xuyên đến căn hộ này của nàng. Cảnh sát có thể tìm ra những nhân chứng đã từng thấy anh ta tại đây. Nàng đã nói dối về chuyện nàng ở Washington vào đêm xảy ra vụ Mellis bị giết. Nàng không có bằng chứng nào chứng tỏ nàng vắng mặt. Nàng đã tưởng rằng không cần có bằng chứng ấy. Nếu cảnh sát biết rằng George Mellis đã suýt giết nàng, họ sẽ nghĩ rằng đó là lí do gây nên vụ án mạng. Toàn thể kế hoạch của nàng của nàng sẽ bị phanh phui. Nàng cần buộc anh chàng này phải im tiếng.
“Vậy thì anh muốn gì? Tiền?”
“Không!”
Nàng thấy vẻ tức giận hiện ra trên mặt Webster. “Vậy thì cái gì?”
Webster nhìn xuống tấm thảm, mặt đỏ lên vì bối rối. “Tôi... tôi rất mến cô, Eve ạ. Tôi không muốn thấy bắt cứ chuyện gì xảy ra với cô.”
Nàng cố nở nụ cười. “Không có chuyện gì tai hại xảy ra cho tôi đâu. Tôi không làm điều gì sai lầm cả. Hãy tin tôi đi. Tất cả chuyện này không có liên quan gì đến vụ ám sát George Mellis cả”. Nàng đưa tay ra, cầm lấy tay Webster, “Tôi rất cảm ơn anh nếu anh vui lòng quên tất cả chuyện này đi, Được chứ?”
Anh chụp lấy tay nàng, bóp thật chặt. “Tôi cũng muốn như vậy, cô Eve ạ. Tôi thành thực muốn vậy. Nhưng họ sẽ bắt đầu cuộc điều tra ấy và phải nói tất cả những gì tôi biết”.
Webster thấy rõ vẻ hoảng sợ trong cặp mắt nàng.
“Anh không cần phải làm việc ấy!”
Webster vỗ nhẹ trên tay nàng. “Tôi phải làm, cô Eve ạ. Đó là nhiệm vụ đã được tuyên thệ của tôi. Chỉ có một điều duy nhất có thể ngăn cản tôi làm việc ấy.” Anh thấy nàng như chực nhảy lên để đớp các lời nói của anh.
“Điều gì vậy?”
Giọng anh trở nên rất dịu dàng. “Một người chồng không thể bị bó buộc phải làm nhân chứng cho vợ mình.”
 
CHƯƠNG 35 -
Lễ cưới được cử hành hai ngày trước khi có cuộc điều tra án mạng. Eve và Webster cưới nhau trước sự hiện diện của một viên thẩm phán trong phòng làm việc của ông ta. Chỉ riêng ý tưởng làm vợ Keith Webster cũng đủ làm cho Eve nổi da gà, nhưng nàng không có lựa chọn nào khác nữa. Chỉ có kẻ nào điên rồ mới nghĩ rằng mình sẽ lấy anh ta vĩnh viễn, nàng nghĩ thầm. Sau khi cuộc điều tra chấm dứt, nàng sẽ xin vô hiệu hoá cuộc hôn nhân này, thế là xong chuyện.
Thám tử Nick Pappas đang có một vấn đề. Anh tin chắc rằng anh đã biết thủ phạm giết George Mellis là ai rồi, nhưng anh vẫn chưa thể chứng minh được. Anh gặp phải sự im lặng thông đồng xung quanh gia đình Blackwell mà anh không có cách nào phá vỡ được. Anh thảo luận vấn đề này với cấp trên anh, đại uý Harold Cohn, một cảnh sát viên trên đường phố đã do công lao của mình leo dần lên những cấp bậc cao hơn.
Cohn lẳng lặng nghe Pappas trình bày, rồi nói, “Toàn là hoả mù cả, Nick ạ. Anh chẳng có bằng cớ khỉ khô gì cả. Đem ch.uyện ấy ra toà thì họ cười cho thối mũi.”
“Tôi biết,” Trung uý Pappas nói, “Nhưng tôi đúng.” Anh ngồi yên một lúc suy nghĩ. “Tôi muốn nói chuyện với bà Kate Blackwell, anh có cho phép không?”
“Lạy chúa, để làm gì kia chứ?”
“Thì cũng giống như mình đi câu hú hoạ vậy. Bà ấy làm chủ cái gia đình ấy. Có thể bà ta có một số tin tức mà ngay cả bà ấy cũng không biết là mình có.”
“Anh phải cẩn thận mới được”
“Tôi xin hứa”
“Và phải nhẹ nhàng với bà ta, Nick ạ. Hãy nhớ rằng bà ấy là một bà già!”
“Chính tôi nhờ ở chỗ ấy đấy,” Pappas nói.
Cuộc gặp gỡ diễn ra vào lúc trưa ở văn phòng bà Blackwell. Nick Pappas đoán là bà ta ở vào tuổi tám mươi, nhưng bà trông vẫn còn mạnh khoẻ, sáng suốt. Bà không bộc lộ vẻ căng thẳng như viên thám tử biết là bà chắc chắn phải cảm thấy vào lúc này. Bà là một con người kín đáo, nhưng đã bị bắt buộc phải nhìn thấy tên dòng họ Blackwell trở thành đề tài cho mọi người bàn tán và phỉ báng.
“Viên thư kí của tôi nói rằng ông muốn gặp tôi về một việc khẩn cấp nào đó.”
“Thưa bà, vâng ạ. Ngày mai sẽ có cuộc điều tra về cái chết của George Mellis. Tôi có lí do để tin rằng người cháu gái của bà có liên quan đến vụ án mạng này.”
Bà Kate trở nên tuyệt đối cứng rắn. “Tôi không tin”
“Xin bà nghe tôi nói cho hết, thưa bà Blackwell. Cuộc điều tra nào của cảnh sát cũng bắt bằng một câu hỏi về lí do gây ra án mạng. George Mellis là một tên đào mỏ và là một kẻ bạo dâm đồi bại.” Nick thấy rõ phản ứng hiện trên mặt bà, nhưng anh vẫn tiếp tục nói, “Hắn cưới cháu gái bà, rồi đột nhiên thấy mình nắm trong tay một tài sản lớn. Tôi đoán rằng hắn ta đã đánh đập Alexandra nhiều lần, và khi cô ấy đòi li dị, hắn đã từ chối. Lối thoát duy nhất cô ấy có thể dứt bỏ hắn là trừ khử hắn đi.”
Kate nhìn thẳng vào anh, tái xám mặt mày.
“Tôi đã bắt đầu tìm bằng chứng để hỗ trợ cho thuyết này. Chúng tôi biết George Mellis có mặt ở ngôi nhà Cedar Hill trưóc khi hắn mất tích. Chỉ có hai cách đi đến Dark Harbor từ đất liền, bằng máy bay hay tàu phà. Theo trạm cảnh sát địa phương, George đã không dùng phương tiện nào trong hai phương tiện này. Tôi không tin vào các phép lạ, nên tôi không tin rằng Mellis có thể bước đi trên nước được. Khả năng duy nhất còn lại là hắn đã thuê một chiếc xuồng ở đâu đó dọc bờ biển. Tôi bắt đầu điều tra các nơi cho mướn xuồng thì tìm đúng ngay ra được bến cảng Gilkey Harbor. Lúc bốn giờ chiều, vào ngày George bị giết, một người đàn bà đã thuê một chiếc xuồng máy và nói rằng một người bạn cô ta sẽ đến lấy nó sau đó. Cô ta trả tiền mặt, nhưng cô ta phải kí trên giấy thuê xuồng. Cô ta lấy tên là Solange Dunas. Bà có thấy tên ấy gợi cho bà nhớ lại điều gì không?”
“Có chứ. Cô ấy... cô ấy là cô giáo nuôi trẻ vẫn từng trông nom hai đứa song sinh ấy khi chúng nó còn nhỏ. Cô ấy trở về Pháp lâu rồi.”
Pappas gật đầu, một vẻ thoả mãn thoáng qua trên nét mặt. “Xa hơn một chút nữa, cũng trên bờ bể ấy, cũng người đàn bà ấy đưa thuyền ra khơi rồi trở lại đó ba giờ sau. Tôi đưa cho các nhân viên cho thuê xuồng ở đây xem một bức ảnh của Alexandra. Họ đều tin đó là cô ta, nhưng không chắc chắn lắm, bởi vì người thuê xuồng ấy là một cô gái có tóc nâu”.
“Vậy thì có gì khiến ông nghĩ rằng…”
“Cô ấy đeo tóc giả.”
Kate nói bằng một giọng cứng rắn, “Tôi không tin rằng Alexandra giết chồng nó.”
“ Tôi cũng vậy, thưa bà Blackwell.”, trung uý Pappas nói, “đó là chị cô ấy, tức là Eve.”
Bà Kate Blackwell sững sờ như một tượng đá.
“Alexandra không thể làm ch.uyện ấy được. Tôi đã điều tra về những sự đi lại của cô ấy vào ngày xảy ra vụ án mạng. Sớm hôm ấy cô ta ở New York với một người bạn, rồi bay thẳng từ New York đến hòn đảo. Không có cách nào cô ta thuê hai chiếc xuồng máy này được.” Anh vươn người về phía trước. “Vậy tôi nghĩ chỉ còn lại một người giống hệt như Alexandra; người ấy đã kí tên Solange Dunas. Đó là Eve. Tôi bắt đầu đi tìm lí do vì sao cô ấy đã làm như vậy. Tôi đưa ảnh George Mellis ra cho những người thuê các căn hộ trong cư của Eve thì mới biết rằng Mellis là người khách thường xuyên lui tới nơi ấy. Viên quản đốc trông coi chung cư ấy cho biết rằng có một đêm nọ, khi Mellis có mặt tại đó, Eve bị đánh đập gần chết. Bà có biết ch.uyện ấy không?”
“Không,” giọng nói của bà Kate nghe như tiếng thều thào.
“Chính Mellis đã làm ch.uyện ấy. Nó phù hợp với thói quen của hắn. Còn động cơ của Eve là sự trả thù. Cô ấy dụ hắn đến Dark Harbor rồi giết hắn.” Anh nhìn bà Kate, và cảm thấy hối hận day dứt vì đã lợi dụng bà già này. “Eve lấy cớ là cô ấy ở Washington D.C ngày hôm ấy. Cô ta cho người lái xe taxi tờ bạc một trăm đô la để cho người ấy nhớ đến cô ta, sau đó cô ta làm ầm ĩ lên về chuyện trễ chuyến máy bay đi Washington. Nhưng tôi không nghĩ rằng cô ấy thật sự đi Washington. Tôi tin rằng chính cô ta đã đội tóc giả, đi một chiếc máy bay thương mại đến Maine, ở đó cô ta thuê hai chiếc xuồng ấy. Cô ta giết Mellis, quẳng xác hắn ta xuống bể, sau đó neo thuyền lại trong bến, kéo chiếc xuồng máy dư thừa vào bến tàu cho thuê. Bến tàu này lúc ấy đã đóng cửa.”
Bà Kate nhìn Nick Pappas hồi lâu, rồi chậm rãi nói, “Tất cả bằng chứng ông đưa ra đều là suy diễn cả, phải thế không?”
“Phải.” Anh sẵn sàng xông vào để hạ thủ. “Tôi cần bằng chứng cụ thể cho cuộc điều tra sắp tới. Bà biết về cháu gái của bà hơn ai hết, thưa bà Blackwell, tôi muốn bà nói cho tôi biết bất cứ chi tiết nào có thể ích lợi trong vụ này.”
Bà ngồi yên lặng, suy nghĩ. Cuối cùng, bà nói, “Tôi nghĩ rằng tôi có thể cung cấp một chi tiết ích lợi cho cuộc điều tra này.”
Tim của Pappas bắt đầu đập nhanh hơn. Anh đã thử làm nhưng không chắc thành công, thế mà anh đã đạt được kết quả. Bà già ấy cuối cùng sẽ phải cung cấp điều mà anh đang cần. Anh vô tình vươn người ra phía trước. “Vâng, thưa bà Blackwell.”
Bà Kate nói một cách chậm rãi và rõ ràng. “Ngày mà George Mellis bị giết, ông trung uý ạ, cháu gái tôi, Eve, và tôi đang cùng ở Washington D.C.”
Bà thấy vẻ ngạc nhiên lộ ra rõ rệt trên mặt Pappas. Đồ ngu, bà Kate Blackwell thầm nghĩ, anh tưởng rằng tôi sẵn sàng đưa tên dòng họ Blackwell ra làm vật hi sinh cho anh hay sao? Tôi không bao giờ chịu cho báo chí lợi dụng tên tuổi gia đình Blackwell để mà hội hè tưng bừng với nhau đâu. Không, tôi sẽ trừng trị Eve Blackwell theo lối riêng của tôi.
Theo phán quyết của đoàn điều tra, đây là một cái chết do một hay nhiều tên sát nhân vô danh.
Với sự ngạc nhiên và lòng biết ơn của Alexandra, Peter Templeton có mặt tại buổi thẩm tra tại toà án quận.
Anh nói với nàng, “Tôi đến đó để nâng đỡ tinh thần thôi.” Alexandra đã trả lời rất lưu loát trước toà án, nhưng vẻ lo lắng, căng thẳng hiện rõ trên mặt và trong đôi mắt nàng. Trong giờ nghỉ giải lao, anh đưa nàng đến ăn trưa tại Lobster Pound, một tiệm ăn nhỏ đối diện với vịnh ở Lincolnville.
“Khi nào xong vụ này, tôi nghĩ cô nên đi chơi một chuyến xa khỏi nơi này trong một thời gian,” Peter nói.
“Phải, chị Eve có yêu cầu tôi cùng đi với chị ấy.” Mắt Alexandra tràn ngập đau đớn. “Tôi vẫn chưa tin rằng George đã chết. Tôi biết rằng ch.uyện ấy đã thật sự xảy ra, nhưng nó… nó vẫn có vẻ như không thực.”
“Thiên nhiên bao giờ cũng có cách làm giảm nhẹ sự va chạm cho đến lúc con người có thể chịu đựng được sự đau đớn.”
“Sự thật vô lí quá. Anh ấy là một người hết sức tốt.” Nàng ngẩng đầu lên nhìn Peter. “Anh đã nói chuyện với anh ấy, anh không thấy anh ấy là một con người tuyệt vời hay sao?”
“Phải,” Peter chậm rãi. “Đúng như vậy.”
Eve nói với Keith Webster, “Tôi muốn xin huỷ bỏ cuộc hôn nhân này, Keith ạ”
Keith Webster chớp mắt nhìn vợ với vẻ ngạc nhiên. “Trời ơi, sao em lại muốn huỷ bỏ cuộc hôn nhân?”
“Thôi đi nào, Keith. Anh nghĩ rằng tôi sẽ sống với anh suốt đời hay sao?”
“Dĩ nhiên rồi. Em là vợ anh mà.”
“Anh đang theo đuổi cái gì? Tiền bạc của gia đình Blackwell hả?”
“Anh không cần tiền, em ạ. Anh làm ra tiền và có cuộc sống đầy đủ. Anh có thể cho em bất cứ thứ gì em muốn.”
“Tôi đã nói với anh tôi muốn gì rồi. Đó là việc huỷ bỏ cuộc hôn nhân này.”
Anh lắc đầu với vẻ ân hận. “Anh e rằng anh không thể cho em cái ấy được.”
“Vậy thì tôi sẽ làm đơn xin li dị”
“Anh nghĩ rằng điều ấy không nên. Em thấy đấy, chẳng có gì thật sự thay đổi cả. Cảnh sát chưa tìm ra kẻ giết em rể em, như vậy vụ án này vẫn còn để ngỏ. Không có đạo luật nào đặt ra các giới hạn về các vụ giết người cả. Nếu em li dị anh, anh bị bó buộc phải …” Anh giơ hai tay lên tỏ vẻ tuyệt vọng.
“Anh nói như là chính tôi giết anh ấy không bằng.”
“Chính em chứ còn ai nữa, Eve”
Giọng nàng có vẻ khinh bỉ. “Trời đất ơi, làm sao mà anh biết?”
“Đó chính là lí do duy nhất em đã chịu lấy anh.”
Nàng nhìn Webster đầy ghê tởm. “Đồ khốn kiếp! Vì sao anh có thể làm như vậy đối với tôi?”
“Rất đơn giản. Chỉ vì anh yêu em.”
“Tôi ghét anh. Anh hiểu chứ? Tôi khinh bỉ anh.”
Anh cười buồn bã. “Anh yêu em nhiều quá.”
Cuộc đi chơi với Alexandra được hoãn lại. “Chị đi chơi tuần trăng mật ở Barbados,” Eve nói với Alexandra.
Barbados là nơi chính Keith đã chọn.
“Tôi sẽ không đi”, Eve nói thẳng thừng với Keith Webster. Ý tưởng về một tuần trăng mật với Webster thật là ghê tởm.
“Nếu mình không đi chơi tuần trăng mật thì điều này có vẻ lạ lùng lắm.” Anh bẽn lẽn nói. “Chúng ta không muốn người ta đưa ra hàng tràng câu hỏi, phải thế không em?”
Alexandra bắt đầu tới thăm Peter Templeton mỗi tuần một lần. Thoạt tiên chỉ vì lí do nàng muốn nói chuyện về George Mellis, vì nàng không có ai để nói chuyện về chàng. Nhưng sau nhiều tuần lễ, Alexandra thú nhận với chính mình rằng, nàng rất thích thú được làm bạn với Peter. Nàng thấy ở anh một con người đáng tin cậy mà nàng rất cần có vào lúc này. Anh tỏ ra nhạy cảm với mọi tâm trạng của nàng, hơn nữa anh lại thông minh và niềm nở.
Anh nói với Alexandra, “Khi anh còn là bác sĩ nội trú, anh rời khỏi nhà vào giữa mùa đông rét buốt để đi thăm bệnh tại nhà lần đầu tiên. Bệnh nhân là một ông già mảnh khảnh nằm trên gi.ường ho sù sụ. Anh sắp sửa muốn khám ngực ông ta bằng ống nghe, nhưng anh không muốn ông ta bị cảm giác lạnh bất ngờ, nên anh quyết định đặt ống nghe lên lò sưởi cho nó ấm trước đã, trong khi anh khám cổ họng và mắt. Khi anh lấy cái ống nghe rồi đặt nó lên ngực ông ta thì ông ta già nhảy chồm ra khỏi gi.ường như một con mèo bị bỏng. Cơn ho của ông ta biến mất, nhưng phải mất hai tuần lễ mới chữa lành được vết bỏng.”
Alexandra phá lên cười. Đó là tiếng cười đầu tiên của nàng sau một thời gian khá lâu.
“Chúng ta có thể gặp lại nhau như thế này vào tuần sau không ?”, Peter hỏi.
“Vâng, nếu anh muốn.”
Tuần trăng mật của Eve hoá ra thú vị hơn Eve đã dự đoán rất nhiều.Vì da của Webster nhợt nhạt và nhạy cảm nên anh sợ đi ra ngoài nắng, cho nên Eve xuống bãi bể một mình hàng ngày. Nhưng nàng không bao giờ phải cô đơn quá lâu. Nàng bị vây quanh bởi những người cứu đắm đa tình trên bãi biển, những bọn vô công rồi nghề, những tên trùm tư bản và cả những kẻ ăn chơi. Thật giống hệt như một bữa tiệc gồm nhiều món khai vị tuyệt vời mà Eve tha hồ lựa chọn và thay đổi mỗi ngày. Nàng lại càng muốn hưởng các cuộc truy hoan phóng túng gấp đôi thế bởi vì nàng biết ông chồng nàng đang chờ đợi nàng trong phòng trên lầu. Chàng hầu hạ nàng như một con chó nhỏ nuôi trong nhà, phục vụ tay chân cho nàng. Nếu Eve bày tỏ ước muốn gì, điều ấy được thoả mãn ngay tức khắc. Nàng làm đủ mọi thứ để chửi rủa anh, chọc giận anh, làm cho anh quay lại chống nàng, để rồi anh sẵn lòng bỏ rơi nàng, nhưng tình yêu của anh vẫn không có gì lay chuyển nổi. Ý tưởng để cho Keith Webster ân ái với nàng khiến cho nàng cảm thấy ghê tởm, thế nhưng nàng cũng mừng là Webster có h.am m.uốn t.ình d.ục yếu ớt.
Tuổi tác đã bắt đầu đuổi kịp được mình rồi, bà Kate Blackwell thầm nghĩ. Quá nhiều năm chồng chất trong đời bà, và tất cả đều đầy đủ, phong phú.
Kruger-Brent cần một bàn tay mạnh mẽ lèo lái. Nó cần một người thuộc dòng máu Blackwell. Không có một ai để tiếp tục sau khi mình qua đời, bà Kate thầm nghĩ. Tẩt cả những vận động, thiết lập kế hoạch và phấn đấu của mình cho công ty. Nhưng để cho cái gì? Cho những kẻ lạ mặt chiếm đoạt lấy nó vào một ngày nào đó hay sao ? Mẹ kiếp, mình không thể để cho ch.uyện ấy xảy ra được.
Một tuần lễ sau tuần đi chơi trăng mật trở về, Keith Webster nói như để xin lỗi, “Anh e rằng anh sắp sửa phải trở lại với công việc, em ạ. Anh có nhiều ca phẫu thuật đã được xếp sẵn trên thời khoá biểu. Không có anh bên cạnh em suốt ngày, em có thấy buồn không?”
Eve cố giữ vẻ mặt bình thản. “Em sẽ cố gắng”.
Mỗi buổi sáng, Webster thức dậy và ra khỏi nhà rất sớm, và khi Eve thức dậy, đi xuống bếp, nàng thấy cà phê và các thức ăn sáng đã được dọn ra sẵn sàng cho nàng. Anh mở một chương mục ngân hàng khá lớn lấy tên Eve, và bỏ tiền thêm vào chương mục ấy đều đều. Eve tiêu xài không cần tính toán. Miễn sao Eve vui thích thế là Keith Webster cảm thấy sung sướng. Eve mua những thứ trang súc đắt tiền cho Rory, và sống với anh chàng này hầu như tất cả mọi buổi trưa. Y ta làm việc rất ít.
“Tôi không thể tham dự vào bất cứ vai trò nào. Nó làm hỏng hình ảnh của tôi đi”. Y phàn nàn với Eve.
“Em hiểu, anh yêu quý ạ”.
“Em hiểu được sao? Em biết gì về nghệ thuật trình diễn trên sân khấu? Em sướng từ trong trứng sướng ra”.
Thế là Eve lại mua một món quà tuyệt đẹp để xoa dịu y. Nàng trả hộ cho Rory tiền thuê nhà, mua cho y những bộ quần áo để xuất hiện trong những cuộc phỏng vấn, trả tiền ăn cho y tại các nhà hàng sang trọng để cho các nhà sản xuất phim ảnh trông thấy. Nàng muốn ở bên cạnh Rory hai mươi bốn giờ trên hai mươi bốn, nhưng phiền một nỗi là có chồng nàng ở đó. Eve thường về đến nhà lúc bảy tám giờ tối, và lúc ấy thì Keith Webster đang mặc áo tạp dề lúi húi làm cơm ở trong bếp. Anh không bao giờ hỏi vợ đi đâu về cả.
Trong năm năm kế tiếp đó, Peter Templeton và Alexandra gặp nhau thường xuyên hơn. Người này trở thành một vai trò quan trọng đối với người kia. Peter thường theo Alexandra mỗi lần nàng đi đến dưỡng trí viện để thăm cha, và lối chia sẻ như vậy giúp cho sự đau khổ dễ dàng chịu đựng được hơn.
Một buổi tối nọ, Peter gặp bà Kate, khi anh đến đó để đón Alexandra.
“Thế ra anh cũng là một bác sĩ hả? Tôi đã đi dự hàng chục đám tang của các bác sĩ, thế mà tôi vẫn cứ sống nhăn răng. Anh có biết chút gì về kinh doanh không?”, Bà Kate hỏi.
“Thưa bà Blackwell, tôi không biết nhiều lắm”
“Các anh có tổ chức thành một nghiệp đoàn chứ?”
“Không ạ”.
Bà khịt mũi một tiếng. “Mẹ kiếp, anh chẳng biết gì cả. Anh cần có một người lo về thuế khoá thật giỏi. Tôi sẽ cho anh gặp một người của tôi rất giỏi về việc này. Việc đầu tiên người ấy làm là đưa anh vào nghiệp đoàn, rồi…”
“Xin cảm ơn bà, thưa bà Blackwell, công việc tôi làm bấy lâu nay cũng đã quen rồi và tiến hành khá tốt”.
“Ông nhà tôi xưa kia cũng bướng bỉnh như vậy”, bà Kate nói. Bà quay về phía Alexandra. “Mời anh ấy đến ăn cơm tối. Có lẻ bà có thể dạy cho anh ta khôn hơn được phần nào”.
Ra khỏi nhà, Peter nói, “Bà nội em có vẻ ghét anh”
Alexandra cười, “Bà thích anh đấy. Anh cần phải nghe người ta nói bà nội em đối xử như thế nào đối với những kẻ bà ấy ghét thì anh mới hiểu được”
“Anh không biết bà nội em sẽ nghĩ như thế nào nếu anh nói với bà rằng anh muốn cưới em làm vợ, Alex….?”
Nàng ngước mắt lên nhìn anh, nét mặt rạng rỡ, “Cả bà nội lẫn em đều sẽ cảm thấy như thế là tuyệt vời, Peter ạ.”
Bà Kate quan sát sự diễn tiến của mối tình thơ mộng giữa Alexandra va Peter với vẻ thích thú. Bà mến ông bác sĩ trẻ, và nghĩ rằng anh ta sẽ là người chồng tốt của Alexandra. Nhưng bản chất bà là một người buôn bán, đổi chác. Lúc này, bà ngồi trước lò sưởi đối diện với hai người.
“Nói thật với anh”, bà nói dối, “rằng điều này quả là bất ngờ đối với tôi. Xưa nay tôi vẫn mong rằng Alexandra lấy một nhà quản trị kinh doanh để sau này có thể nắm lấy việc điều khiển Công ty Kruger-Brent”.
“Thưa bà, đây không phải là một lời đề nghị kinh doanh. Alexandra và tôi muốn thành hôn với nhau”
“Về mặt khác”, Bà Kate tiếp tục nói như không có sự gián đoạn, “anh là một nhà tâm lí trị liệu. Anh hiểu trí tuệ và các xúc con người hoạt động như thế nào. Do đó, có lẻ anh sẽ là người điều đình rất giỏi trong công tác kinh doanh. Tôi muốn anh dính líu với công ty. Anh có thể…”
“Không”, Peter đáp với vẻ cương quyết, “Tôi là một bác sĩ. Tôi không thích đi vào lĩnh vực kinh doanh”.
“Đây không phải là đi vào lĩnh vực kinh doanh”, bà Kate gắt lên, “Chúng tôi không nói đến một cửa hiệu tạp hoá ở một góc phố nào đó. Anh sẽ là một thành phần của gia đình và tôi đang cần một người có thể điều khiển…”
“Tôi xin lỗi”, giọng của Peter có vẻ dứt khoát, “Tôi sẽ không dính líu gì đến công ty Kruger-Brent. Bà sẽ phải tìm ra một người khác để làm công việc ấy…”
Bà Kate đưa mắt về phía Alexandra. “Cháu có ý kiến gì về câu ch.uyện ấy hay không?”
“Cháu muốn tất cả thứ gì có thể đem lại hạnh phúc cho Peter, bà ạ”
“Thật là đồ vô ân bội nghĩa”, Bà Kate quắt mắt lên, “Cả hai đứa bây đều là ích kỉ”. Bà thở dài. “Thôi được. Biết đâu các người một ngày nào đó sẽ thay đổi ý kiến”. Rồi bà nói thêm, “Các người có định có con cái không nào?”
“Đó là một vấn đề riêng tư. Tôi có cảm tưởng như bà là một người rất giỏi vận động con người, thưa bà Blackwell, nhưng Alex và tôi sẽ sống cuộc sống riêng của chúng tôi, và các con chúng tôi – nếu chúng tôi có con – cũng sẽ sống cuộc sống riêng của chúng nó”
Bà Kate cười dịu dàng. “Anh sẽ không làm thế nào khác thế được, Peter ạ. Tôi đã tự đặt ra cho mình một nguyên tắc là suốt đời không bao giờ can thiệp vào cuộc sống của những người khác”.
Hai tháng sau, Alexandra và Peter trở về nhà sau tuần trăng mật. Alexandra mang bầu. Khi bà Kate nghe được tin này, bà nghĩ thầm, “Tốt lắm, nó sẽ là một đứa con trai”.
Eve nằm trên gi.ường nhìn Rory trần truồng bước ra khỏi phòng tắm. Anh ta có một thân hình đẹp, rắn chắc, gọn gàng. Eve ưa thích lối ân ái của anh, nhưng vẫn chưa thấy được đầy đủ. Nàng ngờ rằng y có thể có nhiều nhân tình khác nữa, nhưng nàng ngại không dám hỏi sợ làm y buồn lòng. Lúc này, y đã đi đến gi.ường nằm, đưa ngón tay vuốt nhẹ trên làn da của nàng ở ngay dưới đôi mắt, và nói, “Này, em bé ạ, em đã có ít nhiều vết nhăn rồi đó. Thế mà có duyên lắm đấy”.
Mỗi lời nói như một nhát dao đâm, một điều nhắc nhở về sự khác biệt tuổi tác giữa họ với nhau, và cho biết rằng nàng nay đã hai mươi lăm tuổi rồi. Họ lại làm tình với nhau lần nữa, nhưng trí óc của nàng thì để ở đâu đâu.
Gần chín giờ, Eve mới về đến nhà. Keith Webster đang phết mỡ lên miếng thịt nướng trên lò.
Anh hôn nàng trên má. “Chào em yêu quý. Anh đã làm xong mấy món ăn em rất thích. Chúng ta sẽ ăn…”
“Keith này, tôi muốn anh làm hết các vết nhăn này cho tôi”
Anh chớp mắt. “Vết nhăn nào?”
Nàng chỉ vùng dưới mắt. “Những vết này”.
“Đó là những vết nhăn hiện lên khi em cười. Anh thích những cái ấy lắm! Em hãy tin ở anh. Đó là…”
“Trời ơi, anh chỉ cần làm hết các vết nhăn ấy cho tôi. Nghề nghiệp sinh sống anh là như thế mà, phải thế không?”
“Phải, nhưng mà … Thôi được”, anh cố gắng xoa dịu, “Nếu điều ấy làm cho em cảm thấy sung sướng thì anh cũng sẽ làm”.
“Khi nào bắt đầu?”
“Chừng sáu tuần lễ nữa. Thời khoá biểu của anh đã sắp đầy ắp cả rồi”
“Tôi không phải là một trong các bệnh nhân chó chết của anh. Tôi là vợ anh”, Eve gắt lên. “Tôi muốn anh làm ngay bây giờ – ngày mai”
“Bệnh viện đóng cửa vào ngày thứ bảy”
“Vậy thì mở nó ra”. Cái anh chàng này thật ngu xuẩn! Trời ơi, làm sao dứt bỏ hắn ngay bây giờ ! Thế nào nàng cũng sẽ dứt bỏ hắn. Bằng cách này hoặc cách khác. Càng sớm càng tốt.
“Em hãy đi vào trong phòng kia một lát”. Anh đưa nàng vào phòng trang điểm.
Nàng ngồi xuống một chiếc ghế dưới ánh sáng chói lọi của một ngọn đèn, trong khi Webster cẩn thận xem xét mặt nàng. Chỉ trong chốc lát anh ta từ một anh chàng lù khù bé nhỏ, tự mãn, biến thành một nhà phẫu thuật xuất sắc. Eve cũng nhận ra được sự biến đổi ấy. Nàng nhớ lại phép lạ anh đã thực hiện trên khuôn mặt nàng trước đây. Lần phẫu thuật này đối với Keith có vẻ nhuu không cần thiết, nhưng anh đã lầm. Nó mang tính chất sống còn. Eve không thể nào chịu đựng được ý nghĩ sẽ phải mất Rory.
Keith Webster tắt ngọn đèn rọi. “Không khó khăn gì!”. Anh trấn an nàng. “Anh sẽ bắt đầu làm vào ngày mai”
Sáng hôm sau, cả hai người cùng đi đến bệnh viện. Webster nói, “Anh thường có một y tá giúp việc cho anh, nhưng với một việc nhỏ nhặt như thế này thì điều đó không cần thiết”
“Anh có thể sửa đổi chút ít ở chỗ này cho tôi trong khi anh làm công việc ấy”. Nàng vừa nói vừa kéo chút ít lớp da ở cổ họng.
“Nếu em muốn thì cũng được, em ạ. Để anh cho em một thứ thuốc, để em ngủ. Như vậy em sẽ chẳng thấy khó chịu gì cả. Anh không muốn em yêu quý của anh cảm thấy đau đớn”.
Eve ngồi nhìn trong khi Webster đổ thuốc vào ống tiêm, rồi tiêm cho nàng một mũi. Dù có đau đớn, nàng cũng có thể chịu đựng được. Tất cả việc làm này là vì Rory, anh Rory yêu quý. Nàng nhớ đến thân hình rắn chắc như đá của Rory và cái nhìn thèm khát của anh ta.
…Nàng dần dần trôi vào giấc ngủ.
Khi tỉnh dậy, nàng thấy mình nằm trên một chiếc gi.ường trong một căn phòng ở phía sau của bệnh viện. Keith Webster đang ngồi trên ghế bên cạnh gi.ường.
“Kết quả thế nào?”. Giọng nàng vẫn còn lè nhè vì ngái ngủ.
“Tốt lắm”, Webster tủm tỉm cười.
Eve gật đầu rồi ngủ lại.
Khi nàng thức dậy sau đó, Keith Webster vẫn còn ngồi tại chỗ. Anh nói, “Chúng ta còn phải để nguyên băng trong ít ngày nữa. Anh cần phải giữ em ở lại đây để tiện săn sóc chu đáo”.
“Được rồi”.
Webster kiểm soát hàng ngày, xem xét mặt nàng, rồi gật đầu nói, “Hoàn hảo”.
“Khi nào thì tôi có thể nhìn thấy mặt tôi được?”
“Vào khoảng thứ sáu này, tất cả sẽ lành hẳn” Anh cam đoan.
Eve ra lệnh cho viên y tá trưởng phải gắn một điện thoại riêng bên cạnh gi.ường nàng. Cú điện thoại đầu tiên nàng gọi là cho Rory.
“Sao, em bé, em đang ở nơi quỷ quái nào đấy?” Rory hỏi, “Anh đang ‘hứng’ lắm đây”.
“Thì em cũng thế, anh yêu quý ạ. Em vẫn còn đang bị bó chân bó cẳng vì cái hội nghị khỉ gió về y khoa của hắn ta ở Florida. Nhưng em sẽ trở về tuần sau”.
“Phải đấy, em nên trở về”
“Anh có nhớ em không?”
“Nhớ như điên ấy”
Eve nghe có tiếng thì thầm ở phía sau qua điện thoại. “Có ai đang đứng với anh ở đấy”.
“Phải, anh và các bạn sắp có một cuộc truy hoan, say sưa chút xíu thôi mà”. Rory vẫn thích nói đùa. “Anh phải đi bây giờ đây”. Đường dây bị cúp.
Eve điện thoại cho Alexandra, lắng nghe một cách chán nản câu chuyện của Alexandra, hăm hở báo tin cho Eve biết rằng nàng đang có mang. Eve nói, “Chị lúc nào cũng mong được trở thành một bà dì”.
Eve ít khi gặp bà nội. Bà có vẻ lạnh nhạt, nhưng Eve không hiểu tại sao. Rồi đây bà ấy sẽ phải nhượng bộ thôi, Eve nghĩ thầm.
Bà Kate không bao giờ hỏi về Keith Webster, nhưng Eve không trách bà bởi vì anh ta chẳng là gì hết. Có lẽ một ngày nào đó, Eve sẽ bàn với Rory để nhờ anh ta giúp mình trừ khử Keith Webster. Lúc ấy Rory sẽ ràng buộc với nàng vĩnh viễn. Thật là một chuyện hết sức khó tin nếu Eve ngày nào cũng cắm sừng lên đầu chồng mà anh ta không nghi ngờ hay không quan tâm gì cả. Nhưng mà, cảm ơn Chúa, kể ra thì anh ta cũng có tài năng về một phương diện nào đó. Các băng sẽ được tháo ra vào thứ sáu này.
Eve dậy thật sớm vào sáng thứ sáu, và nóng lòng chờ đợi Keith Webster.
“Bây giờ đã gần đến trưa rồi”. Nàng phàn nàn với chồng. “Anh ở đâu mà bây giờ mới đến?”
“Anh xin lỗi, em yêu quý. Anh ở phòng mổ cả sáng hôm nay”
“Tôi chẳng cần biết khỉ khô gì về cái ch.uyện ấy cả. Tháo băng ra, tôi muốn xem nó thế nào”
“Được lắm”
Eve ngồi thẳng dậy, yên lặng, trong khi Webster cắt băng ra khỏi mặt nàng một cách thành thạo. Anh lùi lại để ngắm mặt nàng. Nàng thấy vẻ hài lòng hiện lên trong đôi mắt anh. “Tuyệt hảo”.
“Đưa cho tôi tấm gương soi”
Anh vội vã đi ra khỏi phòng, rồi một lát sau trở lại với một tấm gương cầm tay. Với một vẻ hãnh diện, anh đưa tấm gương cho nàng.
Eve chậm rãi đưa tấm gương lên mặt, rồi nhìn gương mặt nàng được phản chiếu trên đó.
Rồi nàng thét lên một tiếng.
 
CHƯƠNG 36 -
Đối với bà Kate Blackwell, dường như bánh xe thời gian quay nhanh hơn, xô đẩy ngày tháng hối hả trôi qua, hoà lẫn mùa đông với mùa xuân, mùa hạ với mùa thu cho đến khi tất cả các mùa và năm tháng trộn lẫn vào nhau thành một. Lúc này bà đã ở vào những năm cuối của tuổi tám mươi rồi. Tám mươi mấy nhỉ? Đôi khi bà quên hẳn tuổi chính xác của bà. Bà có thể đương đầu với tuổi già, nhưng không thể nào chịu được ý nghĩ sẽ trở thành một bà già nhếch nhác, luộm thuộm. Vì vậy, bà ra sức chăm nom dáng vẻ bề ngoài của bà. Khi ngắm mình trong gương, bà thấy trước mặt bà một phụ nữ gọn gàng, dáng người thẳng thắn, kiêu hãnh, bất khuất.
Hàng ngày bà vẫn đến văn phòng, nhưng đó là một động tác, một mưu mẹo để ngăn ngừa cái chết. Bà tham dự tất cả các cuộc họp của ban giám đốc, nhưng mọi việc không còn rõ ràng, sáng tỏ như xưa kia nữa. Mọi người xung quanh bà có vẻ như nói quá nhanh. Điều khiến bà bực dọc, lo lắng nhất là trí óc có vẻ như muốn chơi khăm bà. Quá khứ và hiện tại cứ trộn lẫn với nhau. Thế giới của bà thu hẹp lại, mỗi lúc một nhỏ hơn.
Nếu có một sợi dây cứu mạng mà bà Kate nắm chặt lấy, một thứ động lực giúp cho bà tồn tại, ấy là niềm tin tưởng tha thiết rằng một ngày nào đó một người trong gia đình bà sẽ đảm trách công ty Kruger-Brent. Bà Kate không có ý định để cho những kẻ ở bên ngoài giằng lấy cái mà Jamie McGregor, Margaret, bà và David đã khổ sở, khó nhọc rất nhiều và rất lâu dài để gây dựng lên. Eve, kẻ mà bà đã hai lần đặt vào biết bao hi vọng, là một kẻ giết người. Hắn lại còn là một con người kì cục nữa, nhưng bà đã không cần phải trừng trị hắn. Bà đã gặp lại Eve một lần. Những gì mà hắn phải chịu đựng cũng đủ là một sự trừng phạt cho hằn rồi.
Một hôm, Eve thấy mặt mình trong gương, nàng đã định tự vẫn. Nàng đã uống cả một lọ thuốc ngủ, nhưng Keith Webster đã kịp bơm dạ dày cho nàng, rồi đưa nàng về nhà. Anh quanh quẩn bên nàng thường trực. Khi anh phải đi đến bệnh viện, anh giao cho các y tá canh chừng nàng ngày cũng như đêm.
“Xin anh cho tôi chết đi”, Eve năn nỉ chồng. “Tôi van anh, Keith! Tôi không muốn sống như thế này”.
“Từ nay em hoàn toàn thuộc về anh”, Keith Webster nói. “Anh sẽ yêu em mãi mãi”.
Hình ảnh khuôn mặt nàng như thế nào đã in khắc trong trí óc Eve. Nàng thuyết phục Keith đuổi các nữ y tá đi, vì nàng không muốn bất cứ một ai ở xung quanh nhìn thấy nàng, chõ mắt nhìn nàng chằm chằm.
Alexandra thỉnh thoảng gọi điện thoại đến nàng, nhưng Eve từ chối không muốn gặp. Tất cả mọi thứ được gửi đến đều phải đặt ngoài cửa để cho không một ai nhìn thấy được mặt nàng. Người duy nhất gặp nàng là Keith Webster. Rốt cuộc anh là người duy nhất còn lại vói nàng. Anh là cái móc nối của nàng với thế giới bên ngoài, và nàng cảm thấy kinh hãi với ý nghĩ rằng một ngày kia Keith Webster cũng sẽ bỏ rơi nàng, để lại nàng cô đơn với vẻ mặt xấu xí – cái vẻ xấu xí không thể nào chịu đựng nổi.
Mỗi buổi sáng vào lúc năm giờ, Keith Webster thức dậy, đi đến bệnh viện, còn Eve thì bao giờ cũng dậy trước anh để sửa soạn bữa ăn sáng. Đêm nào nàng cũng nấu cơm tối cho anh, và mỗi khi anh về nhà trễ, nàng cảm thấy lo lắng. Biết đâu anh ấy đã tìm thấy một người đàn bà nào khác? Biết đâu anh ấy không trở về với nàng nữa?
Khi nghe tiếng chìa khoá lách cách ở cửa, nàng chạy đến mở cửa, rồi ngã vào vòng tay anh, ôm anh thật chặt. Nàng không bao giờ gợi ý anh cùng ân ái với nàng vì lo sợ anh sẽ từ chối, nhưng khi anh thật sự ân ái với nàng thì nàng có cảm tưởng như anh đang ban ân huệ cho nàng.
Một lần, nàng rụt rè hỏi chồng, “Anh yêu quý, anh trừng phạt em như thế đã đủ chưa? Anh không thể nào sửa chữa lại khuôn mặt của em hay sao?”
Anh nhìn nàng, nói một cách hãnh diện, “Không bao giờ có thể sữa chữa lại được, em ạ”.
Thời gian trôi qua, mỗi lúc Keith Webster mỗi trở nên đòi hỏi, độc đoán hơn, cho đến khi Eve hoàn toàn trở thành một tên nô lệ của anh, phục vụ mọi nhu cầu bất chợt của anh. Vẻ mặt xấu xí của nàng buộc nàng vào anh chặt chẽ hơn cả những dây xích bằng xích sắt.
Tất cả mọi người trong gia đình đều nhận được giấy mời cùng một ngày. Giấy mời viết : BÀ KATE BLACKWELL TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI QUÝ VỊ ĐẾN DỰ LỄ SINH NHẬT THỨ CHÍN MƯƠI CỦA BÀ Ở NGÔI NHÀ CEDAR HILL, DARK HARBOR, MAINE, NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 1982, HỒI TÁM GIỜ. ÁO VÉT VÀ NƠ ĐEN.
Khi Keith Webster đọc giấy mời, anh đưa mắt nhìn Eve và nói, “Chúng ta sẽ cùng đi”.
“Ồ, không đâu. Em không thể đi được. Anh đi đi. Em sẽ...”
Anh nói, “Cả hai chúng ta đều sẽ đi cả”.
Tony Blackwell đang vẽ trong vườn của dưỡng trí viện thì một người bạn đến gần anh. “Có một lá thư của anh này, Tony”.
Tony mở phong bì ra, rồi với một nụ cười mơ hồ loé lên trên mặt, anh nói, “Tôi cũng thích dự các lễ sinh nhật”.
Peter Templeton nhìn tấm thiệp một hồi, rồi nói, “Anh không thể nào tin được rằng bà “con gái” già ấy đã chín mươi tuổi rồi. Thật là một người đàn bà kì lạ”.
“Lạ thật, anh nhỉ”. Alexandra đồng ý. Rồi nàng nói thêm với một giọng thâm trầm, “Có một điều rất là dễ thương, anh có biết là gì không? Ấy là thằng bé Robert của chúng ta cũng nhận được một thiệp mời, gửi riêng đến cho nó”.
 
CHƯƠNG 37 -
Các khách khứa đêm qua đã ra về lâu rồi bằng tàu phà và máy bay. Cả gia đình Blackwell tụ họp trong thư viện của ngôi nhà Cedar Hill. Bà Kate nhìn mọi người trong căn phòng, từng người một. Bà trông thấy mỗi người một cách rõ ràng kì lạ. Tony giống như một loài thực vật tươi cười, dễ thương một cách mơ hồ, đã từng cố ý giết bà, đứa con trai của bà đã từng một thời tràn đầy hứa hẹn và hi vọng. Eve, tên sát nhân, kẻ lẽ ra đã có thể làm chủ thế giới nếu hắn không có mầm mống ác độc trong người. Bà thầm nghĩ, thật là một điều mỉa mai khi sự trừng phạt ghê gớm hắn phải gánh chịu lại do tay một kẻ bé nhỏ, vô giá trị, nhu mì, dễ bảo, mà hắn đã lấy làm chồng. Rồi lại Alexandra nữa. Xinh đẹp, trìu mến, tốt bụng – nhưng lại là mối thất vọng cay đắng nhất của bà. Nàng đã đặt hạnh phúc riêng lên trên phúc lợi của công ty. Nàng đã không quan tâm gì đến Kruger-Brent và đã chọn một người chồng không muốn dính líu chút gì với công ty. Phản bội, cả hai chúng nó đều là kẻ phản bội. Phải chăng tất cả nỗi đau thương trong quá khứ không đem lại một chút kết quả nào cả hay sao? Không, bà Kate thầm nghĩ. Ta không thể để nó chấm dứt như thế này được. Tất cả đều không phải là uổng phí. Ta đã xây dựng nên một triều đại đáng kiêu hãnh. Một bệnh viện ở Cape Town đã mang tên ta. Ta đã xây dựng các trường học, thư viện, và đã giúp đỡ cho đồng bào của Banda. Bà bắt đầu cảm thấy đau nhói trong đầu. Căn phòng dần dần tràn ngập những bóng ma. Jamie McGregor và Margaret – trông xinh đẹp làm sao – và Banda đang tủm tỉm cười với bà. Rồi David nữa, người chồng thương yêu, tuyệt vời của bà, đang dang tay ra chờ đón. Bà lúc lắc đầu để xua đuổi hình ảnh ấy đi. Không, bà chưa sẵn sàng đi theo bất cứ người nào trong bọn họ. Chẳng bao lâu nữa thôi, bà nghĩ thầm. Chẳng bao lâu nữa.
Còn có thêm một thành viên khác của gia đình trong căn phòng này. Bà quay về phía đứa chắt xinh đẹp và nói, “Lại đây, chắt yêu quý”.
Robert bước lên, cầm lấy tay bà.
“Buổi tiệc sinh nhật thật là lớn cố ạ”
“Cảm ơn chắt Robert của ta. Ta rất mừng chắt của ta đã vui thích lễ sinh nhật ấy. Chắt học hành ở trường ra sao rồi?”
“Tất cả đều là điểm nhất, đúng như cố đã bảo chắt phải lấy cho kì được. Chắt đứng đầu lớp đấy, cố ạ”.
Bà Kate đưa mắt nhìn Peter. “Khi nào nó đủ tuổi rồi cháu nên cho Robert đi học trường Wharton. Đó là trường tốt nhất...”
Peter cười, “Lạy Chúa, Bà nội yêu quý ạ, bà vẫn chưa chịu bỏ cuộc hay sao? Robert sẽ làm đúng theo những gì mà nó thích. Nó có khả năng đặc biệt về âm nhạc, và muốn trở thành một nhạc sĩ cổ điển. Nó sẽ tự chọn lấy cuộc sống của mình”.
“Cháu nói đúng đấy”, Bà Kate thở dài. “Bà đã già rồi, không còn có quyền gì can thiệp nữa. Nếu nó muốn trở thành một nhạc sĩ, thì đó là điều nó nên làm”. Bà quay về phía cậu bé, đôi mắt sáng ngời yêu thương. “Nhớ điều này nhé, Robert, ta không thể hứa hẹn điều gì cả, nhưng ta sẽ cố gắng giúp cho chắt của ta. Ta quen biết một người vốn là bạn thân của Zubin Mehta”.
 
×
Quay lại
Top