TẠO CÂU CHUYỆN THEO KỸ THUẬT TƯƠNG TỰ

Lê Hảo

Thành viên
Tham gia
11/3/2015
Bài viết
10
Chúng ta thường khó khăn khi tạo ra 1 câu chuyện, bài viết dưới đây trích ra từ cuốn bí quyết thuyết trình của steve jobs, trình bày các kỹ thuật đơn giản để tạo ra câu chuyện thu hút người nghe.
Kỹ thuật này được Steve Jobs gọi là TẠO CÂU CHUYỆN THEO KỸ THUẬT TƯƠNG TỰ
Kỹ thuật này chia bài thuyết trình ra làm 9 thành phần.
1 ĐẦU ĐỀ.
Chọn ý tưởng chính và duy nhất bạn muốn thể hiện cho người khác muốn nghe- khoảng 140 ký tự .
VD: Ngày thuyết trình iphone Steve Jobs chọn “ Ngày nay apple phát minh ra điện thoại”.
• “Hôm nay sản phẩm của bạn giúp thanh niên tới tầm cao mới”.
• “ Ngày Apple thu gọn ipod”.
2. PHÁT BIỂU VỀ NIỀM ĐAM MÊ.
Aristotle là cha đẻ của diễn thuyết khẳng định diễn giả phải có niềm đam mê với sản phẩm, bài nói chuyện của mình. Vd: “ Tôi rất phấn khởi về sản phẩm (công ty, sáng kiến, chức năng…v..v..) này vì nó ………”.
3. BA THÔNG ĐIỆP CHỦ CHỐT.
Chọn ra ba điều mà bạn muốn nói với khán giả, bởi vì nghiên cứu cho thấy người nghe chỉ có khả năng nắm bắt và nhớ tốt nhất 3 điều, mà chúng ta hay gọi số 3 huyền thoại trong thuyết trình.
4. ẨN DỤ VÀ LOẠI SUY.
Ẩn dụ- suy nhĩ bài nói chuyện theo 1 câu chuyên; VD: “Chúng ta đang đã trên cùng mộ sân bóng …” Thay cho “chúng ta đang cùng làm việc nhóm với nhau…”.
Loại suy – So sánh tương tự 2 sự việc, giúp người nghe hiểu được các kỹ thuật VD: “ Bộ phận xữ lý –con chip chính là bộ óc của máy tính” giúp người nghe hiểu ra “à, Con chíp trong máy tính giống như não trong cơ thể người”.
5. CÁC BIỂU DIỄN.
Khi tung ra hệ điều hành Leopard, Steve jobs nói nó có hơn 300 chức năng, ông chỉ chọn ra 10 chức năng tiêu biểu, nhưng thay vì ghi ra trên slide ông lần lượt biểu diễn chúng để khán giả xem nó hoạt động tuyệt vời như thế nào.
Tương tự nếu bạn đang có 1 website thương mại điện tử bạn có thể biểu diễn các chức năng tìm kiếm hàng hóa trên hệ thống dữ liệu tuyệt vời của bạn.
6. NHỮNG ĐỐI TÁC.
Khi Steve thuyết trình về sự kiện ra mắt kinh điển itunes, ông tuyên bố tất cả các bài hát của Madonna đều có trên itunes, thì Madonna bất ngờ xuất hiện trên Webcam làm cả khán phòng sống dạy.
Bạn cũng vậy khi nói về sản phẩm của mình có mời thêm các đối tác của mình.
7. BẰNG CHỨNG VỀ KHÁCH HÀNG VÀ BẢO LÃNH CỦA BÊN THỨ 3
Các lời chứng nhận của khách hàng, hay 1 người có uy tín về điều bạn nói là những bằng chứng nặng ký nhất để bạn chứng minh với người khác.
8. LÀM CÁC ĐOẠN VIDEO NGẮN
Trong bài giới thiệu xuất sắc iphone 3GS, ông mở một đoạn video quảng cáo 30s nói về tốc độ kết nối mạng internet cao của nó. Ông kết thúc lại “ Đây rồi, cuối cùng đã có cái chiến thắng iphone” làm khán phòng trầm trồ vì VIDEO thể hiện tốc độ internet đó.
Video là một công cụ hùng mạnh ngay cả cho những bài thuyết trình .
9. CÁC VẬT CHỨNG , BIỂU ĐỒ YỂM TRỢ.
Ứng dụng lý thuyết tiếp cận thông tin của con người-đó là tiếp cận bằng mắt, bằng thính giác và bằng xúc giác (sờ, chạm). Chúng ta tận dụng triệt để các vật dụng liên quan đến sản phẩm hay đối tượng trong bài thuyết trình của mình .
Trong bài thuyết trình chiếc MÁC, khi nói đến sự tinh tế trong thiết kế nguyên khối nhôm của chiếc MAC, steve đã chuẩn bị cho khán giả trong phòng sờ lên nó để cảm nhận thật về điều ông nói. Khiến khán giả không thể không chú ý.
ĐÂY LÀ ĐỀ CƯƠNG CĂN BẢN ĐỂ TẠO CÂU CHUYỆN ĐỈNH CAO BẠN DÙNG TRONG BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỂ THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC.
https://www.facebook.com/c2cstudy.vietnam?fref=ts
 
×
Quay lại
Top