Tân sinh viên bỡ ngỡ, "vỡ mộng" với cuộc sống thành thị

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Tạm xa gia đình để lên các thành phố lớn trọ học ĐH, nhiều sinh viên ngoại tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn đã bị hụt hẫng, thậm chí “sốc văn hóa” với môi trường nơi đô thị.

Chưa thích nghi được với nhịp sống thành thị

Nhìn làn đường xe cộ đông đúc, vùn vụt phía trước, trong lòng Lê Thị Quỳnh Nga (ĐH Bách khoa Hà Nội) cảm thấy rất sợ hãi. Đây là lần thứ hai Nga ra thành phố nên bạn chưa quen với việc qua đường.

Bạn chia sẻ: “Mấy lần đầu, mình đã nhờ người dắt qua đường ở những đoạn phố đông. Sau đó, mình tự đi cho quen nhưng cảm giác sợ vẫn tràn ngập như cũ, thậm chí còn ám ảnh hơn.

Nga không dám bước qua đường, chỉ sợ xe sẽ đâm vào người ngay tức khắc. Có những lúc vài chiếc xe lao vun vút đến, gần như chạm vào mình rồi lại lách ra chỗ khác ngay. Giây phút ấy, tim mình gần như nhảy ra khỏi lồng ngực vậy”.


Bên cạnh sự rợn ngợp trước cảnh đông đúc của đường phố, việc đi xe buýt ở ngoài Hà Nội cũng khiến Nga cảm thấy thất vọng. Lên xe buýt lần đầu tiên tại thủ đô với tâm thế nhường nhịn và lịch sự nhưng những gì bạn chứng kiến và trải qua thì hoàn toàn khác hẳn.

bongo0909131-822de.jpg

Từ việc đi xe buýt hay qua đường, không ít sinh viên ngoại tỉnh thấy "hoảng" lúc mới lên thành thị.

Thăm một người bạn ở Nhổn, phải đứng đón xe ở điểm đón khách tại cổng trường ĐH Công nghiệp, cảnh chen lấn, xô đẩy trong giờ cao điểm làm Nga thực sự ngán ngẩm. Đứng đợi hồi lâu cho mọi người lên nhưng đến khi hết cảnh “giẫm đạp”, Nga cũng không thể đi chuyến xe này vì đã chật kín khách.

Nga bày tỏ: “Mình thấy mà bức xúc quá vì thanh niên trai tráng, khỏe mạnh lại không chịu khổ để tạo điều kiện cho những người yếu ớt hơn. Đặc biệt, đến giờ Nga vẫn thấy bất bình bởi tiếng khóc của một người bạn gái bị mất điện thoại trênxe.

Từng được anh chị cảnh báo trước nhưng đến khi bản thân trải qua tình huống như thế, Nga vẫn thấy rất tức giận và thất vọng. Lên xe, xuống bến, lúc nào bạn cũng phải trong tư thế cảnh giác cao độ, đề phòng kẻ trộm, thành ra trong lòng luôn thấp thỏm không thôi. Bỗng dưng ra ngoài này sống, mình lại trở nên thiếu niềm tin vào người khác quá”
.

Cứ nghĩ ở môi trường thành phố văn minh, con người ai cũng lịch sự nhưng ngaykhi bước chân ra bến xe cho đến khi về xóm trọ, Nguyễn Thị Hoa (ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội) mới thấy mọi điều khác biệt so với tưởng tượng của bản thân rất nhiều.

Hoa bày tỏ: “Nghe một số người nói chuyện thiếu lịch sự, thậm chí cả khó nghe, mình rất không quen. Khi gọi điện về và chia sẻ với bố mẹ, Nga được khuyên là không nên để ý đến bởi vì đâu cũng có người này, người khác. Đó cũng chỉ là cách nói chuyện của họ”.

Được anh chị cùng khu dẫn vào công viên chơi, cô bạn lại càng ngạc nhiên hơn khi buổi tối có rất nhiều đôi thân mật. Ban đầu, Hoa ngoảnh qua hướng khác nhưng tiếp tục bắt gặp đôi khác “t.ình tứ” không kém.

Vì vậy sau vài lần chứng kiến nơi công cộng, Hoa cũng coi đó là điều bình thường, không quan tâm cũng, thậm chí coi như không tồn tại. Bạn cho biết: “Lần đầu tiên chứng kiến cảnh tượng như thế, Hoa xấu hổ, ngượng ngùng lắm. Nhưng có lẽ đây là nơi công cộng, mình cũng nên nhìn với ánh mắt bình thường, cởi mở hơn. Ngoài ra, đó cũng là chuyện riêng tư của họ”.

bongo0909132-822de.jpg

Sống ở nông thôn suốt 18 năm, Vũ Linh (trường ĐH Xây dựng Hà Nội) đã thân thuộc với không gian bình yên, tĩnh lặng. Mới ra mấy ngày, bạn chưa quen với nhịp sống ồn ã của thành phố.

Linh cho biết, âm thanh của xe cộ, những lời rao hay tiếng nhạc xập xình khiến bạn cảm thấy mọi thứ trở nên xa lạ và lạc lõng hơn rất nhiều. Đặc biệt, ở quê nhà cứ 22h là nhà ai, nhà nấy tắt đèn đi nghỉ hết. Còn ở đây, lúc này có lẽ mới bắt đầu cuộc sống về đêm sôi động.

Linh chia sẻ: “Đã xác định tư tưởng từ lúc ở nhà là phải thích nghi với sự chật chội của phòng trọ nhưng khi sống mấy ngày đầu với 10m2, mình vẫn cảm thấy ngột ngạt. Nó trái ngược hoàn toàn với sự thông thoáng, rộng rãi ở quê”.

Hãy tập dần từng chút một thói quen thích nghi

Khi đã sống một khoảng thời gian, các bạn sinh viên sẽ dần thích nghi tốt hơn. Hoàng Ngọc Tú (năm thứ tư, trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: “Khi đi đường, bạn nhớ chú ý quan sát các phương tiện giao thông, đèn tín hiệu, biển chỉ dẫn.

Những lúc qua đường, bạn hãy nhìn trái, phải. Ở nơi có đèn giao thông, chúng ta phải chờ đợi đèn xanh dành cho người đi bộ mới được sang. Còn đoạn đường qua tự do, bạn cần chờ bớt mật độ xe cộ mới sang, tuyệt đối không được chạy hay cứ thế lao đi mà vừa đi, vừa chú ý, tập trung cao độ.

Mặc dù chưa quen nhưng bạn hãy cố gắng làm quen với sự ồn ã, sôi động của thành phố đang sống. Nhiều khi chúng ta cần tìm cho mình những không gian, khoảng lặng như công viên, sân trường học hay dành thời gian dạo chơi, thăm thú các địa danh nội thành, để quen với nhịp sống hơn.

Với thói quen nói chuyện và những cảnh tượng không hay trên xe buýt, chúng ta đừng quá để ý đến nó. Điều quan trọng, các bạn hãy luôn là chính mình và nâng cao ý thức nơi công cộng”.


Theo Dân Trí
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
moi cac ban ghe tham hotmu3d voi nhung su kien noi trong va ring qua khung nhe.
treon anh.jpg
treon anh.jpg
treon anh.jpg
 
×
Quay lại
Top