Tại sao mèo chạy cụp đuôi?

Training

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/7/2011
Bài viết
4.659
Tại sao mèo chạy cụp đuôi?



“Bất cứ chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó”. Không, mở đầu như thế chưa đạt. Cần phải bắt đầu câu chuyện cho có vẻ khoa học hơn.








Chẳng hạn như thế này: “Dù có xảy ra điều gì đi chăng nữa thì sau đó con người vẫn phải trở về trạng thái bình tĩnh ban đầu của nó”.
Thực ra mà nói thì câu này nghe vẫn chưa xuôi. Khốn nỗi chỉ những vĩ nhân mới nói ra được những câu hùng hồn, vĩ đại. Thế nên, lúc nào tôi cũng cảm thấy thương xót cho thân phận mình. Truyện ngắn nào tôi cũng bắt đầu bằng một câu xứng đáng được lưu danh muôn thưở. Nhưng cũng chẳng được ai đoái hoài đến cái thằng tôi và những lời nói của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng các bật vĩ nhân chỉ nói ra những câu đặc biệt thôi à? Có một bậc vĩ nhân nói thế này “Mùa hè thường nóng”.
Trời đất ơi! Sao mà thông thái vậy! Sao lại sâu sắc đến như thế! Chân lí mà mọi người phải ra sức tìm kiếm hàng trăm năm trời (Thì bậc vĩ nhân chỉ nói ra trong vài chữ). Một vĩ nhân khác, trước khi mất, vào giây cuối cùng của cuộc đời đã thốt ra câu: “Mở cửa ra!” Ôi! Cả một chân lí vĩ đại hàm chứa trong câu này! VĨ nhân nói “Mở cửa ra!”, những lời này chính là con đường mà người đã chỉ ra cho hậu thế. “Mở cửa ra còn mang những ý nghĩa gỉ khác nữa?
Các bạn cần phải đào sâu suy nghĩ những ý tứ hết sức sâu sắc của mấy con chữ này. Để mà giải thích gọn ngành ý nghĩa của chúng thì phải viết hàng núi sách. Ở câu này vĩ nhân muốn nói gì? “Này, hỡi các người! Chớ có chui rúc trong các xó xỉnh tối tăm như loài ngựa ấy! Hãy mở tung cửa ra để đón lấy những tia sáng kiến thức chiếu rọi vào!”.
Và cũng có thề người định nói thế này: “Mở cửa ra! Mở to mắt ra mà nhìn thế giới. Mở rộng đầu óc tối tăm ngu muội để thoát ra khỏi cảnh u mê khốn khổ!”.
Nhung thựa ra bậc vĩ nhân nọ cũng giống như mọi người bình thường khác, lúc sắp tắt thở thấy trong người ngột ngạt, khó chịu liền bảo “Mở cửa ra” để cho dễ thở.
Chỉ đơn giản thế thôi. Sau này, khi về thế giới bên kia, thế nào tôi cũng tìm ngay Gớt để hói một câu:
- Người ta kể lại rằng, trước khi giãtừ cuộc đời ông có nói: “Kéo rèm ra cho sáng thêm chút nữa!”. Ý nghĩa của những lời vĩ đại này là gì?
Tôi biết chắc rằng Gớt sẽ cười rồi bào:
- Tôi nói: “Cho thêm chút ánh sáng nữa” à? Có gì đâu, lúc ấy tôi thấy mắt tối sầm lại, để nhìn cho rõ mặt những người đang ở bên, tôi liền bảo kéo rèm thêm cho sáng hơn. Thế thôi!
Tôi đang đi trên đường. Bỗng từ trong một ngôi nhà có một chú mèo vọt ra, kêu thảm thiết rồi chạy mất hút. Chính chú mèo này làm tôi phải suy nghĩ mãi. Tại sao nó lại phải kêu giật giọng như thế khi chạy ra khỏi nhà. “Bất cứ việc gì cũng có nguyên nhân của nó”. Vậy tại sao con mèo lại vọt ra, cụp đuôi chạy?
Đó chính là câu chuyện mà tôi sắp kể với các bạn. Chỉ có điều là còn phân vân, chưa biết chọn phương pháp kể chuyện nào. Theo phương pháp dân chủ từ dưới lên trên hay phương pháp truyền thống phương Đông từ trên xuống dưới. Nghĩa là bắt đầu từ chú mèo đến ngài Bộ trưởng, hay ngược lại, từ ngài Bộ trưởng đến chú mèo? Thôi thì, người phương Đông hãy giữ lấy truyền thống phương Đông.
Câu chuyện chú mèo bị đánh đau, vọt ra khỏi nhà, cụp đuôi chạy mất là như thế này:
Hôm ấy tất cả báo chí nhất loạt lên tiếng công kích một vị bộ trưởng nọ. Điều này làm cho ông ta vô cùng bối rối, không biết phải hành động ra sao. Mà một khi bí, không biết phải làm gì, hoặc khi trong lòng có điều gì trắc trở, ông đều cho gọi phụ tá đến. Ông hỏi người phụ tá một câu. Phụ tá trả lời ông. Ông hỏi tiếp câu khác! Người phụ tá trả lời tiếp ông. Nhưng xem ra, ông vẫn chưa thoã mãn, cứ canh cánh nỗi đau trong lòng nên lại hỏi tiếp người phụ tá về một việc nữa. Ông phụ tá vẫn kiên nhẫn trả lời đầy đủ mọi việc mà mình đã thực hiện ra sao. Nhưng vị bộ trưởng thì đùng đùng nổi giận. Không được làm thế này! Tại sao lại làm như vậy! Cấm không được làm thế nữa! Hoàn toàn không thể được!...Có thể làm được ạ! Không thể làm được! Được ạ! Không được!...
Nhưng dù đã nói “Dù có xảy ra điều gì đi chăng nữa, thì sau đó con người vẫn cần phải trở về trạng thái bình tĩnh ban đầu của nó”. Thế nên, sau khi trút cơn giận lên đầu viên phụ tá, ngài Bộ trưởng hả hê lắm. Bây giờ ngài Bộ trưởng đã bình tĩnh trở lại.
Thế còn ông phụ tá, làm thế nào để bình tĩnh lại được. Từ chức à? Không, can cớ gì mà ta phải từ chức? Ông liền hỏi viên chánh văn phòng một câu. Viên chánh văn phòng trả lời suôn sẻ. Ông hỏi câu thứ hai. Viên chánh văn phòng trả lời tốt câu thứ hai. Lại hỏi tiếp nữa, tiếp nữa.dù cho viên chánh văn phòng đều trả lời được hết câu hỏi, nhưng sự đời đâu chỉ có thế. Thôi không nói bằng miệng nữa. Ông phụ tá cho gọi thư kí đến.
- Viết đi.
Ông phụ tá đọc cho thư kí ghi, được một lúc, ông đã thấy nguôi giận. Nếu không trút được nỗi bực dọc ấy thì đầu óc ông nổ tung ra mất. Và rồi cả gia đình ôn sẽ rối tung, rối mù lên và cãi vã, bẳn gắt lẫn nhau. Thế là đủ rồi, thế còn viên chánh văn phòng kia thì làm sao đây. Ông làm sao chịu đựng nổi những điều nhận xét mà ông phụ tá ghi lại thành văn bản. Nỗi bực tức trào dâng trong lòng, ông với tay ấn mạnh cái chuông.
- Gọi ông thanh tra Ali vào gặp tôi!
- Ông Ali đã đi thanh tra mười hôm nay rồi ạ!
- Thế thì gọi ông Vêli.
- Thưa ông, vâng.
Viên thanh tra Vêli bước vào phòng.
- Thưa ngài tôi có mặt.
- Công việc giao đến đâu rồi?
- Thưa ngài, xong rồi ạ!
- Thế còn việc thứ hai?
- Dạ, cũng xong rồi ạ!
- Ông cần nói rõ hơn, xong thế nào. Ông Vêli trình bày cặn kẽ các việc mình đã làm xong như thế nào. Đến đây thì ông chánh văn phòng bắt đầu nổi đoá:
- Ai bảo ông làm như thế? Rõ thật vớ vẩn. LÀm thế là sai hết. Không thể chấp nhận được. Đã rõ chưa? Ôi, lạy Đức Ala.
Ông chánh văn phòng cáu gắt loạn xạ cả lên. Mà quả thực nếu ông không trút đi được cơn nóng giận sôi sục ấy thì ông đến ngạt thở mất.
Giờ đến lượt viên thanh tra ấm ức trong lòng. Chã lẽ chịu nhhịn? Không, nhịn nhục không giúp ích gì được.
- Ông trưởng phòng đâu?
- Thưa ông có việc gì ạ?
- “Việc gì” à? Cái việc mà tôi nói sáng nay ấy!
- Sáng hôm nay ạ? Sáng hôm nay ông có nói gì đâu ạ!
- Vậy thì sáng hôm qua.
- Dạ, hôm qua tôi ốm, xin nghỉ ạ.
- Thế thì sáng hôm kia.
- Dạ, sáng hôm kia ông nói rằng…
- Nghĩa là tôi có nói chứ gì? Mà đã nói rồi, tại sao lại chưa thực hiện nhiệm vụ. Không thể như thế được. Ông đã rõ chưa? Không thể được. Tôi cấm… tuyệt đối cấm…
Mặt người trưởng phòng dài thượt ra như cái bơm. Nhưng “Dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa, thì con người sau đó vẫn cần phải trở về trạng thái bình tĩnh ban đầu của nó”. Vậy nên ông trưởng phòng né giận ra lệnh:
- Gọi ông phó phòng cho tôi!
Ông phó phòng vào. Ông trưởng phòng hỏi:
- Biểu đồ ông làm xong chưa?
- Dạ xong, thưa ông.
- Xong toàn bộ chưa?
- Thưa ông, đã xong toàn bộ.
- Các tờ biểu mẫu đã kẹp lại với nhau chưa?
- Thưa vâng, đã kẹp xong ạ.
- Đã gửi đi chưa?
- Đã gửi rồi, thưa ông.
Cứ làm như thế không được chậm trễ một chút nào đấy!
- Thế gửi đi khi nào?
- Thưa, hôm qua ạ!
- S-a-o? Gửi hôm qua? Làm ăn tắc trách kiểu gì thế? Không ai làm việc ra trò cả. Phải làm việc cho đến nơi đến chốn chứ. Tôi yêu cầu ông. Ông đã rõ chưa?
Ôi chao! Nỗi bực bội trút đi tồi, người ta mới cảm thấy nhẹ nhàng làm sao.
Ông phó phòng bước vào phòng ông trưởng ban, thở dài đánh thượt một cái hỏi:
- Giấy tờ gì thế này?
- Chứng từ này sẽ gửi sang phòng kế toán đấy ạ.
- Thế à! Rõ cả rồi. Việc trước chểnh mảng chưa xong đã ôm đồm cả đống này nữa…
Phó phòng vừa ra khỏi, trưởng ban liền nổi cơn thịnh nộ, đập bàn ầm ầm:
- Hatxan!
- Hatxan nào ạ? Hatxan sở số hai hay Hatxan thống kê? Lại còn cả Hatxan phòng đăng lục, Hatxan phòng lục sự nữa.
- Gặp thằng Hatxan nào cũng lôi cổ nó đến đây. Nghĩa là… thằng Hatxan lục sự ấy.
- Thưa ngài đã có chuông nghỉ, ông ấy đi ăn trưa rồi ạ!
- Vậy anh tên gì?
- Thưa, Huyxên ạ.
- Huyxên hay Muyxên thì cũng thế cả. Tôi nói cho các anh biết, tất cả các người…
Trưởng ban sôi lên sùng sục độ mươi phút, rồi mới nguôi ngoai dần, như con tàu cập bến buôn neo, tắt máy, Ông thấy nhẹ nhõm, bình tâm trong lòng liền rời khỏi sở.
Đến lượt Huyxên quay sang hạch sách nhân viên tạp vụ.
- Sao để cửa kính bẩn thế này? Trần nhà đầy những mạng nhện. Mặt bàn bụi bặm bám đầy, sàn nhà thì bẩn thỉu không quét. Thế thì ai mà chịu nổi. Không thể chịu được! Không ai chịu nổi! Hiểu chưa!
Trút được cơn giận, Huyxên bước ra khỏi sở thấy nhẹ nhõm trong lòng, y hệt như lúc ta trút bỏ chiếc áo bông dày cộm khỏi mà rét đã qua. Anh nhân viên tạp vụ tìm người gác cửa để trút bỏ cơn giận cùa mình, nhưng anh ta lại về nhà mất rồi. Túc nhỉ, ta phải làm gì bây giờ? “Cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, thì con người sau đó vẫn cần phải trở lại trạng thái bình tĩnh ban đầu của nó”.
Nghĩ thế anh nhân viên tạp vụ bước lên xe điện.
- Cái anh này, dẫm lên chân người ta rồi. Phải chú ý chứ, ai lại xéo bừa lên thế!
Quả thực anh vô tình không chú ý đến người đứng bên cạnh. Người bán vé đến.
- Mời ông mua vé!
- Anh không thấy tôi bị ép tứ phía thế này à? Cả hai tay bị kẹp chặt, lấy ví ra làm sao được. Khi nào xuống tôi sẽ mua.
- Không được!
- Được chứ, sao lại không được.
- Không được là không được, chứ sao với trăng cái gì.
Lời qua tiếng lại thành ra to tiếng. Nghĩa là anh tạp vụ tìm được người để trút giận.
Đi xong chuyến xe cuối, người bán vé trở về nhà. Chị vợ đang ở trong bếp, thấy chồng về cười đon đả. Anh chồng đang tức sẵn quát tướng lên:
- Sướng gì mà nhe răng, nhe lợi cười nham nhở thế hả? Thằng chồng mày đây suốt ngày bị chúng nó hành hạ trên xe, về đến nhà lại thấy cái mặt… Quát mắng cô vợ vô cớ một trận xong, anh lơ xe bình thản ngồi xuống ăn cơm.
Chị vợ tủi thân, tức tửi kóc. Còn con mèo thì cứ vô tư quẩn quanh dưới chân chị. Bực mình, chị véo hai cái thật mạnh vào lưng chú mèo. Bị đau quá, chú mèo kêu to một tiếng thảm thiết rồi phốc ra đường, cụp đuôi chạy.
Chị vợ anh lơ xe ép sát người vào chồng. TÌnh yêu ngọt ngào nhất đến sau những giọt nước mắt. Hai vợ chồng đều đã bình tâm lại.
“Việc gì cũng có cái tại sao của nó”. Nếu như báo chí không công kích ngài Bộ trưởng thì chú mèo tội nghiệp kia đâu phải chạy bổ ra đường kê thảm thiết.
Con người vốn tinh khôn, kiểu gì rồi cũng biết cách trở về trạng thái bình tĩnhban đầu của mình. Còn chú mèo tội nghiệp… Chú vút phóng đi mất tích, liệu có trở lại được trạng thái bình tĩnh ban đầu hay không? Điều này tôi không thể đoán chắc.
 
ủa , em thấy mèo nhà em chạy dựng ngược cả đuôi chứ có thấy cụp lại đâu nhỉ :KSV@05:
 
ủa , em thấy mèo nhà em chạy dựng ngược cả đuôi chứ có thấy cụp lại đâu nhỉ :KSV@05:
Lúc mà nó sung/dzui thì nó dựng đuôi, còn lúc nó sợ sệt/sợ hãi thì nó cụp đuôi. Mà đó giờ nghe dog cụp đuôi chứ ít nghe mèo. Con mèo nhà chị mỗi lần kêu nó cho ăn cơm thì nó lại vui, lại dựng đuôi chạy lại....
 
Không nuôi mèo nên chả biết nó chạy thế nào =))=))=))
 
Tính vào để đọc vì sao mèo cụp đuôi mà...thế này:KSV@19::KSV@19::KSV@19:
 
×
Quay lại
Top