Tại sao chúng ta không đáp trả Trung Quốc bằng máy bay và tàu ngầm ?

Siêu trộm Kaitou Kid

Nhân nhượng với kẻ thù là có lỗi với bản thân
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/6/2013
Bài viết
10.692
image-1399536598-gian-khoan-981.jpg

Có rất nhiều lý do để chúng ta không nên thực hiện hành động khai hỏa trước những diễn biến đang ngày một leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông

Tình hình Biển Đông là một trong những tin tức dành được sự chú ý nhiều nhất của độc giả trong suốt mấy ngày qua. Cùng với các luồng tin tức trái chiều xoay quanh vụ việc này, vẫn còn rất nhiều những ý kiến thắc mắc về việc tại sao chúng ta luôn phải giữ một thái độ nhẫn nhịn đối với Trung Quốc? Tại sao ta không cử tàu ngầm hay những máy bay Su-30 MK2 hiện đại nhất của Quân đội để mang ra đối phó với những chiếc tàu bán vũ trang của Trung Quốc đang ngày đêm neo đậu ngoài vùng biển Việt Nam?

image-1399536607-tau-ngam-kilo.jpg


Hy vọng với những thông tin này các độc giả sẽ có được cái nhìn đúng đắn nhất về cuộc đụng độ đang diễn ra trên Biển Đông, đồng thời giữ cho mình được cái đầu lạnh để có thể sẵn sàng cùng các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đương đầu với những khó khăn thử thách vẫn còn đang ở phía trước.


1. Cuộc đấu tranh hiện nay là cuộc đấu tranh mang tính dân sự

Chúng ta chủ trương sử dụng các lực lượng dân sự trong tranh chấp và bảo vệ vùng chủ quyền lãnh hải của mình. Dù có vũ trang nhưng các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư vẫn thuộc lực lượng dân sự.

Việc triển khai các tàu Hải quân như Gepard hay Kilo sẽ cho Trung Quốc cái cớ để triển khai tàu chiến của họ vào vùng biển của ta. Tương quan lực lượng giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam với hạm đội Nam Hải của TQ là khá chênh lệch. Nếu TQ triển khai tàu Hải quân, ta sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời làm ngư dân rất dễ bị tấn công. Đồng thời, các tàu của Trung Quốc sẽ vô tư thực hiện các hoạt động trinh sát do thám lãnh hải, lãnh thổ của ta.

Tất nhiên, không triển khai tới vùng giao tranh không có nghĩa là ta không sử dụng chúng. Các tàu Hải quân vẫn hoạt động ở vùng rìa, sẵn sàng ứng cứu cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư khi cần thiết.

image-1399536627-tau-ngam-kilo-2.jpg

Lễ thượng cờ tàu ngầm Kilo Hà Nội và TP.HCM


2. Bảo vệ lực lượng cũng như bí mật quân sự

Các tàu Hải quân như Gepard và Kilo vốn không được thiết kế cho các nhiệm vụ đâm húc. Nếu triển khai ở vùng giao tranh, chúng rất dễ bị hư hại khi phải đối đầu với các loại tàu gia cố thân mũi hoặc tàu chiến hoán cải như tàu Hải giám Trung Quốc. Khi đó, lực lượng Hải quân của ta sẽ bị mất đi những nắm đấm mạnh nhất.

Đồng thời, việc triển khai chúng sẽ làm các dấu hiệu nhận dạng tàu bị lộ. Trung Quốc có nhiều Kilo và Su-30 hơn cả ta, không có nghĩa là họ biết hết được các bí mật tác chiến trên vũ khí của ta. Nếu mang ra, không khác gì ta tặng cho họ các thông số nhận diện tàu, và nó sẽ được dùng để chống lại chúng ta sau này. Điều đó cũng tương tự với các tàu chiến và máy bay khác.


3. Không phù hợp với chính sách ngoại giao

Chúng ta đang theo đuổi chính sách ngoại giao hòa bình, sử dụng các biện pháp ngoại giao trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế. Chúng ta đang trong vai "nạn nhân", bị một nước Trung Quốc "đầu gấu" chèn ép, bắt nạt. Các đồng chí nghĩ các nước khác sẽ phản ứng ra sao nếu nạn nhân chủ động vác súng ra cà khịa vào mặt thằng đầu gấu? Khi đó, chúng ta sẽ mất đi sự ủng hộ của quốc tế.

Dù sự ủng hộ quốc tế không ảnh hưởng quá nhiều tới giao tranh, chỉ dừng ở mức "quan ngại" và "kêu gọi kiềm chế", nhưng chúng ta vẫn cần mọi sự ủng hộ trên thế giới. Khi đó, chúng ta sẽ không đơn độc trong cuộc đấu tranh chống lại lực lượng bành trướng Bắc Kinh.

Tóm lại, việc triển khai các tàu chiến và máy bay hiện đại là hoàn toàn không cần thiết. Chúng là những thanh gươm sắc bén, nhưng chỉ được sử dụng khi xác định sống chết với quân địch. Còn hiện nay, chúng ta chỉ sử dụng nắm đấm là chính, và nếu có dùng gươm thì cũng chỉ là rút khỏi vỏ để răn đe quân địch mà thôi.

Nguồn: Techz
 
×
Quay lại
Top