Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ - vấn đề không mới

tv3820

Thành viên
Tham gia
14/8/2013
Bài viết
0
Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt về sức khỏe. Bởi vì: môi trường sống hiện nay có rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho trẻ: Dinh dưỡng thiếu cân đối, thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh do virus, vi khuẩn gia tăng…Trong khi đó hệ thống miễn dịch ở trẻ em nhất là trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong những năm đầu đời.

Để giúp trẻ khỏe mạnh hơn yếu tố quan trong nhất là tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phát triển toàn diện hệ miễn dịch ở trẻ. Sau đây là một số biện pháp nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
1. Chống cúm bằng thực phẩm
- Luôn chú ý tới những gì trẻ sẽ ăn và uống là yếu tố cơ bản để tạo nên hàng rào miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm.
- Luôn chú ý tới những gì trẻ sẽ
- ăn và uống là yếu tố cơ bản để tạo nên hàng rào miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm.
- Trứng, các loại hạt họ lạc, thịt và cá sẽ cung cấp cho hệ miễn dịch các vitamin B6, B12, kẽm và selen.
- Những thực phẩm khác bao gồm sữa (cung cấp vitamin A và D), ngũ cốc bổ sung vi chất B6, A, axit folic, selen, sắt và kẽm… sẽ cung cấp cho hệ miễn dịch khả năng tiêu diệt các “vật thể lạ” xâm nhập vào cơ thể trẻ.
- Thực phẩm có omega-3 và các chất chống ôxy hóa sẽ giúp trẻ không bị cảm lạnh.
2. Ngủ đủ giấc
- Các chuyên gia sức khỏe Nhi cho rằng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm mới giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.
- Khi cơ thể ở trong trạng thái ngủ say, huyết áp sẽ giảm, quá trình phục hồi và tăng trưởng sẽ diễn ra, năng lượng sẽ được tích lũy, máu tăng cường tới các cơ bắp và hormone sẽ được tiết ra…
- Việc của bạn là tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, nơi ngủ thoải mái, an toàn.
3. Vận động thường xuyên
- Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa một hệ miễn dịch khỏe mạnh với việc tập thể dục thể thao ở trẻ (đi bộ nhanh hay chơi đá bóng…).
- Trẻ thường xuyên vận động, ít có thời gian ngồi trước màn hình tivi hay máy tính sẽ khỏe mạnh và ít ốm hơn những trẻ khác.
4. Cho trẻ bú mẹ
- Sữa mẹ cung cấp các dưỡng chất cơ bản cho sự phát triển của trẻ và hơn thế, sữa mẹ còn chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
- Nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ ít bị viêm tai giữa hơn.
5. Vitamin và khoáng chất bổ sung
- Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng trưởng và phát triển cũng như xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Nếu bạn nghĩ rằng trẻ thiếu vi chất nào đó do thói quen uống thì cần trao đổi với bác sĩ nhi để được tư vấn cụ thể.
6. Rửa tay với xà phòng
- Đây là một câu nói rất quen thuộc nhưng nhiều người lại quên hoặc không để ý.
- Rửa tay giúp ngăn chặn vi khuẩn không xâm nhập vào chể, từ đó hỗ trợ cho hệ miễn dịch.

THYMOKID - GIẢI PHÁP MỚI BẢO VỆ VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ
- Thymomodulin có bản chất là các protein có hoạt tính sinh học cao được tinh chế từ hormone tuyến ức của con bê non bằng kỹ thuật sinh học hiện đại. Thymomodulin dược chứng minh là làm tăng rõ rệt lượng bạch cầu, đặc biệt tăng cao đáng kể số lượng Lympho T - tế bào miễn dịch quan trọng nhất của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Thymokid chứa Thymomodulin với hàm lượng phù hợp là giải pháp an toàn, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trước các tác nhân gây bệnh.
- Ngoài thymomodulin, Thymokid còn chứa L-Lysine, kẽm và các vitamin nhóm B
- Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và phát triển chiều cao. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym trong cơ thể, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ trong giai đoạn mang thai, tuổi thơ và vị thành niên. Vitamin nhóm B cần thiết với cơ thể. Đây là hợp chất hòa tan, không lưu lại trong cơ thể lâu nên cần phải bổ sung thường xuyên qua thực phẩm hàng ngày.
- Sự phối hợp Thymomodulin, Lysine, kẽm và vitamin nhóm B trong Thymokid là một giải pháp mới giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách toàn diện nhất. Sản phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch đồng thời bổ sung dinh dưỡng và giúp trẻ ăn ngon, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. 3 tác dụng này hiệp đồng với nhau tạo ra hiệu quả tối ưu trong việc giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.
- Đối tượng khuyên dung của thymokid là Trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn; trẻ suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng kém như: TRẻ em bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, lao, cúm, viêm nhiễm…Trẻ em đang sử dụng các thuốc hoặc hóa chất điều trị độc hại.
- Thymokid được bào chế dưới dạng cốm và siro tiện dụng (có thể nhai trực tiếp và rất dễ hòa tan trong nước) mùi vị sữa thơm ngon sẽ là một thực phẩm bổ sung được trẻ em yêu thích.
THYMOKIDong_zps62f43cd2.jpg

Sản xuất và phân phối: Công ty TNHH TM dược phẩm Trang Ly
Địa chỉ: Số 5, G19, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Tel: 043 7738337 – 043 7732901 – 043 7735586.

Tag: tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tăng miễn dịch cho trẻ, trẻ biếng ăn...
 
Trẻ hết biếng ăn - phát triển toàn diện

Khoảng 49,5% trẻ khám bệnh tại Viên Nhi Trung ương đều có triệu chứng biếng ăn gây lo lắng cho các bà mẹ. Các bà mẹ thường phàn nàn:”Bác sĩ ơi, em cố gắng thay đổi món ăn hằng ngày, nêm nếm cẩn thận, đảm bảo trong chén cháo, chén cơm có đủ chất dinh dưỡng theo như sách dạy. Vậy mà không hiểu tại sao con em không chịu ăn? Dỗ dành, năn nỉ, cho xem truyền hình, bế đi từ đầu làng đến cuối xóm, hăm dọa, thậm chí tát vào má hay đánh vào mông. Dùng đủ biện pháp mà con em vẫn không ăn, trong 1 tháng nó sụt mất 1 kg rồi. Em lo quá, em đã cho cháu đi khám nhiều bác sĩ, uống nhiều loại thuốc bổ , mà không có kết quả gì ! Không biết tâm lý của cháu thế nào, có ảnh hưởng gì đến việc ăn uống không?”



Đó là những lời tâm sự của các bà mẹ có con từ 1 đến 5 tuổi, là lứa tuổi trẻ bắt đầu tập sống tự lập . Sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ giảm, do đó số lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể của trẻ cũng giảm. Để giúp trẻ ăn tốt trong lứa tuổi này, phụ huynh cần điều chỉnh theo nhu cầu thể chất, xã hội và cảm xúc của trẻ.
Trẻ có những biểu hiện khó ăn gì gây lo lắng cho người mẹ?
- Không thích một số lớn các thức ăn, mặc dù trước đó đã thích ăn.
- Từ chối ăn thử một số thức ăn mới
- Không thích ăn thức ăn đặc, không chịu nhai, chỉ thích ăn thức ăn xay nhuyễn.
- Chỉ ăn vài muỗng thức ăn mà thôi.
- Không ngồi vào bàn ăn, nhưng chạy lăng xăng.
- Phải được dụ dỗ bằng cách cho xem quảng cáo trong truyền hình.
Cha mẹ cần biết những hiện tượng trên không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của trẻ hoặc gây suy dinh dưỡng trong một thời gian ngắn. Cha mẹ cần ý thức để điều chỉnh một số thói quen ăn uống không đúng cách càng sớm càng tốt.
Những kỹ năng ăn uống nào cần được khuyến khích.
Trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi học cách xoay sở, giao tiếp và kiểm soát một số khía cạnh trong đời trẻ. Khả năng tự ăn là một việc quan trọng để tập sống tự lập. Trẻ cần được khuyến khích trong các kỹ năng ăn uống sau đây:
- Tập uống bằng ly từ 12-18 tháng tuổi
- Tập dùng muỗng tự ăn từ 15 tháng tuổi
- Chế độ ăn với chất liệu đa dạng động viên trẻ nhai và phát triển vận động miệng
- Ăn cơm chung với gia đình để khuyến khích khía cạnh xã hội của việc ăn uống và làm gương về cách ăn uống lành mạnh.
- Cho phép trẻ tự chọn món ăn.
- Cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị thức ăn.



Làm thế nào cha mẹ giúp trẻ ăn tốt?

Cha mẹ cần có sự tương tác tốt với con trong giờ ăn, có nghĩa là cùng chia sẻ trách nhiệm trong bữa ăn. Cha mẹ có trách nhiệm chọn thực phẩm an toàn và phù hợp với trẻ. Còn trẻ tự quyết định ăn bao nhiêu tùy sở thích và nhu cầu của trẻ. Hậu quả của việc không cho phép trẻ nhìn nhận và đáp ứng với dấu hiệu đói hay no là trẻ sẽ cảm thấy lo âu thay vì vui thích khi ăn và không tự điều hòa lượng thức ăn cần thiết.
Cha mẹ có thể làm những việc sau đây:
- Cho phép trẻ tự điều chỉnh việc ăn uống. Mỗi ngày trẻ được ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trẻ có cơ hội tự quyết định ăn lúc nào và ăn bao nhiêu. Cha mẹ hãy tin tưởng trẻ có khả năng biết số năng lượng trẻ cần hằng ngày.
- Giới thiệu thức ăn dạng cho trẻ trước 2 tuổi.
- Cho trẻ lựa chọn giữa 2 loại thức ăn uống.
- Đừng bỏ cuộc khi trẻ từ chối thức ăn mới. Các nghiên cứu cho thấy có khi cần giới thiệu đến 15 lần để trẻ chấp nhận một thức ăn mới. Nên trộn ít thức ăn mới vào thức ăn quen thuộc để giúp trẻ chấp nhận thức ăn mới.
- Làm mẫu cho trẻ để trẻ bắt chước người lớn ăn. Nếu trẻ tin tưởng cha mẹ, thì trẻ cũng sẽ ăn thức ăn trẻ đã thấy cha mẹ dùng.
- Cho trẻ tham gia làm bếp trong những món ăn đơn giản. Có thể dùng dịp này để giới thiệu thức ăn mới và giảm sự đề kháng thay đổi của trẻ.
- Duy trì cách ăn uống đúng giờ giấc: tránh không cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn , cũng như tránh cho trẻ uống nước ngọt và quá nhiều sữa.

Tag: tăng cường sức đề kháng ở trẻ, tăng miễn dịch cho trẻ, trẻ biếng ăn...
 
Những lưu ý khi cha mẹ dùng thuốc chữa biếng ăn cho trẻ
Bổ sung thảo dược, thuốc bổ có thể giúp làm tăng cường lượng men tiêu hóa tạm thời trong cơ thể, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên, nếu dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Quá mệt mỏi vì con biếng ăn, được đồng nghiệp mách nước một loại thảo dược giúp trẻ ăn ngon, ngủ khỏe, chị Minh liền mua về cho bé Mai dùng thử. Nhờ có thảo dược hỗ trợ, 3 tháng nay, bé ăn uống rất ngon miệng, đi tiêu cũng đều đặn, da dẻ hồng hào hơn. Tuy nhiên hễ chị Minh dừng cho con uống thuốc là bé lại biếng ăn như cũ.



Bổ sung TPCN cho trẻ biếng ăn.

Tại một phòng khám dinh dưỡng ở TP HCM, chị Trà kéo con gái lại chỉ những biểu hiện bụng to, mặt hơi sưng phù, tay chân gầy gò, ốm yếu. Trước đây, cứ mỗi bữa ăn là bé ngậm thức ăn không chịu nuốt, 2 tháng liền không tăng cân. Chị nghe lời giới thiệu của người quen, mua thuốc chán ăn về cho bé dùng. Ban đầu, bé ăn ngủ tốt hơn, sau một thời gian thì bắt đầu có biểu hiện như trên.
Bác sĩ cho biết loại thuốc bổ mà bé gái nhà chị Trà đang uống có trộn lẫn thuốc ngủ và một số loại chất gây thèm ăn, vì thế gây rối loạn hệ tiêu hóa của bé và sẽ có nhiều tác hại nếu tiếp tục dùng lâu dài. Khi dùng những loại thuốc này, bé dễ dàng tăng cân một phần còn là do tính chất tích nước, giữ nước trong thuốc.
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người lớn không nên tự ý mua các loại thuốc, thảo dược khi trẻ biếng ăn. Cơ thể trẻ, đặc biệt là các cơ quan thải loại còn rất non nớt, mong manh. Việc dùng các loại thuốc bổ, thảo dược mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn rất dễ dẫn đến những rối loạn, tổn thương cho một số bộ phận trong cơ thể bé.
Bổ sung thảo dược có thể tăng cường lượng men tiêu hóa tạm thời trong cơ thể trẻ. Nếu dùng lâu dài, hệ thống tiêu hóa dễ bị trì trệ. Một khi lượng men tiêu hóa được đưa vào thụ động nhiều, bộ phận sản xuất các men tiêu hóa của cơ thể trở nên lười biếng, giảm công suất và dần dần đình đốn, phụ thuộc vào sự hỗ trợ tiêu hóa từ bên ngoài.
“Sử dụng thảo dược không hợp lý cũng có thể dẫn đến tình trạng bé dị ứng với các thành phần có trong thảo dược, hoặc một số chất do dư thừa có thể tích lũy lại gây ngộ độc, tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ, như chậm lớn, bé bị phù, loãng xương,” bác sĩ Diệp cho biết.
Trên thực tế, trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân: Bệnh tật, mọc răng, thay đổi thời tiết, chế độ và khẩu phần ăn uống không hợp lý, yếu tố tâm lý, bị dọa nạt, không được quan tâm… Do đó, người lớn không nên vội vàng cho trẻ uống các loại thảo dược, thuốc bổ, các loạimen tiêu hóa, thuốc kích thích… mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ để có hướng khắc phục hợp lý. Trong trường hợp phải cần phải dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nhất định phải chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng chứ không nên chạy theo quảng cáo của các công ty dược phẩm.



Tag: tăng cường sức đề kháng ở trẻ, tăng miễn dịch cho trẻ, trẻ biếng ăn...
 
×
Quay lại
Top