Tại sao chúng ta rất tệ trong việc phát hiện nói dối

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Why Are We So Bad at Detecting Lies?
Surprise! We’re not using the wrong cues
Published on May 27, 2013 by Bella DePaulo, Ph.D. in Living Single

Trong những tương tác xã hội bình thường, những đánh giá của chúng ta về liệu 1 ai đó đang nói dối hoặc nói thật chỉ đúng nhiều hơn 50% một chút. Charlie Bond và tôi đã khám phá ra khi chúng tôi tóm tắt những kết quả của tất cả các nghiên cứu từng được thực hiện về chủ đề này, với hơn 24,000 người đã tham gia. 1 cách ngẫu nhiên, độ chính xác là 50%; độ chính xác trung bình qua tất cả các nghiên cứu là 54%.

Thường thì, khi người khác hứa nói cho bạn biết về những manh mối nói dối, điều họ đang ám chỉ là bạn không giỏi trong việc phát hiện nói dối vì bạn không biết nhìn vào điều gì. Bạn không biết con người thực sự hành xử khác đi khi họ đang nói dối so với khi họ đang nói sự thật.

Nhưng điều đó có đúng?

Nếu bạn hỏi trực tiếp người khác làm thế nào họ biết khi nào người khác đang nói dối, họ sẽ cho bạn những câu trả lời hoàn toàn sai. Ví dụ, họ dường như chắc chắn rằng những người nói dối sẽ không nhìn vào mắt bạn, hoặc họ bồn chồn. Nghiên cứu cho thấy những hành vi đó không phải là những chỉ báo hữu ích để biết liệu 1 người có đang nói dối.

Có 1 cách tốt hơn để biết mọi người xem những hành vi nào có liên quan đến lừa dối, và nhìn vào những manh mối họ dựa vào khi họ đưa ra những đánh giá về liệu 1 người đang nói dối hay nói thật. Trong nghiên cứu điển hình, con người xem 1 video về những người đang nói dối hoặc nói thật, và họ ghi ra những đánh giá của họ về tính đáng tin của mỗi người trong video. Các nhà nghiên cứu sau đó có thể liên hệ những hành vi của những người trong video với những lời đánh giá của người xem. Ví dụ, khi người trong video cười nhiều, liệu họ có nhiều khả năng hay ít khả năng bị đánh giá là đang nói dối?

Những nghiên cứu như vậy nói với chúng ta những hành vi nào bị đánh giá như là dấu chỉ của sự lừa dối, chứ không phải những hành vi đó thực sự là những dấu hiệu của lừa dối. Trong 1 bài đánh giá toàn diện, Hartwig và Bond phát hiện thấy 1 số manh mối quan trọng trong những đánh giá của con người về sự lừa dối.

Mọi người sẽ nghĩ bạn đang nói dối nếu bạn...

1....kể những câu chuyện không thuyết phục, hấp dẫn. Nếu bạn kể những câu chuyện nghe có vẻ không hợp lí hoặc logic, mọi người có thể sẽ nghĩ bạn đang nói dối. Nếu bạn dường như không bị thu hút vào những điều bạn đang nói, nếu bạn không thẳng thắn, rõ ràng – bạn có thể bị đánh giá là nói dối. Tỏ ra mâu thuẫn hoặc vô cảm, thờ ơ hoặc không chắc chắn cũng là 1 kẻ giết chết tính đáng tin.

2....dường như ít sẵn sàng. Nếu bạn ít kể những chi tiết, hoặc nếu bạn từ chối thảo luận những chủ đề nào đó, thì đừng ngạc nhiên nếu người khác nghĩ bạn có thể đang che giấu điều gì đó.

3....có vẻ căng thẳng. Người có vẻ đang căng thẳng nhìn chung ít được tin tưởng hơn người có vẻ không căng thẳng.

4....không rất tích cực hoặc vui vẻ. Nếu bạn không thân thiện hoặc không hợp tác hoặc nếu bạn có 1 biểu lộ khó chịu trên khuôn mặt, thì mọi người ít có khả năng tin tưởng bạn. Ngược lại, nếu bạn có 1 khuôn mặt như em bé hoặc nếu bạn dường như có trình độ, mọi người có nhiều khả năng tin rằng bạn đang nói thật.

Liệu những manh mối mà con người đang dùng có phải là những manh mối họ nên dùng?

Những manh mối mà con người nên dùng để đánh giá sự lừa dối là những manh mối thực sự phân biệt được giữa những kẻ nói dối với những người nói sự thật. Hartwig và Bond (2011) xem xét những kết quả đối với hơn 50 manh mối và phát hiện thấy khoảng 2/3 trong số chúng, con người đã dùng những manh mối mà họ nên dùng. Khi có những sự không nhất quán thì con người đã dựa vào những manh mối đặc biệt nào đó nhiều hơn họ nên dùng. Ví dụ, khuôn mặt con người thực sự trông hơi ít thoải mái khi họ đang nói dối so với khi họ đang nói thật, nhưng những người đang đưa ra những đánh giá về sự lừa dối nghĩ rằng sự vui vẻ, thoải mái trên khuôn mặt quan trọng hơn so với thực tế.

Nếu con người đang sử dụng những manh mối đúng thì tại sao họ không trở thành những người phát hiện nói dối giỏi hơn?

Những manh mối phát hiện nói dối không hữu ích như vậy. Có những lúc mà con người hành động khác khi họ đang nói dối so với khi họ đang nói thật, nhưng những khác biệt không lớn như vậy hoặc đáng tin. Ví dụ, về trung bình, những người nói dối dường như căng thẳng hơn những người nói thật. Nhưng sự khác biệt là không gây ấn tượng sâu sắc. Và có rất nhiều ngoại lệ. Đôi lúc những người nói dối dường như không căng thẳng. Và con người có thể căng thẳng vì những lí do không liên quan gì đến việc liệu họ đang nói dối hay nói thật. Cũng có thể họ đang lo lắng về việc không được tin tưởng. Hoặc có thể họ đang bị stress về điều gì hoàn toàn khác.

Nếu bạn muốn biết liệu ai đó đang nói dối, bạn không thể chỉ ngồi và quan sát lời nói và những hành vi không lời của họ. Nếu bạn là 1 thám tử, bạn có thể cần học cách hỏi những kiểu câu hỏi để tóm được những kẻ nói dối, buộc họ tiết lộ nhiều hơn. Hoặc bạn chỉ cần ra ngoài và tìm kiếm nhiều bằng chứng đáng tin hơn.

Reference: Hartwig, M., & Bond, C. F. Jr. (2011). Why do lie-catchers fail? A lens model meta-analysis of human lie judgments. Psychological Bulletin, 137, 643-659.

Nguồn: PsychologyToday

 
×
Quay lại
Top